Tìm hiểu chuần khuyến nghị H323 và ứng dụng truyền thông đa phương tiện

42 694 0
Tìm hiểu chuần khuyến nghị H323 và ứng dụng truyền thông đa phương tiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu chuần khuyến nghị h323 và ứng dụng truyền thông đa phương tiện Lời Nói Đầu4I.Chuẩn khuyến nghị H32351.Giới thiệu chung52.Các thành phần trong hệ thống H.32352.1Thiết bị đầu cuối H.32362.2H.323 gateway72.3Gatekeeper82.4Đơn vị điều khiển liên kết đa điểm MCU93.Chồng giao thức H.32393.1Các chuẩn giải mãmã hóa113.2Giao thức báo hiệu RAS (H.225)123.3Giao thức báo hiệu điều khiển thiết lập cuộc gọi H.225173.4Giao thức báo hiệu điều khiển truyền thông multimedia H.245194.Báo hiệu và xử lý cuộc gọi204.1Tìm kiếm Gatekeeper204.2Đăng ký điểm cuối204.3Định vị điểm cuối214.4Mã thông báo truy nhập21II.Giải pháp công nghệ VOIP triển khai chuẩn H.323241.Tổng quan VoIP242.H.323 trên VOIP243.Cấu hình VoIP theo chuẩn H323254. Giao dịch trong mạng VoIP theo chuẩn H32329III. Khảo sát dịch vụ hội nghị truyền hình30I.VDC Portal30II.AverComm35III.KEDACOM40Tổng Kết43Tài liệu tham khảo:44

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Viện CNTT & TT *** BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN Đề tài: Tìm hiểu chuần khuyến nghị H323 và ứng dụng truyền thông đa phương tiện. Sinh viên thực hiện: 1. Javkhlanbaatar Nomintsetseg 20114660 2. Lều Thị Lan 20111775 3. Bùi Hồng Nhung 20111947 4. Trần Xuân Quý 20112030 GV hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Lan Hà Nội, 12/2014 Mục Lục Lời Nói Đầu Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng và không ngừng, công nghệ đa phương tiện trên toàn cầu đã phục vụ cho nhu cầu cấp thiết của loài người hiện nay và liên tục có những phát minh đưa con người tiến tới một xã hội thông tin. Các dòng sản phẩm và các ứng dụng đa phương tiện của các hãng càng hướng đến các chuẩn. Một trong các chuẩn mà các hãng hướng đến và hay quan tâm đến đó là Chuẩn khuyến nghị H323. Tuân theo chuẩn H323, các dòng sản phẩm và các ứng dụng đa phương tiện từ nhiều hãng khác nhau có thể hoạt động cùng nhau, cho phép người dùng có thể qua lại mà không cần quan tâm tới vấn đề tương thích. Với đề tài “Tìm hiểu chuẩn khuyến nghị H323 và ứng dụng truyền thông đa phương tiện”, báo cáo của chúng em phân chia như sau: - Tìm hiểu tổng quan chuẩn khuyến nghị H323, các thành phần của hệ thống, các giao thức theo chuẩn H323 do Nomintsetseg, Bùi Hồng Nhung tìm hiểu. - Hoạt động chính của H323 và giải pháp công nghệ triển khai chuẩn H323 do bạn Lều Thị Lan tìm hiểu. - Khảo sát công nghệ H323 đang được triển khai đối với dịch vụ truyền thông do bạn Trần Xuân Quý đảm nhiệm. Do thời gian hoàn thành báo cáo khá ngắn, kiến thức của chúng em về các vấn đề liên quan đến đề tài còn rất hạn chế nên báo cáo có nhiều sai sót và chưa chính xác. Chúng em mong cô chỉ dẫn để báo cáo được đầy đủ, chính xác và hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn! I. Chuẩn khuyến nghị H323 1. Giới thiệu chung Chuẩn khuyến nghị H323 được ra đời vào tháng 5/1996 do ITU-T đặc tả; là chuẩn đầy đủ của mô hình hệ thống truyền thông đa phương tiện dựa trên mô hình mạng viễn thông dịch vụ số kết hợp với mạng IP, bao gồm các chuẩn về kiến trúc hệ thống và các thành phần trong hệ thống. Chuẩn H323 là chuẩn cho hệ thống qui mô lớn, chuyên nghiệp, đạt chất lượng