Thành phố Thái Nguyên với vị thế là trung tâm của sự phát triển của tỉnh cũngkhông tránh được những hệ quả về suy thoái môi trường do các hoạt độngsinh sống, hoạt động sản xuất công nghi
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lời nói đầu
Môi trường sinh thái đang là mối quan tâm bức xúc của nhân loại và trở thànhthách thức đối với toàn cầu Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh
tế toàn cầu là quá trình suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng sâu sắc,tạo ra cho loài người những thách thức trong việc kiểm soát ô nhiễm môitrường
Tăng trưởng kinh tế mà hy sinh môi trường hay đầu tư để bảo vệ môi trường
mà bỏ qua tăng trưởng kinh tế, đây là hai quan điểm phát triển đối lập nhau
Cả hai mô hình này đều tồn tại những hạn chế rất lớn và không thể đạt đượcmục tiêu phát triển bền vững Vì vậy để phát triển bền vững cần đồng thờităng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Một câu hỏi đặt ra cho các nhà quản
lý môi trường là cần tiến hành quản lý môi trường như thế nào để đảm bảokinh tế vẫn tăng trưởng cao
Công cụ kinh tế, công cụ mệnh lệnh kiểm soát và các biện pháp giáo dục môitrường nằm trong hệ thống công cụ của quản lý môi trường Trên thế giớicùng với các công cụ mang tính mệnh lệnh, bắt buộc thì các công cụ kinh tếcũng đã được áp dụng một các rộng rãi, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tếthị trường
Việt nam hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, do đó phải đối mặtvới những thách thức lớn về bảo vệ môi trường Quá trình đô thị hóa diễn ramạnh mẽ kéo theo đó là những tồn tại về môi trường Các chất thải ngày càngtăng lên cả về khối lượng và mức độ nguy hại Tình trạng này ở các thành phốlại càng đáng báo động Nồng độ các chất độc hại có trong đất, nước, khôngkhí vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân
Trang 2Thành phố Thái Nguyên với vị thế là trung tâm của sự phát triển của tỉnh cũngkhông tránh được những hệ quả về suy thoái môi trường do các hoạt độngsinh sống, hoạt động sản xuất công nghiệp Do đó cần thiết phải tiến hànhquản lý môi trường bằng các biện pháp kinh tế, bởi các công cụ kinh tế tiếpcận môi trường một cách linh hoạt, hiệu quả và kinh tế, nó cho phép cácdoanh nghiệp lựa chọn phương án tối ưu đáp ứng các yêu cầu về môi trường.Hiện tại, thành phố Thái Nguyên đã bước đầu áp dụng các công cụ kinh tế vàthu được những kết quả nhất định Để đánh giá công tác áp dụng các biện
pháp kinh tế vào trong quản lý môi trường nên em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá tình hình thực hiện các công cụ kinh tế trong quản lý nhà nước về môi trường theo luật bảo vệ môi trường năm 2005 tại thành phố Thái Nguyên – tỉnh Thái Nguyên”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môitrường vào thực tế, cụ thể trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng công cụkinh tế trong quản lý môi trường
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: áp dụng các công cụ kinh tế trong công tácquản lý môi trường Đời sống kinh tế của các hộ dân tại thành phố TháiNguyên
- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn thành phố Thái Nguyên
- Thời gian nghiên cứu: số liệu thống kê năm 2013
Trang 3CHƯƠNG 1 CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Cơ sở pháp lý
Các công cụ kinh tế được quy định rộng rãi ở hầu hết các văn bản pháp quychính điều này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các công cụ kinh tếtrong quản lý và bảo vệ môi trường ở nước ta Cụ thể:
- Luật bảo vệ môi trường năm 2005: Ngày 29/11/2005, Quốc hội nướccộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XI kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luậtbảo vệ môi trường và Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm2006
- Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 29/03/2013 về phí bảo vệ môi trườngđối với nước thải
- Nghị định số 26/CP ngày 26/4/1996 quy định xử phạt vi phạm hànhchính về bảo vệ môi trường
- Quyết định số 82/2002-QĐ/TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạtđộng của quỹ bảo vệ môi trường
- Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về việc xử lý vi phạmtrong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Nghị quyết 41/NQ-TU của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trongthời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 hướng dẫn thực hiện Luậtbảo vệ môi trường và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Thông tư số 48/TT-TCT của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Quyếtđịnh số 276-CT ngày 28/7/1992 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng về việcthống nhất quản lý các loại phí và lệ phí
Trang 4- Thông tư số 46 TC/TCT của Bộ tài chính về hướng dẫn chế độ quản
- Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước
CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012
- Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 20/8/2013 về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Căn cứ Quyết định sô 13/QĐ-XPHC ngày 18/4/2013 về xử phạt vi
phạm hành chính trong BVMT
- Căn cứ quyết định số 14/QĐ-XPHC ngày 25/4/2013 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Căn cứ quyết định số 04/QĐ- VPHC ngày 25/01/2013 và Quyết định
số 35/QĐ –VPHC ngày 30/6/2013 về xử phạt vi phậm hành chính trong bảo
vệ môi trường
- QCVN 24:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp
1.1.2 Cơ sở thực tiễn
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam
phải giải quyết cùng một lúc hai vấn đề: nhằm đạt được mục tiêu phát triển
bền vững là kiểm soát được mức độ ô nhiễm ngày càng tăng do công nghiệp
hóa và đô thị hóa, đồng thời phải có được những chính sách giảm tối đa chi
phí cho bảo vệ môi trường cả từ phía doanh nghiệp lẫn Nhà nước trên cơ sở
công bằng xã hội Để đáp ứng được các yêu cầu đó thì việc tìm kiếm các biện
pháp cũng như công cụ kinh tế cần áp dụng là cần thiết Thực tế nghiên cứu
và áp dụng cho thấy một số công cụ có thể tạo ra rất hữu hiệu trong việc đảm
bảo được mục tiêu bảo vệ môi trường nhưng lại gây nhiều tốn kém cho doanh
Trang 5nghiệp, ngược lại một số công cụ khác có thể giảm được chi phí nhưng chưachắc đã đảm bảo được tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường đã đặt ra Một số công
cụ có thể có hiệu quả nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào khả năng của các cơquan quản lý môi trường trong việc kiểm soát và cưỡng chế thực hiện Ví dụnhư việc áp dụng phí môi trường đối với nhiều nước nói chung và Việt Namnói riêng là rất có hiệu quả nhưng nó đòi hỏi ở sự kỹ thuật, khoa học trongviệc xác định mức phí môi trường, vấn đề thực thi pháp luật và khả năng tổchức, quản lý của các cơ quan có thẩm quyền Thực tiễn cũng cho thấy một sốloại công cụ khi áp dụng có thể dễ dàng thực hiện được nhưng lại cho hiệuquả không cao
Trên thực tế ở thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng thì môi trườngkhông được coi là một yếu tố quan trọng, mà thường coi là yếu tố đươngnhiên Hơn nữa các nhà kinh doanh cho rằng việc bảo vệ môi trường cũng nhưnhững biện pháp làm giảm khả năng thu lợi nhuận hoặc làm tăng thêm các chiphí, nói cho cùng việc bảo vệ môi trường sẽ không mang lại hiệu quả kinh tếcao Vì những lý do trên mà vấn đề về thực thi pháp luật hiện hành chưa đượcthực hiện ở mức độ nhất định Nhiều doanh nghiệp vẫn làm ngơ hoặc cố tìnhlẩn tránh trách nhiệm bảo vệ môi trường Tuy nhiên với nền kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước thì nếu tổ chức,quản lý thật chặt chẽ việc áp dụng các công cụ kinh tế cũng như việc thực thipháp luật sẽ ngày càng được bảo đảm và đạt hiệu quả cao
