1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong dạy học lịch sử cho học sinh THCS

29 1,5K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 581,5 KB

Nội dung

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học. Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin trình bày một khía cạnh của việc ứng dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện qua một tiết học lịch sử cụ thể nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho học sinh ở bậc THCS.

Trang 1

I- Đặt vấn đề:

Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng dạy học hiện đại với sự kết hợp những thành tựu công nghệ thông tin đã và đang diễn ra một cách khá phổ biến ở các ngành học, cấp học Công nghệ thông tin với tư cách là một phương tiện hỗ trợ cho việc dạy học đang chứng tỏ những ưu thế và hiệu quả trong quá trình dạy học nói chung và đối với bộ môn lịch sử nói riêng Trong phạm

vi bài viết này tôi chỉ xin trình bày một khía cạnh của việc ứng dụng thủ pháptruyền thông đa phương tiện qua một tiết học lịch sử cụ thể nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho học sinh ở bậc THCS

II Cơ sở phương pháp luận của việc ứng dụng truyền thông đa

phương tiện trong dạy học lịch sử:

1 Dạy học lịch sử là quá trình truyền thông mang tính đặc thù:

Theo các nhà lí luận dạy học, phương pháp dạy học là cách thức, là con đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng khách quan hay là sự tập hợp cácphương tiện để đạt đến mục đích đề ra Cũng có các ý kiến cho rằng

“phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học” Như vậy, khi bàn đến phương pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính mục tiêu của quá trình dạy học và vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học Bên cạnh đó, một yếu

tố không thể thiếu đảm nhiệm vai trò trung gian của quá trình dạy học đó chính là phương tiện dạy học.Xét trên phương diện mục tiêu, chúng ta có thể thấy quá trình dạy học cũng chính là quá trình truyền thông Bởi vì

truyền thông là sự chuyển tải thông tin từ một hoặc một nhóm đối tượng này đến một hoặc một nhóm đối tượng khác nhằm cung cấp kiến thức, thay đổi nhận thức và cải biến hành vi của con người Điểm khác biệt ở dạy học và

các loại hình truyền thông khác là ở chỗ: dạy học là quá trình truyền thông nhiều chiều trong đó học sinh là đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viên đóng vai trò chủ đạo để quá trình truyền thông đạt hiệu quả.Ở phạm vi hẹp, quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông là một quá trình dạy học mangtính đặc thù Dạy học lịch sử là quá trình giúp học sinh tìm hiểu những gì đã diễn ra ở quá khứ, và mục tiêu của bộ môn lịch sử chính là việc giúp học sinh biết quá khứ, hiểu quá khứ đồng thời rút ra những bài học từ quá khứ

để vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại và tương lai Hay nói cách khác đócũng chính là quá trình giúp học sinh nắm kiến thức và hình thành kĩ năng,

kĩ xảo và vận dụng kiến thức, kĩ năng đó vào giải quyết những vấn đề của cuộc sống Vấn đề khó khăn nhất của bộ môn lịch sử là việc tái hiện những

sự kiện, những hiện tượng và nhân vật lịch sử Để biết, hiểu và vận dụng lịch sử yêu cầu các em phải tái hiện lịch sử một cách chính xác, sinh động, tránh hiện tượng hiện đại hoá lịch sử Nhưng làm được điều này cũng

không đơn giản, hiện nay giáo viên chủ yếu chỉ dựa vào thủ pháp trình bày miệng, tường thuật, tích cực hơn là có sự kết hợp với một số phương tiện tối thiểu như tranh ảnh, bản đồ (với số lượng không nhiều) Chính vì những

Trang 2

lẽ đó cho nên hiệu quả của các tiết dạy vẫn chưa cao thậm chí học sinh cảmthấy không có hứng thú khi tìm hiểu bộ môn lịch sử Vậy để quá trình dạy học lịch sử đạt hiệu quả chúng ta cần có những hướng đi mới, những thủ pháp mới để kích thích khả năng nhận thức và hứng thú cho học sinh.

2 Truyền thông đa phương tiện và những ưu thế vượt trội:

- Truyền thông đa phương tiện (mutimedia communication) là một khái niệm

mới được xuất hiện trong những năm gần đây Xung quanh khái niệm này vẫn có nhiều cách hiểu nhưng tất cả đều cho rằng: truyền thông đa phương tiện chính là quá trình chuyển tải thông tin bằng âm thanh và hình ảnh hay

sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnh (có thể là kênh chữ, kênh hình) Theobáo cáo của Trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993,(tạm dịch) “Con người lưu lại trong bộ nhớ được 20% những gì họ thấy và 30% những gì họ nghe Nhưng họ nhớ 50% những gì họ thấy và nghe; và con số này lên đến 80% nếu họ thấy và nghe sự vật, hiện tượng một cách đồng thời.” Trên cơ sở của những số liệu này và quá trình giảng dạy thực tế

ở trường phổ thông chúng ta có thể thấy việc dạy học lịch sử chỉ với những phương tiện truyền thống như bảng đen, lời nói của thầy giáo và một ít phương tiện dạy học mang tính tĩnh (bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ) chắc chắn hiệu quả sẽ không cao, mức độ ghi nhớ của học sinh sẽ thấp và chóng quên Trong khi đó nếu học sinh được xem phim tư liệu, bản đồ, sơ đồ động(được thiết kế theo logic sự kiện), tranh ảnh với màu sắc sinh động kết hợp với lời nói của giáo viên thì khả năng ghi nhớ của các em sẽ tăng lên Khôngnhững thế, nếu làm được điều này chúng ta sẽ tạo ra được một bầu không khí học tập sinh động, khơi gợi hứng thú học tập cho các em đồng thời khắcsâu những kiến thức mà các em tiếp thu được Rõ ràng, việc kết hợp cùng một lúc hai hay nhiều phương tiện truyền thông sẽ giúp cho nguời học tiếp thu thông tin nhanh, chính xác và nhớ lâu hơn

III Thực trạng và giải pháp:

