Chất thải rắn công nghiệp & chất thải công nghiệp nguy hại + Phân loại tại nguồn

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỤY ĐIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TP.HCM (Trang 37 - 49)

+ Phân loại tại nguồn

Tại các cơ sở sản xuất phần lớn đã cơ bản thực hiện sự phân loại chất thải thành 03 nhóm chính: (1) Chất thải công nghiệp không nguy hại, (2) Chất thải nguy hại, (3) Chất thải sinh hoạt. Hiện nay, chất thải nguy hại đã được phân loại theo trạng thái tồn tại như: rắn, lỏng, bùn. Những năm gần đây, thông qua các chương trình tuyên truyền về quản lý CTNH do Sở TNMT tổ chức cho thấy ý thức về quản lý chất thải rắn tại chủ nguồn thải được nâng cao, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại được các chủ nguồn thải phân loại và lưu giữ riêng và chuyển giao đúng đối tượng để tái chế, xử lý. Nhìn chung, công tác quản lý chất thải công nghiệp-chất thải nguy hại tại các cơ sở sản xuất nằm trong Khu công nghiệp-khu chế xuất, Khu công nghệ cao thường diễn ra tốt hơn so với các cơ sở sản xuất hoạt động bên ngoài khu

Tuy nhiên, quá trình phân loại của các cơ sở sản xuất vẫn chưa triệt để, chủ yếu tập trung vào việc phân loại những chất thải rắn công nghiệp-chất thải nguy hại còn giá trị kinh tế cao bao gồm sắt (bavớ, sắt vụn, các thùng phuy,..), giấy, nylon, nhựa các loại, nhớt thải, vụn kim loại màu, xỉ

chì để bán theo con đường phế liệu. Tình trạng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại có giá trị kinh tế thấp hoặc chất thải nguy hại phát sinh đơn thuần từ hộ gia đình như: giẻ lau dính dầu thải, hóa chất, bóng đèn, pin thải các loại vẫn còn trộn lẫn với chất thải rắn sinh hoạt được vận chuyển đến các công trường xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đây là một phần hạn chế trong công tác quản lý CTNH của thành phố nhưng cũng là điểm bất cập trong Luật và văn bản dưới luật khi chưa đề cập quản lý CTNH từ hộ gia đình.

+ Thu gom và vận chuyển

Để thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý toàn bộ lượng chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại nói trên, thành phố đã hình thành một mạng lưới rộng khắp với hơn 1.000 cơ sở thu mua phế liệu, 40 đơn vị hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại; 13 đơn vị hành nghề vận chuyển xử lý chất thải nguy hại. Các đơn vị tham gia trong hệ thống này 100% là công ty Việt Nam với qui mô vừa và nhỏ.

Về tình hình thu gom chất thải nguy hại trong khu công nghiệp-khu chế xuất, cụm công nghiệp thu gom đạt trên 80%. Các nhà máy lớn sản xuất ngoài khu công nghiệp-khu chế xuất phân bố ở các quận/ huyện hầu hết thực hiện hợp đồng chuyển giao chất thải nguy hại và chuyển giao theo quy định.

CTRCN được thu gom, vận chuyển bằng nhiều phương tiện và chuyển đến các cơ sở tái chế chất thải rắn công nghiệp hiện nay tại thành phố ở quy mô nhỏ (thu mua phế liệu hoạt động tư nhân, gia đình) và chất thải rắn công nghiệp được trao đổi mua bán giữa thành phố và các tỉnh thành lân cận.

CTNH được vận chuyển chủ yếu bằng xe tải thùng kín, xe mui bạt, riêng biệt trong thu gom chất thải rắn y tế nguy hại có sử dụng xe môtô 02 bánh có gắn thùng nhỏ để thu gom CTRYT từ các phòng khám trong hẻm nhỏ. Chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở sản xuất được các chủ vận chuyển thu gom và vận chuyển trực tiếp đến đơn vị xử lý chất thải nguy hại.

+ Tái sử dụng và tái chế chất thải rắn công nghiệp

Tham gia vào hoạt động tái chế tại TP.HCM bao gồm hệ thống gồm các cá nhân/cơ sở thu mua phế liệu và các cơ sở/đơn vị tái chế, bao gồm : (i) Những người thu mua phế liệu dạo (ve chai), (ii) Các cơ sở thu mua phế liệu, (iii) Các cơ sở/đơn vị tái chế.

Về hoạt động thu mua phế liệu: Hiện không có số liệu thống kê về số liệu người thu mua phế liệu dạo trên địa bàn Thành phố. Theo thống kê năm 2011 của Quỹ Tái chế từ số liệu do UBND 24 Quận/Huyện cung cấp, có khoảng 1.500 cơ sở thu mua phế liệu trên địa TP.HCM. Các cơ sở thu mua phế liệu phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các quận/huyện ngoại thành, ven trung tâm (tập trung nhiều nhất là Bình Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức). Ngoài ra còn có các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại cũng tham gia thu mua phế liệu từ các cơ sở công nghiệp.

Hoạt động tái chế: thống kê từ số liệu của UBND 24 Quận/Huyện và HEPZA (2011), có 274 cơ sở tái chế nằm trong khu dân cư và các cụm tiểu thủ công nghiệp và 11 doanh nghiệp tái chế nằm trong KCN. Trong đó, khoảng 85% có sở tái chế nhựa, khoảng 10% tái chế giấy, còn lại là các loại hình tái chế khác như: kim loại, thủy tinh… Hầu hết các đơn vị này (90%) thuộc loại cơ sở sản xuất nhỏ (hộ kinh doanh cá thể). Các cơ sở có quy mô vừa và nhỏ sử dụng công nghệ tái chế thô sơ, lạc hậu, chất lượng sản phẩm tái chế thấp đồng thời không kiểm soát tốt các vấn đề môi trường (khí thải, nước thải và chất thải rắn…).

Khả năng tái sử dụng và tái chế chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chiếm khoảng 70-80% về khối lượng phát sinh, còn lại xử lý theo phương pháp đốt, chôn lấp chung với chất thải rắn sinh hoạt.

+ Tái chế chất thải nguy hại

Hoạt động tái chế chất thải nguy hại với hoạt động có giấy phép, hiện nay có các loại hình tái chế như: tái chế chưng cất dầu cặn; súc rửa và tái chế thùng phuy; công ty tái chế chì và một số công ty có tái chế dung môi, tái chế sơn

Hoạt động tái chế chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại phải kể thêm dòng chất thải từ các tỉnh lân cận chuyển về thành phố Hô Chí Minh hoặc ngược lại (Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà rịa Vũng Tàu, Long An,…).

Hiện nay chưa thực hiện được tái chế thu hồi kim loại nặng từ chất thải điện tử, đây là nguồn chất thải có giá trị kinh tế cao (dự báo tăng khối lượng phát thải sau năm 2015), nhưng hiện nay vẫn được thu gom (thu mua phế liệu) và xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Hồng Kông, Mỹ,... theo nhiều con đường chính thống và không chính thống.

+ Xử lý & chôn lấp

Các công nghệ xử lý đang sử dụng để xử lý CTNH của thành phố tập trung vào đốt, hóa rắn và tái chế chuyên biệt như tái chế thùng phuy; tái chế sơn, dung môi; tái chế dầu và hoạt động ở quy mô nhỏ. Thành phố chưa có bãi chôn lấp an toàn và đang kêu gọi đầu tư xây dựng bãi chôn lấp an toàn để tiếp nhận CTNH cần phải chôn lấp.

Trên địa bàn thành phố đang tồn tại các hoạt động xử lý chất thải nguy hại của 13 công ty được cấp phép hành nghề xử lý chất thải nguy hại có đầu tư cơ sở xử lý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM và Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

Hiện nay với dự báo CTNH ngày càng tăng, khả năng tiếp nhận xử lý CTNH của các công ty như hiện nay không đáp ứng xử lý về khối lượng, thành phần CTNH, thành phố đang kêu gọi đầu tư các dự án xử lý CTCN-CTNH theo hình thức xã hội hóa và đưa về khu vực xử lý tập trung theo quy hoạch.

Hình . Sơ đồ thu gom vận chuyển chất thải công nghiệp và nguy hại

III.2. Các chính sách về quản lý chất thải rắn hiện có tại TP.HCM

Hệ thống văn bản pháp luật

Công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn TPHCM hiện nay được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật sau đây :

- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hướng

dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.;

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

Chất thải từ các CNT Cân, xác định khối lượng CT Bốc dỡ lên xe vận chuyển Vận chuyển về nhà máy xử lý Bốc dỡ xuống và lưu kho

Tại Chủ nguồn thải (CNT)

Vận chuyển

Nhà máy xử

Lập chứng từ chất thải nguy hại (chứng từ 9 liên)

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 1440/QĐ-TTg ngày 06/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chế quản lý chất thải y tế;

- Thông tư số 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

- Thông tư 39/2008/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính về hướng dẫn thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

- Thông tư số 24/2010/TT-BXD ngày 24/12/2010 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc tổ chức triển khai đầu tư xây dựng Khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh;

- Quyết định 130/2002/QĐ-UB ngày 18/11/2002 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Quyết định số 5424/QĐ-UBND ngày 15/10/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố về quản lý lực lượng thu gom rác dân lập.

- Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 26/12/2008 về Phí vệ sinh và Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố;

- Quyết định số 85/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về quy định tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố;

- Quyết định 121/2007/QĐ-UBND ngày 19/9/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về hạn chế và cấp phép ô tô vận tải lưu thông vào nội đô thành phố và Quyết định 66/2011/QĐ- UBND ngày 22/10/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về điều chỉnh bổ sung Quyết định 121/2007/QĐ-UBND.

- Chính sách, chương trình quản lý hiện có và các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện

a. Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn

Chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn tại 9 phường của quận 6 được triển khai từ tháng 03/2006 đến 11/2006.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng chương trình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn cũng đã đạt được kết quả nhất định như:

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng; - Thu hồi giá trị kinh tế từ chất thải sinh hoạt; các chất vô cơ được phân loại, tái chế.

- Thống kê cho thấy 80% người dân quận 6 tham gia chương trình; hơn 50% thực hiện phân loại đúng.

Những kinh nghiệm chính được rút ra từ chương trình quận 6 như sau:

- Phải có hạ tầng kỹ thuật từ thiết bị phân loại, phương tiện thu gom, trung chuyển, vận chuyển và xử lý riêng biệt hai loại chất thải vô cơ và hữu cơ. Như vậy mới đảm bảo xử lý riêng hai loại

Sở Tài nguyên và Môi trường

Phòng Quản lý chất thải rắn Phòng Tài nguyên và môi

trường HEPZA Phòng Quản lý môi trường Các công ty hạ tầng KCN-KCX Ủy ban nhân dân quận huyện

Ủy ban nhân dân Tp.HCM

Các loại chủ nguồn thải ĐV thu gom và vận chuyển Đơn vị xử lý Đơn vị tái sử dụng/ tái chế

chất thải trên tránh tình trạng sau khi phân loại tại nguồn, chất thải được thu gom chung cùng phương tiện và vận chuyển lên nhà máy hoặc bãi chôn lấp để xử lý.

- PLCTRTN phải được thực hiện liên tục nên phải xây dựng chương trình cụ thể cho từng giai đoạn.

- Cần phải xây dựng dự án cụ thể và cung cấp đủ kinh phí để triển khai đồng bộ thì mới có hiệu quả.

- Hiệu quả của chương trình phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của cộng đồng. Vì vậy, công đoạn chuẩn bị nhân sự phải được chuẩn bị kỹ và công tác tuyên truyền được thực hiện liên tục.

- Phải chuẩn bị đủ hành lang pháp lý trước khi thực hiện đại trà chương trình PLCTRTN.

Kế hoạch thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

Trên cơ sở kinh nghiệm triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn tại quận 6, Sở Tài nguyên và Môi trường không triển khai ngay phân loại chất thải tại nguồn đại trà đối với đối tượng là hộ dân mà triển khai trước đối với các đối tượng có chọn lọc. Ngoài ra, việc triển khai phải kêu gọi các tổ chức xã hội và đặc biệt là các Đơn vị hoạt động tái chế chất thải tham gia vào công tác này nhằm tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền đối với người dân để nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở quan điểm nêu trên, trong năm 2011- 2012, Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn áp dụng ở các chợ đầu mối và tại các siêu thị lớn, các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố.

Khó khăn trong thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn hiện nay:

- Hệ thống thu gom và trung chuyển : Chưa tổ chức trang bị các phương tiện thu gom vận chuyển đồng bộ, đồng thời với quy trình tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, tập huấn cách thức phân loại rác tại nguồn.

- Hệ thống xử lý: Các phương tiện về hạ tầng nằm trong hệ thống phân loại tái chế rác như nhà máy tái chế chất thải, nhà máy sản xuất compost chưa có trong khi đã triển khai dự án.

- Công tác quản lý và giám sát: Nhân s phục vụ thực hiện chương trình thiếu và kiêm nhiệm nhiều việc nên quá trình thực hiện không đảm bảo liên tục cho dự án.

- Công tác tuyên truyền: Nhân sự thực hiện tuyên truyền chủ yếu là hội phụ nữ, không có một tổ chức chuyên nghiệp thực hiện nội dung này nên lúc đầu tuyên truyền có hiệu quả nhưng về . . . - Hệ thống văn bản pháp lý: Chưa có cơ chế cụ thể hỗ trợ lực lượng rác dân lập chuyển đổi phương tiện phù hợp với yêu cầu của chương trình PLCTRTN; Chưa có quy định về việc thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn và quy chế quản lý lực lượng rác dân lập đã lạc hậu. - Tài chính: Do dự án phê duyệt chậm dẫn đến chủ đầu tư dự án không có kinh phí trang bị các phương tiện thu gom tại nguồn, phương tiện vận chuyển chất thải rắn còn lại phục vụ dự án một cách đồng bộ;

b. Chương trình thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường

Ủy ban nhân dân thành phố Hố Chí Minh ban hành Quyết định số 88/2008/QĐ-UBND ngày

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI THỤY ĐIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TP.HCM (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w