1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG

173 1,1K 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-LÊ ANH DŨNG

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ VĂN VIỆN

HÀ NỘI – 2008

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vịnào

Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Lê Anh Dũng

Trang 3

Lời cảm ơn

Để hoàn thành được luận văn này, trước nhất, tôi xin chân thành cảm

ơn PGS.TS Đỗ Văn Viện- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Người đãdành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trìnhthực hiện đề tài này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu Nhà trường, các thầy côgiáo, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Quản trị kinh doanh, Khoa kinh tế

và phát triển nông thôn, Khoa sau đại học, những người đã truyền đạt cho tôinhững kiến thức bổ ích trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện uỷ, UBND huyện Kim Thành, cácphòng Thống kê, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Chi cục thuế, Phòng Lao độngthương binh và xã hội huyện và những những cơ sở KTTN đã cung cấpnhững số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tạiđịa bàn

Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi đã được rất nhiều sựgiúp đỡ của các bạn và gia đình Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và ghinhận những tình cảm quý báu đó

Hà nội, ngày tháng năm 2008

Tác giả luận văn

Lê Anh Dũng

Trang 5

2 Cơ sở luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tư nhân 4

3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 45

Trang 6

4.1.2 Kết quả điều tra 81

4.2.2 Giải pháp phát triển KTTN tại huyện Kim Thành trong thời kỳ hội

Trang 7

DANH M C B NG ỤC BẢNG ẢNG

Trang 8

4.4 Số lượng công ty TNHH trên địa bàn huyện Kim Thành qua các

4.11 Số lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân phân theo các

4.12 Lao động trong Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Kim

4.13 Lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn trên địa bàn huyện

4.15 Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế tư nhân theo giá

4.16 Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ của các cơ sở kinh tế tư nhân

Trang 9

4.22 Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của các cơ sở kinh tế tư nhân 924.23 Những chính sách ưu đãi áp dụng cho kinh tế tư nhân trên địa bàn

Trang 10

1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Vớimục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 Thực hiện pháttriển kinh tế nhiều thành phần, kinh tế Nhà nước làm chủ đạo có sự điều tiếtcủa nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tạo điều kiện cho các thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh có cơ hội phát triển, đóng góp vào sự pháttriển chung của đất nước

Qua một thời gian thực hiện, với chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhànước, nền kinh tế nước ta có bước phát triển vượt bậc GDP bình quân đầungười đạt xấp xỉ 600 USD/năm Thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vàolàm ăn, mở ra cơ hội cho nhiều doanh nghiệp trong nước

Với chủ trương phát triển đa dạng hoá nền kinh tế và các thành phầnkinh tế, đất nước thay da đổi thịt đi lên từng ngày Cơ sở hạ tầng liên tục đượcđổi mới làm thay đổi bộ mặt quốc gia Từ thành thị tới nông thôn, các nhàmáy, xí nghiệp, các khu công nghiệp liên tiếp mọc ra Các khu đô thị mới, cáccông trình phúc lợi được hình thành chiếm lĩnh các vị trí trọng yếu, làm đầutầu cho sự phát triển kinh tế của các vùng, các địa phương

Kinh tế phát triển, các ngành nghề phi nông nghiệp cũng phát triểntheo Đặc biệt các nhà máy, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân lànơi thu hút một lực lượng lớn lao động của đất nước

Với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế, thành phần kinh tế.Đảng và nhà nước đã không ngừng nghiên cứu đưa ra các chủ trương, hoànthiện các chính sách hỗ trợ phát triển Trong đó có chính sách đối với sự pháttriển của khu vực kinh tế tư nhân Điều này mở ra cơ hội lớn cho thành phầnkinh tế tư nhân không ngừng phát triển đóng góp vào sự phát triển chung củanền kinh tế đất nước

Trang 11

của vùng Đồng Bằng sông Hồng, là trung tâm, cầu nối của tam giác kinh tế

Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh Sự phát triển của Đồng Bằng sông Hồng cótác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế cả nước, chính vì vậy các chínhsách phát triển kinh tế đối với Đồng Bằng sông Hồng luôn được Đảng vàNhà nước đặc biệt quan tâm Với vị trí thuận lợi về giao thông, được sự quantâm của Nhà nước, của Tỉnh trong 10 năm trở lại đây huyện Kim Thành đã cónhững thay đổi nhanh chóng

Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, theo xu hướng tăng dần tỷtrọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.Các cụm công nghiệp liên tiếp được hình thành, môi trường đầu tư khôngngừng được quan tâm, đặc biệt cùng với chính sách chung của cả nước, củatỉnh Hải Dương Huyện Kim Thành cũng hết sức quan tâm tới sự phát triểncủa khu vực kinh tế tư nhân và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực này

Trước đây khi chưa có chính sách khuyến khích sự phát triển đối vớikinh tế tư nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân, chỉ có loạihình kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước tồn tại Một lượng lớn nguồn lực đã bịlãng phí, không được huy động vào sản xuất kinh doanh

Từ những năm 1990 trở lại đây, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khuvực KTTN được tạo điều kiện phát triển song hành cùng với nhiều khu vựckinh tế khác Thực tế đã khẳng định vai trò, cũng như những đóng góp to lớncủa KTTN vào sự phát triển chung của cả nước, của huyện Kim Thành, tỉnhHải Dương nói riêng

Hiện nay, khi nước ta đã ra nhập WTO, hội nhập sâu vào nền kinh tếthế giới, đứng trước nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển kinh tế đấtnước, trong đó có sự tác động tới khu vực kinh tế tư nhân

Việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng phát triển, cũng như tác động củaKTTN tới sự phát triển kinh tế là rất cần thiết, từ đó kịp thời có các giải phápphát huy những mặt mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực, có các cơ chếthúc đẩy khu vực KTTN tiếp tục phát triển, đóng góp nhiều hơn nữa cho kinh

Trang 12

tế địa phương và cả nước

Xuất phát từ các lý do trên tôi chọn đề tài: "Giải pháp phát triển kinh

tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương".

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân: hộ cá thể, các doanh nghiệpthuộc khu vực KTTN trên địa bàn huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương từ năm2000; 2005-2007, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển củaloại hình KTTN ở huyện Kim Thành

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển KTTNnói chung, hộ cá thể, doanh nghiệp thuộc thành phần KTTN nói riêng ở tỉnhHải Dương

- Đánh giá tình hình và kết quả phát triển kinh tế tư nhân, đặc biệt là hộ

cá thể, doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở huyện Kim Thành, nguyên nhânảnh hưởng đến sự phát triển thành phần kinh tế này tại huyện Kim Thànhtrong thời gian qua

- Đề xuất các giải pháp phát triển KTTN trên địa bàn huyện Kim Thànhtrong những năm tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các loại hình thuộc khu vực kinh tế tư nhân: Hộ cá thể, Doanh nghiệp

tư nhân, công ty Trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không có vốn nhànước, không có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện Kim Thành

Trang 13

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm cơ bản.

a) Kinh tế tư nhân:

* Khái niệm về kinh tế tư nhân:

KTTN là một loại hình kinh tế phát triển dựa trên sở hữu tư nhân vềtoàn bộ các yếu tố sản xuất (cả hữu hình và vô hình) được đưa vào sản xuấtkinh doanh Nó hoàn toàn tự chủ, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt độngsản xuất kinh doanh, dịch vụ, cụ thể là: tự chủ về vốn, tự chủ về quản lý, tựchủ về phân phối sản phẩm, tự chủ lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô,phương hướng sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước

Khu vực kinh tế tư nhân: là khu vực kinh tế bao gồm những đơn vịđược tổ chức dựa trên sở hữu tư nhân

Hiện nay ở các quốc gia có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tưnhân Ở các quốc gia phát triển thì mọi hoạt động kinh tế không thuộc khuvực kinh tế nhà nước thì đều được coi là khu vực kinh tế tư nhân Các công ty

tư nhân hay các hợp tác xã, các công ty hợp danh của một nhóm người haycác công ty CP xuyên quốc gia cũng đều có đặc điểm chung là những đơn vịsản xuất kinh doanh không phải của Nhà nước, các quyết định cho hoạt độngcủa doanh nghiệp luôn do cá nhân, hay đại diện của một nhóm cá nhân đề ra.Việc nhìn nhận này không chỉ thấy hết tiềm lực KTTN của một quốc gia, màcòn là cơ sở cho phương thức quản lý thống nhất, bình đẳng đối với các loạihình sản xuất kinh doanh trong xã hội