1 Thực trạng dạy học lịch sử và sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin:

Như chúng ta đã nói ở trên, lịch sử là một môn học đặc thù Kiến thức lịch

sử là kiến thức về quá khứ Có những sự kiện đã diễn ra cách ngày nay hàng trăm, hàng ngàn năm thậm chí lâu hơn Yêu cầu bộ môn đòi hỏi, khi nhận thức học sinh phải tái hiện những sự kiện, hiện tượng đó một cách sống động như đang diễn ra trước mắt mình Bên cạnh đó, khả năng tư duy của học sinh THCS còn hạn chế nên việc sử dụng phương tiện trực quan đểgiúp học sinh tái hiện là một nguyên tắc trong dạy học lịch sử Trong lúc đó, các phương tiện trực quan phục vụ dạy học lịch sử hiện nay còn nhiều hạn chế Phương tiện vừa thiếu lại vừa không phù hợp Thử lấy ví dụ về hệ thống bản đồ, chúng ta có thể khẳng định một điều rằng hệ thống bản đồ và tranh ảnh lịch sử trong danh mục đồ dùng do Bộ giáo dục phát hành là

không đủ cho các bài dạy Bên cạnh đó kênh chữ và các kí hiệu quá nhỏ không thể sử dụng được, thậm chí có một số bản đồ còn mâu thuẫn với kiếnthức ở sách giáo khoa (Lược đồ cuộc khởi nghĩa Yên Thế ở lớp 8) Các

Trang 3

tranh ảnh ở sách giáo khoa màu sắc còn đơn điệu và thiếu đồng bộ, chưa

kể đến phim tài liệu thì hầu như không có So với yêu cầu đặt ra của bộ môn

và định hướng đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay thì có thể nói rằng : những phương tiện dạy học không đáp ứng được yêu cầu và không thể tạo nên hứng thú học tập cho học sinh

2 Một số giải pháp mang tính định hướng cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện trong dạy học lịch

sử ở trường THCS Lý Tự Trọng – TP Huế

Trước những khó khăn thực tế, việc dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin là một giải pháp tích cực, là hướng đi kịp thời để giải quyết những khó khăn nêu trên Tuy vậy việc sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học lịch sử hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn:

- Thứ nhất, trình độ tin học của giáo viên (đặc biệt là người lớn tuổi) còn gặpnhiều hạn chế.- Thứ hai, chi phí cho việc mua sắm thiết bị còn quá cao.- Thứ ba, hiện nay vẫn chưa có một mô hình thống nhất cho việc bài giảng điện tử nên việc ứng dụng còn mang tính chất tuỳ tiện, hiệu quả mang lại không cao.Mặc dù còn nhiều khó khăn, cản trở song không phải là không cóhướng giải quyết Thực tế dạy học ở trường THCS Lý Tự Trọng – TP Huế cho thấy việc phổ biến kiến thức tin học cho giáo viên là vấn đề có thể giải quyết được Những giáo viên trẻ đã biết ứng dụng công nghệ thông tin sẽ lànhững hạt nhân để tạo ra mô hình thí điểm Sau khi xây dựng mô hình thí điểm là quá trình đào tạo và hướng dẫn các kĩ năng ứng dụng cho những giáo viên khác Kết quả, sau một năm thí điểm chúng tôi đã có một đội ngũ biết ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn bài giảng điện tử Còn việc muasắm trang thiết bị cũng không khó, chúng ta thử làm một bài toán về kinh tế

để so sánh giữa việc phải bỏ kinh phí mua sắm các phương tiện dạy học hiện đại (máy tính, projector) với việc mua sắm hàng chục triệu đồng những thiết bị dạy học khác (tranh ảnh, bản đồ, bảng phụ …) thì sẽ thấy tính kinh tế

và hiệu quả của nó Trong lúc đó một hệ thống phương tiện dạy học hiện đại

có thể sử dụng cho tất cả các môn và thời lượng sử dụng lên đến hàng chụcngàn giờ cùng với giá thiết bị đang giảm dần thì vấn đề kinh tế chắc chắn sẽkhông còn lo ngại.Đối với bộ môn lịch sử, ngoài việc hướng dẫn giáo viên cách soạn giáo án và cách khai thác tư liệu trên mạng internet chúng tôi cònphổ biến cách sử dụng các phần mềm đa phương tiện để chỉnh lí tư liệu.Trong quá trình thực hiện, việc đánh giá và đưa ra mô hình ứng dụng và nguyên tắc khai thác tư liệu để đạt hiệu quả là vấn đề quan trọng nhất

Chính vì vậy, các giáo viên lịch sử chúng tôi đã thống nhất và đưa ra quy trình soạn giảng và sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện theo mô hình của bài giảng dưới đây

3 Quy trình soạn một giáo án điện tử có sử dụng thủ pháp truyền

thông đa phương tiện:

Trang 4

Sau đây là quy trình soạn giảng một bài lịch sử có sử dụng thủ pháp truyền thông đa phương tiện ( Lịch sử 7, tiết 11: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền

Lê, phần I)

a Bước chuẩn bị tài liệu:- Các phần mềm được sử dụng: PowerPoint 2003

(để thiết kế bài giảng); Photozoom (để phóng các lớn các hình ảnh); paint (để chỉnh lí các hình ảnh); window movie maker (để cắt các đoạn phim) (Tôi xin giới thiệu các phần mềm này bởi vì nó được tích hợp sẵn trong các hệ điều hành và sử dụng đơn giản Quý vị có thể sử dụng các phần mềm khác

có chung công năng)