Thực tiễn ở Việt nam đã áp dụng thành công và có hiệu quả một sốcông cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường như thuế môi trường, phímôi trường…(ví dụ Điều 20 Luật khoáng sản – Thuế tài nguyên)
Trong cơ chế thị trường đòi hỏi phải nghiên cứu, xây dựng các công cụkinh tế sao cho phù hợp đặc điểm thể chế nền kinh tế
1 2 Khái niệm về công cụ kinh tế
Trang 61.2.1 Một số đặc trưng cơ bản của công cụ kinh tế
Bàn về công cụ kinh tế các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều địnhnghĩa khác nhau Để làm sáng tỏ đặc trưng cơ bản của công cụ kinh tế, cómột số định nghĩa như sau:
Công cụ kinh tế là những công cụ chính sách nhằm thay đổi chi phí vàlợi ích của những hành động của hoạt động kinh tế thường xuyên tác độngtới môi trường, tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc hủy hoại môitrường
Công cụ kinh tế sử dụng sức mạnh thị trường để ra các quyết định nhằmđạt tới các mục tiêu môi trường, từ đó sẽ có cách ứng xử hiệu quả chi phícho BVMT
Công cụ kinh tế đơn giản là con đường mà Chính phủ có thể thay đổihành vi ứng xử của mọi người thông qua việc lựa chọn những phương thứckinh tế khác nhau hoặc giảm thiểu chi phí trên thị trường nhằm mục tiêumôi trường
Công cụ kinh tế là biện pháp cung cấp những tín hiệu thị trường để giúpcho những người ra quyết định ghi nhận hậu quả môi trường trong việc lựachọn của họ
Trong tất cả các định nghĩa trên ta có thể rút ra hai đặc điểm cơ bản đểlàm sáng tỏ thêm nội dung của công cụ kinh tế của phương tiện chính sách:Công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả, chúng nâng giá của cáchành động làm tổn hại đến môi trường lên hoặc hạ giá hành động BVMTxuống
Công cụ kinh tế dành khả năng lựa chọn cho các công ty và cá nhânhành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ
Trang 7Như vậy, công cụ kinh tế tương phản thường xuyên với các quy định “Mệnh lệnh và kiểm soát” ( CAC ) Đó là hai mặt của phương tiện chínhsách CAC được tiến hành thông qua cơ chế ra lệnh cho các hành động môitrường hoặc xác đinh những hậu quả môi trường nếu không tuân thủ cácquy chế đã ban hành Ngược lại, các công cụ kinh tế duy trì một tập hợptương đối rộng rãi các hành động môi trường mang tính pháp lý, nhưng cóxác định hậu quả khác nhau đối với những sự lựa chọn khác nhau Chúngvẫn cần bắt buộc phục tùng với hậu quả xảy ra.
Ví dụ, có một tiêu chuẩn phát thải nào đó nằm trong một quy định điềuhành và kiểm sát Quy định pháp lý yêu cầu người gây ô nhiễm phải đápứng tiêu chuẩn phát thải Nếu những người gây ô nhiễm không tuân thủnhư vậy họ đã phạm luật và buộc phải chịu phạt vi cảnh như phạt tù, đóngcủa nhà máy… Ngược lại, một lệ phí phát thải cho phép người gây ônhiễm lựa chọn mức độ thải ra trong giới hạn mà các công cụ kinh tế đãquy định và như thế vẫn không vi phạm pháp luật Tuy nhiên, họ có thểcân nhắc lựa chọn xem nên trả nhiều tiền hơn hoặc ít hơn lệ phí Khó cóthể biết được họ lựa chọn như thế nào: có trả hay không trả lệ phí Chỉ cósức mạnh của pháp luật mới có thể yêu cầu và bắt buộc họ trả tiền Trongmức độ cho phép sự lựa chọn của họ dao động trong phạm vi những giớihạn đã được xác lập
Từ những trình bày trên ta thấy:
Công cụ kinh tế là một trong những phương tiện chính sách được sửdụng để đạt tới mục tiêu môi trường thành công
Công cụ kinh tế không phải là phương tiện chính sách riêng biệt màchúng được sử dụng thường xuyên cùng với các phương tiện chính sáchkhác như những quy định pháp lý về CAC
Trang 81.2.2 Sự cần thiết của các công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
Nền kinh tế phát triển ngày càng cao, điều đó dẫn tới ô nhiễm, suy thoái
và những sự cố môi trường diễn ra ngày càng ở mức độ cao, đang đặt conngười trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên Đối với Việt Nam nói chung
và trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng thì đây là vấn đề cấp bách cần giảiquyết và có những chính sách hữu hiệu cần thiết phải bảo vệ môi trường cũngnhư các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, sinhvật và sự phát triển kinh tế văn hóa – xã hội của đất nước, của nhân loại Bởivậy mà vấn đề BVMT ngày nay đã là một trong những chính sách quan trọngcủa Đảng và Nhà nước ta Bằng những biện pháp và chính sách khác nhauNhà nước ta đang can thiệp mạnh mẽ vào các hoạt động của cá nhân, tổ chứctrong xã hội nhằm bảo vệ các yếu tố của môi trường, ngăn chặn việc gây ônhiễm, suy thoái và sự cố môi trường Trong những biện pháp và chính sách
đó cũng như nhiều nước trên thế giới, nhà nước ta đã áp dụng các công cụ hữuhiệu, trong đó công cụ kinh tế đóng vai trò quan trọng
Xét cả về lý luận và thực tiễn, bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần có vaitrò quản lý của nhà nước Nền kinh tế thị trường với sự đa dạng về các chủthể, các quan hệ kinh tế nhất là từ khi nhà nước ta mở cửa nền kinh tế thì cácnhà đầu tư nước ngoài đã ồ ạt đầu tư và Việt Nam Điều này đã làm cho sự đadạng về chủ thể cần quản lý cũng như bảo vệ và quản lý môi trường của nhànước đối với các chủ thể này Sự đa dạng về phương thức kinh tế, hình thứcpháp lý… cùng với xu hướng tìm kiếm tối đa lợi nhuận đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường Để thực hiện được chứcnăng của mình trong quản lý và bảo vệ môi trường, cũng như các lĩnh vựckhác Nhà nước không thể không sử dụng công cụ hữu hiệu nhất của mình đó
là pháp luật hay cụ thể hơn đó là pháp luật về môi trường Với tư cách là một
Trang 9hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người, pháp luật môitrường đóng vai trò lớn trong việc quản lý và bảo vệ môi trường Pháp luậtquy định các quy tắc xử sự và buộc mọi người phải tuân theo khi khai thác sửdụng các thành phần môi trường Ngoài ra pháp luật môi trường còn có nhữngquy định cấm tác động đến một số thành phần môi trường… Nó thể hiện quanđiểm của Nhà nước trong việc khuyến khích các chủ thể tham gia quản lý vàBVMT Pháp luật môi trường cũng quy định những chức năng quyền hạn củacác cơ quan quản lý và bảo vệ môi trường Pháp luật môi trường muốn thựcthi và đạt hiệu quả cao thì không thể thiếu các công cụ kinh tế tác động đến.Bởi vì pháp luật môi trường đơn thuần là các “mệnh lệnh – kiểm tra” mà thôi.Pháp luật quy định các quy tắc xử sự và buộc họ phải tuân theo, đồng thời nếuđơn thuần chỉ dựa vào công cụ pháp luật thì cơ quan quản lý và BVMT cũngchỉ đến mức kiểm tra và khi các tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm cũng chỉchịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự hoặc các hình thức khác Như vậythì hậu quả môi trường đã xảy ra rồi, công cụ kinh tế chính là biện pháp phòngngừa việc gây ô nhiễm môi trường cũng như suy thoái môi trường Hơn nữađiều này nó buộc đối với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp buộc phải tuântheo các quy định đó Nhưng khi áp dụng các công cụ kinh tế thì người gây ônhiễm được lựa chọn mức độ tác động đến môi trường, sự lựa chọn này phảinằm trong giới hạn mà các công cụ kinh tế đã quy định.
Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý và BVMT là tác động tới chiphí và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, đánh vào kinh tế - tài chính thì cácchủ thể mới tuân theo đúng tất cả các quy định của pháp luật về môi trường
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, để đảm bảo tính khả thi của phápluật môi trường thì không thể không sử dụng các công cụ kinh tế
1.3 Vai trò của công cụ kinh tế trong quản lý và bảo vệ môi trường
Công cụ kinh tế là một trong những công cụ quan trọng để bảo vệ môi trường
Nó đã và đang được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới trong đó có Việt
Trang 10nam Qua thực tiễn kiểm nghiệm ở một số nước đã chứng tỏ công cụ kinh tế
có tác dụng sau:
- Điều chỉnh hành vi môi trường một cách tự động, do mức thải cóquan hệ một cách tự động đối với thuế (tức là cái giá của sự gây ônhiễm)
- Tính hiệu quả về chi phí khi với một mức thải nhất định thì thuế, phíchất thải đảm bảo đạt được mục tiêu chi phí tối thiểu
- Khuyến khích hành vi bảo vệ môi trường: Do công cụ kinh tế khôngchỉ có tác dụng trực tiếp và lâu dài đối với hành vi gây ảnh hưởngtới môi trường của doanh nghiệp mà còn có tác dụng sâu xa tới quátrình nghiên cứu, triển khai, thay đổi kỹ thuật và công nghệ sản xuất
có lợi cho môi trường
- Gia tăng nguồn thu nhập phục vụ trở lại cho bảo vệ môi trường vàđóng góp ngân sách cho nhà nước
- Duy trì và chuyển giao hợp lý cho nguồn lực do định giá các nguồntài nguyên môi trường, là thành tố quan trọng cho phát triển bềnvững và góp phần tích cực cho việc sử dụng hiệu quả các nguồn lựccũng như chuyển giao chúng cho các thế hệ tương lai Đối với cácnước đang phát triển như Việt Nam khi phát triển kinh tế chủ yếudựa và nguồn tài nguyên nhiên nhiên thì việc đánh giá các nguồn tàinguyên môi trường là một công cụ chủ chốt cho phát triển bền vững.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vai trò của các công cụ kinh tế trongquản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam có khác nhau trong mỗi giai đoạnphát triển nền kinh tế đất nước Nhìn chung tác dụng của công cụ kinh tế đượcthể hiện rõ rệt từ khi Việt Nam áp dụng nền kinh tế thị trường và trong quátrình hội nhập nền kinh tế hiện nay
Trang 111.4 Các nguyên tắc cơ bản trong việc sử dụng các công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng dựa trên hainguyên tắc cơ bản đã được quốc tế thừa nhận đó là: “Người gây ô nhiễm phảitrả tiền” và “người hưởng thụ phải trả tiền”
1.4.1 Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền - PPP”
Bắt nguồn từ các sáng kiến do Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển(OCED) đề xuất hợp tác vào năm 1972 và 1974 Nguyên tắc này xuất phát từnhững luận điểm của Pigon về nền kinh tế phúc lợi Trong đó, nội dung quantrọng nhất là một nền kinh tế lý tưởng là giá cả các loại hàng hóa và dịch vụ
có thể phản ánh đầy đủ các chi phí xã hội, kể cả chi phí môi trường (bao gồmcác chi phí chống ô nhiễm, khai thác tài nguyên cũng như dạng ảnh hưởngkhác tới môi trường) Giá cả phải “nói lên sự thật” về những chi phí sản xuất
và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ Nếu không, sẽ dẫn đến việc sử dụng bừa bãicác nguồn tài nguyên, làm cho ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn so với mức tối
ưu đối với xã hội
“Người gây ô nhiễm phải trả tiền” có nghĩa là buộc người gây ô nhiễm
(doanh nghiệp, cá nhân hay chính quyền) phải trả hoàn toàn các chi phí về sựphá hoại môi trường do hoạt động của họ gây ra Điều này sẽ khuyến khích
người ta giảm sự phá hoại đó, ít ra cũng ở mức mà chi phí biên của việc giảm
ô nhiễm bằng chi phí biên của sự tổn hại do ô nhiễm đó gây ra Phương pháp
sử dụng các công cụ kinh tế nhấn mạnh lợi ích của các công cụ kinh tế đượcdùng để thay đổi thái độ của con người thông qua cơ chế về giá cả
Muốn vậy thì tổng chi phí ra một hàng hóa hay dịch vụ bao gồm chi phícủa tất cả tài nguyên được sử dụng phải được tính đủ vào giá của nó Việc sửdụng không khí, nước hay đất cho việc loại bỏ hay cất giữ chất thải cũng là sửdụng các tài nguyên giống như các đầu vào của sản xuất Tình trạng định giákhông tính đủ để chi phí sử dụng các tài nguyên môi trường và không xác
Trang 12định rõ quyền sở hữu đối với tài nguyên môi trường dẫn đến việc khai thác và
sử dụng quá mức và có thể phá hủy hoàn toàn nguồn tài nguyên đó Nguyên
tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” tìm cách sửa đổi “thất bại thị trường”
bằng cách buộc người gây ô nhiễm phải tính toán đầy đủ chi phí sản xuất (chiphí sử dụng tài nguyên và làm ô nhiễm) thông qua các công cụ như thuế ônhiễm, lệ phí ô nhiễm, giấy phép ô nhiễm…
1.4.2 Nguyên tắc “Người hưởng thụ phải trả tiền – BPP”
Nguyên tắc này chủ trương tạo lập một cơ chế nhằm đạt được các mụctiêu về môi trường, ngược lại với người gây ô nhiễm phải trả tiền, ngườihưởng thụ môi trường đã được cải thiện cũng phải trả một khoản phí Cụ thể
là tất cả những ai hưởng lợi do có được môi trường trong lành không bị nhiễmthì đều phải nộp phí
Xét về mặt kinh tế thì nguyên tắc BPP là nguyên tắc có tính phù hợpcao, vì hiệu quả kinh tế chỉ có thể đạt được nếu các nguồn lợi được sử dụng ởmức tối ưu Do vậy hiệu quả kinh tế có thể đạt được nếu việc xác định mứcphí, lệ phí môi trường đưa ra ở mức tối ưu và khoản phí, lệ phí thu được chủyếu phục vụ cho các biện pháp cụ thể có liên quan đến bảo vệ môi trường
- Vận dụng các phương tiện chính sách nhằm áp dụng các công cụ kinh tế
Thực tiễn cho thấy các phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổihoặc chỉ ra những tín hiệu về giá để điều chỉnh các quyết định trong việc tìmkiếm mục tiêu môi trường được gọi là công cụ kinh tế Các công kinh tế chophép tạo ra một cơ sở để lựa chọn hành động trong tầm tay của các cá nhân, tổchức hoạt động sản xuất kinh doanh Mặt khác, chúng cho phép họ hoạt độngkinh tế tích cực và năng động hơn trong việc lựa chọn hành động để bảo vệmôi trường
Trang 13- Các mô hình lý thuyết về áp dụng các công cụ kinh tế trong kiểm soát ônhiễm.