Trang 14

Ở Việt Nam cũng có những cách hiểu khác nhau về phạm vi của kinh tế

tư nhân:

* Cách hiểu thứ nhất: Khu vực KTTN gồm các DNTN trong nước và

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dưới dạng liên doanh hay 100%vốn nước ngoài Các DNTN trong nước bao hàm cả các hợp tác xã nôngnghiệp và các doanh nghiệp phi nông nghiệp Việc hiểu khu vực KTTNtheo nghĩa rộng như vậy tạo cơ sở đánh giá hết tiềm năng của KTTN đốivới phát triển kinh tế Việt Nam, song lại gặp khó khăn trong thống kê, khimuốn tách bạch phần góp vốn của Nhà nước trong các công ty cổ phần,cũng như trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Hơn nữa, theocách phân biệt này, việc phân tích đôi khi sẽ gặp khó khăn, bởi không phảitất cả các bộ phận trong khu vực KTTN đều được Nhà nước đối xử nhưnhau Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung luôn nhậnđược những điều kiện thuận lợi hơn các DNTN trong nước, cũng như công

ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh doanh cá thể

* Cách hiểu thứ hai: Khu vực KTTN cũng có thể được hiểu là khu vực

kinh tế ngoài quốc doanh Các nhìn này dựa trên việc chia nền kinh tế thành

ba khu vực kinh tế: Khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốcdoanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Một số chuyên gia chorằng việc đưa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi khu vựcKTTN trong nước sẽ không đánh giá đúng tiềm năng, cũng như vai trò củakhu vực này cho sự phát triển kinh tế Việt Nam đặc biệt trong điều kiện kinh

tế mở, từng bước hội nhập sâu vào nền kinh tế hiện nay

* Cách hiểu thứ ba: Khu vực KTTN bao gồm các loại hình DNTN

trong nước, nhưng không bao hàm hộ kinh doanh cá thể Cách hiểu này bộc lộnhiều hạn chế Tuy nhiên, các số liệu thống kê của Việt Nam thường theocách phân loại này

Trang 15

* Theo quan điểm của Đảng ta thể hiện trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Việc hiểu KTTN gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế.

Trong nền kinh tế của nước ta theo quan niệm lúc đó có 6 thành phần kinh tế:kinh tế Nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tưnhân; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài TrongNghị Quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa

IX đã chỉ rõ: “…KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhânhoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp

tư nhân…”

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế cá thể,tiểu chủ, dựa trên sở hữu tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất Hình thức này chủyếu sử dụng lao động trong gia đình, việc sử dụng lao động làm thuê khôngthường xuyên Hộ kinh doanh cá thể là đơn vị kinh tế độc lập tự chủ trong sảnxuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất và tự chịu trách nhiệm

về kết quả tài chính của mình

Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN là doanh nghiệp tưnhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh Cácloại doanh nghiệp này là hình thức tồn tại của thành phần kinh tế tư bản tưnhân, dựa trên sở hữu tư nhân lớn về tư liệu sản xuất

* Theo quan điểm của Đảng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X:

việc hiểu KTTN tiếp tục gắn liền với khái niệm thành phần kinh tế

Đảng ta xác định có 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tậpthể, KTTN (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài

KTTN gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, được xác định cóvai trò quan trọng, là động lực của nền kinh tế

* Theo nhà kinh tế Hunggary J Kornai, khu vực KTTN gồm các đơn

Trang 16

Xí nghiệp tư nhân phi chính thức, tức là một đơn vị của “kinh tế ẩn”.Loại này bao gồm mọi hoạt động sản xuất và dịch vụ do các cá nhân thựchiện, không có giấy phép riêng của chính quyền, phục vụ cho nhau, hay cho

xí nghiệp tư nhân chính thức

Bất kể việc sử dụng hữu ích nào của tài sản tư nhân hay tiết kiệm tưnhân, kể từ việc cho thuê sở hữu tư nhân đến việc vay mượn giữa các tư nhânvới nhau

Từ những ý kiến trên có thể thấy rằng, quan niệm về KTTN ở nước tachưa thống nhất và được hiểu theo nhiều cách khác nhau Tiêu thức phân loạichưa rõ ràng và thiếu nhất quán: Nếu lấy tiêu thức sở hữu làm cơ sở để phânloại thì tại sao lại có sự khác biệt giữa tư nhân với cá thể Nếu tính đến tiêuthức có bóc lột người lao động để phân biệt giữa tư nhân và cá thể thì không

ai dám chắc các cơ sở cá thể có hàng chục lao động là không có bóc lột Hơnnữa trên thực tế, khó có thể xác định một cách chính xác khu vực KTTN dohiện tượng tư nhân núp bóng quốc doanh, mượn tên quốc doanh xây dựng cácsân sau bên cạnh các doanh nghiệp Nhà nước, trốn tránh đăng ký kinh doanh,

tư nhân đội lốt tập thể dưới dạng các tổ hợp và đội lốt hộ kinh doanh giađình…Trong tất cả các công ty liên doanh với nước ngoài ở Việt Nam, số vốncộng gộp của Nhà nước ta chỉ chiếm 14% tổng số vốn thực hiện, phía tư nhânnước ngoài sở hữu 44%, còn lại vốn vay là 42% [12]

Trên thế giới, trước khi hình thành khu vực kinh tế Nhà nước, KTTN

Trang 17

giữ vị trí độc tôn trên thị trường và thường đồng nhất với kinh tế thị trường.Chính vì vậy, nói đến kinh tế thị trường bao giờ cũng nói đến KTTN và trongcác tài liệu, sách báo thường chỉ đề cập tới bản chất của KTTN đó là sở hữu

tư nhân Khu vực kinh tế nhà nước do nhà nước sở hữu (hoặc có CP khốngchế) nên nhà nước có thể chi phối và kiểm soát trực tiếp hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Khu vực KTTN là phần còn lại, ngoài khu vựcNhà nước Sự phân chia như vậy chủ yếu dựa trên tiêu chí sở hữu tư liệu sảnxuất hoặc vốn Trong nền kinh tế hỗn hợp hiện nay, sự đan xen sở hữu giữakhu vực kinh tế nhà nước và khu vực KTTN hiện nay làm cho sự phân loạithêm phức tạp Trong các công ty sở hữu hỗn hợp, khu vực KTTN được xácđịnh dựa vào tỷ lệ vốn khống chế thuộc về tư nhân Tỷ lệ vốn khống chế nàytùy vào điều kiện mỗi nước và có thể dao động từ 18-40%, không nhất thiếtphải trên 50% Ví dụ, ở Trung Quốc, trong quá trình CP hóa doanh nghiệpNhà nước và theo luật công ty của nước này, Nhà nước chỉ nắm 35% cổ phiếucủa các công ty là có thể khống chế được hoạt động của công ty [12]

* Theo chúng tôi để đánh giá đúng tiềm năng của khu vực KTTN Việt

Nam, thì khu vực KTTN bao gồm các hộ kinh doanh cá thể và các loại hìnhdoanh nghiệp tư nhân Tách riêng khu vực KTTN Việt Nam ra khỏi khu vựckinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ giúp chúng ta đánh giá được đúng hơnvai trò của từng loại hình với sự phát triển chung của nền kinh tế

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi tập trung vàonghiên cứu về hộ cá thể và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế

tư nhân

b) Đặc điểm của kinh tế tư nhân:

* Đặc điểm của KTTN trong các nền kinh tế khác nhau:

- Sự giống nhau: Đó là chúng đều tồn tại và phát triển dựa trên “quyluật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản

Trang 18

xuất” Đặc điểm này chỉ ra rằng các hình thức sở hữu, nói rộng ra là quan hệsản xuất đều ra đời, phát triển và tiêu vong có tính khách quan Mặt khác cáchình thức sở hữu hay các quan hệ sản xuất mang tính chất lịch sử, chúng tồntại trong những điều kiện nhất định của lực lượng sản xuất.

