Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 153 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
153
Dung lượng
1,84 MB
Nội dung
Bộ thơng mại Viện nghiên cứu thơng mại Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ Giải pháp phát triển đội ngũ thơng nhân trên địa bàn nông thôn nớc ta Chủ nhiệm đề tài: nguyễn thị thanh hà 6477 24/8/2007 hà nội - 2007 4 MỘT SỐ TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG BÁO CÁO APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOT Đầu tư xây dựng – kinh doanh thu hồi vốn – chuyển giao CNH Công nghiệp hóa CTCP Công ty cổ phần CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn DNNN Doanh nghiệp Nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân DVPTKD Dịch vụ phát triển kinh doanh EU Liên minh châu Âu HĐH Hiện đại hóa HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế HTX Hợp tác xã KTTN Kinh tế tư nhân TCTK Tổng cục Thống kê WTO Tổ chức thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa 5 MỞ ĐẦU Địa bàn nông thôn nước ta có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trong cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước và đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu đãi phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách ưu đãi đào tạo, đào tạo lại và thu hút nguồn nhân lực cho địa bàn nông thôn nhằm rút ngắn khoả ng cách về trình độ phát triển giữa nông thôn và thành thị. Riêng đối với nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại, từ khi thực hiện sự nghiệp đổi mới, đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn đã có những bước phát triển nhất định, nhất là về số lượng thương nhân trong các thành phần kinh tế. Từ chỗ thương nhân thuộc thành phần quốc doanh và hợp tác xã mua bán chiếm vị trí độc tôn, mua bán theo m ệnh lệnh hành chính, đến nay đã hình thành đội ngũ thương nhân thuộc nhiều thành phần kinh tế có quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh và bình đẳng trước luật pháp, đội ngũ thương nhân này ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Từ giữa những năm 90, nhất là từ năm 1997 đế n nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, cũng như các biện pháp kích cầu đối với khu vực nông thôn nhằm duy trì và nâng cao sức phát triển của khu vực này, đồng thời chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng theo hướng CNH, HĐH. Một vấn đề đặt ra là các biệ n pháp tác động cơ từ phía cung và phía cầu ở khu vực thị trường nông thôn có mang lại kết quả như mong muốn nếu thiếu đi sự phát triển tương xứng cần thiết của đội ngũ thương nhân. Hoạt động của đội ngũ thương nhân tại khu vực nông thôn vẫn chưa thực sự đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển sản xuất và tiêu dùng ở khu vực này. Các thương nhân vẫn ch ủ yếu tập trung vào khâu mua - bán hàng hoá sẵn có, mà thiếu vắng các hoạt động tạo dựng nguồn hàng, đặc biệt là các hoạt động trong việc nâng cao khả năng thương mại, khuyếch trương thương mại và mở rộng phạm thương mại cho các sản phẩm của khu vực nông thôn - vốn mang 6 các hạn chế thương mại của sản phẩm xuất xứ từ nền sản xuất nhỏ, tiểu nông. Một trong những nguyên nhân là trình dộ phát triển nguồn nhân lực ở địa bàn nông thôn nói chung và trình độ phát triển của đội ngũ thương nhân nói riêng còn có một khoảng cách khá xa so với thành thị. Có thể nói đội ngũ thương nhân ở địa bàn nông thôn nước ta hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầ u của phát triển nền kinh tế thị trường và của nhiệm vụ phát triển thương mại, thị trường nông thôn trong điều kiện đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh tự do hóa thương mại, toàn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu rộng. Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường, thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế dứt khoát phải dựa trên một sự chuyển dịch về cơ cấu và phải tính đến những quan hệ, xu thế lớn của thương mại toàn cầu và những đòi hỏi rất mạnh mẽ của khu vực dịch vụ. “Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để mở rộng thị trường trong nước và h ội nhập quốc tế có hiệu quả” 1 , là một chủ trương quan trọng của Đảng nhằm đẩy nhanh quá trình này đồng thời tạo động lực phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững. Để thực hiện được chủ trương quan trọng này, phải có một đội ngũ thương nhân mạnh và “tinh”. Tuy vậy, thực tiễn những năm qua cho thấy đội ngũ thương nhân nói chung, thương nhân trên địa bàn nông thôn nói riêng số lượng tuy nhiề u nhưng chất lượng, tính chuyên nghiệp chưa cao. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp phát triển đội ngũ thương nhân phù hợp nhằm tạo khung pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi, khuyến khích đội ngũ thương nhân Việt nam phát triển, thực hiện được vai trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Một lộ trình mới được mở ra cho sự giàu có của đất nước phải dựa trên một nền tảng vững chắc là nguồn lực con người, trí tuệ con người và đạo đức của con người. Đất nước ta không có nhiều tài nguyên khoáng sản và còn đi sau về công nghệ, nhưng chúng ta có thể rút ngắn khoảng cách và vượt lên dòng thời cuộc nếu biết khai thác tốt hơn nữa và đầu tư nhiều hơn nữa vào nguồn lực con ng ười Việt Nam. Bên cạnh những khó khăn, chúng ta cũng 1 Nghị quyết Đại hội Đảng IX 7 có những cơ may đó là: dân số đông trên 80 triệu người với khoảng 40 triệu lao động cần cù khéo tay, có kiến thức văn hoá và có quyết tâm làm giàu; môi trường chính trị đất nước ngày càng ổn định, các nhà đầu tư không sợ sự rủi ro; một đội ngũ nhân lực đang và sẽ được đào tạo có trình độ cao; một đội ngũ doanh nhân trẻ có trí tuệ; một đội ngũ thương nhân năng động và khát vọng làm giàu, đó chính là thuận lợi lớn phát triển thương mại và thị trường. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt nam đã có những quan tâm và có những chỉ đạo tích cực nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển mạnh thương mại và thị trường như: đầu tư phát triển sản xuất, dịch vụ xuất khẩu; xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường; phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới. Tuy nhiên, cho tới nay, đội ngũ thương nhân Việt nam và nhất là thương nhân trên địa bàn nông thôn chưa thực sự đáp ứng được những đòi hỏi của hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Mặc dầu Nhà nước đã đầu tư rất nhiều tiền vào xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển thương mại nông thôn như xây dựng chợ, các trung tâm thương mại cụm, xã… đồng thời, Nhà nước cũng đã thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá, miễn giảm thuế cho hoạt động kinh doanh ở một số địa bàn nông thôn, miền núi khó khăn… nhưng thương mại ở địa bàn nông thôn vẫn chưa phát triển, hàng hóa của nông dân sản xuất ra vẫn gặp nhi ều khó khăn trong tiêu thụ. Một trong những nguyên nhân quan trọng đẫn đến tình trạng này là đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn nước ta còn nhiều hạn chế. Phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn là nhân tố quyết định để phát triển thương mại, thị trường nông thôn, góp phần quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển thương mại, thị trường cả nước theo định hướng xã hội ch ủ nghĩa. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn ở nước ta” là rất cần thiết cho cả trước mắt và lâu dài. Nó vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có tác dụng thực tiễn sâu sắc trong việc xây dựng đội ngũ thương nhân vừa có đức vừa có tài, ngang tầm với nhiệm vụ của ngành thương mại trong giai đoạn tới. 8 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: − Làm rõ một số vấn đề lý luận về thương nhân. − Tổng quan kinh nghiệm phát triển đội ngũ thương nhân của một số nước, đặc biệt là của Trung quốc và Thái lan và rút ra bài học cho Việt Nam. − Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ thương nhân và hoạt động của thương nhân trên địa bàn nông thôn cả nước và theo từng khu vực, so sánh vớ i yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quôc tế của Việt nam, từ đó chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. − Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn trong thời gian tới cho phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và phát triển thương mại bền v ững. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu: − Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, trên địa bàn nông thôn. − Hoạt động của thương nhân, − Các chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển thương nhân trên địa bàn nông thôn nước ta qua các thời kỳ. * Phạm vi nghiên cứu: − Về nội dung: Quá trình phát triển của đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn thông qua hoạt động thương mại, dị ch vụ và sự tác động của cơ chế chính sách đối với sự phát triển thương nhân trên địa bàn nông thôn; − Về không gian: là phạm vi nông thôn cả nước, có phân chia theo các khu vực đặc thù như nông thôn đồng bằng và miền núi và theo khu vực các vùng kinh tế của nước ta. − Về thời gian: Đánh giá thực trạng thương nhân và hoạt động của thương nhân trên địa bàn nông thôn thời kỳ 1996-2004; giải pháp phát triển đội ngũ thương nhân cho tới n ăm 2010. 