Mặc dù ngay từ đầu thập kỷ 30, nhà kinh tế học theo trường phái cổđiển Pigon đã đề cập đến ý tưởng và các tác động ngoại ứng và ảnh hưởng lantỏa của các hoạt động kinh tế Đến giữa thập kỷ 60, khi ô nhiễm môi trường
đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với đời sống phúc lợi của con ngườithì ý tưởng này mới được các nhà kinh tế học đặc biệt chú ý nhằm nỗ lực tìmkiếm các công cụ hữu hiệu để giảm bớt nạn ô nhiễm trong đó có công cụ kinhtế
Trên thế giới đã áp dụng thành công và có hiệu quả, Việt nam đã bắtđầu áp dụng và dần được mở rộng đối với các loại công cụ kinh tế khác Kinhnghiệm cho thấy rằng một chính sách nếu không được xây dựng với sự cânnhắc và tính toán đầy đủ sẽ có ít hiệu lực và không đem lại kết quả như mongmuốn Nếu nóng vội muốn áp dụng ngay một hệ thống các công cụ kinh tếhoàn chỉnh như một số nước trong khi bộ máy quản lý của của nước ta chưa
có đủ năng lực để điều tiết và kiểm soát thì rõ ràng là hệ thống công cụ kinh tếnày sẽ khó được thực hiện hết và có hiệu quả cao
1.5 Thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên thế giới và kinh nghiệm áp dụng thực tiễn ở Việt Nam
Công cụ kinh tế là phương tiện chính sách có tác dụng làm thay đổi chi phí vàlợi ích của những hoạt động kinh tế thường xuyên tác động tới môi trườngnhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm trước việc gây ra sự hủy hoạimôi trường
*- Thuế, phí và lệ phí môi trường
- Thuế môi trường: Là khoản thu vào ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các
hoạt động môi trường Quốc gia, bù đắp các chi phí mà xã hội bỏ ra để giải
Trang 14quyết các vấn đề như: chi phí phục hồi môi trường, chi phí xử lý và ngăn ngừa
ô nhiễm
Nguyên tắc tính thuế môi trường:
- Người gây ô nhiễm phải trả tiền
Phân loại thuế môi trường:
- Thuế gián thu: Đánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa gây ra ô nhiễm môitrường trong quá trình sản xuất
- Thuế trực thu: Đánh vào lượng chất thải độc hại đối vứi môi trường do cơ sởsản xuất gây ra
Ví dụ: Thuế CO2, thuế môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản
Thuế áp dụng trên Thế giới và Việt nam.
+ Việt Nam:
Tại Việt nam, quan điểm về áp dụng “Công cụ kinh tế” trong quản lý
môi trường đã được đề cập trong chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộchính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước, Nghị quyết của Bộ chính trị số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004
và gần đây nhất là nghị quyết số 27/BCSĐ BTNMT ngày 2/12/2009 của Ban
Trang 15cán sự đảng bộ TN$MT về việc tăng cường chủ trương kinh tế hóa ngànhTN$MT.
Hiện tại ở Việt nam, loại thuế/ phí đánh vào đơn vị ô nhiễm xả thải ramôi trường đang được áp dụng dưới hình thức phí BVMT đối với nước thải,đối với chất thải rắn và khai thác khoáng sản
Phí BVMT đối với nước thải được quy định tại Nghị định
67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thực hiện, phí BVMT đối vớinước thải vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập Các cơ quan quản lý còn lúng túngtrong cách thu và tính phí Các doanh nghiệp còn tìm cách trốn tránh và nợphí Kết quả là tỷ lệ thu phí nước thải công nghiệp còn thấp
Phí BVMT đối với chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hạiđược quy định trong Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 Ngoài raphí vệ sinh được áp dụng năm 2003 theo quy định tại Thông tư số71/2003/TT-BTC ngày 30/7/2003 của Bộ tài chính Tuy nhiên khoản thu từcác khoản phí này không bù đắp chi phí thu gom, xử lý chất thải rắn Ngoài racác văn bản hiện tại không quy định rõ trách nhiệm thu phí của các đơn vị, tổchức nên việc thu phí ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn
Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản được thực hiện theo Nghị định
số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/5/2008 của Chính phủ Tuy nhiên, việc thu phícòn gặp nhiều khó khăn do đối tượng phải nộp phí chưa tự giác thực hiệnnghĩa vụ này Còn tình trạng doanh nghiệp kê khai sản lượng khai thác thấphơn thực tế để giảm số phí phải nộp
*- Một số trường hợp đền bù về thiệt hại môi trường
Đền bù thiệt hại môi trường không được coi là một công cụ trong quản
lý môi trường, tuy nhiên tại Điều 7 Luật BVMT năm 2005 có quy đinh: “ tổ chức, cá nhân gây tổn hại đến môi trường do hoạt động của mình phải bồi
Trang 16thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” và Nghị định 26/CP của Chính
phủ cũng quy định xử phạt hành chính các hành vi gây ô nhiễm môi trường
Dưới đây là một số ví dụ về đền bù thiệt hại môi trường ở nước ta tronggiai đoạn gần đây:
- Bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường do sản xuất gạch: xã ViệtThống- huyện Quế Võ – tỉnh Bắc Ninh, có gần 100 lò gạch côngsuất từ 3 vạn đến 5 vạn ở khu vực bãi bồi sông Cầu, khói từ các lògạch làm ảnh hưởng đến gần 100 mẫu ruộng của thôn Trung Đôngdẫn đến làm giảm sản lượng lúa Sau khi tiến hành điều tra UBNDtỉnh đã quyết định chủ các lò gạch phải đền bù cho người dân là chủcác ruộng bị thiệt hại lúa là 1,6 tỷ đồng
- Công ty VEDAN đền bù thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường sôngThị Vải: công ty bột ngọt VEDAN do nước ngoài đầu tư xây dựng
từ năm 1995 Công ty có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuynhiên trong quá trình sản xuất hệ thống này không hoạt động, toàn
bộ nước thải được đổ trực tiếp ra sông Thị Vải gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến người dân Sau khi điềutra và giám định chất lượng nước thải Bộ Tài Nguyên Môi Trường
đã xử phạt công ty số tiền phạt là 126 tỷ đồng, tuy nhiên công ty mớichỉ đề bù 90 tỷ đồng
- Khai thác than gây bồi lấp các hồ chứa nước ở Quảng Ninh, Tổngcông ty than Việt nam tiến hành khai thác than ở hai mỏ Tùng bạch
và Mạo Khê làm trôi đất đá gây bồi lấp lòng hồ, giảm dung tíchchứa nước từ 10-20% Đồng tời nước hồ cũng bị axít hóa không đảmbảo chất lượng để tưới tiêu cho nông nghiệp và sử dụng của ngườidân UBND tỉnh Quảng Ninh đã buộc Tổng công ty than ngừng
Trang 17khai thác và đền bù thiệt hại, khắc phục môi trường khu vực 3 xãthiệt hại số tiền là 4,35 tỷ đồng.
1.6 Các loại công cụ kinh tế trong quản lý môi trường
1.6.1 Thuế tài nguyên
Thuế tài nguyên là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập về hoạtđộng khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước
Đối tượng nộp thuế: các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc mọithành phần kinh tế quốc doanh, không phân biệt ngành nghề, hình thức khaithác, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm lưu độnghay cố định, có khai thác sử dụng tài nguyên lòng đất, mặt đất, mặt nước.Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như thuế sử dụng đất,thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tàinguyên khoáng sản,…
Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năng côngnghệ của doanh nghiệp, phương thức quản lý của Nhà nước và điều kiện địachất kỹ thuật của khu vực khai thác tài nguyên để bảo đảm có sự phân biệt đốivới các doanh nghiệp hoặc hoạt động gây ra tổn thất tài nguyên và suy thoáimôi trường ở các mức độ khác nhau Nguyên tắc chung của thuế tài nguyênlà: hoạt động càng gây nhiều tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường thìcàng phải chịu mức thuế cao hơn
Trong thực tế, người ta thường phân biệt thuế tài nguyên theo mức độ xácđịnh trữ lượng:
- Tài nguyên đã xác định trữ lượng: thuế được tính dựa trên trữ lượng địachất (hoặc trữ lượng công nghiệp) của loại tài nguyên mà doanh nghiệp đượcphép khai thác
Trang 18- Tài nguyên chưa xác định được trữ lượng hoặc xác định chưa chính xác:
có thể sử dụng sản lượng khai thác làm cơ sở tính thuế trong khi chờ có thăm
dò địa chất về trữ lượng bổ sung
Đánh giá:
Ưu điểm: áp dụng thuế tài nguyên có tác dụng lớn trong việc bổ sung cho
nguồn Ngân sách quốc gia, đồng thời thông qua việc đóng thuế tài nguyênNhà nước theo dõi và giám sát được việc khai thác và sử dụng tài nguyêntrong thực tế
Nhược điểm: đối với các tài nguyên không có khả năng tái tạo, cách tính
thuế theo giá bán sản phẩm chưa phù hợp, không khuyến khích được doanhnghiệp giảm sản lượng tài nguyên khai thác Đồng thời điều kiện địa chấtkhác nhau ở mỗi vùng do đó hiệu quả khai thác khác nhau, nếu tính cùng mộtmức thuế như nhau giữa các vùng là không công bằng đối với chủ khai thác
1.6.2 Thuế môi trường
Thuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết cáchoạt động bảo vệ môi trường quốc gia, bù đắp chi phí mà xã hội bỏ ra để giảiquyết các vấn đề như: chi phí y tế, chi phí mất ngày công lao động, chi phíphục hồi môi trường, chi phí phục hồi tài nguyên, chi phí xử lý và ngăn ngừa
ra môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách Thuế môi trường buộc các
Trang 19nhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiênliệu hoặc thay thế nguyên, nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn.
Có hai loại thuế môi trường là thuế trực thu và thuế gián thu:
Thuế trực thu đánh vào lượng chất thải độc hại đối với môi trường do
cơ sở gây ra, ví dụ thuế CO2, SO2, thuế môi trường của hoạt động khai tháckhoáng sản
Thuế gián thu đánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa gây ra ô nhiễm môitrường trong quá trình sản xuất Ở lĩnh vực mà thiệt hại môi trường rất khó
đo đếm thì thuế môi trường có thể được tính trên tổng doanh thu về sảnphẩm của hoạt động sản xuất
- Làm tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp
- Ảnh hưởng tới phân phối thu nhập: nhóm đối tượng có thu nhập thấp sẽ
bị ảnh hưởng lớn hơn so với nhóm đối tượng có thu nhập cao
- Đầu tư hệ thống thiết bị và hệ thống quản lý giám sát, kiểm soát việcđánh thuế vào các hành vi gây ô nhiễm môi trường đòi hỏi chi phí lớn
1.6.3 Phí và lệ phí
Trang 20Lệ phí là khoản thu của ngân sách Nhà nước khi nhà nước giải quyếtcông việc quản lý hành chính, tư pháp của nhà nước theo thẩm quyền đượcLuật quy định
Phí là khoản thu của ngân sách nhà nước nhằm bù đắp chi phí của nhànước đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản, tài nguyênhoặc chủ quyền quốc gia để phục vụ các tổ chức, cá nhân hoạt động sự nghiệphoặc hoạt động công cộng
Thực hiện theo nguyên tắc “Người sử dụng phải trả tiền” các quốc gia
quy định thu phí và lệ phí tùy theo mục đích sử dụng và hoàn cảnh sử dụngnhư: phí xử lý nước thải, khí thải, chôn lấp và phục hồi môi trường trên cácbãi thải; lệ phí thu gom rác sinh hoạt, quét dọn đường phố, lệ phí đổ rác, xử lýrác thải, lệ phí giám sát, thanh tra môi trường, cấp giấy phép môi trường…
Phí gây ô nhiễm có thể được sử dụng một phần để chi phí cho các hoạtđộng như nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xử lý ô nhiễmmôi trường, ngăn ngừa ô nhiễm
Lệ phí môi trường được áp dụng cho các trường hợp như: Lệ phí thẩmđịnh báo cáo đánh giá tác động môi trường, lệ phí cấp giấy phép môi trường…Những loại lệ phí này được thu khi cơ quan Nhà nước về môi trường giảiquyết quản lý hành chính Nhà nước về bảo vệ môi trường đã được Luật bảo
vệ môi trường quy định
Phạm vi áp dụng của các loại phí môi trường như sau:
*- Phí đánh vào nguồn ô nhiễm
Là loại phí đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường Phíđánh vào nguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàmlượng chất ô nhiễm Biện pháp này có tác dụng khuyến khích các tác nhân gây
Trang 21ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng thêm nguồn thucho Chính phủ để sử dụng vào việc cải thiện chất lượng môi trường.