- Các tư liệu cần cho bài giảng: sau khi định hướng bài giảng và các tài liệu

cần thiết như một đoạn phim về Đinh Tiên Hoàng và kinh đô Hoa Lư; sơ đồ

về bộ máy Nhà nước thời Tiền Lê và lược đồ về cuộc kháng chiến chống Tống

- Cách tìm và xử lí: chúng ta có thể khai thác các đoạn phim này trên các

trang web truyền hình (vtv.org.vn; vntelevision.vn; htv.vnn.vn…) và đoạn phim tôi khai thác được có tựa đề “Hoa Lư non nước Tràng An” của VTV1 Các hình ảnh và lược đồ Việt Nam chúng ta có thể tìm kiếm trên

www.googel.com

+ Xử lí phim: chúng ta dùng WMM (windows movie maker) để tạo ra những

đoạn phim với hình ảnh và âm thanh phù hợp với bài giảng Từ đoạn phim khai thác được tôi đã tạo ra 2 đoạn phim với nội dung “những biện pháp củanhà Đinh” và “kinh đô Hoa Lư”

+ Xử lí ảnh: các hình ảnh chúng ta tìm được thường có kích thước nhỏ, độ

phân giải thấp nên phải dùng Photozoom để phóng lớn Ưu điểm của phần mềm này là khi phóng lớn hình ảnh vẫn không bị nhoè Nếu là bản đồ thì chúng ta nên dùng chương trình Paint để xoá hết những kí hiệu, chữ viết đểbiến nó thành bản đồ câm

* Lưu ý: nên đặt tất cả các hình ảnh, tư liệu, phim kể cả bài giảng

PowerPoint vào trong một thư mục trên máy tính Bởi vì nếu ta không làm như vậy khi copy thì các đoạn phim sẽ không hiển thị và khi sao chép thì phải sao chép cả thư mục

b Bước thiết kế bài giảng điện tử:

- Trên cơ sở giáo án chúng ta có thể hiện thực hoá ý tưởng thành giáo án điện tử theo một trình tự các bước lên lớp Theo kinh nghiệm giảng dạy thực

tế chúng ta nên có một slide chính sau đó tạo các liên kết đến các slide thành phần Ở slide chính và slide thành phần nên có các nút liên kết đến vàquay về tranh chính để giúp giáo viên chủ động hơn trong quá trình điều khiển Bài giảng của tôi gồm có 15 slide được thiết kế theo mô hình sau (xin tham khảo phụ lục)

- Khi thiết kế giáo án theo mô hình này cần lưu ý: trang chính của giáo án chính là đề cương của bài giảng Từ trang chính, các tiểu mục lần lượt hiển thị từng phần, trên cơ sở đó chúng ta có thể liên kết đến các slide thành phần và quay về trang chính để học sinh có thể ghi nội dung bài học Đối với

sơ đồ và lược đồ chúng ta cũng cho hiển thị từng phần theo ý tưởng của

Trang 5

người dạy.

c Bước lên lớp giảng dạy thực tế:

- Đầu tiên giáo viên nên tạo ra động cơ học tập bằng một câu nói của lãnh tụ( ví dụ: Dân ta phải biết sử ta …) hoặc đưa ra một nhận định về mục đích của việc học lịch sử để gây sự hứng thú cho học sinh ở màn hình chờ.- Khâu kiểm tra bài cũ cần nêu câu hỏi và phương án trả lời để học sinh quan sát và ghi nhớ kiến thức cũ

- Trang chính: Giáo viên cho hiển thị từng phần, từng mục giống như quá trình ghi bảng đen Từ đó tạo các siêu liên kết đến các tranh phụ có chứa câu hỏi và nội dung từng phần hoặc đoạng phim, tranh ảnh, bản đồ …

- Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài học, giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh hoặc sử dụng lược đồ cho học sinh trình bày lại (nếu bài giảng có diễn biến của một trận đánh, một biến cố, một cuộc chiến tranh …) để đánh giá kĩ năng.- Cuối cùng là phần chuẩn bị cho bài mới: Giáo viên phải đặt ra các yêu cầu cụ thể

và hướng dẫn học sinh giải quyết các yêu cầu

* Khi giảng dạy cần lưu ý:

+ Nguyên tắc của việc sử dụng trực quan: nêu vấn đề trước khi cho học sinh xem phim hoặc sơ đồ, bản đồ…trên cơ sở đó giúp học sinh khai thác

và rút ra kết luận Nếu làm ngược lại thì những tư liệu mà chúng ta đưa ra chỉ mang tính chất minh hoạ, không đem lại hiệu quả cho bài học

+ Để tạo nên hiệu quả, khi sử dụng các đoạn phim câm (không có âm

thanh), sơ đồ, bản đồ… lời nói của giáo viên phải đi liền với các hiệu ứng đểcho kênh âm thanh và kênh hình ảnh luôn kết hợp nhuần nhuyễn với nhau

IV Kết luận:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin với thủ pháp truyền thông đa

phương tiện đối với môn lịch sử ở trường THCS đang được thí điểm

và bước đầu đã thu được những hiệu quả đáng kể Qua quan sát ở tiết dạy này và thông tin điều tra thu được có 100% học sinh trả lời đúng các câu hỏi trắc nghiệm cuối bài; học sinh trình bày lại được 90% nội dung diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống (981) ngay tại lớp; 100% học sinh cảm thấy có hứng thú khi được học theo mô hình này Điểm hạn chế của mô hình này là một số học sinh không ghi chép kịp các nội dung chi tiết trên màn chiếu.

Như vậy, thực hiện mô hình nêu trên chúng ta đã khắc phục được nhiều hạn chế của việc dạy học lịch sử với phương pháp và phương tiện truyền thống và đã tạo ra một số hiệu quả tích cực Tuy vậy cũng không có phương pháp và phương tiện nào là vạn năng, mỗi phương pháp, phương tiện đều có ưu điểm và nhược điểm của nó Để thực hiện mô hình ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn nữa

chúng tôi cần sự góp ý của quý thầy cô và chuyên gia về lĩnh vực này.