với giá thành nhất định. Chuẩn gồm nhiều thành phần: thiết bị phần cứng và phần mềm. Chuẩn H.323 cung cấp nền tảng kỹ thuật cho truyền thoại, hình ảnh và số liệu một cách đồng thời qua các mạng IP, bao gồm cả Internet. Tuân theo chuẩn H.323, các sản phẩm và các ứng dụng đa phương tiện từ nhiều hãng khác nhau có thể hoạt động cùng với nhau, cho phép người dùng có thể thông tin qua lại mà không phải quan tâm tới vấn đề tương thích. H.323 cũng cung cấp các tiêu chuẩn về độ trễ cho các tín hiệu âm thanh, định nghĩa mức ưu tiên trong việc chuyển tải các tín hiệu yêu cầu thời gian thực trong truyền thông Internet. H323 bao gồm cả chức năng điều khiển cuộc gọi, quản lí thông tin đa phương tiện, quản lí băng thông, cung cấp giao diện giữa mạng LAN và các mạng khác. Với chuẩn H.323 các nhà khai thác mạng có thêm cơ hội để nghiên cứu và phát triển các dịch vụ viễn thông đa dịch vụ mới, nâng cao chất lượng mạng. Hiện nay, H.323 đã phát triển lên version 4 (công bố vào 17/11/2000). 2. Các thành phần trong hệ thống H.323 Hình 1 : Cấu trúc của một hệ thống H.323 Hệ thống H.323 bao gồm các thành phần: - Thiết bị đầu cuối H.323 (H.323 Terminal): Là một trạm cuối trong mạng LAN, đảm nhận cung cấp truyền thông hai chiều theo thời gian thực. - H.323 Gateway: Cung cấp khả năng truyền thông giữa hệ thống H.323 và các hệ thống chuyển mạch kênh khác (PSTN/ISDN). - Gatekeeper: Là một thành phần không bắt buộc. Nó thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của hệ thống. Khi có mặt Gatekeeper trong hệ thống, mọi thành phần trong hệ thống phải thực hiện thủ tục đăng ký với Gatekeeper. Tất cả các điểm cuối H.323 (terminal, gateway, MCU) đã đăng ký với Gatekeeper tạo thành một vùng H.323 (H.323 zone) do Gatekeeper đó quản lý. - Đơn vị điều khiển liên kết đa điểm (MCU – Multipoint Control Unit): Thực hiện chức năng tạo kết nối đa điểm hỗ trợ các ứng dụng truyền thông nhiều bên. Thành phần này cũng là tùy chọn. 2.1 Thiết bị đầu cuối H.323 Các thành phần chức năng của một thiết bị đầu cuối H.323 được miêu tả như hình vẽ dưới đây: Hình 2: Thiết bị đầu cuối H.323 Thiết bị đầu cuối H.323: - Các thành phần giao tiếp với người sử dụng. - Các bộ codec (audio và video). - Phần trao đổi dữ liệu từ xa (telematic). - Lớp (layer) đóng gói (chuẩn H.225.0 cho việc đóng gói multimedia). - Phần chức năng điều khiển hệ thống. - Giao diện giao tiếp mạng LAN. 2.2 H.323 gateway Gateway mang các tính năng phục vụ cho hoạt động tương tác giữa các thiết bị trong hệ thống với các thiết bị trong mạng chuyển mạch kênh như PSTN, ISDN,… Thiết bị cổng H.323 được bố trí nằm giữa các thành phần trong hệ thống H.323 với các thiết bị nằm trong các hệ thống (các mạng chuyển mạch kênh). Nó phải cung cấp tính năng chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu truyền và chuyển đổi thủ tục một cách thích hợp giữa mạng LAN các loại mạng mà gateway kết nối tới, cụ thể: - Thực hiện chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu thoại, video, số liệu nếu cần. - Thực hiện chức năng thiết lập cuộc gọi, hủy cuộc gọi đối với cả hai phía mạng LAN và mạng chuyển mạch kênh (SCN – Switched Circuit Network). Nhìn chung, thiết bị cổng có nhiệm vụ phản ánh đặc tính của một điểm cuối H.323 trong mạng LAN tới một thiết bị cuối trong mạng chuyển mạch kênh và ngược lại nhằm tạo ra tính trong suốt đối với người