9 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: − Khảo sát thực tế. − Thu thập tài liệu (thu thập và nghiên cứu tài liệu trong nước và kinh nghiệm nước ngoài). − Sử dụng các phương pháp: tổng hợp, phân tích, so sánh và luận giải những vấn đề về cơ sở khoa học, hội thảo khoa học. − Phương pháp chuyên gia (tham khảo lấy ý kiến chuyên gia). Nộ i dung của đề tài gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận trong việc phát triển đội ngũ thương nhân Chương II: Thực trạng phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn thời kỳ 1996-2004 Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn nước ta 10 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THƯƠNG NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN 1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của việc phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Thương nhân Trong lý luận về kinh tế và quản lý thị trường, có ba phạm trù liên quan chặt chẽ với nhau là: Thị trường, thương mạ i và thương nhân. Khái niệm về thị trường: Thị trường là lĩnh vực cụ thể của lưu thông hàng hoá là tổng hoà những mối quan hệ mua bán trong xã hội, là nơi diễn ra hoạt động thương mại, là không gian cho hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá, tiền tệ, phản ánh tổng hợp quan hệ giữa các bộ phận của nền kinh tế quốc dân, quan hệ cung và cầu của xã hội. Việc mua và bán đều được di ễn ra thông qua thị trường. Thị trường là phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu, và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó. Còn có rất nhiều định nghĩa khác về thị trường, mỗi định nghĩa đều phản ánh mặt này hay mặt khác của bản chất kinh t ế thị trường. Nhưng dù nội dung định nghĩa có khác nhau như thế nào đi chăng nữa, nhưng vẫn không thoát khỏi một ý nghĩa bao quát chung, đó là: “Thị trường là một tồn tại tất yếu khách quan trong nền sản xuất hàng hoá, là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu thụ, là nơi để các nhà doanh nghiệp có thể đánh giá, kiểm nghiệm lại các hoạt động kinh doanh của mình” Kinh tế thị trường càng phát triển thì hoạt động trên thương trường càng sôi động, nhộn nhịp. Khi nào và ở đâu sản xuất hàng hoá phát triển, các điều kiện lưu thông được cởi mở thì khi đó, nơi đó xuất hiện nhu cầu mở rộng trao đổi và theo đó các hoạt động mua bán, lưu thông hàng hoá tăng lên. 11 Khái niệm về thương mại: Thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, thông qua tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác 2 . Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụ ng dịch vụ theo thỏa thuận. Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại. Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thươ ng mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại” 3 Khái niệm hoạt động thương mại trong Luật sửa đổi năm 2005 mở rộng nhiều so với Luật thương mại năm 1997, hoạt động thương mại không chỉ bao gồm các hành vi thương mại như mua bán hàng hóa và các hoạt động dịch vụ và xúc tiến thương mại liên quan đến hàng hóa mà bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Do đó, các chủ thể là thương nhân r ất rộng lớn chiếm tỷ trọng cao trong các tổ chức doanh nghiệp của nền kinh tế nước nhà. Khái niệm về thương nhân: Trong nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều loại hình thức sở hữu, tất yếu tồn tại các chủ thể kinh doanh thương mại khác nhau: Nhà nước, tập thể và tư nhân. Các thành phần thương mại cùng tồn tại trên thị trường, tạo ra thế c ạnh tranh sống động và là động lực quan trọng cho sự phát triển của thị trường, phát triển kinh tế xã hội. Sự cạnh tranh này vừa hướng tới liên kết những nhà kinh doanh, vừa tao ra cơ sở cho 2 Luật Thương mại, Điều 3 3 Luật Thương mại Điều 3 12 sự hoàn thiện các hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và lành mạnh hóa các quan hệ thị trường. Hiện nay, ở nước ta, các chủ thể tham gia thị trường thuộc nhiều thành phần kinh tế, có đăng ký kinh doanh (DNNN, các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, DNTN, HTX, hộ kinh doanh cá thể) và không phải đăng ký kinh doanh (các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối trực tiếp bán sản phẩm c ủa họ ra thị trường và những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp được pháp luật thừa nhận). Luật Thương mại sửa đổi được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã định nghĩa về thương nhân: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạ t động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” 4 Các tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động kinh doanh thương mại hợp pháp theo qui định của pháp luật gồm: Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước (2004); Doanh nghiệp tư nhân; Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty hợp danh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (1999); Các hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã (2004), các Hợp tác xã và Liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 97/2005/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh hợp tác xã. Các cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên có đăng ký kinh doanh gồm các hộ kinh doanh cá thể đã đăng ký kinh doanh theo Nghị định Số 109/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ Về đăng ký kinh doanh; Theo định nghĩa trên thì doanh nghiệp hoạt động thương mại là thương nhân. Tuy vậy, theo cách hiểu thông thường trong dân gian thì “nhân” có nghĩa là người, “thương” là buôn bán, như vậy “thương nhân” là người làm công việc buôn bán. Nếu như “doanh nhân” là người chịu trách nhiệm hay điều hành một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung, thì “thương nhân” là người chịu trách nhiệm hay điều hành doanh nghiệp thương mại. Ở nước ta, trước đây trong dân gian thường gọi thương nhân là các nhà buôn. Nhà buôn (thương gia) khi có mặt trên thương trường, bao giờ cũng 4 Luật Thương mại, Điều 6 [...]... thường 1.2.3 Đặc điểm của đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn Thương nhân trên địa bàn nông thôn cũng có những đặc điểm của thương nhân Việt Nam nói chung, nhưng vì kinh doanh trên địa bàn nông thôn nên hoạt động của họ có những đặc điểm khác: Thương nhân nông thôn còn hạn chế về năng lực kinh doanh so với thương nhân thành thị Phần lớn thương nhân nông thôn là những thương nhân nhỏ, trình độ kinh... tỉnh) Thương nhân trên địa bàn nông thôn là những thương nhân mà hoạt động kinh doanh thương mại của họ chủ yếu diễn ra trên địa bàn nông thôn, thường là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên có đăng ký kinh doanh và có trụ sở chính hoặc địa điểm kinh doanh (đối với cá nhân) trên địa bàn nông thôn Hoạt động thương mại của thương nhân. .. dân nông thôn mà trong đó chú trọng đến phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp như công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ ở địa bàn nông thôn Kinh nghiệm thực tế của các nước đang phát triển châu Á cho thấy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là vấn đề cốt lõi của phát triển nông nghiệp và nông thôn Cần phát triển mạnh thị trường tiêu thụ hàng hoá nhằm khuyến khích phát triển. .. kém phát triển so với thành phố, sản xuất hàng hoá ở nông thôn còn manh mún và phân tán, dung lượng thị trường nông thôn còn thấp nên chi phí vận chuyển hàng hoá ở khu vực này thường cao hơn thành phố và các khu công nghiệp 1.3 Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn ở nước ta 1.3.1 Phát triển đội ngũ thương nhân để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông. .. lượng hàng hoá cao hơn Phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường nông thôn cũng đồng thời là đồng lực thúc đẩy phát triển quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển sang sản xuất hàng hoá đòi hỏi phát triển lưu thông, do đó không thể thiếu vai trò của thương nhân Đẩy mạnh tốc độ chuyển... yếu ở khu vực thành thị Thương nhân nông thôn là những thương nhân mà hoạt động kinh doanh thương mại của họ chủ yếu diễn ra trên địa bàn nông thôn Ngoài ra còn có những tiêu thức khác để phân loại thương nhân như: Căn cứ vào quy mô, giới tính, tuổi tác Theo quy mô có thương nhân lớn, thương nhân nhỏ Thương nhân lớn là những thương nhân có quy mô kinh doanh lớn thường hoạt động trên các lĩnh vực mua... ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác, phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng và nâng cao đời sống của dân cư trên địa bàn nông thôn Đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn là tập hợp số đông, độc lập, có tổ chức, các thương nhân mà hoạt động kinh doanh thương mại của họ chủ yếu diễn ra trên địa bàn nông thôn 5 Thống kê số lượng các đơn... ở nông thôn có thể rút ra những bài học kinh nghiệm để phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn Việt Nam như sau: 1) Đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư phát triển và HĐH hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện, thông tin liên lạc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường nông thôn và hoạt động của thương nhân (kinh nghiệm của Thái Lan)…; đặc biệt là hệ thống giao thông -... TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ THƯƠNG NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN THỜI KỲ 1996-2004 1 Thực trạng thương mại và thị trường nông thôn 1996 – 2004 1.1 Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn nông thôn Thực hiện đường lối Đổi mới toàn diện của Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam (tháng 12 năm 1986), trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm, ngành nông nghiệp có sự tiến bộ đột biến với chế độ khoán nông. .. hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong việc . phát triển đội ngũ thương nhân Chương II: Thực trạng phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn thời kỳ 1996-2004 Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ thương nhân. những nguyên nhân quan trọng đẫn đến tình trạng này là đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn nước ta còn nhiều hạn chế. Phát triển đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn là nhân tố quyết. đến sự phát triển thương nhân trên địa bàn nông thôn nước ta qua các thời kỳ. * Phạm vi nghiên cứu: − Về nội dung: Quá trình phát triển của đội ngũ thương nhân trên địa bàn nông thôn thông