Trang 6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁPDẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1 Một số khái niệm cơ bản về CNTT và việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo hiện nay

Ngày nay, CNTT và truyền thông đang là một ngành công nghiệp phát triển như vũ bão, đưa thế giới chuyển từ kỉ nguyên công nghiệp sang kỉ nguyên thông tin - kinh tế tri thức, nhưng khái niệm về “Công nghệ thông tin” và những thuật ngữ liên quan đến nó vẫn chưa được nhiều người trong Ngành giáo dục thống nhất Vì vậy, để ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, chúng ta cần đưa ra và thống nhất các thuật ngữ, khái niệm cơ bản dưới đây:

* Công nghệ thông tin:

Thuật ngữ “Công nghệ thông tin” được các nước trên thế giới bắt đầu sử dụng từ khoảng giữa thập niên 90 của thế kỉ XX, viết đầy đủ theo tiếng Anh

và viết tắt là Information Technology – IT Nó được hiểu là “ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin”, là “ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin”

Ở Việt Nam, khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ, kí ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT ở Việt Nam trong những năm 90 như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quảcác nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội”

* Công nghệ thông tin và truyền thông:

Thuật ngữ này được thế giới bắt đầu sử dụng từ năm 2000(*), viết đầy đủ theo tiếng Anh và viết tắt là Information and Communication Technology – ICT Nó được hiểu là tập hợp các cách thức, kĩ thuật, công cụ,… và các phương pháp có thể áp dụng để nhập, lưu giữ, truy cập và truyền thông tin cho nhau một cách có hiệu quả với sự trợ giúp của máy vi tính và các

phương tiện truyền thông

Việc sử dụng máy vi tính, phương tiện truyền thông và Internet,… trong giáodục hiện nay là góp phần tạo ra nhiều hình thức dạy - học đa dạng, phong phú, giúp mọi người có thể học mọi lúc (every when), học mọi nơi (every where), học với mọi người (every one), Bởi vì, trong nền giáo dục mới, người học không chỉ đòi hỏi phải biết thêm nhiều tri thức, mà còn phải có năng lực tìm kiếm tri thức và tự mình tạo ra tri thức mới Ở trường phổ

thông, giáo viên vừa phải làm tốt vai trò là người hướng dẫn học sinh quá trình tìm kiếm tri thức, vừa gợi mở cho các em con đường phát hiện tri thức,trau dồi khả năng độc lập và tư duy sáng tạo của mình

Trang 7

* Internet và Website:

Nguồn gốc đầu tiên của Internet xuất phát từ hệ thống máy tính của Bộ quốcphòng Mĩ, gọi là mạng ARPAnet Đây là một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên những phạm vi khác nhau (ở phạm vi hẹp làgiữa các vùng trong một lãnh thổ, rộng hơn là giữa các khu vực, châu lục vàtoàn cầu), tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu như đăng nhập từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử và các nhóm thông tin Mạng Internet ban đầu được thiết kế nhằm cung cấp thông tin cho giới khoa học, nên công nghệ của nó cho phép mọi hệ thống liên kết thông qua một cổng điện tử Bất kì tổ chức hay cá nhân nào muốn đều có thể tự lập ra các Website để cung cấp các thông tin của mình, hoặc sử dụng địa chỉ Email để liên lạc, lấy thông tin Chỉ sau hơn 10 năm phát triển, Internet trở thành “kho thư viện điện tử” lớn nhất trong lịch sử loài người từ trước đến nay

Website là phương tiện chính để cung cấp thông tin trên mạng Internet và là

tổ hợp của các loại tài liệu (văn bản, âm thanh, phim ảnh,…) được đại diện bởi một địa chỉ Người sử dụng máy tính có kết nối mạng truyền thông trên toàn cầu đều có thể đọc, tìm kiếm và lưu giữ được các loại tài liệu đó thông qua địa chỉ này Mỗi trang tài liệu trong Website được gọi là một trang Web (Web - pape) Mỗi Web - pape lại có thể gồm nhiều thông tin khác nhau dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh và các địa chỉ kết nối mới (hyper-link) biểu hiện dưới hình bàn tay (khi người sử dụng di chuyển con chuột trên màn hình) Nhờ có các địa chỉ kết nối này, giáo viên có thể dễ dàng truycập đến các Web khác để khai thác, tìm kiếm nguồn tài liệu về văn bản, hình ảnh, âm thanh hỗ trợ cho thiết kế “bài giảng điện tử” của mình

* E - Learning:

E-learning viết đầy đủ theo tiếng Anh là “Electronic Learning”, có nghĩa “lớp học điện tử, học tập điện tử, học tập qua mạng” Tuy nhiên, vì là một thuật ngữ mới, nên nó đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người, mỗi người hiểu theo một cách khác nhau và dùng trong các ngữ cảnh khác nhau

Hiểu theo nghĩa rộng, E-learning là một thuật ngữ dùng để “mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin”

Hiểu theo quan điểm hiện đại, E-learning là “sự phân phát các nội dung học tập có sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các Website, đĩa CD – Rom, băng video, audio,… thông qua một máy tính hay tivi, người dạy và người học đều có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: E-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video,…

Từ những quan niệm trên ta thấy, dù hiểu theo cách nào thì E – Learning đều mang ba đặc điểm cơ bản: Thứ nhất, việc học tập bằng E – Learning đều phải dựa trên CNTT và truyền thông, cụ thể là công nghệ mạng, kĩ thuật

đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán,… Thứ hai, E – Learning hỗ trợ và bổ sung rất tốt cho các phương pháp học tập truyền thống vì nó mangtính tương tác cao, dựa trên công nghệ Multimedia, tạo điều kiện cho người

Trang 8

học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người Thứ ba, E – Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức, đang thu hút sự quan tâm đặcbiệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực E – Learning ra đời.

E – Learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới, mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, kế đến là châu Âu, còn ở châu Á (bao gồm cả Việt Nam) thì việc ứng dụng công nghệ này ít hơn, mới chỉ ở giai đoạn đầu

* Giáo án điện tử và Bài giảng điện tử:

Khi CNTT và truyền thông được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thì những thuật ngữ ghép đi cùng với từ “điện tử” cũng xuất hiện và được sử dụng phổ biến, như: thư điện tử (E – mail), sách điện tử (E – book), lớp học điện tử (E – Learning), giáo án điện tử (E – Lesson plan), bài giảng điện tử (E – Lecture),… Tuy nhiên, nếu các thuật ngữ ghép như E – mail, E – book,… sớm được người ta thống nhất cách hiểu, dễ chấp nhận thì việc sử dụng thuật ngữ “giáo án điện tử và “bài giảng điện tử”” lại có nhiều cách hiểu khác nhau, chưa có sự thống nhất cao, thậm chí trái ngược nhau(*) Vì vậy, chúng ta cần làm sáng tỏ, thống nhất thuật ngữ này khi ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng DHLS ở trường phổ thông

Trước hết cần phải hiểu rằng, giáo án là “bản kế hoạch của một tiết lên lớp, trong đó nêu rõ các bước chủ yếu trong công việc của thầy giáo và HS ở trên lớp, đồng thời cũng nêu được một cách vắn tắt nội dung và phương pháp của công việc đó nhằm đạt được mục đích cụ thể và rõ ràng mà thầy giáo xác định trước theo yêu cầu của chương trình học”(**) Định nghĩa trên giúp chúng ta hiểu rằng, giữa “giáo án” và “bài giảng” là hai khái niệm khác nhau, vì “giáo án” là bản kế hoạch của một tiết lên lớp, còn “bài giảng” là việc thực thi bản kế hoạch đó

Nhưng, xuất phát từ xu hướng đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhiều giáo viên quan niệm “bài nghiên cứu kiến thức mới” soạn thảo trên các phần mềm (thường là phần mềm

PowerPoint) là “giáo án điện tử”, hoặc “bài giảng điện tử” Theo chúng tôi, giáo viên không nên đồng nhất hai khái niệm này, vì nội hàm khái niệm của chúng khác nhau và nó được lí giải bởi hai lí do:

Thứ nhất, “giáo án điện tử” và “bài giảng điện tử” là hai khâu của quá trình dạy học ở trường phổ thông, nhưng đều có sự hỗ trợ của máy tính và các công cụ đa phương tiện Trong đó, để thực hiện một tiết dạy trên lớp với sự

hỗ trợ của CNTT, giáo viên phải có sự chuẩn bị từ trước (ở nhà), phải thiết

kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của mình trên các Slide trình chiếu của máy tính, đó là “giáo án điện tử” Khi tổ chức cho học sinh học tập trên lớp, giáo viên sử dụng bản kế hoạch ấy với toàn bộ hoạt động giảng dạy của mình đã được chương trình hóa một cách uyển chuyển, linh hoạt và sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện cùng với năng lực

tổ chức, nghiệp vụ sư phạm vốn có, góp phần nâng cao hiệu quả bài học –

đó là “bài giảng điện tử” Như vậy, “giáo án điện tử” là bản thiết kế kịch bản của giáo viên đã được chuẩn bị từ trước (ở nhà) cho buổi học sẽ diễn ra

Trang 9

trên lớp học, còn “bài giảng điện tử” là hình thức dạy học trên lớp thông qua

“giáo án điện tử” có sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện, nhưng đượcgiáo viên vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo cùng các phươngpháp truyền thống hiệu quả

Thứ hai, nếu chúng ta đồng nhất khái niệm “giáo án điện tử” với “bài giảng điện tử” sẽ dễ gây ngộ nhận cho nhiều giáo viên khi cho rằng có thể thay thếhoàn toàn “giáo án truyền thống”, thậm chí thay cho phấn trắng – bảng đen, các loại đồ dùng trực quan khác và cả vai trò của giáo viên trong khâu tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh Vì, mọi thứ đã được thiết kế và lưu sẵn trên máy tính, khi dạy học trên lớp, giáo viên chỉ cần nhấn chuột trình chiếu Slide, rồi “đọc lại” những nội dung ấy trên màn hình cho học sinh chép (những nội dung đã được giáo viên đánh máy trên các Slide ở nhà) Đây thực sự là một quan niệm sai lầm, không những không từ

bỏ được lối dạy học truyền thống “thầy đọc, trò chép”, mà còn sáng tạo ra một phương pháp dạy học mới tệ hại hơn là “thầy kích chuột và đọc” để “trò nhìn, trò chép”

Như vậy, “bài giảng điện tử” (môn lịch sử) là hình thức thiết kế và tiến hành bài giảng trên lớp học truyền thống có sự hỗ trợ của các phương tiện điện

tử (máy vi tính kết nối với Projector, các thiết bị điện tử khác,…), giúp giáo viên kết hợp với các phương tiện, biện pháp dạy học truyền thống và hiện đại để tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức độc lập, góp phần nâng cao hiệu quả bài học

2 Những đặc trưng của việc dạy – học lịch sử và con đường hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh ở trường THPT có sự hỗ trợ của CNTT

2.1 Những đặc trưng của việc dạy – học lịch sử ở trường THPT

Lịch sử là quá trình phát triển không ngừng của xã hội loài người từ khi con người và xã hội hình thành đến nay Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ xảy

ra một lần duy nhất(*), gắn với một khoảng thời gian, không gian và nhân vật cụ thể Trong học tập lịch sử, học sinh không thể “trực tiếp quan sát” được các sự kiện, hiện tượng, các em chỉ có thể “nhận thức được một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại” Giáo viên cũng không thể tiến hành thí nghiệm lịch sử để dựng lại quá khứ đúng như nó từng tồn tại để cho học sinh quan sát, nhất là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra cách ngày nay hàng triệu năm, thậm chí những sự kiện, nhân vật chỉ cách đây vàichục năm Ví như, khi dạy học về sự kiện anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), giáo viên không thể

“dựng” nhân vật ấy “sống lại” để diễn lại hành động dũng cảm của mình cho giáo viên và học sinh quan sát

Khó khăn của việc dạy – học lịch sử ở trường phổ thông là như vậy, nhưng nhiệm vụ tiên quyết của bộ môn là phải làm thế nào để giúp học sinh đi từ

“biết” đến “hiểu” sâu sắc những chuyện “đã xảy ra” trong xã hội loài người, nay không còn nữa Càng khó khăn hơn khi thông qua từng tiết học lịch sử, giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn các em tìm hiểu, nghiên cứu cái “đã từngtồn tại” nhưng nay “không hiện có” (ví dụ về sự kiện Mĩ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirôsima và Nagasaki của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai trong quá khứ đã từng tồn tại, có thật nhưng nay không hiện

Trang 10

có) Công việc này hoàn toàn khác với việc dạy học ở một số môn thuộc lĩnhvực khoa học tự nhiên như Vật lý, Hóa học, Sinh học,… là giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu, nghiên cứu “cái hiện có” và “đang tồn tại” Đây là tính quá khứ, là điểm khác biệt lớn nhất giữa việc nhận thức các sự kiện, hiện tượng lịch sử với các sự kiện, hiện tượng tự nhiên

Trong dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, việc nhận thức của học sinh là một quá trình phức tạp, mang tính đặc thù với ba đặc điểm chủ yếu: tính gián tiếp, tính lãnh đạo – được hướng dẫn và tính giáo dục(*) Tính giántiếp tức là đối tượng của sự nhận thức và phương thức nhận thức của học sinh chủ yếu thông qua kiến thức đã được các khoa học cơ bản phát hiện, khẳng định, chứ không phải tìm ra cái mới trong nghiên cứu khoa học Ở đây, học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức, kinh nghiệm của người khác một cách gián tiếp thông qua các nguồn tài liệu và giáo viên Tính lãnh đạo (được hướng dẫn) là nói đến việc nhận thức của học sinh diễn ra dưới sự tổ chức, giảng dạy của người thầy Trong quá trình học tập, học sinh không thể tự mình tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức độc lập nếu như không có sự hướng dẫn, điều khiển, tổ chức của giáo viên Và nếu trong một vài trường hợp nào

đó, học sinh tự mình tìm hiểu kiến thức không có sự điều khiển, tổ chức củagiáo viên thì kết quả đạt được sẽ không đi đúng hướng, không hoàn thành mục tiêu học tập Vì thế, quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông chính

là quá trình thống nhất biện chứng giữa hoạt động của thầy và hoạt động của trò Thầy không chỉ “dạy học” (hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức khoa học, có tính giáo dục), mà còn “dạy học trò cách học”, dạy các em biết

sử dụng những phương pháp nào trong học tập thì hiệu quả nhất Dĩ nhiên,

dù học sinh là chủ thể của hoạt động học chịu sự chỉ đạo của việc dạy (từ người thầy), nhưng cách học của các em luôn mang tính sáng tạo, chủ động, chứ không bị động trong tiếp nhận kiến thức Tính giáo dục tức là nói đến quá trình học sinh nhận thức, tiếp thu sự giáo dục từ người thầy để pháttriển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ, lao động (theo quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ qua bộ môn lịch sử)

Về đại thể, để phản ánh thế giới hiện thực khách quan vào trong óc mình, trong quá trình học tập, học sinh phải trải qua một quá trình nhận thức tích cực do giáo viên hướng dẫn, điều khiển và phải tuân theo luận điểm nổi tiếng của Lênin về con đường biện chứng của sự nhận thức nói chung: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lí, của nhậnthức hiện thực khách quan”(*) Nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử

ở trường phổ thông cũng như vậy

Tuy nhiên, như đã khẳng định, vì kiến thức lịch sử mang “tính quá khứ”,

“tính không lặp lại”, nên sự nhận thức của các em không thể bắt đầu từ “trựcquan sinh động” sự kiện, hiện tượng giống như các môn khoa học tự nhiên Nói khác đi, học sinh không thể bắt đầu việc học bằng “cảm giác” thông qua các giác quan theo kiểu sờ mó, ngửi, nhìn, nếm,… quá khứ, mà phải “nắm vững các sự kiện lịch sử cụ thể để tạo nên những biểu tượng lịch sử chân

Trang 11

thực” Chúng ta có thể hình dung ra sơ đồ con đường hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh ở trường THPT qua sơ đồ sau:

(*) Có tài liệu gọi là Công nghệ thông tin và thông lưu (Information and

Communication Technology – ICT)

(*) Xem các bài viết: Quản lí việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Bắc Giang Tạp chí Giáo dục, số 158, 2007 của Hoàng Văn Bình; Nghiên cứu, xây dựng

và khai thác nguồn học liệu điện tử để hỗ trợ việc thiết kế bài giảng điện tử phần quang học môn Vật lí ở trường THCS Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Ứng dụng CNTT và truyền thông trong đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giáo dục” Huế, tháng 11, 2007 của Lê Đình Hoàn; Vài nét về quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở Việt Nam 20 năm qua Kỉ yếu Hội thảokhoa học “Đổi mới phương pháp dạy và học ở các trường sư phạm trong xuthế hội nhập” Hà Nội, tháng 5, 2009 của Ngô Thị Dung,…

(**) Phan Ngọc Liên (Chủ biên) Phương pháp dạy học lịch sử Tập 2 Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 115

(*) LS có thể lặp lại, nhưng đó là “sự lặp lại trên cơ sở không lặp lại”, tức là

các sự kiện, hiện tượng xảy ra sau đó tuy có một vài điểm giống nhau, song

nó sẽ mang tính kế thừa và phát triển

(*) Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) – Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử

ở trường THCS Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 15

(*) Phan Ngọc Liên (Chủ biên) Phương pháp dạy học lịch sử, tập I Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 270

Sơ đồ trên cho thấy, quá trình nhận thức của học sinh trong học tập lịch sử

là một quá trình nhận thức “đặc thù” Chính sự nhận thức “đặc thù” ấy nên các em gặp không ít khó khăn khi ghi nhớ và tìm cách nhớ lâu dài kiến thức

Vì sao vậy?

Thực tiễn cho thấy, để ghi nhớ và phản ánh được thế giới khách quan vào

bộ óc của mình một cách tốt nhất, bao giờ quá trình nhận thức của con người cũng đi từ “gần đến xa”: cái gì xảy ra càng gần với chúng ta thì càng nhớ lâu, càng xa thì càng nhanh quên Thế nhưng, chương trình lịch sử ở trường phổ thông từ bậc THCS đến THPT lại được xây dựng theo nguyên tắc “đồng tâm kết hợp với đường thẳng” Theo đó, kiến thức lịch sử mà học sinh học đều phải đi từ “xa đến gần”, tức là cái gì đã xảy ra xa xưa nhất thì

sẽ học trước, cái gì gần nhất thì lại học sau Ví như:

Trang 12

Ở lớp 6 THCS, học sinh bắt đầu học Lịch sử Thế giới từ thời nguyên thủy (cách ngày nay khoảng 4 – 6 triệu năm) đến hết thời cổ đại, rồi quay trở lại học Lịch sử Việt Nam có thời gian tương ứng từ nguyên thủy đến hết thế kỉ

X Ở lớp 7, học sinh học tiếp phần Lịch sử Thế giới thời trung đại (giữa thế

kỉ V đến giữa thế kỉ XVI), rồi học tiếp phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX) Lên lớp 8, các em học phần Lịch sử Thế giới từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1945, rồi học tiếp phần Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1918 Ở lớp 9, học sinh sẽ học phần Lịch sử Thế giới từ năm 1945đến năm 2000 và phần Lịch sử Việt Nam nối tiếp ở lớp 8 – từ năm 1919 đếnnăm 2000

Tương tự như vậy, khi học lịch sử ở bậc THPT, học sinh bắt đầu quá trình

“học lại” lịch sử thế giới từ nguyên thủy đến năm 2000, nhưng trên cơ sở cao hơn và lại tiếp tục học tập đi từ “xa đến gần”

Ở lớp 10 (chương trình chuẩn), các em học khởi đầu phần Lịch sử Thế giới

từ thời nguyên thủy đến hết thời trung đại – giữa thế kỉ XVI, sau đó chuyển sang học Lịch sử Việt Nam có cùng thời gian tương ứng – từ thời nguyên thủy đến giữa thế kỉ XIX, rồi học tiếp phần Lịch sử Thế giứi từ giữa thế kỉ XVI đến đầu thế kỉ XX Đối với lớp 10 (nâng cao), các em học Lịch sử Thế giới từ thời nguyên thủy đến hết thời trung đại – giữa thế kỉ XVI, sau đó chuyển sang học phần Lịch sử Việt Nam giống như chương trình chuẩn, song nội dung kiến thức đi vào cụ thể hơn, sâu hơn

Lên lớp 11 (chương trình chuẩn), học sinh học nối tiếp phần Lịch sử Thế giới từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, rồi chuyển sang học phần Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1918 Lớp 11 (nâng cao), các em học phầnLịch sử Thế giới từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1945, sau đó học phần Lịch sử Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1918 với mức độ sâu hơn

Ở lớp 12 (chương trình chuẩn và nâng cao), học sinh đều học phần Lịch sử Thế giới trước từ năm 1945 đến năm 2000, sau đó chuyển sang học nối tiếpphần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 Tuy nhiên, kiến thức lịch sử ở lớp 12 chương trình nâng cao sẽ đi chi tiết hơn, tạo điều kiện cho những em yêu thích bộ môn có điều kiện tìm hiểu kĩ về lịch sử

Từ quy luật nhận thức chung về thế giới khách quan và sự nhận thức đặc thù của học sinh qua học tập môn lịch sử đã giúp chúng ta hiểu rằng, nếu giáo viên không được trang bị tốt về phương pháp dạy học, chỉ“dạy chay, học chay”, lại kém về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm thì rất khó khăn trong việc giúp học sinh nhận thức đúng quá khứ, các em dễ rơi vào tình trạng “hiện đại hóa” lịch sử

Để tích lũy không ngừng kiến thức lịch sử của thế giới khách quan đã được khoa học lịch sử thừa nhận, quá trình học tập lịch sử của học sinh còn tiếp tục gặp thêm nhiều khó khăn Ở trường phổ thông, những kiến thưc cơ bản của một số môn học có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quá trình dạy học Ví như, những công thức toán trong môn Toán học, các thí nghiệm, hiện tượng trong môn Vật lí, những phản ứng trong môn Hóa học, … lặp đi lặp lại nhiều lần, học sinh được củng cố một cách tự nhiên Nhưng trong môn lịch sử, những sự kiện, hiện tượng và khái niệm lịch sử có liên quan đến chúng, nói chung sau khi giảng dạy một lần không còn lặp lại nữa

Trang 13

Chẳng hạn, khi dạy học bài 11 “Tây Âu thời hậu kì trung đại” ở lớp 10 THPT (chương trình chuẩn), các nhân vật B Đi-a-xơ, C Cô-lôm-bô, Va-xcô đơ Ga-ma, Ph Ma-gien-lan, Đê-các-tơ,… hoặc những khái niệm, thuật ngữ

“Phát kiến địa lí”, “Rào đất cướp ruộng”, “Phong trào Văn hóa phục hưng”,

“Cải cách tôn giáo”,… học sinh chỉ được tiếp xúc một lần, những bài học saukhông nhắc lại nữa Điều này gây khó khăn nhất định cho việc ghi nhớ kiến thức của học sinh

Vì vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung, ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng là cần thiết Đây là một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện con đường hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh, vì theo nhiều nhà giáo dục thì “90% lượng thông tin từ bên ngoài vào não là thông qua mắt”

2.2 Con đường hình thành kiến thức lịch sử cho học sinh ở trường THPT có

sự hỗ trợ của CNTT

Từ xa xưa, nhà giáo dục học J Komenxki - người Tiệp Khắc (nay là Cộng hòa Séc) đã nêu lên những nguyên tắc dạy học có tính hệ thống, khoa học Trong số các nguyên tắc mà ông đưa ra, tính trực quan được xếp lên hàng đầu Theo ông, sẽ không có trong trí tuệ con người những cái mà trước đó không có cảm giác, để có tri thức vững chắc, nhất định phải dùng phương pháp trực quan