sử dụng. Các Gateway có thể liên kết với nhau thông qua mạng chuyển mạch kênh để cung cấp khả năng truyền thông giữa các thiết bị đầu cuối H.323 không nằm trong cùng một mạng LAN. Cấu trúc của Gateway bao gồm: - Khối chức năng của thiết bị H.323: khối chức năng này có thể là chức năng đầu cuối (để giao tiếp với một terminal trong hệ thống H.323) hoặc chức năng MCU (để giao tiếp với nhiều terminal). - Khối chức năng của thiết bị chuyển mạch kênh: mang chức năng giao tiếp với một hay nhiều thiết bị đầu cuối trong mạng chuyển mạch kênh. - Khối chức năng chuyển đổi: bao gồm chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu và chuyển đổi thủ tục. 2.3 Gatekeeper Gatekeeper cung cấp các dịch vụ điều khiển cuộc gọi cho các điểm cuối trong hệ thống H.323. Gatekeeper là tách biệt với các thiết bị khác trong hệ thống về mặt logic, tuy nhiên trong thực tế thì nó có thể được tích hợp với các thiết bị khác như gateway, MCU… Khi có mặt trong hệ thống, Gatekeeper phải cung cấp các chức năng sau: - Dịch địa chỉ: Dịch từ địa chỉ alias hoặc một số điện thoại ảo của một điểm cuối sang địa chỉ IP tương ứng. - Điều khiển kết nạp (Admission Control): Điều khiển việc cho phép hoạt động của các điểm cuối. - Điều khiển băng thông (Bandwidth Control): Điều khiển cấp hoặc từ chối cấp một phần băng thông cho các cuộc gọi của các thiết bị trong hệ thống. - Quản lý vùng (Zone Management): Thực hiện các chức năng trên với các điểm cuối H.323 đã đăng ký Gatekeeper (một vùng H.323). Ngoài ra, Gatekeeper có thể cung cấp các chức năng như báo hiệu điều khiển cuộc gọi, điều khiển cho phép cuộc gọi, quản lý băng thông, quản lý cuộc gọi, tính cước. 2.4 Đơn vị điều khiển liên kết đa điểm MCU MCU hỗ trợ việc thực hiện các cuộc đàm thoại hội nghị giữa nhiều thiết bị đầu cuối. Trong chuẩn H.323, MCU bắt buộc phải có một bộ điều khiển đa điểm MC (Multipoint Controller) và MP (Multipoint Processor). MC điều khiển việc liên kết giữa nhiều điểm cuối trong hệ thống bao gồm: - Xử lỷ việc đàm phán giữa các thiết bị đầu cuối để quyết định một khả năng xử lý dòng dữ liệu media chung giữa các thiết bị đầu cuối. - Quyết định dòng dữ liệu nào sẽ là dòng dữ liệu multicast. MC không xử lý trực tiếp một dòng dữ liệu media nào. Việc xử lý các dòng dữ liệu sẽ do các MP đảm nhiệm. MP sẽ thực hiện việc trộn, chuyển mạch, xử lý cho từng dòng dữ liệu thời gian thực trong cuộc hội nghị. Việc truyền thông tin trong mạng IP tồn tại dưới ba hình thức: Unicast, multicast và broadcast. Trong hệ thống H.323 cuộc hội nghị nhiều bên có thể có ba loại cấu hình hội nghị sau: - Cấu hình tập trung (Centralized Multipoint Conference). - Cấu hình phân tán (Decentralized Multipoint Conference). - Cấu hình lai (Hybrid Multipoint Conference). 3. Chồng giao thức H.323 Chồng giao thức (khung giao thức) là một mô hình truyền thông sử dụng nhiều giao thức tạo thành các tầng giao thức khác nhau. Hình 3: Liên hệ chồng giao thức H.323 với mô hình OSI H323 bao gồm các chuẩn sau: - H.245: Khuyến nghị về báo hiệu điều khiển truyền thông multimedia. - H.225.0: Đóng gói và đồng bộ các dòng thông tin đa phương tiện (thoại, truyền hình, số liệu). Khuyến nghị này bao gồm giao thức RTP/RTCP và các thủ tục điều khiển cuộc gọi Q.931 (DSS 1). - Các chuẩn nén tín hiệu thoại: G.711, G.722, G.723, G.728, G.729 - Các chuẩn nén tín hiệu video: H.261, H.263 - Các chuẩn cho các ứng dụng chia sẻ số liệu: T.120 Hình 4. Chồng giao thức H.323 3.1 Các chuẩn giải mã/mã hóa H.323 xác định các chuẩn về việc nén và giải nén các chuỗi âm thanh và hình ảnh, bảo đảm rằng những thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau sẽ có cùng một khuôn thức chung. Nó còn hết sức mềm dẻo trong các tính năng bổ sung và thực thi cao dựa vào các phần cứng và phần mềm chuyên dụng. Ví dụ trong hội nghị H.323 có thể bao gồm các đầu cuối với các khả năng khác nhau. Một đầu cuối chỉ có khả năng thoại có thể tham gia vào hội nghị của các đầu cuối có khả năng hình ảnh hoặc số liệu. Hơn nữa, các đầu cuối đa phương tiện H.323 có thể chia sẻ một phần dữ liệu với đầu cuối số liệu T.120, trong khi đang chia sẻ âm thanh, hình ảnh hoặc số liệu với các đầu cuối H.323 khác. 3.1.1 Bộ mã hóa/giải mã audio Bộ này thực hiện mã hóa và giải mã tín hiệu âm thanh (thường là tiếng nói). Thuật toán mã hóa trong H323 hoàn toàn phù hợp với các chuẩn của ITU. Kỹ thuật số mã hóa và nén tín hiệu âm thanh phải cân bằng giữa chất lượng tiếng nói,tốc độ bit và độ trễ đồng bộ với hình ảnh. Tất cả các đầu cuối H.323 phải có bộ mã hoá và giải mã thoại. Các tiêu chuẩn mã hoá/giải mã khác được chỉ ra trong chuẩn khuyến nghị H.323 là G.711, G.722, G.723, G.728, G.729, và MPEG-1 audio. - G.711: phương pháp mã hóa tín hiệu dạng sóng, mã hóa trực tiếp tín hiệu lấy mẫu tiếng nói, âm thanh với các luật lượng tử hóa luật µ, luật A; tốc độ 64kbps. - G.729: mã hóa theo các phương pháp lai kết hợp giữa phương pháp mã hóa tín hiệu dạng sóng và phương pháp mã hóa nguồn tiếng nói. 3.1.2 Bộ mã hóa/giải mã video Video Codec mã hóa tín hiệu hình ảnh từ Camera để truyền dẫn và giải mã tín hiệu nhận được (đã mã hóa) để hiện thị hình ảnh. Trong H.323 truyền hình ảnh có thể có hoặc không vì vậy việc hỗ trợ Video Codec là tùy chọn. Tuy nhiên các đầu cuối cung cấp khả năng liên lạc hình ảnh phải được hỗ trợ giao thức mã hóa, giải mã tín hiệu Video. - Chuẩn H.261 được ITU đưa ra năm 1990. Chuẩn này đưa ra những phương pháp mã hóa và giải mã hình ảnh, dùng trong truyền hình ảnh Video của các dịch vụ nghe nhìn với tốc độ px64 Kbps (p= 1-30). Chuẩn này thực sự hiệu quả khi sử dụng cho các ứng dụng sử dụng trong mạng chuyển mạch kênh (SCN). H.261 thường được dùng với các chuẩn khác như H.221, H.230, H.242 và H.320 hoặc các chuẩn mới. - H.263 ra đời sau khoảng 5 năm sau H.261 là phần mới thêm vào trong loạt chuẩn H của ITU-T mục đích là để mở rộng khả năng Video cho dịch vụ truyền thông tốc độ thấp (Low bit rate Communication). H.263 thiết kế cho mạng tốc độ nhỏ hơn 64 Kbps. Rất thích hợp cho các mạng truyền thông tốc độ thấp. 3.2 Giao thức báo hiệu RAS (H.225) RAS (Registration Admission Status) là giao thức báo hiệu được sử dụng giữa các gateway và gatekeeper. Kênh RAS được mở trước các kênh khác và độc lập với kênh thiết lập cuộc gọi và kênh truyên thông đa phương tiện. Kênh RAS dùng để truyền tải các bản tin sử dụng trong quá trình đăng ký điểm cuối và tìm kiếm Gatekeeper mà liên kết một địa chỉ định danh của điểm cuối với địa chỉ giao vận (transport address) kênh báo hiệu cuộc gọi của nó. Kênh RAS là kênh không tin cậy, vì thế trong khuyến nghị H.225 đã khuyến nghị thời gian giới hạn định trước và số lần gửi yêu cầu cho một vài loại bản tin. RAS sử dụng trên nền User Datagram Protocol (UDP) với cổng 1719 dành cho các thông điệp H.255 và cổng 1718 dành cho các bản tin multicast phát hiện gatekeeper. 