Lưu trữ tại nguồn:
Các chủ nguồn thải tự trang bị thùng chứa chất thải rắn (bằng nhựa, kim loại), sử dụng túi nilon chứa chất thải rắn và đặt trong các thùng chứa. Các túi nilon này phần lớn tận dụng từ túi mua hàng từ chợ hoặc siêu thị với những màu sắc khác nhau. Khi đến thời gian giao chất thải rắn, các chủ nguồn thải mang thùng chứa hoặc túi ni lông để trước cửa nhà để công nhân thu gom dễ dàng thu gom. Đối với những hộ không ở nhà vào thời gian thu gom chất thải rắn, thường bỏ chất thải vào các túi ni lông buộc chặt, để trước cửa và trên vỉa hè.
Đối với trường học, công sở, nhà hàng, khách sạn, chất thải rắn được lưu giữ trong các thùng chứa nhỏ được trang bị ngay trong đơn vị. Sau đó, hầu hết chất thải rắn đều được chuyển ra đổ vào các thùng 120 lít, 240 lít. Đến thời gian giao chất thải rắn, các thùng chứa được tập trung để chuyển giao thuận lợi.
Hiện nay, phần lớn các chủ nguồn thải đã thực hiện phân loại tại nguồn chất thải tái chế (có giá trị) để bán hoặc cho người thu gom rác, thu gom ve chai,…nhưng không tận thu triệt để. Vì vậy, tỷ lệ chất thải có giá trị tái chế trong rác thải chiếm tỷ lệ thấp, trung bình 4% (tại bãi chôn lấp).
Thu gom tại nguồn
Công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt trong thành phố do 03 nhóm đơn vị thực hiện: (1) hệ thống công lập do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố và 22 Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận/huyện thực hiện (riêng quận Tân Phú và Bình Tân là hai quận mới thành lập không có Công ty dịch vụ công ích); (2) hệ thống dân lập do lực lượng thu gom chất thải rắn dân lập thực hiện và (3) hợp tác xã thu gom chất thải rắn (quận 2, quận 4, quận 5, quận 6, quận 11, quận Gò Vấp, quận
Thủ Đức, huyện Hóc Môn).
NGUỒN PHÁT SINH
TRUNG CHUYỂN & VẬN CHUYỂN
PHÂN LOẠI & LƯU GiỮ
THU GOM
TÁI CHẾ
Các đơn vị này thu gom chất thải rắn từ nguồn thải vận chuyển đến điểm hẹn (đối với lực lượng thu gom rác dân lập) hoặc vận chuyển đến trạm trung chuyển hoặc vận chuyển thẳng đến bãi chôn lấp (đối với ca thu gom từ 18 giờ trở đi).
Trung chuyển – vận chuyển Hoạt động điểm hẹn
- Hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có trên 300 điểm hẹn. Vị trí các điểm hẹn do Ủy ban nhân dân Phường/xã phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân quận huyện và các đơn vị vận chuyển (Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích/ Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị) xác định, sau đó giao cho đơn vị vận chuyển thực hiện và chịu trách nhiệm đảm bảo vệ sinh khu vực này.
- Ủy ban nhân dân quận huyện và phường xã giám sát chất lượng vệ sinh tại các khu vực này trên địa bàn quản lý.
- Sở Tài nguyên và Môi trường (Ban Quản lý các Khu liên hợp xử lý chất thải rắn) chịu trách nhiệm giám sát tổng thể chất lượng vệ sinh tại các điểm hẹn trên toàn địa bàn thành phố (trừ các quận huyện được Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp trong công tác thu gom vận chuyển)
Trạm trung chuyển
- Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 45 trạm trung chuyển chất thải rắn (trong đó 33 trạm trung chuyển dạng hở hay còn gọi là bô rác hở – chiếm 73%, 12 trạm còn lại là trạm ép rác kín sử dụng công nghệ hookklif hoặc ép trực tiếp lên xe ép rác) với nhiệm vụ tập trung lượng chất thải rắn từ các xe thu gom dân lập, hợp tác xã, công ty, từ các điểm hẹn. Từ các trạm trung chuyển này, chất thải rắn được vận chuyển lên các bãi chôn lấp bằng các xe có tải trọng lớn (7-15 tấn/xe).
- Vị trí đầu tư xây dựng và các vấn đề về môi trường tại các trạm trung chuyển và bô rác hiện nay luôn là khó khăn cần giải quyết hiện nay cũng như trong tương lai. Không chỉ các bô rác hở gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng mà các trạm trung chuyển và ép rác kín đôi khi cũng xảy ra các vấn đề về mùi hôi, đặc biệt là lượng xe đẩy tay tập trung về trạm trung chuyển vào thời gian ban đêm.
Vận chuyển
- Hiện nay trên toàn bộ hệ thống (Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị, Công ty Dịch vụ công ích quận huyện, Hợp tác xã vận tải công nông có hơn 570 xe cơ giới các loại). Trong đó, số lượng phương tiện phục vụ công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn từ các điểm hẹn về trạm trung chuyển hoặc vận chuyển về các công trường xử lý là 392 xe, trong đó xe của Công ty Môi trường đô thị là 104 xe (27%), các đơn vị còn lại 288 xe (73%).
- Thống kê cho thấy, hầu hết số xe vận chuyển trên địa bàn thành phố phải hoạt động tối đa, 2 đến 3 lần quay xe trong ngày. Do hoạt động liên tục trong ngày và đa số các phương tiện vận chuyển đã cũ, nhiều phương tiện được đầu tư từ 1984, 1985 (hơn 55% phương tiện thu gom được đầu tư trước năm 2005) nên các đơn vị vận chuyển phải luôn luôn duy trì 1 đến 2 xe để
dự phòng thay thế khi bảo trì các phương tiện, số lượng phương tiện dự phòng hiện nay chiếm 10%.
Xử lý chất thải
Hiện nay, theo qui hoạch có hai khu liên hợp xử lý chất thải rắn đang tiếp nhận và xử lý chất thải của Thành phố.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn hiện nay như: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi với diện tích là 822ha, quy hoạch công nghệ xử lý: chôn lấp, làm compost, xử lý chất thải công nhiệp-chất thải nguy hại. Trong khu này, các dự án đang tiếp nhận và xử lý rác gồm có:
• Bãi chôn lấp số 2 : công suất 2.000 – 2.500 tấn/ngày.
• Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt thành phân bón của Công ty Vietstar – Lemna (Hoa kỳ): tháng 12/2009 tiếp nhận rác, công suất giai đoạn đầu 600 tấn/ngày; và giai đoạn hoạt động ổn định là 1.200 tấn/ngày.
• Dự án của Công ty Tâm Sinh Nghĩa: dự kiến cuối năm 2012 tiếp nhận rác, công suất 1.000 tấn/ngày.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước, tổng diện tích 613,88ha, quy hoạch công nghệ xử lý: xử lý bùn, làm compost, chôn lấp, quy hoạch xây dựng nghĩa trang.,.. Thành phố còn liên kết với Long An để xây dựng Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Thủ Thừa Long An cho kế hoạch
xử lý chất thải rắn giai đoạn từ 2020 đến năm 2025. Trong khu này, các dự án đang tiếp nhận và xử lý rác gồm có:
• Dự án Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước của Công ty TNHH xử lý chất thải rắn Việt Nam - Vietnam Waste Solution (VWS)- Hoa Kỳ: công suất 3.000 tấn/ngày.