*- Phí sử dụng
Là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống công cộng xử lý và cảithiện chất lượng môi trường như: hệ thống thoát nước, thu gom rác thải…Cáckhoản thu từ phí này được dùng để góp phần bù đắp chi phí bảo đảm cho hệthống này hoạt động Mục đích chính của phí này chủ yếu là nhằm tăng nguồnthu cho Chính phủ và đối tượng thu là những cá nhân hay đơn vị trực tiếp sửdụng hệ thống dịch vụ công cộng
*- Phí đánh vào sản phẩm
Là loại phí được dùng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môitrường khi chúng được sử dụng trong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hayloại bỏ chúng
Loại phí này được áp dụng với những sản phẩm chứa chất độc hại vàvới một khối lượng nhất định chúng sẽ gây tác hại tới môi trường, chẳng hạnnhư các chất kim loại nặng, PVC, CFC…
Cũng giống như phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm, phí đánh vào sảnphẩm nhằm hai mục đích là khuyến khích giảm ô nhiễm bằng giảm việc sửdụng/ tiêu dùng các sản phẩm bị thu phí và tăng nguồn thu cho Chính phủ.Đối với mục đích tăng nguồn thu cho Chính phủ thì mức phí được xác địnhdựa vào tổng mức thu dự định sẽ thu hàng năm và số sản phẩm sẽ được tiêuthụ Còn đối với mục đích khuyến khích giảm ô nhiễm thì mức thu phí đượcxác định dựa vào nhân tố như độ co giãn về đánh giá của đường cầu của sảnphẩm, bị đánh phí, khả năng tồn tại sản phẩm thay thế không hoặc ít gây ônhiễm hơn và mục tiêu muốn giảm lượng ô nhiễm (tức là giảm lượng sảnphẩm được tiêu thụ)
Trang 221.6.4 Ký quỹ bảo vệ môi trường
Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễgây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng như: khai thác khoáng sản, khai thác tàinguyên thiên nhiên, xây dựng các nhà máy tiềm ẩn mức độ môi trường lớn
Ký quỹ và hoàn trả còn được tiến hành với người tiêu dùng khi mua và báncác sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm
Hệ thống này yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất trước khi đầu tư phảiđặt cọc tai ngân hàng một khoản tiền đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ về bảo vệ môi trường Số tiền này phải lớn hơn hoặc xấp xỉkinh phí cần thiết để xử lý, khắc phục ô nhiễm Nếu quá trình thực hiện đầu tưsau đó cơ sở không để xảy ra ô nhiễm hoặc thực hiện đúng cam kết thì số tiền
ký quỹ sẽ được hoàn trả cho doanh nghiệp Ngược lại số tiền sẽ được chi chocông tác khắc phục đồng thời đóng cửa hoạt động nếu doanh nghiệp khôngthực hiện đúng cam kết gây ô nhiễm môi trường
Trang 23- Mức ký quỹ rất khó xác định chính xác để phù hợp với mỗi doanh
nghiệp Nếu khoản tiền ký quỹ nhỏ hơn chi phí thực tế bảo vệ môi trường thìdoanh nghiệp có xu hướng từ bỏ việc nhận lại số tiền ký quỹ và không thựchiện cam kết
1.6.5 Trợ cấp môi trường
Trợ cấp môi trường (trợ cấp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường)bao gồm: cấp phát không bồi hoàn kinh phí từ ngân sách dành cho công tácbảo vệ môi trường, khuyến khích về thuế và vay vốn lãi suất thấp đối với cáchoạt động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, ưu đãi cho cácdoanh nghiệp vay vốn ngân hàng để nâng cao khả năng quản lý môi trường
Trợ cấp môi trường có thể tạo ra các khả năng giảm thiểu chất ô nhiễmnhưng không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh phí và công nghệ xử
lý môi trường, không tạo ra sự bình đẳng về cạnh tranh giữa các doanhnghiệp Trong một số trường hợp, trợ cấp tài chính tạo ra các khó khăn chongân sách quốc gia
Trang 24CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Công cụ kinh tế trong công tác quản lý nhà nước về môitrường tại Thái Nguyên
Bao gồm: Công tác thu phí BVMT, Thuế môi trường, thuế tài nguyên, côngtác ký quỹ môi trường, công tác trợ cấp môi trường…
- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên – tỉnh TháiNguyên
2.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Phòng Tài Nguyên $ Môi Trường - TP Thái Nguyên
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 10/ 01/ 2014 đến ngày 30/ 04/ 2014
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Nội dung 1: Đặc điểm chung về ĐKTN- KTXH thành phố TháiNguyên – tỉnh Thái Nguyên
- Nội dung 2: Đánh giá sơ lược công tác quản lý nhà nước về môitrường của thành phố Thái Nguyên
- Nội dung 3: Đánh giá việc thực hiện các công cụ kinh tế trong côngtác quản lý và bảo vệ môi trường
- Nội dung 4: Các giải pháp kiến nghị đẩy mạnh việc thực hiện cáccông cụ kinh tế trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại Thái Nguyên
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Trang 25- Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ bài báo, bài viết,sách các báo cáo và các văn bản đã được công bố.
- Thu thập tài liệu, số liệu có liên quan tại các phòng ban liên quanđến việc áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản lý và BVMT
2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra, phỏng vấn đánh giá nhu cầu, khả năng chi trả chocác dịch vụ ( phí, lệ phí…) những thuận lợi và khó khăn, bất cập khi thựchiện các công cụ kinh tế để bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Phỏng vấn hộ gia đình trên địa bàn: số lượng điều tra 30 hộ (19phường và 9 xã trên địa bàn thành phố lựa chọn phỏng vấn, điều trangẫu nhiên 11 phường và 2 xã trên địa bàn) Phỏng vấn trực tiếp ngườidân đã thực hiện theo đúng quy định về thực hiện nộp phí hay chưa nộpphí, lệ phí cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường
- Phỏng vấn các doanh nghiệp, công ty: 10 doanh nghiệp trên địa bàn
- Phỏng vấn các cán bộ làm công tác thu phí, lệ phí bảo vệ môi trường:các cán bộ chuyên môn tại địa bàn nghiên cứu, thu thập các tài liệu liênquan đến quản lý môi trường, công cụ kinh tế, tình trạng áp dụng cáccông cụ kinh tế trong quản lý môi trường
- Phỏng vấn bằng bộ câu hỏi
- Địa bàn điều tra tại: Tân Long, Quán Triều, Quang Vinh, ĐồngQuang, Quang Trung, Thịnh Đán, Cam Giá, Phan Đình Phùng, HoàngVăn Thụ, Gia Sàng, Tân Lập, xã Quyết Thắng, xã Thịnh Đức…
Trang 26CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 3.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên
3.1.1 Điều kiên tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên Có tọa độđịa lý từ 210 đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằmcách trung tâm Hà Nội 80km về phía Bắc, có vị trí tiếp giáp như sau:
Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương, huyện Đồng Hỷ;
Phía Nam giáp thị xã Sông Công;
Phía Tây giáp huyện Đại Từ;
Phía Đông giáp huyện Phú Bình
Thành phố có vị trí chiến lược, quan trọng trong việc phát triển kinh tế xãhội của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc Là trung tâm giaolưu văn hoá của vùng Việt Bắc, là đầu mối giao thông trực tiếp liên hệ giữacác tỉnh miền xuôi nhất là thủ đô Hà Nội với các tỉnh miền núi phía bắc ViệtNam: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Ninh, BắcGiang Với vị trí địa lý như trên, thành phố Thái Nguyên có nhiều lợi thế đểphát triển kinh tế xã hội không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai, nhất là trongcác lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và trở thành một đô thị trung tâm của khuvực trung du miền núi phía Bắc
Trang 27Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực thành phố Thái Nguyên
3.1.1.2 Địa hình địa mạo
Địa hình của thành phố Thái Nguyên được coi như miền đồng bằng riêngcủa tỉnh Thái Nguyên Ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sôngCông được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này Tuy nhiên,vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậcthềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đấtdốc tụ) Khu vực trung tâm thành phố tương đối bằng phẳng, địa hình còn lạichủ yếu là đồi bát úp, càng về phía Tây bắc thành phố càng có nhiều đồi núicao
Nhìn chung, địa hình thành phố khá đa dạng phong phú, một mặt tạođiều kiện thuận lợi cho phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpmặt khác tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp phù hợp với kinh tế trangtrại kết hợp giữa đồi rừng, cây ăn quả và các loại cây công nghiệp khác nhưchè, các loại cây lấy gỗ
Trang 283.1.1.3 Khí hậu
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đôngbắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh giá ít mưa,mùa hè nóng ẩm mưa nhiều Do đặc điểm địa hình của vùng đã tạo cho khíhậu của thành phố có những nét riêng biệt
Tổng số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.617 giờ Nhiệt độ cao tuyệtđối là 39,5˚C, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm vào tháng 7 là 28,5˚C,thấp nhất nhất vào tháng 1 là 15,5˚C Lượng mưa trung bình hàng năm2.025,3mm Lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, cóchênh lệnh lớn giữa mùa mưa và mùa khô Về mùa mưa cường độ lớn, lượngmưa chiếm 87% tổng lượng mưa trong năm (từ tháng 5 đến tháng 10) trong
đó, riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm nênđôi khi gây ra tình trạng lũ lụt lớn Thành phố có độ ẩm không khí cao, độ ẩmtrung bình năm là 82% Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 gió Đông Nam chiếm
ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3, gió
Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít thời tiết khô hanh
Như vậy, khí hậu thành phố Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho việcphát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triểnngành nông-lâm nghiệp và là nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành côngnghiệp chế biến nông sản thực phẩm
3.1.1.4 Thủy văn
Trên địa bàn thành phố có sông Cầu chạy qua địa bàn, con sông này bắtnguồn từ Bắc Kạn chảy qua thành phố ở đoạn hạ lưu dài khoảng 25 km, lòngsông mở rộng từ 70 - 100m Về mùa lũ lưu lượng đạt 3500 m³/giây, mùa kiệt7,5 m³/giây
Sông Công chảy qua địa bàn thành phố 15 km, được bắt nguồn từ vùngnúi Ba Lá thuộc huyện Định Hoá Lưu vực sông này nằm trong vùng mưa lớn
Trang 29nhất của thành phố, vào mùa lũ, lưu lượng đạt 1.880 m³/giây, mùa kiệt0,32m³/giây Đặc biệt, trên địa bàn thành phố có Hồ Núi Cốc (nhân tạo) trêntrung lưu sông Công, có khả năng trữ nước vào mùa mưa lũ và điều tiết chomùa khô hạn.
3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ thổ nhưỡng năm 2009 tỉnh TháiNguyên tỷ lệ 1:50.000 cho thấy thành phố có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa: diện tích là 3.623,38 ha chiếm 20,46% tổng diện tích tự
nhiên Loại đất này rất thích hợp trồng lúa và hoa mầu
- Đất bạc màu: diện tích là 1.147,88 ha chiếm 6,48% tổng diện tích tự
nhiên, trong đó gồm có đất: Bạc màu phát triển trên phù sa cổ có sản phẩmferalitic trên nền cơ giới nặng, nhẹ, trung bình và đất dốc tụ bạc màu có sảnphẩm feralit thích hợp với trồng lúa - màu, cây công nghiệp ngắn ngày
- Đất xám feralit: diện tích 7.614,96 ha chiếm 43% tổng tổng diện tích tự
nhiên, trong đó gồm các loại đất: đất xám feralit trên đá cát; đất xám feralittrên đá sét; đất xám feralit màu nâu vàng phát triển trên phù sa cổ Đất nàythích hợp trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, cây trồng hàng năm
* Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt trên địa bàn thành phố phân bố không đều theo cácvùng lãnh thổ và theo thời gian Lượng mưa chiếm khoảng 80% lượng nướctrong năm Hiện nay nguồn nước mặt mới chỉ cung cấp cho 85 - 90% diện tíchđất canh tác
Nguồn nước ngầm: Nhìn chung thành phố có nguồn nước ngầm phongphú, hiện tại nhân dân đang khai thác sử dụng trong sinh hoạt dưới các hình
Trang 30thức là giếng khơi và giếng khoan
* Tài nguyên rừng
Rừng của thành phố Thái Nguyên chủ yếu là rừng non, rừng trồng theochương trình PAM, 327, nhìn chung trữ lượng thấp, nguồn thu từ kinh tế vườnrừng hầu như không đáng kể
* Tài nguyên khoáng sản
Thành phố Thái Nguyên có hai tuyến sông lớn chảy qua là sông Cầu vàsông Công Hàng năm, cung cấp cho thành phố một lượng cát sỏi xây dựngkhá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố Ngoài ra, thànhphố còn nằm trong vùng sinh khoáng Đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinhkhoáng Thái Bình Dương có mỏ than Khánh Hoà thuộc xã Phúc Hà có trữlượng than khá lớn
* Tài nguyên nhân văn
Thành phố Thái Nguyên có 28 đơn vị hành chính trong đó có 19 phường
và 9 xã với số dân trên 30 vạn người Trên địa bàn thành phố có đông đảo độingũ sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề Đây là nguồn lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự
nghiệp phát triển của thành phố, của tỉnh và cả nước
3.1.1.6 Thực trạng môi trường
- Thành phố chịu ảnh hưởng do ô nhiễm bụi và khí thải của khu côngnghiệp Gang Thép, vùng ô nhiễm đã gây ảnh hưởng xấu tới các khu dân cư vàsinh thái nói chung của thành phố
- Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ đã thải khoảng 400 m³/ngày, nước thảiđộc và bẩn đã gây hiện tượng ô nhiễm suối Mỏ Bạch và nguồn nước sôngCầu Vấn đề này cần phải giải quyết tốt cả hiện tại và tương lai
Trang 31- Ngoài ra còn phải kể đến lượng rác thải sinh hoạt, bệnh viện, trườnghọc đã đang tạo một sức ép rất lớn đến môi trường chung của thành phố.
3.1.2-Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
3.1.2.1- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
*- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu năm 2013:
1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) ước đạt 11,72% Tổng sản phẩm ướcđạt 11.915 tỷ đồng, trong đó: Dịch vụ - thương mại đạt 5.992 tỷ đồng (tăng13,95%), Công nghiệp – xây dựng đạt 5.422 tỷ đồng (tăng 9,55%), Nông –Lâm nghiệp đạt 492 tỷ đồng (tăng 4,39%) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theohướng tích cực: Ngành Dịch vụ - thương mại chiếm 48,42%; ngành Côngnghiệp – xây dựng chiếm 47,78%; ngành Nông – lâm nghiệp chiếm 3,8%
2 Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp địa phương ước đạt6.175 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch, tăng 7,46% so với cùng kỳ năm 2012
3 Thu ngân sách tính đến ngày 10/11/2013 đạt 871,36 tỷ đồng bằng 89,9%
kế hoạch của tỉnh, bằng 83,56% kế hoạch thành phố, bằng 107,08% so vớicùng kỳ năm 2012 Ước thực hiện cả năm đạt 1.067,45 tỷ đồng, bằng109,35% kế hoạch tỉnh, bằng 101,7% kế hoạch điều chỉnh thành phố
Chi ngân sách tính đến ngày 10/11/2013 đạt 828,64 tỷ đồng, bằng 81,89% kếhoạch tỉnh, bằng 75,5% kế hoạch thành phố Ước thực hiện cả năm đạt1.160,54 tỷ đồng, bằng 100,39% kế hoạch điều chỉnh thành phố
4 Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 30,632 tấn (tăng 0,75% so với kếhoạch) Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt ước đạt 93 triệuđồng, bằng 100% kế hoạch (tăng 6,89%) so với cùng kỳ; giá trị sản phẩm trên
1 ha chè và cây ăn quả ước đạt 120 triệu đồng (tăng 7,14%) so với kế hoạch,
Trang 32tăng 10,09% so với cùng kỳ; trồng mới và phục hồi chè ước đạt 80 ha (tăng60%) so với kế hoạch.
5 GDP bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/người/năm, bằng 102,1%
kế hoạch
6 Giải quyết việc làm mới tính đến ngày 10/11/2013 cho 5.950 lao động,bằng 91,53% kế hoạch, ước năm 2013 gải quyết việc làm mới cho 6.500 laođộng, bằng 100% kế hoạch, bằng 100% cùng kỳ
7 Giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 2,6% bằng 96,15% so với kế hoạch, giảm0,51% so với năm 2012
8 Tỷ suất sinh thô là 12,820/00, giảm 3,780/00 so với năm 2012
9 Giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội Tổ chức cainghiện cho 1.247 lượt người nghiện ma túy có mặt trên địa bàn, bằng 197,9%
so với kế hoạch (tăng 48,8%) so với cùng kỳ năm 2012
10 Chỉ tiêu giao quân đạt 99,6%
Về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) thành phố Thái Nguyên năm 2013
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 không đạt kế hoạch; cơ sở xậydựng kế hoạch năm 2014 là 13% và các giải pháp để thực hiện thành công chỉtiêu trên, giải trình làm rõ thu nhập bình quân đầu người đạt 102,1% kế hoạchnăm 2013
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh và quy mô của nền kinh tế Trong hai năm 2012-2013 tốc
độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 11,92% và 11,72% (của tỉnh: năm
2012, tăng trưởng 6,9%; năm 2013 tăng 6,7%; cả nước năm 2012 là 5,255,
Trang 33năm 2013 là 5,4%) Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế 2 năm qua của thành phốđạt khá cao, song vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra Năm 2013 đạt 11,72%/ 12,5%
kế hoạch, tương ứng giảm 129 tỷ đồng so với kế hoạch đầu năm
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 không đạt kế hoạch là do khu vực dịch
vụ - thương mại và khu công nghiệp xây dựng không đạt kế hoạch vì nguyênnhân: Tăng trưởng khu vực công nghiệp – xây dựng đạt 9,55% (thấp hơn sovới kế hoạch 1,05%, tương ứng giảm 52 tỷ đồng) là do ảnh hưởng của suygiảm kinh tế và các yếu tố vĩ mô tác động, hành hóa tiêu thụ chậm, lượnghàng tồn kho lớn, giá bán thấp đôi khi giá bán thấp hơn cả giá thành Do hiệuquả kinh doanh kém nên các doanh nghieeph hạn chế sản xuất kinh doanh.Nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc tạm dừng kinh doanh Giá trị sản xuấtcông nghiệp địa phương chỉ bằng 95% kế hoạch; khu vực dịch vụ giảm, tăngtrưởng tín dụng đạt thấp, doanh nghiệp thiếu vốn trong các hoạt động kinhdoanh… do vậy tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ chỉ đạt 13,95% (thấp hơn
kế hoạch 1,45%, tương ứng giảm 77 tỷ đồng)
Thu nhập bình quân đầu người đạt 102,1% kế hoạch năm 2013 (48 triệu đồng/
47 triệu đồng kế hoạch giao) Chỉ tiêu bình quân đầu người được tính theo giáthực tế của năm tính toán, có mối liên hệ trực tiếp với chỉ tiêu tốc độ tăngtrưởng kinh tế (GDP) và tốc độ tăng chỉ số giá, dân số trung bình GDP bìnhquân đầu người năm 2013 = GDP theo giá hiện hành (14.085 tỷ)/ dân số trungbình (293.000 người) = 48,07 triệu đồng/người/ năm Năm 2013, GDP thunhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/ng/năm, tăng 1 triệu đồng/ng/ sovới kế hoạch và tăng 6 triệu đồng/người/năm so với năm 2012
3.1.2.2- Kết quả thực hiện trên từng lĩnh vực cụ thể
*- Thương mại dịch vụ:
Trang 34Năm 2013, hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phốvẫn được duy trì mức ổn định Dự ước tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn thành phố đạt 8.660 tỷ đồng (tăng12,25%) so với cùng kỳ năm 2012 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2013 tăng0,25% so với tháng trước, tăng 3,47% so với tháng 12/2012 và tăng11,47% so với cùng kỳ năm 2012
Triển khai chương trình hành động cải thiện chỉ số năng lực cạnhtranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Thái Nguyên năm 2013 trên địa bàn thành phốThái Nguyên; hội nghị họp bàn tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệpsản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
Chỉ đạo các đơn vị có liên quan hướng dẫn, tạo điều kiện cho chủ đầu
tư tiếp tục thực hiện các thủ tục đàu tư xây dựng và tổ chức công bố quyhoạch chợ Dốc Hanh, phường Trung Thành; kiểm điểm tiến độ đầu tư xâydựng các chợ trên địa bàn gồm chợ Tân Long, chợ Quán Triều, chợ MinhCầu; chỉ đạo giải quyết những tồn tại vướng mắc trong quá trình đầu tưxây dựng chợ Túc Duyên, chợ Quang Vinh, chợ Dốc Hanh
Công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thươngmại và các hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn được duy trì 9tháng đầu năm các ngành chức năng của thành phố đã kiểm tra, phát hiện
và xử lý 269 vụ vi phạm, tịch thu hàng hóa trị giá 872 triệu đồng nộp ngânsách
Trong 9 tháng đầu năm đã cấp 1.663 giấy phép kinh doanh hộ cá thể,thành lập mới 148 doanh nghiệp Nâng tổng số hộ kinh doanh cá thể đãđăng ký lên 24.757 hộ và 2.596 doanh nghiệp trên địa bàn
Tổ chức sơ kết 02 năm thực hiện đề án chuyển đổi mô hình quản lý vàphát triển hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn2011-2015
Trang 35*- Sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Năm 2013 là năm thứ 3 liên tiếp sả xuất công nghiệp trên địa bànthành phố gặp phải những khó khăn trong hoạt động sản xuất, do ảnhhưởng của suy thoái kinh tế trong và ngoài nước… sản phẩm sản xuấtcông nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu là sản phẩm thép, hiện nayhàng tồn kho vẫ còn nhiều dẫn đến tình trạng sản xuất cầm chừng, ảnhhưởng đến giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Dự ước giá trị sảnxuất công nghiệp trên địa bàn (giá cố định 2010) 9 tháng năm 2013 đạt13.170 tỷ đồng, bằng 88,31% so với cùng kỳ năm 2012 Giá trị sản xuấtcông nghiệp địa phương ước đạt 4.480,88 tỷ đồng, bằng 68,94% kế hoạch
và bằng 87,55% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: Khu vực Nhà nướcđịa phương đạt 64,69 tỷ đồng, tăng 21,78% so với cùng kỳ; khu vực ngoàiquốc doanh đạt 4.416,19 tỷ đồng, bằng 87,2% so với cùng kỳ năm 2012 Tiếp tục thực hiện đề án quy hoạch, phát triển cụm công nghiệp vàlàng nghề thành phố Thái Nguyên Đề án sả xuất hàng tiêu dùng và xuấtkhẩu thành phố Thái Nguyên giai đoạn năm 2012-2015
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2013 của thành phố Thái Nguyên)
*- Nông – Lâm nghiệp
Trồng trọt
Tình hình sản xuất 9 tháng năm 2013 gặp nhiều khó khăn do thời tiết
có nhiều diễn biến bất thường, không thuận lợi cho sự phát triển của câytrồng, giá vật tư, phân bón tăng cao…Thành phố đã tập trung chỉ đạo thựchiện kế hoạch sản xuất mùa vụ, cung ứng đầy đủ vật tư cho sản xuất nôngnghiệp, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bảo