3.2.1 Tìm kiếm RAS Gatekeeper Quá trình thiết bị đầu cuối H.323 hay gateways tìm kiếm gatekeeper trong vùng Automatic Gatekeeper Discovery: - Nếu một thiết bị đầu cuối H.323 không biết gatekeeper của nó, thì nó có thể gửi một yêu cầu tìm kiếm Gatekeeper Request (GRQ). Đây là một gói tin UDP đã định địa chỉ gửi đến cổng đích 1718 và truyền đi dưới dạng địa chỉ IP multicast với địa chỉ nhóm multicast 224.0.1.41. - Một hoặc một số gatekeepers trả lời các yêu cầu bằng thông điệp chấp nhận Gatekeeper Confirmation (GCF) hoặc thông điệp từ chối Gatekeeper Reject (GRJ). Một thông điệp từ chối bao gồm lý do từ chối, và có thể trả về thông tin về những gatekeeper thay thế. Cơ chế phát hiện tự động cho phép một thiết bị đầu cuối tìm kiếm gatekeeper của nó thông qua thông điệp Gatekeeper Request (GRQ) dạng multicast. Do đó, thiết bị đầu cuối không cần phải cấu hình tĩnh gắn với gatekeeper. Một gatekeeper trả lời bằng thông điệp GCF hoặc GRJ. Một gatekeeper có thể được cấu hình để chỉ đáp ứng subnet cố định nào đó. - Nếu một gatekeeper không còn khả năng đáp ứng, gateway thực hiện việc tìm kiếm lại gatekeeper khác. Nếu gateway tìm thấy một gatekeeper ở trạng thái off-line, thì nó không tiếp nhận cuộc gọi mới nữa và tiếp tục tìm kiếm gatekeeper khác. Những cuộc gọi đang hoạt động thì không bị ảnh hưởng. [...]... hình kết nối đa điểm: 2 Yêu cầu về đường truyền: - Hệ thống hoạt động trên nền IP Có thể sử dụng đường truyền FTTH, Megawan hoặc leaseline (không khuyến khích sử dụng đường truyền ADSL) - Để đạt chất lượng HD Băng thông tối thiểu (download/upload) là 1 Mbps tại mỗi điểm chi nhánh - Băng thông tối thiểu tại điểm trung tâm = tổng băng thông tại các điểm nhánh Cụ thể trong trường hợp hội nghị 04 điểm... RAS dùng để truyền tải các bản tin sử dụng trong quá trình đăng ký điểm cuối và tìm kiếm Gatekeeper mà liên kết một địa chỉ danh của điểm cuối với “địa chỉ lớp giao vận” kênh báo hiệu cuộc gọi của nó Kênh RAS là kênh không tin cậy, vì thế trong khuyến nghị H.225 đã khuyến nghị thời gian giới hạn định trước và số lần gửi yêu cầu cho một vài loại bản tin 4.1 Tìm kiếm Gatekeeper Điểm cuối sẽ tìm kiếm Gatekeeper... giữa các thiết bị đầu cuối H.225.0 mô tả cách âm thanh, video, dữ liệu và thông tin điều khiển trên một trên gói tin trong mạng có thể được quản lý để cung cấp các dịch vụ đàm thoại trong thiết bị H.323 H.225.0 đóng gói và đồng bộ các dòng thông tin đa phương tiện (thoại, truyền hình, số liệu) Khuyến nghị này bao gồm giao thức RTP/RTCP và các thủ tục điều khiển cuộc gọi Q.931 (DSS 1) Cấu trúc của H.225... báo hiệu điều khiển truyền thông multimedia H.245 H.245 xử lý các thông điệp điều khiển end-to-end giữa các thực thể H.323 Thủ tục H.245 thiết lập các kênh logic để truyền âm thanh, video, dữ liệu, kênh điều khiển thông tin Nó được sử dụng để điều phối cách sử dụng và khả năng của kênh như: kiểm soát luồng và khả năng trao đổi thông tin Hình 8 Ví dụ bản tin của H.245 4 Báo hiệu và xử lý cuộc gọi Kênh... hội nghị đặc biệt, các dịch vụ bổ sung Kết thúc cuộc gọi Một thiết bị đầu cuối có thể kết thúc cuộc gọi theo các bước của thủ tục sau: - - Dừng truyền luồng tín hiệu video khi kết thúc truyền một ảnh, sau đó đóng tất cả các kênh logic