- Sự khác nhau: KTTN trong nền kinh tế thị trường khác với KTTNtrong nền kinh tế tự cung tự cấp:

+ KTTN trong nền kinh tế thị trường dựa trên lực lượng sản xuất xã hộihóa, do đó nó tồn tại và phát triển không thể tách rời các hình thức sở hữu vàcác thành phần kinh tế khác Đặc điểm này đưa đến mâu thuẫn nội tại trongKTTN của kinh tế thị trường, đó là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa hoạtđộng sản xuất kinh doanh với tính chất tư nhân hóa về chiếm hữu, mâu thuẫnnày không có trong nền kinh tế tự cung tự cấp

+ KTTN trong nền kinh tế thị trường sẽ vận động, phát triển theohướng xã hội hóa ngày càng cao dưới các hình thức công ty cổ phần, công tyhợp danh

+ KTTN trong nền kinh tế thị trường ra đời là kết quả xóa bỏ sở hữu tưnhân, KTTN trong nền kinh tế tự cung, tự cấp

+ Chỉ có KTTN trong nền kinh tế thị trường mới có khả năng pháttriển dẫn đến sở hữu xã hội thông qua sự biến đổi và phát triển của lựclượng sản xuất

- KTTN trong các chế độ chính trị khác nhau thì bản chất có khác nhau.+ Trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa KTTN giữ vai tròthống trị, nó phù hợp với trình độ xã hội hóa của lực lượng sản xuất

+ Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảngcộng sản lãnh đạo thì KTTN là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thànhphần Nó chịu tác động qua lại giữa các thành phần khác và sự định hướngcủa Nhà nước do Đảng cộng sản lãnh đạo Ở đây KTTN vẫn còn bóc lột,

Trang 19

nhưng mức độ bóc lột đã được điều chỉnh phù hợp với lợi ích của xã hội, vìmục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

* Đặc điểm KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta

+ KTTN trong nền kinh tế nước ta phát triển theo định hướng xã hộichủ nghĩa Là một bộ phận trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, nó chịu sự tác động; phát triển trong khuôn khổ chiến lược nước vàtheo định hướng các chính sách của Nhà nước

+ KTTN của nước ta đại bộ phận mới được tái lập và xây dựng từ khi

có đường lối đổi mới của Đảng, chủ yếu từ 1990 trở lại đây Phần lớn quy môcủa các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nước ta có quy mô vừa và nhỏ,trình độ công nghệ còn lạc hậu, khả năng đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâucòn hạn chế

+ Xu hướng đầu tư của các DNTN là đầu tư vào những lĩnh vực cóhiệu quả ngay, có thể “đánh nhanh rút gọn khi có bất trắc xảy ra” Tuy sốlượng các loại hình DNTN ở nước ta rất đông tuy nhiên chưa có doanhnghiệp nào tầm cỡ, có khả năng cạnh tranh được với nước ngoài

+ Một bộ phận lớn chủ DNTN là cán bộ nhà nước đã nghỉ hưu, con emcác gia đình cán bộ…nên mang đến nguy cơ làm tha hóa bộ máy Nhà nước

+ KTTN của nước ta ít có quan hệ rộng rãi và thiếu kinh nghiệmthương trường cũng là một đặc điểm và cũng là nhược điểm cần khắc phục

+ KTTN phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào những vùng mà cơ

sở hạ tầng thuận lợi, dân cư đông đúc, trong một số ngành có suất sinh lờicao Trình độ phát triển KTTN giữa các vùng còn chênh lệch: giữa miền núi

và miền xuôi, giữa nông thôn và thành thị, giữa miền Nam và miền Bắc

+ Trình độ văn minh trong kinh doanh của khu vực KTTN còn nhiềuhạn chế: làm ăn chụp giật, gian lận thương mại, trốn thuế vẫn thường xuyên

Trang 20

xảy ra…

Với những đặc điểm trên đây KTTN của nước ta không còn thuần túy

là tư nhân như ở các nước tư bản mà đã có những thay đổi trong bản chất của

nó Tuy nhiên đó không phải là thay đổi căn bản Đồng thời những đặc điểmtrên cũng cho thấy KTTN nước ta mới được tái lập trở lại chưa lâu nên thờigian qua mới là thời kỳ tích lũy nguyên thủy, nên cần tạo điều kiện để nó cóthể đạt tới đỉnh cao trong phát triển, phát huy tối đa vai trò với sự phát triểnkinh tế xã hội của đất nước, bắt kịp với trình độ các nước trong khu vực vàtrên thế giới

c) Các loại hình sản xuất, kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân:+ Hộ cá thể: Loại hình hộ cá thể thực chất là KTTN có quy mô nhỏ, làđơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh, có thuê mướn lao động nhưng chưathành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp Hộ cá thể tồn tại như một tấtyếu và mang tính đặc thù của nền kinh tế nhỏ lẻ, đang phát triển ở trình độthấp bắt nguồn từ nông nghiệp như nước ta Loại hình hộ cá thể đang tồn tạiphổ biến ở nước ta hiện nay như các trang trại, chủ thầu xây dựng nhỏ, chủcửa hàng, xưởng sản xuất

+ Doanh nghiệp tư nhân: một loại hình doanh nghiệp do một cá nhânlàm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạtđộng của doanh nghiệp Theo Luật doanh nghiệp, chủ DNTN là người đạidiện của doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng lợi nhuận sau khi nộp thuế và thựchiện các nghiệp vụ tài chính khác theo pháp luật quy định; có thể trực tiếphoặc giao cho người khác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh Nếu giaocho người khác quản lý phải khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh và phảichịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 21

đăng ký kinh doanh

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là doanh nghiệp trong đó thành viênchịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanhnghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp Thành viêncủa công ty có thể là tổ chức, cá nhân; tối đa không vượt quá năm mươingười Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh Tuy nhiên, công ty TNHH không được phát hành

cổ phiếu để huy động vốn

Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thànhviên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty TNHH có trên mườimột thành viên phải có ban kiểm soát

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Namhiện nay Hoạt động kinh doanh dưới hình thức công ty TNHH đem lại chonhà đầu tư nhiều lợi thế

+ Công ty cổ phần: những công ty được hình thành trên cơ sở liên hợpnhiều tư bản cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu, lợi nhuận củacông ty được phân phối giữa các cổ đông theo số lượng cổ phần Tuỳ theoluật pháp của từng nước mà công ty CP được tổ chức dưới các hình thức khácnhau Ở Anh, có hai loại công ty CP: công ty công cộng và công ty riêng.Công ty công cộng là công ty CP mà cổ phiếu được phát hành rộng rãi trongcông chúng; các cổ phiếu có thể được tự do chuyển nhượng hay được muabán trên thị trường chứng khoán; số cổ đông sáng lập ít nhất là bảy người.Công ty riêng là công ty mà số cổ đông bị hạn chế (không quá 50 người và cổđông sáng lập không dưới hai người), số cổ phiếu không được bán cho côngchúng và không được chuyển nhượng Ở Pháp, tương đương với công ty côngcộng là công ty vô danh, trong đó ban quản trị có quyền hạn rất lớn; tươngđương với công ty riêng là công ty trách nhiệm hữu hạn

Trang 22

Theo quy định của pháp luật Việt Nam:

Công ty CP là doanh nghiệp có Vốn điều lệ được chia thành nhiều phầnbằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các khoảnnghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vàodoanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình chongười khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổđông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạnchế tối đa

Công ty CP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh Được phát hành cổ phiếu để huy động vốn

2.1.2 Lý luận về phát triển và phát triển kinh tế tư nhân.

Trang 23

b) Phát triển kinh tế:

Quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân bằng một sự gia tăng sản xuất

và nâng cao mức sống của dân cư Đối với các nước đang phát triển PTKT làquá trình nền kinh tế chậm phát triển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo, thực hiệncông nghiệp hoá, hiện đại hoá; là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thayđổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế, văn hoá, pháp luật, thậm chí về kĩ năngquản lý, phong cách và tập tục Tăng trưởng kinh tế là tiền đề và điều kiện tấtyếu của PTKT, nhưng không đồng nghĩa với PTKT Tăng trưởng kinh tế làtăng thu nhập và sản phẩm bình quân đầu người PTKT bao hàm ý nghĩarộng hơn tăng trưởng kinh tế, vì trong tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quânđầu người chỉ là thước đo về số lượng, chưa biểu thị được chất lượng Về khíacạnh chất lượng, PTKT có ý nghĩa rộng lớn hơn tổng sản phẩm thực tế củanền kinh tế, nó bao gồm hầu như tất cả các khía cạnh văn hoá, xã hội, chínhtrị Cho nên, PTKT không phải chỉ là sự tăng trưởng, vì nó có những mục tiêukhác với sự tăng trưởng đơn giản của tổng sản phẩm quốc dân Sự phát triển

là quá trình một xã hội đạt đến trình độ thoả mãn các nhu cầu mà xã hội ấycoi là cơ bản PTKT được xem xét trước hết và cơ bản ở ba khía cạnh chính:1) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) hay tổng sản phẩm quốc dân (GNP) tínhtheo đầu người Đây là chỉ tiêu tổng hợp, thể hiện đại thể và căn bản về trạngthái kinh tế, sự tăng trưởng và sự phát triển của một nước Nhưng xét về mặtchất lượng, còn phải xem xét năng suất lao động chung và năng suất của cácngành, các vùng khác nhau, thu nhập của các tầng lớp dân cư và của các vùngkhác nhau 2) Mức độ thoả mãn các nhu cầu xã hội được coi là cơ bản, tức làcác chỉ tiêu xã hội về phát triển; chúng phản ánh chất lượng của sự phát triểnxét về nội dung phương thức sinh hoạt kinh tế như tuổi thọ bình quân, số calotheo đầu người, tỉ lệ người biết chữ, vv 3) Cơ cấu của nền kinh tế, tính chất

và sự thay đổi của nó

Trang 24

+ Phát triển kinh tế theo chiều rộng (PTKTTCR):

Phát triển kinh tế bằng cách tăng số lượng lao động, khai thác thêm cácnguồn tài nguyên thiên nhiên, tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu độngtrên cơ sở kĩ thuật như trước Trong điều kiện một nước kinh tế chậm pháttriển, những tiềm năng kinh tế chưa được khai thác và sử dụng hết, nhất lànhiều người lao động chưa có việc làm thì PTKTTCR là cần thiết và có ýnghĩa quan trọng, nhưng đồng thời phải coi trọng phát triển kinh tế theo chiềusâu Nó thể hiện ở chỗ mức tăng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân vừadựa vào lực lượng lao động và tài sản cố định, vừa dựa vào cải tiến thiết bị, kĩthuật, công nghệ và tăng năng suất lao động Tuy nhiên, PTKTTCR có nhữnggiới hạn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thấp Vì vậy, phương hướng cơbản và lâu dài là phải chuyển sang phát triển kinh tế theo chiều sâu

+ Phát triển kinh tế theo chiều sâu (PTKTTCS):

Phát triển kinh tế chủ yếu nhờ đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiêntiến, nâng cao trình độ kĩ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất và phân công lại laođộng, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn nhân tài, vật lực hiện có.Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo chiều rộng đang cạndần, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật trên thế giới ngày càng phát triểnmạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệumới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng chuyển sangPTKTTCS Kết quả PTKTTCS được biểu hiện ở các chỉ tiêu: tăng hiệu quảkinh tế, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượngvật tư và tăng hàm lượng chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệusuất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầungười ở Việt Nam và một số nước chậm phát triển, do điều kiện khách quan

Trang 25

rộng vẫn còn có vai trò quan trọng Nhưng để mau chóng khắc phục sự lạchậu, đuổi kịp trình độ phát triển chung của các nước trên thế giới, trước hết làcác nước trong khu vực, PTKTTCS phải được coi trọng và kết hợp chặt chẽvới phát triển theo chiều rộng trong phạm vi cần thiết và điều kiện có chophép.

c) Phát triển kinh tế tư nhân: Là quá trình tăng lên về quy mô và có sựthay đổi về cơ cấu dẫn tới tăng lên cả về chất và lượng của khu vực kinh tế tưnhân Tăng lên về số lượng nghĩa là ở đó có sự tăng trưởng về số lượng cácdoanh nghiêp, quy mô doanh nghiệp được mở rộng, lao động tăng lên, mặtbằng sản xuất kinh doanh được mở rộng, máy móc thiết bị được đầu tư Tănglên về chất là tăng về hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, trình độ quản

lý được nâng lên, trình độ sản xuất kinh doanh phát triển lên một bước mới,thị trường không ngừng được mở rộng, giá trị đóng góp cho nền kinh tế củakhu vực KTTN ngày càng tăng lên Thay đổi về cơ cấu trong lao động, cơ cấungành nghề kinh doanh, cơ cấu vốn

2.2 Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế tư nhân.

2.2.1 Sự phát triển số lượng, quy mô

Hộ cá thể, Doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của kinh tế tư nhân,

do vậy số lượng hộ cá thể và các doanh nghiệp ngày càng nhiều chứng tỏKTTN ngày càng phát triển Phát triển KTTN là phải có sự tăng trưởng nghĩa

là sự gia tăng về số lượng, quy mô hộ cá thể và các doanh nghiệp trong khuvực kinh tế tư nhân Sự phát triển về quy mô, số lượng hộ cá thể, các doanhnghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để nghiên cứu đánh giá sự pháttriển kinh tế tư nhân

Quy mô của hộ cá thể, doanh nghiệp có thể hiểu là độ lớn của từng cơ

Trang 26

sở về vốn, lao động, mặt bằng sản xuất kinh doanh…Phát triển quy mô chính

là làm cho các yếu tố này của từng hộ, doanh nghiệp lớn lên, phù hợp hơn.Quy mô hộ, doanh nghiệp hợp lý là sự đầu tư hợp lý về vốn, lao động, mặtbằng sản xuất kinh doanh…nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợpyêu cầu, mục tiêu kinh tế xã hội, với nhu cầu thị trường, đem lại lợi nhuậncho hộ, doanh nghiệp

Phát triển về số lượng hộ cá thể, doanh nghiệp không chỉ là sự tăng lên

về số lượng đăng ký kinh doanh, mà là sự tăng lên về số lượng hộ cá thể,doanh nghiệp hoạt động thực chất và ổn định; mặt khác sự tăng lên về sốlượng đó phải phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội

Phát triển vế số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh nghiệp cần đượcxem xét đánh giá cơ cấu ngành nghề, khu vực hợp lý đáp ứng nhu cầu củathị trường trong nước và xuất khẩu cũng như cơ cấu về trình độ công nghệphù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ trongnước và thế giới

Sự phát triển về số lượng, quy mô hộ cá thể, doanh nghiệp phải đượckiểm chứng thông qua cạnh tranh, uy tín thương hiệu, nói cách khác chỉ tăngthêm số lượng những doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong điều kiệncạnh tranh, hội nhập mới đánh giá đúng sự phát triển của kinh tế tư nhân

2.2.2 Vấn đề mở rộng thị trường

Mục đích sống còn của cơ sở kinh doanh là tồn tại phát triển đi lên vàtìm kiếm lợi nhuận Để làm được điều đó doanh nghiệp cần có chiến lược tìmkiếm thị trường cho riêng mình Thị trường ở đây bao hàm hai yếu tố:

Thứ nhất: Thị trường đầu vào của hộ, doanh nghiệp là thị trường ở đócung cấp các nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của hộ,doanh nghiệp như thị trường nguyên liệu, lao động, vốn, máy móc thiết bị…

Trang 27

Thứ hai: Thị trường đầu ra của hộ, doanh nghiệp hay là thị trường tiêuthụ sản phẩm dịch vụ do hộ, doanh nghiệp sản xuất ra hay cung cấp trên thịtrường.

Để nghiên cứu, nắm bắt sự phát triển của hộ cá thể hoặc một loại hìnhdoanh nghiệp thì ngoài việc nghiên cứu xem sự phát triển về quy mô, sốlượng của nó phát triển ra sao, thì việc nghiên cứu xu hướng biến động thịtrường và khả năng tìm kiếm mở rộng thị trường của hộ cá thể, doanh nghiệpcũng là một vấn đề quan trọng Khả năng tiếp cận thị trường, đặc biệt là khảnăng tiếp cận thị trường nước ngoài, tiếp cận với các thông tin về sản phẩm,thị trường, công nghệ, xu hướng phát triển sản phẩm…cũng tác động đếndoanh nghiệp Doanh nghiệp đã được tiếp cận với các nguồn thông tin đángtin cậy hay chưa, việc cập nhật về thị trường trong nước cũng như thịtrường thế giới ra sao, vấn đề hỗ trợ thông tin, cung cấp các thông tin chấtlượng cao về thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp của các tổ chức, hiệphội, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp như thế nào…

đó là những câu hỏi đặt ra hiện nay

Phát triển thị trường là nói đến việc tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụcho hộ, doanh nghiệp Muốn phát triển thị trường hộ, doanh nghiệp phải tăngkhả năng sản xuất, cung cấp hàng hóa, sản phẩm cho thị trường, cho xã hội.Cần có sự hiểu biết, nghiên cứu rõ ràng về các loại thị trường cả trong vàngoài nước, về cơ hội và thách thức đặc biệt trong điều kiện hiện nay nước ta

đã ra nhập WTO, hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới

Cùng với việc phát triển thị trường, cũng cần nghiên cứu về thị phầncủa hộ, doanh nghiệp Thị phần của hộ, doanh nghiệp bao gồm cả thị phầnhàng hóa, dịch vụ và thị phần kết hợp Việc phát triển tăng thị phần của hộ,doanh nghiệp chính là sự thể hiện sự nhạy bén của hộ, doanh nghiệp trongviệc xây dựng chiến lược kinh doanh, tìm kiếm hướng đi, tìm đầu ra cho sản

Trang 28

phẩm của mình Từ việc nghiên cứu một cách đầy đủ, dự báo được thị phầncủa mình trong tương lai, hộ, doanh nghiệp sẽ có sự đầu tư đúng đắn và phùhợp, tránh được các lãng phí không cần thiết, nâng cao hiệu quả sử dụng cácnguồn lực.

Khi nghiên cứu sự phát triển của khu vực KTTN nói chung và sự pháttriển của hộ cá thể và các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nói riêng,một tiêu chí thể hiện hiệu quả hoạt động của hộ, doanh nghiệp là việc mởrộng thị trường mới và khả năng tăng thêm thị phần ở thị tr ường hiện tạicủa hộ, doanh nghiệp Phân tích tiêu chí này ta có thể đánh giá được xu thếphát triển của hộ cá thể hay một loại hình doanh nghiệp

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, xã hội ngày càng văn minhhiện đại, nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng, nghiên cứu nhucầu của khách hàng, tìm đầu ra cho sản phẩm là vấn đề sống còn đối với sựtồn tại của hộ, doanh nghiệp Hộ, Doanh nghiệp nào có thể thỏa mãn đầy đủđược nhu cầu của khách hàng sẽ chiếm được thị trường và mở rộng được thịphần, có chiến lược đầu tư đúng hướng, phù hợp với thị phần dự báo trongtương lai sẽ phát triển đi lên

2.2.3 Vấn đề tăng quy mô vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh

Ngoài những chỉ tiêu về số lượng đơn vị được cấp phép, số đơn vị thực

tế hoạt động, một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển củacác doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN trong thờigian vừa qua đó là yếu tố về vốn kinh doanh và mặt bằng sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Sự phát triển của kinh tế tư nhân, các hộ cá thể và loại hình doanhnghiệp thuộc khu vực này tỷ lệ thuận với việc huy động vốn đưa vào sản xuấtkinh doanh, nó được thể hiện qua sự tăng lên về vốn đăng ký hoạt động sảnxuất kinh doanh qua các năm, sự tăng lên về tổng nguồn vốn cũng phản ánh

Trang 29

quy mô và năng lực tài chính của doanh nghiệp tại mỗi giai đoạn phát triển.

Vốn đầu tư của Hộ, doanh nghiệp chính là vốn cho xây dựng, vốn đầu

tư cho máy móc thiết bị, vốn dự phòng…và vốn lưu động Sự tăng lên về vốnđầu tư của mỗi hộ, doanh nghiệp phản ánh sự một phần quan trọng sự pháttriển của doanh nghiệp, tuy nhiên ngoài việc đánh giá sự tăng lên về quy môcủa vốn điều cần quan tâm vẫn là hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó

ra sao, tức là nghiên cứu chỉ tiêu lợi nhuận mang lại trên một đồng vốn bỏ ra

Việc tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể từ Ngân hàngNhà nước, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư…

Khi nghiên cứu xem xét tiềm lực vốn tài chính của hộ, doanh nghiệp,giá trị tài sản là một chỉ tiêu rất đáng chú ý, việc nghiên cứu, đánh giá tỷ lệ tàisản cố định so với tổng tài sản của từng hộ và từng loại hình doanh nghiệp sẽđánh giá được tình hình vốn lưu động phục vụ cho sản xuất của hộ, doanhnghiệp đó Tình hình huy động và sử dụng vốn lưu động phản ánh khả năngtiếp cận các nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng của hộ, doanh nghiệp là dễdàng hay khó khăn

Để có cơ sở thuận lợi cho sản xuất kinh doanh ngoài khả năng huyđộng vốn và sử dụng nguồn vốn một yếu tố cũng rất quan trọng đó là mặtbằng sản xuất kinh doanh

Ngay từ khi đăng ký thành lập, bất kỳ hộ, doanh nghiệp nào cũng phảinghĩ tới việc chọn cho mình một mặt bằng sản xuất kinh doanh cho phù hợp.Khi có mặt bằng sản xuất kinh doanh thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi chosản xuất, giảm được chi phí vận chuyển và các chi phí trung gian khác chodoanh nghiệp

Khi nghiên cứu về mặt bằng sản xuất không nên chỉ quan tâm tới vị tríhay diện tích của mặt bằng đất đai mà cần chú ý tất cả các yếu tố về cơ sở vậtchất kỹ thuật được đầu tư trên đó như nhà xưởng, máy móc, hệ thống giao

Trang 30

thông, hạ tầng phục vụ cho tất cả các hoạt động của hộ, doanh nghiệp Tiêuchí mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh, tăng lên về quy mô cơ sở vật chấtcủa doanh nghiệp cũng thể hiện sự phát triển của hộ, doanh nghiệp đó Khidoanh nghiệp phát triển đi lên, làm ăn có lãi, thị trường đầu ra luôn được mởrộng thì việc mở rộng sản xuất kinh doanh là điều tất yếu, khả năng chọn vịtrí, bố trí mặt bằng sản xuất kinh doanh một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quảcho hộ, doanh nghiệp.

Bất kỳ một hộ hoặc doanh nghiệp nào khi làm ăn có lãi đều cần mởrộng cũng như bố trí một cách hợp lý mặt bằng sản xuất kinh doanh của mình,việc đảm bảo mặt bằng sản xuất kinh doanh thuận lợi hợp lý là sự thể hiện sựphát triển của mỗi hộ, doanh nghiệp đó

Hiện nay, với chủ trương của Đảng, Nhà nước, các địa phương đề racác chính sách khuyến khích đầu tư, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thànhphần kinh tế phát triển Thể hiện điều đó là việc xây dựng cơ sở vật chất, hạtầng kỹ thuật ban đầu thuận lợi cho các doanh nghiệp có nhu cầu thuê đất xâydựng nhà xưởng sản xuất kinh doanh Đây là điều kiện hết sức quan trọng vìgiai đoạn khó khăn nhất chính là giai đoạn đầu tư ban đầu

2.2.4 Đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị phụ vụ cho hoạt động sản xuất

kinh doanh

Trang thiết bị khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc tăngnăng suất lao động, nâng cao chất lượng của sản phẩm, giúp doanh nghiệptăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường Điều quan trọng đối với các

cơ sở KTTN là khu vực có các hộ, doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinhdoanh nhỏ, tiềm lực tài chính có hạn là việc lựa chọn và ứng dụng công nghệthích hợp với khả năng về vốn, trình độ công nhân cũng như trình độ quản lýcủa chủ hộ, doanh nghiệp, chứ không nhất thiết phải là công nghệ hiện đại

Vấn đề trang thiết bị và trình độ công nghệ hiện nay là một trong những

Trang 31

điểm yếu cần được lưu tâm đối với các cơ sở KTTN.

Khả năng đầu tư máy móc thiết bị của cơ sở KTTN có liên hệ tỷ lệthuận với tiềm lực tài chính và khả năng huy động vốn của hộ, doanh nghiệp.Hiện nay so với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước thì các cơ

sở thuộc khu vực KTTN về phần lớn có trình độ khoa học công nghệ và trangthiết bị thấp hơn, chủ yếu đang sử dụng các công nghệ truyền thống, số cácDNTN trang bị máy móc hiện đại tiên tiến chưa nhiều, thiết bị chủ yếu đượcmua trong nước, hoặc tìm kiếm sản phẩm trung bình từ các nước phát triển đãloại ra

Việc đầu tư máy móc thiết bị sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sảnphẩm của doanh nghiệp, gắn với nó là khả năng bảo vệ môi trường và đảmbảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động Phát triểnmáy móc thiết bị sẽ giúp hộ, doanh nghiệp tăng năng suất lao động, chấtlượng sản phẩm sản xuất được nâng cao, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường,giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh cho hộ, doanh nghiệp từ đó mang lại lợinhuận tối đa cho hộ, doanh nghiệp

Khi nói tới sức mạnh của hộ, doanh nghiệp, trước hết phải nói tới trình

độ công nghệ, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, dịch vụ Để thành côngtrong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình hộ, doanh nghiệp phải thườngxuyên thay đổi, cải tiến công nghệ, máy móc thiết bị của mình Sự phát triển

về công nghệ, máy móc thiết bị là biểu hiện khả năng nâng cao sức cạnh tranhcủa hộ, doanh nghiệp trên thị trường nói riêng và trình độ trang bị máy mócthiết bị biểu hiện bộ mặt phát triển của một khu vực kinh tế nói chung

2.2.5 Vấn đề năng lực, trình độ quản lý hộ, doanh nghiệp

Bất kỳ một loại hình kinh tế, một tổ chức kinh doanh nào dù là tập thểhay cá nhân khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh nào đó đều cần

Trang 32

phải có một bộ máy quản lý và điều hành mọi hoạt động của đơn vị.

Sự phát triển của KTTN mạnh hay yếu, nhanh hay chậm được thể hiệnrất rõ thông qua năng lực và trình độ quản lý của bộ máy điều hành các cơ sởthuộc khu vực kinh tế này

Đối với đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp nói chung và các nhàquản lý doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN nói riêng trong cơ chế mới hiệnnay cần có sự năng động, sáng tạo, thể hiện sự nhạy bén trong quản lý điềuhành, tăng cường trình độ, thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên mônthích ứng kịp thời với những biến động của nền kinh tế thị trường cạnhtranh khốc liệt

Trình độ quản lý hộ, doanh nghiệp của người đứng đầu được thể hiệnkhông chỉ thông qua bằng cấp, chứng chỉ hành nghề được các tổ chức có chứcnăng đào tạo công nhận mà còn được thể hiện thông qua kinh nghiệm thực tế,

xử lý các thông tin, điều hành công việc, xây dựng các phương án, đề ra các

kế hoạch, xây dựng các chiến lược kinh doanh một cách phù hợp với điềukiện thị trường và phù hợp với nội lực của doanh nghiệp Muốn đưa mộtdoanh nghiệp phát triển đi lên hay nói một cách rộng ra để góp phần thúc đẩy

sự phát triển của KTTN thì ngoài việc quan tâm tới cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ

sở hạ tầng, vốn, các yếu tố nguồn lực phục vụ cho sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp thì rất quan tâm tới sự phát triển và đầu tư cho đào tạo đội ngũcán bộ quản lý, điều hành của doanh nghiệp

KTTN phát triển phụ thuộc rất lớn vào khả năng nhạy bén, thích nghivới cơ chế mới của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành Đây cũng là một tiêuchí đánh giá, nhận biết sự phát triển của doanh nghiệp

Trong thực tế hiện nay, đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp thuộckhu vực KTTN dù đã có nhiều cố gắng trong cơ chế mới nhưng nhìn chung

về trình độ chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi trong môi trường cạnh tranh

Trang 33

của nền kinh tế thị trường nhiều biến động Chủ doanh nghiệp chưa đủ khảnăng quản lý doanh nghiệp khi đăng ký nhiều ngành nghề, kinh nghiệm và kỹnăng quản lý còn yếu Đặc biệt loại hình hộ cá thể thì chủ hộ có hầu hếtkhông có trình độ và bằng cấp chuyên môn nào.

Sự hiểu biết chuyên môn của các chủ cơ sở KTTN thường được tíchlũy theo kinh nghiệm hoạt động của mỗi người, đa số chưa qua trường lớpđào tạo nghiệp vụ kinh doanh do đó còn hạn chế trong việc xử lý thông tin,xây dựng phương án sản xuất kinh doanh Đây cũng là một trở ngại đối vớichính bản thân các doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn từ hệ thống Ngânhàng

Đội ngũ cán bộ quản lý các cơ sở KTTN đa số chưa nhận thức được lợiích cũng như vai trò của các hình thức chuyên môn hóa như kiểm toán, đàotạo, thiết kế, điều tra thị trường, xử lý số liệu, quảng cáo nên phần lớn cácdoanh nghiệp tự làm lấy các công việc trên đã làm tăng chi phí cho cácdịch vụ đó và bỏ qua lợi ích của chuyên môn hóa trong xã hội Các doanhnghiệp còn thiếu các nhà quản trị chuyên nghiệp và việc tổ chức hoạchđịnh chiến lược vẫn còn nặng về thủ tục hành chính Nhiều doanh nghiệpcòn xây dựng chiến lược ở trạng thái bị động, mang tính đối phó tình thếtrong ngắn hạn

Xuất phát từ các phân tích trên có thể thấy rằng để phát triển KTTN tấtyếu phải nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý,điều hành đối với loại hình doanh nghiệp và nâng cao trình độ quản lý củachủ hộ đối với hộ cá thể

2.3 Tác động của KTTN đối với phát triển kinh tế xã hội

Khi nghiên cứu về phát triển KTTN nói chung và đi sâu vào các loạihình doanh nghiệp thuộc khu vực này có thể kết luận rằng Tác động vànhững đóng góp của KTTN đối với phát triển kinh tế xã hội được thể hiện qua

Trang 34

các khía cạnh sau:

Một là, Sự phát triển của KTTN góp phần huy động ngày càng nhiều

các nguồn vốn của các tầng lớp nhân dân đầu tư vào sản xuất Vốn đầu tư củakhu vực KTTN đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế địa phương

Hai là, Khu vực KTTN phát triển góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tăng thu ngân sách cho Nhà nước, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc thu hútnguồn vốn đầu tư nước ngoài

Để đánh giá đúng được sự phát triển của nó một tiêu chí quan trọngkhông thể bỏ qua đó là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh mà kếtquả cuối cùng là các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp vàtổng sản phẩm trong nước đóng góp, nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệpđối với Nhà nước

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phảnánh kết quả sản xuất cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh củanền kinh tế trong một thời kỳ nhất định thường là 1 năm Mức độ đóng gópcủa khu vực KTTN xét về góc độ kinh tế được thể hiện rõ nét nhất chính là tỷ

lệ GDP của khu vực KTTN so với GDP của nền kinh tế

Giá trị sản xuất cuối cùng được thể hiện bằng doanh thu Một phầndoanh nghiệp sẽ thu về cho mình, tiếp tục tái đầu tư, một phần khác doanhnghiệp đóng góp cho Nhà nước theo một tỷ lệ quy định, đó là thuế Tỷ lệđóng thuế cho Nhà nước hằng năm phản ánh cụ thể con số thực chất trên góc

độ tài chính mà doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội ở địaphương Doanh nghiệp đóng thuế càng nhiều chứng tỏ làm ăn có hiệu quả, thểhiện sự lớn mạnh và phát triển của KTTN trên địa bàn

Ba là, Ngoài các đóng góp trực tiếp qua các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp và

các chỉ tiêu tài chính ở trên sự phát triển của KTTN nói chung hay của các

Trang 35

doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế này nói riêng còn được thể hiện thôngqua các chỉ tiêu về giải quyết việc làm, thu hút lao động địa phương vào làmviệc, vấn đề nâng cao thu nhập cho người lao động, đóng góp xây dựng cáccông trình phúc lợi, cơ sở hạ tầng cho địa phương Góp phần tích cực thúcđẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tất

cả các yếu tố đó đều thể hiện được sự thay đổi cả về chất và lượng, thể hiện

sự phát triển thực sự của kinh tế tư nhân [8]

2.4 Vai trò của KTTN trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

a- Vị trí của kinh tế tư nhân:

Với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơchế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa

vị trí của KTTN dần được khẳng định một cách rõ nét Nó là một bộ phận cấuthành quan trọng của nền kinh tế quốc dân

b- Vai trò của KTTN ở nước ta hiện nay:

+ KTTN khai thác và tận dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, cácnguồn nguyên liệu ở từng địa phương Phát triển KTTN sẽ tạo ra nguồnđầu tư quan trọng đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triển của nềnkinh tế quốc dân

+ KTTN phát triển sẽ tạo việc làm cho một lượng lớn lao động, bảođảm đời sống và do đó góp phần vào việc ổn định kinh tế- xã hội Trong giaiđoạn 2000-2005, hằng năm khu vực KTTN cả nước thu hút khoảng 1,6 đến 2triệu chỗ làm việc và đang trở thành nơi thu hút lao động chủ yếu của cảnước Do có quy mô vừa và nhỏ, các cơ sở và DNTN dễ thích nghi với điềukiện nông thôn, nơi có nhiều lao động nhàn rỗi, giải quyết việc làm, giảm thấtnghiệp Vai trò này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong điều kiện nước tađang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,

Trang 36

nông thôn.

+ KTTN tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, đáp ứng nhu cầutiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạmphát Khu vực KTTN có thế mạnh trong việc huy động vốn, khai thác cáctiềm năng khác có hiệu quả, đóng góp ngày càng lớn cho ngân sách Nhànước

+ KTTN giữ vai trò hỗ trợ, bổ sung cho khu vực kinh tế thuộc sởhữu Nhà nước, tạo thành mối liên kết cùng hợp tác, cùng cạnh tranh đểcùng phát triển Vai trò hỗ trợ không chỉ tạo ra hàng hoá đáp ứng nhu cầutiêu dùng mà còn là động lực để kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủđạo của mình thông qua cạnh tranh Với sự xuất hiện ngày càng nhiều cácchủ thể kinh tế tư nhân

+ KTTN góp phần duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống,qua đó sử dụng và phát huy kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, kinh nghiệmquản lý sản xuất đã được tích luỹ qua nhiều thế hệ, kết hợp tính truyền thống

và tính hiện đại trong sản xuất Đặc điểm cơ bản nhất của ngành nghề truyềnthống là gắn chặt với kinh tế cá thể và thực tế đã chứng minh, KTTN pháttriển thì các ngành nghề truyền thống phát triển Trong điều kiện hiện nay,cạnh tranh là động lực cho các chủ thể kinh tế nâng cao tay nghề, ứng dụngkhoa học - công nghệ mới

+ KTTN tạo lập sự cân đối về phát triển kinh tế giữa các vùng, gópphần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Để công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, không thể không có doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều vốn, kỹthuật, công nghệ hiện đại trong một số ngành, nhằm tạo ra sức mạnh để cạnhtranh trên thị trường trong nước và quốc tế Để làm được điều đó, cần tăng

Trang 37

khả năng tích tụ và tập trung vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo điềukiện để vươn lên thành doanh nghiệp lớn Điều này có thể thực hiện thôngqua phát triển kinh tế tư nhân Thực tế cho thấy, quá trình phát triển KTTNđồng thời là quá trình tìm kiếm phương thức kinh doanh có hiệu quả nhằmlàm giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranhcủa hàng hoá trên thị trường Đó là quá trình các chủ doanh nghiệp phải tự đổimới công nghệ, kỹ thuật tại doanh nghiệp mình, chuyển hướng kinh doanhvào những sản phẩm có lợi nhất Tất cả những vấn đề đó, tự nó làm chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hơn, hợp lý hơn Điều này càng trởlên có ý nghĩa đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá nôngnghiệp, nông thôn ở nước ta.

+ KTTN góp phần nâng cao chất lượng lao động, nuôi dưỡng tiềmnăng trí tuệ kinh doanh Tiềm năng, trí tuệ, kinh nghiệm quản lý, taynghề lao động và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh được tích luỹ, lưutruyền trong từng ngành nghề sẽ góp phần quan trọng cho tăng trưởngkinh tế bền vững

c- Những hạn chế của kinh tế tư nhân:

* Hạn chế về quy mô: Khu vực KTTN đa số là các doanh nghiệp nhỏ

và vừa Quy mô nhỏ là cho doanh nghiệp khó tiếp cận với các nguồn vốn tíndụng chính thống từ các tổ chức Ngân hàng

* Hạn chế về nguồn lực:

- Thiếu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh: Sự phát triển của khuvực KTTN đã góp phần sử dụng tốt hơn nguồn vốn đầu tư trong xã hội Tuynhiên với tiềm năng phát triển của khu vực kinh tế này thì vốn là một vấn đềđang đặt ra cho kinh tế tư nhân Thiếu vốn thể hiện ở tình trạng quy mô nhỏcủa các cơ sở thuộc kinh tế tư nhân Hầu hết các doanh nghiệp thuộc KTTNđều có quy mô nhỏ và vừa, bình quân vốn của mỗi doanh nghiệp đăng ký

Trang 38

khoảng 1,2 tỷ đồng Quy mô nhỏ tạo điều kiện cho khu vực KTTN dễ dàngthích ứng với sự thay đổi của thị trường…Tuy nhiên, vốn ít lại chính là ràocản chính cho doanh nghiệp khi muốn mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ.

- Chất lượng lao động còn thấp: Làm việc trong khu vực KTTN cònthiếu những lao động có trình độ chuyên môn cao, thiếu đội ngũ công nhânlành nghề Trình độ học vấn của lao động trong khu vực tư nhân còn thấp, đaphần là lao động phổ thông

- Ý thức chấp hành pháp luật kém: Nhiều đơn vị KTTN chưa thực hiệntốt những quy định của pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảohiểm, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, giờ làm việc đối với người laođộng, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về sổ sách

kế toán, hóa đơn chứng từ, báo cáo định kỳ… Hiện tượng kinh doanh viphạm pháp luật, không đăng ký kinh doanh, trốn lậu thuế, gian lận thươngmại, kinh doanh trái phép vẫn còn diễn ra ở một bộ phận các cơ sở kinh tế tưnhân

- Trình độ và khả năng đổi mới kỹ thuật, công nghệ thấp: Máy móc,thiết bị công nghệ của khu vực KTTN còn lạc hậu, chắp vá và chậm đổi mới.Nhiều cơ sở mới thành lập nhưng vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu đã thải

* Khả năng tiếp cận thị trường yếu:

Khả năng cạnh tranh, tiếp cận thị trường của các DNTN Việt Nam còn

Trang 39

thấp, đặc biệt là trong khâu tiếp thị, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của sảnphẩm và hình ảnh của doanh nghiệp.

* Hiệu quả kinh doanh còn có những hạn chế nhất định:

2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế tư nhân.

sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và DNTN trên thươngtrường

Không riêng với thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanhnghiệp, đối với loại hình DNTN việc tiếp cận các loại thị trường như: thịtrường vốn, thị trường bất động sản, thị trường thiết bị công nghệ, thông tin

Việc tìm kiếm thông tin, mở rộng thị trường ra nước ngoài, bao gồm cảxuất khẩu tư bản, xuất khẩu hàng hoá, thiết bị công nghệ và nguồn nhân lựccũng là việc làm hết sức quan trọng đòi hỏi sự hỗ trợ tích cực từ phía nhànước đối với doanh nghiệp

Vấn đề chính sách khuyến khích các DNTN tham gia thị trường thươngmại điện tử, có hình thức thích hợp giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nôngnghiệp, ở các làng nghề, các trung tâm công nghiệp nhỏ có thể tiếp cận với thịtrường để quảng bá hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm

Nhà nước cần nghiên cứu hình thức để giúp cho nông dân xây dựng vàquảng bá thương hiệu của sản phẩm của từng vùng sản xuất Trên cơ sở cânđối tổng cung và tổng cầu nhà nước có chính sách điều tiết có hiệu quả giúp

Trang 40

cho DNTN tránh được rủi ro do xu hướng phát triển của KTTN gây ra.