Theo kết quả nghiên cứu của Phòng thí nghiệm đào tạo quốc gia tại Bethel, Maine (Mĩ) thì độ bền kiến thức của người học sau 6 tháng sẽ là 10% (đọc), 20% (nghe), 30% (nhìn), 50% (làm), 70% (thảo luận), đặc biệt nếu được họctập trong môi trường công nghệ, đa phương tiện thì độ bền của kiến thức của người học sau 6 tháng là 90% Các thí nghiệm về giáo dục cũng cho thấy, trong quá trình học tập, học sinh tiếp thu tri thức khoa học qua các giácquan là 1% (nếm), 1,5% (sờ), 3,5% (ngửi), 11% (nghe) và 83% bằng

phương tiện trực quan nghe – nhìn

Một kết quả nghiên cứu khác của nhà giáo dục Ấn Độ B Maskey và J

Collum cũng đã chỉ ra sự hạn chế của việc chỉ sử dụng phương pháp dùng lời nói Ông liệt kê và đưa ra phương pháp so sánh về tỉ lệ lưu giữ kiến thức trong trí nhớ của học sinh còn lại sau 3 giờ và 3 ngày khi giáo viên sử dụng các phương pháp dạy

học: dùng lời nói; sử dụng hình ảnh; dùng lời nói kết hợp với hình ảnh; dùnglời nói kết hợp với hình ảnh và tổ chức cho học sinh hoạt động; tổ chức cho học sinh tự phát hiện (hình bên)

Theo số liệu khoa học mà tổ chức UNESCO đã công bố thì học sinh chỉ nhớ15% thông tin khi nghe (nhiều kiến thức lại không cơ bản, chủ yếu), 25% khinhìn, nhưng nếu được kết hợp giữa nghe – nhìn thì thông tin thu nhận đượcđạt tới 65%(*) Ở đây cần hiểu rằng, nhờ sử dụng các phương tiện trực quan, nhất là việc sử dụng máy vi tính kết hợp với đa phương tiện sẽ giúp

Trang 14

học sinh học tập chú ý hơn, tạo được cảm xúc, tìm tòi, nhận thức và khái quát hóa sự kiện, hiện tượng.

Những kết quả nghiên cứu khoa học ở trên chứng tỏ rằng, việc sử dụng cácloại đồ dùng trực quan, phương tiện kĩ thuật, trong đó có ứng dụng những thành tựu của CNTT vào dạy học nói chung, dạy học lịch sử ở trường phổ thông nói riêng sẽ có tác dụng rất lớn Trong dạy học lịch sử, muốn học sinhnắm vững kiến thức, có thể ghi nhớ sự kiện được lâu hơn, vững chắc hơn thì giáo viên phải có phương pháp cung cấp sự kiện để tạo biểu tượng lịch

sử Nếu phương pháp cung cấp sự kiện của giáo viên gắn liền với sử dụng hình ảnh thì các em vừa dễ dàng ghi nhớ sự kiện, vừa có biểu tượng cụ thể,sinh động và nó cũng gần gũi với khái niệm lịch sử hơn Điều này đã được dân gian ta đúc kết bằng câu: “trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm”, hoặc “tôi nghe – tôi có thể quên, tôi nhìn – tôi nhớ, tôi làm – tôi hiểu” Ngược lại, nếu việc ghi nhớ sự kiện của học sinh bị mang tính áp đặt, không có cơ sở khoa học (thầy đọc – trò chép) thì các em sẽ không có biểu tượng chân thực trong trí nhớ, không có khái niệm; hoặc khái niệm nếu được hình thành trên những biểu tượng nghèo nàn cũng sẽ là những khái niệm trống rỗng, không có nội dung phong phú

Cũng giống như người bộ môn khoa học khác như Vật lí, Hóa học, Sinh học,… Lịch sử có nhiều khẳ năng để ứng dụng CNTT vào dạy học, giúp họcsinh dễ dàng nhận thức, tái hiện lại sự kiện, hiện tượng của quá khứ Việc ứng dụng CNTT để thiết kế và trình chiếu các loại kênh hình lịch sử, rồi tổ chức cho học sinh tìm hiểu sự kiện được ví như “chiếc cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, có thể đưa các em vào con đường nhận thức biện chứng đểđạt tới chân lí khách quan Do được quan sát những hình ảnh lịch sử thiết

kế sinh động, hấp dẫn và phóng to trên màn ảnh lớn với sự hỗ trợ của công nghệ Multimelia, kết hợp với phương pháp dùng lời của giáo viên, học sinh

sẽ tham gia quá trình nhận thức chủ động, tích cực Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên, cùng một lúc, các em huy động nhiều giác quan để học tập, do đó việc ghi nhớ sự kiện, địa danh, nhân vật,… tốt hơn, tái hiện lại quá khứ dễ dàng hơn Không có đồ dùng trực quan, dù giáo viên có dạy hayđến đâu, lời nói dù có sống động, giàu hình ảnh đến mấy cũng khó có thể tạo cho HS biểu tượng cụ thể, chính xác về quá khứ Thậm chí, nếu giáo viên có sử dụng đồ dùng trực quan theo phương pháp truyền thống (hình ảnh kém rõ ràng, chỉ ở dạng tĩnh, kích thước kênh hình bé hơn,…) thì biểu tượng về quá khứ lịch sử được học sinh thu nhận vẫn kém hơn Khi ứng dụng CNTT vào dạy học lịch sử, chỉ với một vài thao tác đơn giản, cùng mộtlúc giáo viên sẽ thực hiện được các nhiệm vụ: cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng và đặt cơ sở cho hình thành khái niệm

Mặt khác, vận dụng hiệu quả các biện pháp sư phạm ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn cũng giúp học sinh học tập tích cực hơn ở giai đoạn nhận thức lí tính và vận dụng

(*) Phan Ngọc Liên (Chủ biên) Phương pháp dạy học lịch sử, tập II Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 75

Ngày đăng: 27/08/2014, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w