phục vụ truyền video Dừng truyền dữ liệu và đóng tất cả các kênh logic dùng để truyền dữ liệu Dừng truyền audio sau đó đóng tất cả các kênh logic dùng để truyền audio Truyền. .. để truyền báo hiệu cuộc gọi và nội dung đối với mỗi cuộc gọi Gatekeeper có thể bao gồm các khối chức năng sau:  Chức năng chuyển đổi địa chỉ E.164 (Số E.164 là số điện thoại tuân thủ theo cấu           trúc và kế hoạch đánh số được mô tả trong khuyến nghị E.164 của Liên minh viễn thông quốc tế ITU): chuyển đổi địa chỉ E.164 sang địa chỉ IP và ngược lại để truyền các bản tin, nhận và truyền. .. tin sử dụng: xác định hoặc ghi lại các thông tin về sự kiện (truy nhập, cảnh báo) và tài nguyên Chức năng báo cáo các bản tin sử dụng: báo các các bản tin đã được sử dụng ra thiết bị ngoại vi Gateway truyền tải kênh thoại MGM: cung cấp phương tiện để thực hiện chức năng chuyển đổi mã hóa Nó sẽ chuyển đổi giữa các mã hóa trong mạng IP với các mã hóa truyền trong mạng chuyển mạch kênh Gateway truyền. .. chỉ kênh thông tin: cung cấp địa chỉ IP cho các kênh        thông tin truyền và nhận Chức năng chuyển đổi luồng: chuyển đổi giữa các luồng thông tin giữa mạng IP và mạng chuyển mạch kênh bao gồm việc chuyển đổi mã hóa và triệt tiếng vọng Chức năng dịch mã hóa: định tuyến các luồng thông tin giữa mạng IP và mạng chuyển mạch kênh Chức năng giao diện với mạng chuyển mạch kênh: kết cuối và điều khiển... các ứng dụng khác trên nền mạng IP  III Khảo sát dịch vụ hội nghị truyền hình I VDC Portal 1 Tên sản phẩm : MegaE – Meeting 2 Sơ đồ kết nối và mô tả kỹ thuật : a MCS Server • Tích hợp sẵn phần mềm đóng vai trò bộ điều khiển cuộc họp đa điểm với tối đa 1000 điểm trên 1 Server • Đồng thời xử lý được nhiều cuộc hội nghị riêng biệt • Hỗ trợ 8 đầu cầu đối thoại trực tuyến đồng thời trong 1 hội nghị và không... về đường truyền • Chất lượng cuộc hội nghị phụ thuộc rất lớn vào khả năng truyền tải dữ liệu của đường truyền MCS cho phép điều chỉnh chất lượng hình ảnh theo lưu lượng cho phép của băng thông Nếu băng thông cao đặt chất lượng video ở mức chuyển động thực (24 hình/s) , nếu băng thông hạn chế đặt ở mức thấp hơn (5-20 hình/s) trong đó luôn đảm bảo kết nối ổn định và lời thoại rõ ràng • Băng thông download/ . CNTT & TT *** BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MÔN TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN Đề tài: Tìm hiểu chuần khuyến nghị H323 và ứng dụng truyền thông đa phương tiện. Sinh viên thực hiện: 1. Javkhlanbaatar. thích. Với đề tài Tìm hiểu chuẩn khuyến nghị H323 và ứng dụng truyền thông đa phương tiện , báo cáo của chúng em phân chia như sau: - Tìm hiểu tổng quan chuẩn khuyến nghị H323, các thành phần của hệ. phẩm và các ứng dụng đa phương tiện của các hãng càng hướng đến các chuẩn. Một trong các chuẩn mà các hãng hướng đến và hay quan tâm đến đó là Chuẩn khuyến nghị H323. Tuân theo chuẩn H323,

Ngày đăng: 14/04/2015, 01:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời Nói Đầu

    • 3.2.3 RAS tiếp nhận (RAS Admissions)

    • 3.2.4 Định vị thiết bị đầu cuối (RAS Endpoint Location)

    • 3.2.5 RAS thông tin trạng thái (RAS Status Information)

    • 3.2.6 RAS Điều khiển băng thông (RAS Bandwidth Control)

    • III. Khảo sát dịch vụ hội nghị truyền hình

    • Tổng Kết

    • Tài liệu tham khảo:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan