Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 52 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
52
Dung lượng
610,5 KB
Nội dung
DANH MỤC CÁC TỪ , CỤM TỪ VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên & Môi trường CT-TTg : Chỉ thị Thủ tướng CV-CP : Công văn Chính phủ GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐ-UB : Hội đồng ủy ban KĐT : Khu đô thị NĐ-CP : Nghị định chính phủ QĐ : Quyết định THCS : Trung học cơ sở TTLT : Thông tư liên tịch UBND : Ủy ban nhân dân MỤC LỤC 2 DANH MỤC BẢNG BIỂU 3 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên sẵn có mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Có vai trò quan trọng trong đời sống, mọi hoạt động kinh tế - xã hội của con người. Đất đai là nguồn tài nguyên hữu hạn, không thể tái tạo được, có vị trí cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người, đối với mỗi quốc gia nếu xét về mặt diện tích thì nó bị giới hạn bởi đường biên giới giữa các quốc gia, là vấn đề liên quan đến tình hình ổn định chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Biết bao mồ hôi, xương máu của thế hệ cha ông đã phải đổ để giữ gìn mảnh đất quê hương, đất nước. Thế hệ chúng ta là những được hưởng những thành quả đó, chúng ta cần phải sử dụng, bảo vệ, quản lý và khai thác có hiệu quả. Trong những năm gần đây, với sự vận động mạnh mẽ của chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quá trình sử dụng và quản lý một cách có hiệu quả về đất đai là đặc biệt quan trọng. Yêu cầu của nhà nước về công tác quản lý đất đai đòi hỏi phải có các biện pháp đo đạc, đánh giá phân hạng đất đai, qui hoạch, kế hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính. Vì vậy, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công việc hết sức khó khăn, phức tạp và tốn kém. Để giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trở thành cơ sở pháp lý của việc sử dụng đất, nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản về hướng dẫn lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả không phải là vấn đề đơn giản mà ngược lại đây là vấn đề hết sức phức tạp. Bên cạnh những địa phương đã thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng đất đai theo pháp luật, thì vẫn còn không ít địa phương công tác quản lý đất đai còn buông lỏng. Vì vậy 4 để khắc phục những tồn tại đó việc làm cần thiết là thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy chủ cho các thửa đất để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả và theo đúng pháp luật của nhà nước quy định. Xuất phát từ thực tế đó, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2013’’. 1.2. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của phường. - Đánh giá thực trạng công tác cấp GCNQSD đất. - Đưa ra những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác cấp GCNQSD đất và đề xuất hướng giải quyết những tồn tại đó. 1.3. Yêu cầu - Phân tích và đánh giá được kết quả của công tác được thực hiện tại địa phương nhằm đưa ra những mặt tích cực và những tồn tại khi thực hiện công tác. Từ đó đề ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác cấp giấy CNQSDĐ. - Số liệu thu thập được phải đẩy đủ, khách quan, chính xác và trung thực. 1.4. Ý Nghĩa - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp sinh viên vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Việc đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương, từ đó có thể đưa ra nhưng giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn và hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai . 5 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học trong công tác cấp GCNQSD đất 2.1.1. Các nội dung quản lý nhà nước về đất đai Trong quá trình phát triển của xã hội loài người sự hình thành của một nền văn minh vật chất – văn hoá tinh thần, các thành tựu khoa học kỹ thuật đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản là sử dụng đất. Ngày nay kinh tế xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ dân số thì nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càng gia tăng đa dạng và phức tạp. Vì vậy để sử dụng đất đai một cách khoa học, tiết kiệm mang lại hiệu quả cao nhất thì Nhà nước phải có một chế độ chính sách về đất đai mang tính pháp lý, song phải hợp lý và chặt chẽ nhằm quản lý toàn bộ quỹ đất. Ở Việt Nam đối tượng của quản lý đất đai là toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi ranh giới hành chính các cấp. Thực chất của việc quản lý nhà nước về đất đai là công tác quản lý sao cho đúng quy định của Luật Đất đai. Nhà nước quản lý đất đai thông qua các văn bản pháp luật, nhà nước giao cho Uỷ ban nhân dân các cấp phải thực hiện việc quản lý đất đai trên toàn bộ ranh giới hành chính đối với tất cả các loại đất theo quy định của pháp luật. Để công tác quản lý cũng như vấn đề sử dụng đất đai mang lại hiệu quả cao nhất tại khoản 2 Điều 6 (Luật đất đai, năm 2003) [7] đã đề ra 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau: 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 6 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 7. Thống kê, kiểm kê đất đai. 8. Quản lý tài chính về đất đai. 9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. 10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 12. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. 13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Thông qua 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai thì nội dung công tác đăng ký cấp GCNQSD đất là cơ sở để xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa nhà nước và người sử dụng đất. Đây là cơ sở để nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sử dụng đất. Mặt khác cũng thông qua hoạt động này mà nhà nước thực hiện quyền giám sát tình hình sử dụng đất đai của các chủ sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo cho việc sử dụng đất của các chủ sử dụng trên từng thửa đất tuân thủ theo đúng nề nếp kỷ cương pháp luật, tạo điều kiện để nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật. Điều mà chúng ta có thể thấy trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, thì hoạt động đăng ký cấp GCNQSDĐ có một vai trò hết sức quan trọng và đây là một trong những hoạt động nắm chắc tình hình về đất đai. Chính vì vậy thông qua hoạt động này chúng ta sẽ xác định và biết được thông tin của từng thửa đất và là cơ sở để quản lý các thông tin về đất đai trong hệ thống hồ sơ địa chính với đầy đủ các thông tin tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình trạng 7 pháp lý của từng thửa đất. Hệ thống các thông tin đó chính là sản phẩm kế thừa từ việc thực hiện các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai. Đồng thời đây cũng là nội dung tiền đề và hướng tới hoàn thiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai khác như: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất, điều tra đo đạc, khảo sát, phân hạng, định giá đất, giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai… Thông qua nội dung này quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được đảm bảo. Muốn nắm chắc được tình hình sử dụng, số lượng, chất lượng của toàn bộ quỹ đất thì chúng ta phải làm tốt công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở. 2.1.2. Sơ lược về hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDĐ 2.1.2.1. Hồ sơ địa chính Khái niệm về hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 40 (Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004) [5] như sau: - Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Mỗi thửa đất phải có số hiệu riêng và không trùng với số hiệu của các thửa đất khác trong phạm vi cả nước. - Nội dung của hồ sơ địa chính phải được thể hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời, phải được chỉnh lý thường xuyên đối với các biến động theo quy định của pháp luật trong quá trình sử dụng đất. - Hồ sơ địa chính phải được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao từ bản gốc, bản gốc được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, một bản sao được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, một bản sao lưu tại UBND xã, phường, thị trấn. Bản gốc hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý kịp thời khi có biến động về sử dụng đất, bản sao hồ sơ địa chính phải được chỉnh lý phù hợp với bản gốc hồ sơ địa chính. - Bản đồ địa chính được lập theo quy định sau: + Bản đồ địa chính được lập theo chuẩn kỹ thuật thống nhất trên hệ thống tọa độ nhà nước. 8 + Nội dung bản đồ địa chính thể hiện thửa đất, hệ thống thủy văn, thủy lợi, hệ thống đường giao thông, mốc giới và đường địa giới hành chính các cấp, mốc giới hành lang an toàn công trình, điểm tọa độ địa chính, địa danh và các ghi chú thuyết minh. + Thửa đất phải được thể hiện chính xác về ranh giới, đỉnh thửa phải có tọa độ chính xác. Mỗi thửa đất phải kèm theo thông tin về số hiệu thửa đất, diện tích thửa đất và kí hiệu loại đất. + Bản đồ địa chính phải do các đơn vị được cấp giấy phép hành nghề hoặc được đăng ký hành nghề đo đạc bản đồ lập. - Hồ sơ địa chính được lưu giữ và quản lý dưới dạng tài liệu trên giấy và từng bước chuyển sang dạng số để quản lý trên máy tính. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm đầu tư tin học hóa hệ thống hồ sơ địa chính. - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế đối với việc lập hồ sơ địa chính trên giấy và hồ sơ địa chính dạng số, hướng dẫn việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính trên giấy và hồ sơ địa chính dạng số, quy định tiến trình thay thế hệ thống hồ sơ địa chính trên giấy bằng hệ thống hồ sơ địa chính dạng số. Hồ sơ địa chính được quy định tại Điều 47 (Luật Đất đai, 2003) [7] bao gồm: - Bản đồ địa chính. - Sổ địa chính. - Sổ mục kê. - Sổ theo dõi biến động đất đai. Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin sau: - Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí. - Người sử dụng đất. - Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất. - Giá đất, các tài sản gắn liền với đất, các nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và chưa thực hiện. 9 - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất. - Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan. 2.1.2.2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Khoản 20 Điều 4 (Luật Đất đai, 2003) [7] quy định: “GCNQSDĐ là giấy do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Giấy chứng nhận là chứng thư pháp lý thể hiện mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất”. Thông qua GCNQSDĐ thì nhà nước có thể nắm được thông tin chung về những mảnh đất hoặc được giao hay cho thuê, từ đó có thể ban hành những pháp lệnh phục vụ công tác quản lý sử dụng có hiệu quả nhất đối với đất đai. Hơn nữa thông qua GCNQSDĐ chủ sử dụng đất có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện quyền sử dụng đất và nghĩa vụ sử dụng đất của mình khi được nhà nước giao và cho thuê đúng pháp luật. GCNQSDĐ là một tài liệu quan trọng trong hồ sơ địa chính do cơ quan quản lý đất đai Trung ương phát hành mẫu thống nhất toàn quốc. Hiện nay GCNQSDĐ được ban hành theo quyết định số 24/2004/QĐ- BTNMT ngày 1/11/2004 của Bộ Tài nguyên Môi trường. Chỉ thị những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được nhà nước quy định mới có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cho đối tượng được giao hoặc cho thuê. Cơ quan Nhà nước thẩm quyền được giao hoặc cho thê loại đất nào thì có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ đối với loại đất đó. 2.1.3. Cơ sở pháp lý của công tác cấp GCNQSDĐ 2.1.3.1. Những căn cứ pháp lý của việc cấp GCNQSDĐ - Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ quy định về việc giao đất cho hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. - Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 10/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc ban hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất 10 [...]... hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối... Thái Nguyên, Nghị quyết của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XV với mục tiêu đẩy nhanh tiến độ nhằm hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời thực hiện theo chỉ đạo của UBND thành phố, tập trung giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và nhà ở, chỉnh sửa, cấp mới cho nhân dân 4.2.2.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận. .. Trường hợp người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị không phải đổi giấy chứng nhận sang GCNQSDĐ theo quy định của Luật này Khi chuyển quyền sử dụng đất thì người nhận quyền sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ theo quy định của Luật này * Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 (Luật Đất đai, 2003)... người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì lấy ý kiến của UBND phường về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với qui hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt Danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được công bố công khai tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong... quyết cấp đổi giấy chứng nhận cho 11.417 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quyết định số 1597/2005/QĐ-UB của UBND tỉnh Thái nguyên, đính chính cho 282 trường hợp, chuyển mục đích sử dụng đất cho 433 trường hợp Kết quả cấp GCNQSDĐ thành phố Thái Nguyên năm 2012 được thể hiện qua bảng 2.1 19 Bảng 2.1: Tình hình cấp GCNQSDĐ thành phố Thái Nguyên năm 2012 TT I 1 2 3 4 II 1 2 3 4 5 6 III Mục đích sử dụng. .. đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Tuy nhiên diện người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1 trong số 6 quyền chung của người sử dụng đất) và sử dụng theo quy hoạch còn hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến sự cố gắng, vai trò và hiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 4.2.2.11 Công tác thanh tra, kiểm... đề đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục Địa chính “V/v hướng dẫn thủ tục đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 01/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất ở nông thôn, đất. .. thị, công ty đo đạc, chủ sử dụng đất đo đạc cắm ranh giới mốc giao đất để làm nhà cho chủ sử dụng đất + Công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất + Phường đã thực hiện xong công tác lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013 + Bản đồ quy hoạch sử dụng đang được thực hiện 4.2.2.4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Về kế hoạch sử dụng. .. giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính) kể từ ngày văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2.2 Tình hình cấp GCNQSDĐ trong cả nước và tỉnh Thái Nguyên 2.2.1 Tình hình cấp GCNQSDĐ trong nước Từ năm 2003 đến nay, các quy định của pháp luật đất đai đã có nhiều... chứng nhận quyền sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất * Cách thức thực hiện: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng một cửa tại UBND quận, huyện, thành phố - Thành phần số lượng hồ sơ - Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất - Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 50 (nếu . thực tế đó, tôi thực hiện đề tài: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Tân Lập, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2013’’. 1.2. Mục đích của đề. động sản. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo từng thửa đất: + Trường hợp quyền sử dụng đất là tài. vậy, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công việc hết sức khó khăn, phức tạp và tốn kém. Để giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trở thành cơ sở pháp lý của việc sử dụng đất, nhà nước