Vấn đề mấu chốt có ý nghĩa quyết định là có chính sách giúp đỡcho DNTN nâng cao năng lực cạnh tranh, đi đôi với tạo lập thị trườngtiêu thụ sản phẩm ổn định, đặc biệt coi trọng thị trường nội địa, nhất làthị trường nông thôn

Hình thành chính sách xử lý những hậu quả xấu do những biến độngtrên thị trường gây ra, như chống lạm phát, thiểu phát, phá sản, thất nghiệp

Triệt để xoá bỏ những hàng rào ngăn cách thị trường theo kiểu cát cứđịa phương, các trạm kiểm soát không cần thiết Đổi mới các thủ tục vàphương pháp nghiệp vụ của thuế quan ở các cảng, sân bay, cửa khẩu để nhanhchóng giải phóng hàng hoá, thiết bị đưa vào lưu thông

2.5.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: Hệ thống đường sá giao thông, hệ thốngđiện, hạ tầng các khu công nghiệp, và các công trình phụ trợ phục vụ đờisống dân sinh ở các khu công nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới sự hìnhthành và phát triển các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thuộc khuvực KTTN nói riêng

Một thực tế hiện nay cho thấy, ở những nơi có điều kiện cơ sở hạtầng thuận lợi thì KTTN phát triển mạnh mẽ hơn những vùng có cơ sở hạtầng yếu kém

Hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước, tiến hành xây dựng hàngloạt các khu công nghiệp tập trung, với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và hiện đại,với các chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu

tư xây dựng các nhà máy xí nghiệp Góp phần làm tăng tốc độ phát triểnKTTN tại các địa phương đó lên

2.5.3 Nhân tố thông tin

Ngày đăng: 16/04/2013, 20:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Văn Ân (2006), “Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Bản tin kinh tế (Số 110-2/2006), Tr. 3-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ởViệt Nam”
Tác giả: Đinh Văn Ân
Năm: 2006
2. Chi cục thuế huyện Kim Thành (2000-2007), “Tổng hợp quyết toán thuế các cơ sở kinh tế tư nhân từ 2000-2007”, Kim Thành Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Tổng hợp quyết toán thuếcác cơ sở kinh tế tư nhân từ 2000-2007”
3. Mai Ngọc Cường (2004), “Để kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển”, Tạp chí kinh tế phát triển” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Để kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển”", Tạpchí kinh tế phát triển
Tác giả: Mai Ngọc Cường
Năm: 2004
4. Tô Xuân Dân, Nghiêm Xuân Đạt, Vũ Trọng Lâm (2002), “Phát triển và quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”, NXB khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển vàquản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”
Tác giả: Tô Xuân Dân, Nghiêm Xuân Đạt, Vũ Trọng Lâm
Nhà XB: NXB khoa học kỹ thuật
Năm: 2002
5. Đại học Kinh tế quốc dân (2002), “Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội, giáo trình kinh tế vĩ mô, kinh tế đầu tư, kinh tế phát triển”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kế hoạch hóa phát triển kinhtế xã hội, giáo trình kinh tế vĩ mô, kinh tế đầu tư, kinh tế phát triển”
Tác giả: Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2002
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), “Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX“ NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2001
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), “Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X“, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ X“
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
8. Huỳnh Huy Hoà (2006), “Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển kinh tế tư nhân tại Thành phố ĐàNẵng”
Tác giả: Huỳnh Huy Hoà
Năm: 2006
9. Nguyễn Lê Hoa (2004), “Một số vấn đề trong phát triển KTTN ở Việt Nam”, Tạp chí tài chính (tháng 4/2004), Tr19-21, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số vấn đề trong phát triển KTTN ở ViệtNam”
Tác giả: Nguyễn Lê Hoa
Năm: 2004
10. Bạch Thị Minh Huyền (2003), “Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Những vấn đề đặt ra trong tiến trình hội nhập”, Tạp chí tài chính doanh nghiệp (số 11-2003), Tr17-19, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệpvừa và nhỏ: Những vấn đề đặt ra trong tiến trình hội nhập
Tác giả: Bạch Thị Minh Huyền
Năm: 2003
12.Trịnh Thị Hoa Mai (2005), “Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hộinhập”
Tác giả: Trịnh Thị Hoa Mai
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2005
13.Nguyễn Đăng Nam (2003), “Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí tài chính (số 11-2003), Tr36-37, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện chính sách tài chính thúc đẩy pháttriển doanh nghiệp nhỏ và vừa”
Tác giả: Nguyễn Đăng Nam
Năm: 2003
14. Lê Hữu Nghĩa (2003), “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp”, Tạp chí cộng sản số 6-3/2003, Tr31- 37, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt Namhiện nay: thực trạng và giải pháp”
Tác giả: Lê Hữu Nghĩa
Năm: 2003
15. Phòng thống kê huyện Kim Thành (2000-2007), “Niên giám thống kê từ năm 2000-2007”, Kim Thành Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê từnăm 2000-2007”
16. Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Kim Thành (2007), “Tổng hợp tình hình đăng ký kinh doanh và hoạt động của các cơ sở KTTN trên địa bàn huyện qua các năm”, Kim Thành Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng hợp tìnhhình đăng ký kinh doanh và hoạt động của các cơ sở KTTN trên địa bànhuyện qua các năm”
Tác giả: Phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Kim Thành
Năm: 2007
17. Lê Du Phong (2006), “Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khoa học công nghệ- kinh nghiệm Hungary và vận dụng vào Việt Nam“, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnhvực khoa học công nghệ- kinh nghiệm Hungary và vận dụng vào ViệtNam“
Tác giả: Lê Du Phong
Nhà XB: NXB Lý luận chính trị
Năm: 2006
18. Phan Trọng Phức, (2007), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam“, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam“
Tác giả: Phan Trọng Phức
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 2007
19. Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), “Luật Doanh nghiệp“, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: LuậtDoanh nghiệp
Tác giả: Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 2006
20. Hà Huy Thành (2002), “Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Lý luận và chính sách“, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tưnhân. Lý luận và chính sách“
Tác giả: Hà Huy Thành
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
21.Mai Tết-Nguyễn Văn Tuất, Đặng Danh Lợi (2006), “Sự vận động và phát triển của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta“, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), “Sự vận động và pháttriển của KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta“
Tác giả: Mai Tết-Nguyễn Văn Tuất, Đặng Danh Lợi
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh. - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.1 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh (Trang 68)
Bảng 4.3 Số lượng Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn  huyện Kim Thành qua các năm - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.3 Số lượng Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành qua các năm (Trang 72)
Bảng 4.5 Số lượng công ty cổ phần trên địa bàn huyện Kim Thành qua các năm - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.5 Số lượng công ty cổ phần trên địa bàn huyện Kim Thành qua các năm (Trang 74)
Bảng 4.6 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân thực sự hoạt động  tính đến 31/12/2007. - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.6 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân thực sự hoạt động tính đến 31/12/2007 (Trang 75)
Bảng 4.7 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân phân theo các ngành kinh tế - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.7 Số lượng các cơ sở kinh tế tư nhân phân theo các ngành kinh tế (Trang 77)
Bảng 4.8 Tổng hợp tình hình vốn các cơ sở kinh tế tư nhân  đăng ký kinh doanh. - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.8 Tổng hợp tình hình vốn các cơ sở kinh tế tư nhân đăng ký kinh doanh (Trang 80)
Bảng 4.10 Số lượng lao động khu vực kinh tế tư nhân qua các năm - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.10 Số lượng lao động khu vực kinh tế tư nhân qua các năm (Trang 85)
Bảng 4.14 Lao động trong công ty cổ phần trên địa bàn huyện Kim Thành - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.14 Lao động trong công ty cổ phần trên địa bàn huyện Kim Thành (Trang 91)
Bảng 4.17 Nộp ngân sách Nhà nước của các cơ sở kinh tế tư nhân - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.17 Nộp ngân sách Nhà nước của các cơ sở kinh tế tư nhân (Trang 94)
Bảng 4.18 Diện tích đất đai và nhà xưởng của các cơ sở KTTN - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.18 Diện tích đất đai và nhà xưởng của các cơ sở KTTN (Trang 97)
Bảng 4.19 Số lượng lao động trong các cơ sở kinh tế tư nhân - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.19 Số lượng lao động trong các cơ sở kinh tế tư nhân (Trang 100)
Bảng 4.21 Doanh thu, lợi nhuận của các cơ sở kinh tế tư nhân - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.21 Doanh thu, lợi nhuận của các cơ sở kinh tế tư nhân (Trang 104)
Bảng 4.22 Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của các cơ sở kinh tế tư nhân - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.22 Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của các cơ sở kinh tế tư nhân (Trang 107)
Bảng 4.23 Những chính sách ưu đãi áp dụng cho kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.23 Những chính sách ưu đãi áp dụng cho kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện (Trang 110)
Bảng 4.24 Những khó khăn chính của kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM THÀNH, TỈNH HẢI DƯƠNG
Bảng 4.24 Những khó khăn chính của kinh tế tư nhân trên địa bàn huyện Kim Thành (Trang 113)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w