Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

71 1.2K 11
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Hàm lượng kim loại nặng trong một số nguồn sản xuất nông nghiệp 24 Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của Phường Túc Duyên 34 Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau năm 2013 của Thành phố Thái Nguyên theo các đơn vị hành chính 39 Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Túc Duyên qua các năm 40 Bảng 4.4: Tình hình sử dụng phân bón cho một số loại rau tại Túc Duyên.44 Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV cho một số loại rau tại Túc Duyên 45 Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình 47 Bảng 4.7: Kết quả hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng rau tại Túc Duyên – TP. Thái Nguyên 48 Bảng 4.8: Kết quả phân tích mẫu nước mặt Sông Cầu tại Túc Duyên 51 Bảng 4.9: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại Thành phố Thái Nguyên. 51 Bảng 4.10: Sức khỏe người sản xuất rau tại Phường Túc Duyên 52 Bảng 4.11: Đánh giá của người dân về hoạt động sản xuất rau ảnh hưởng đến sức khỏe 53 Bảng 4.12: Nhận thức của người dân về rau an toàn 54 Bảng 4.13: Chương trình tập huấn về sản xuất rau an toàn cho người nông dân 55 DANH MỤC CÁC HÌNH 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế giới và Việt Nam 7 2.3. Vị trí và tầm quan trọng của rau 13 2.4. Rau an toàn và các vấn đề an toàn thực phẩm 16 2.5. Các yếu tố gây ô nhiễm trong sản xuất rau 21 2.5.1.1. Ô nhiễm đất do sự tích lũy kim loại nặng từ khu công nghiệp 22 2.5.1.2. Ô nhiễm kim loại nặng trong đất do sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29 3.3. Nội dung nghiên cứu 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu 30 Mẫu được phân tích tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trường 31 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất rau xanh của Phường Túc Duyên 32 4.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 32 4.1.1.3. Hiện trạng sử dụng đất tại phường Túc Duyên 34 * Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 35 4.2. Tình hình sản xuất rau của Túc Duyên 39 (Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ 2013) 44 ( TCQĐ: Theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005) [22] 44 Hình 4.1. Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt phường Túc Duyên 47 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên 48 Hình 4.2: Hàm lượng các kim loại nặng trong đất trồng rau tại Túc Duyên quan trắc đợt 1(T2/2013) 49 Hình 4.3: Hàm lượng As trong đất trồng rau tại Phường Túc Duyên quan trắc đợt 4 (T8/2013) 50 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khỏe của người dân sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Túc Duyên 52 4.5. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khỏe của người sản xuất tại Túc Duyên 56 5.1. Kết luận 57 5.2. Kiến nghị 59 29.Từ Lương (2012), “Tập trung xử lý những điểm “nóng” về VSATTP” 62 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA 64 VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT 64 DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Phần viêt tắt Phần viết đầy đủ RAT Đề án Phát triển rau an toàn (Sở NN & PTNT giai đoạn 2008- 2015) BỘ NN & PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn GAP (Good Agricultural Practices) Sạch và đúng quy trình KLN Kim loại nặng BVTV Bảo vệ thực vật VSV Vi sinh vật KTST Kích thích sinh trưởng HCBVTV Hóa chất bảo vệ thực vật TTS Thuốc trừ sâu HTX Hợp tác xã UBND Ủy ban nhân dân TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam QCVN Quy chuẩn Việt Nam NĐ - CP Nghị định chính phủ QĐ - BYT Quyết định - Bộ Y tế QĐ - BNN Quyết định - Bộ Nông nghiệp HGĐ Hộ gia đình MỤC LỤC MỤC LỤC 4 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý 6 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế giới và Việt Nam 7 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế giới 8 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam 9 2.3. Vị trí và tầm quan trọng của rau 13 2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của rau xanh 13 2.3.2. Giá trị kinh tế 15 2.4. Rau an toàn và các vấn đề an toàn thực phẩm 16 2.4.1. Khái niệm rau an toàn 16 2.4.2. Ảnh hưởng của rau không an toàn đến sức khỏe con người 16 2.4.3. Hàm lượng kim loại nặng trong rau và ảnh hưởng của chúng 19 2.5. Các yếu tố gây ô nhiễm trong sản xuất rau 21 2.5.1. Ô nhiễm môi trường đất 21 2.5.2. Ô nhiễm môi trường nước 25 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 29 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 29 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 29 3.2.2. Thời gian tiến hành 29 3.3. Nội dung nghiên cứu 29 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Túc Duyên tác động đến sản xuất rau 29 3.3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên 29 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau Túc Duyên của Thành phố Thái Nguyên 29 3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khỏe của người sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Túc Duyên của Thành phố Thái Nguyên 29 3.3.5. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khỏe của người sản xuất tại Phường Túc Duyên 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu 30 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp 30 3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 30 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu trong điều tra 30 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 31 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất rau xanh của Phường Túc Duyên 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 32 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 34 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 37 4.2. Tình hình sản xuất rau của Túc Duyên 39 4.2.1. Khái quát diện tích, năng suất, sản lượng rau của TP.Thái Nguyên theo các đơn vị hành chính 39 4.2.2. Tình hình sản xuất rau của Túc Duyên 40 4.2.3. Cơ cấu mùa vụ trong sản xuất rau 42 4.2.4. Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật cho rau 43 4.2.5. Tình hình sử dụng nước tưới cho rau 46 4.2.6. Hiện trạng sử dụng nước trong sinh hoạt tại các hộ gia đình 47 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên 48 4.3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác rau đến môi trường đất trồng rau tại Túc Duyên 48 4.3.2. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác rau đến môi trường nước tại phường Túc Duyên 50 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khỏe của người dân sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Túc Duyên 52 4.4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất rau 52 4.4.2. Đánh giá của người dân về sản xuất rau ảnh hưởng đến sức khỏe 53 4.4.3. Hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất rau an toàn 54 4.4.4. Chương trình tập huấn về sản xuất rau an toàn tại địa phương 55 4.5. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khỏe của người sản xuất tại Túc Duyên 56 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 5.1. Kết luận 57 5.2. Kiến nghị 59 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay sự gia tăng về dân số thế giới cũng như Việt Nam, kéo theo nhu cầu gia tăng về lương thực thực phẩm, cụ thể là cung cấp trong các bữa ăn hàng ngày. Rau là thực phẩm không thể thiếu, là nguồn thức ăn bổ dưỡng nuôi sống con người, ngoài cung cấp một lượng lớn vitamin A, B, C, còn cung cấp một phần các nguyên tố đa lượng, vi lượng, rất cần thiết trong cấu tạo tế bào, rau còn là nguồn dược liệu quý bảo vệ sức khỏe con người. Trước nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao, người làm nông nghiệp đẩy mạnh nâng cao năng suất nhưng chưa chú trọng đến chất lượng, độ an toàn của thực phẩm và việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đã làm giảm chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, ngoài ra các sản phẩm nông nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi các nguồn chất thải của các nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp và nước thải đô thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Thái Nguyên là một trung tâm công nghiệp ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Ở đây tập trung các nhà máy xí nghiệp lớn như: Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, … vì vậy lượng chất thải đổ ra môi trường từ các nhà máy là rất lớn. Với mật độ dân số đông, đây là một thị trường quan trọng để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Từ nhiều năm nay Thành phố đã hình thành vành đai sản xuất thực phẩm trong đó cây rau được coi là sản phẩm quan trọng nhất. Tuy nhiên để tăng năng suất cây trồng, người dân sử dụng thuốc BVTV và phân bón hoá học, chất kích thích sinh trưởng (KTST) ngày càng nhiều, trong đó có rất nhiều hóa chất BVTV không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi trên thị trường, gây ô nhiễm vùng canh tác làm cho rau bị nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Có thể nói môi trường đất, nước mặt ở thành phố Thái Nguyên đã và đang bị ô nhiễm nặng nề bởi các hoá chất độc hại từ các nguồn thải công nghiệp, nông nghiệp và phế thải đô thị…. Xu hướng ô nhiễm có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng, diện tích nếu không có biện pháp xử lý 1 triệt để và đó là một trong những nguyên nhân thu hẹp dần vùng trồng rau sạch của thành phố. Phường Túc Duyên là một trong những khu vực chuyên canh rau có truyền thống và kinh nghiệm của thành phố Thái Nguyên, sản xuất rau không chỉ phục vụ nhu cầu của thành phố mà còn cung cấp cho các vùng lân cận. Chính vì vậy, việc đánh giá hiện trạng môi trường sản xuất, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm đất, nguồn nước để định hướng cho phát triển vùng rau an toàn của phường Túc Duyên là một việc hết sức quan trọng và cần thiết để góp phần đưa ngành sản xuất rau của phường Túc Duyên nói riêng và trong cả nước nói chung tiến đến một nền nông nghiệp sạch bền vững. Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được ảnh hưởng của canh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau Túc Duyên của Thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá được ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khoẻ của người dân sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Túc Duyên của Thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khoẻ của người sản xuất tại Thành phố Thái Nguyên. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên tác động đến sản xuất rau. - Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên. - Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau Túc Duyên. - Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khoẻ của người dân sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Túc Duyên. 2 - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khoẻ của người sản xuất tại Thành phố Thái Nguyên. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Giúp cho sinh viên: - Biết cách vận dụng kiến thức đã học vào rèn luyện về kỹ năng điều tra, tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như kiến thức chuyên ngành, tạo điều kiện tốt hơn để phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. - Đối với các sinh viên và các nhà nghiên cứu nghiên cứu này sẽ phục vụ như là tài liệu tham khảo để nghiên cứu thêm về hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng, nước tưới trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và là cơ sở để nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước của các vùng trên cả nước nói chung. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra những dẫn liệu cơ bản về tình hình ô nhiễm đất trồng, nước tưới ở khu vực chuyên canh rau của thành phố Thái Nguyên. - Những phát hiện của nghiên cứu sẽ giúp các nông dân sử dụng tỷ lệ phân bón hợp lý và lựa chọn nước tưới cho rau quả để tăng năng suất, chất lượng của rau quả để tạo ra sản phẩm an toàn, nông nghiệp theo hướng sạch và bền vững. - Kết quả của nghiên cứu này sẽ được giúp đỡ rất nhiều cho nông dân và cơ quan chức năng trong việc tạo ra hiệu quả hơn để lập kế hoạch theo định hướng sản xuất rau an toàn. - Đề xuất một số giải pháp tổ chức sản xuất rau an toàn. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Một số khái niệm liên quan: * Môi trường: Theo khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm (2005), “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”[11]. * Tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005), “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”[11]. * Đánh giá tác động môi trường: Theo khoản 20, Điều 3, Luật Bảo về môi trường Việt Nam năm (2005), “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án được đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”[11]. * Quan trắc môi trường: Theo khoản 17, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005), “Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường”[11]. * Nước mặt: Theo khoản 2, Điều 3, Luật tài nguyên nước (1998), “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”[12]. * Chất thải: Theo khoản 10, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005), “ Chât thải là vật chất ở thể rắn, lỏng hoặc khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”[11]. * Ô nhiễm môi trường: Theo khoản 6, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005), “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi 4 trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”[11]. * Ô nhiễm nguồn nước: “ Là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép”[14]. * Ô nhiễm nước: Theo hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” [25]. * Khái niệm rau an toàn Lâu nay, người tiêu dùng đã quen với cụm từ “RAT”. Nhưng, thế nào là RAT, chắc hẳn không nhiều người tường tận. Chúng ta cần phân biệt ba loại rau: Rau đại trà, RAT và rau sạch [26]. - Rau đại trà: Là các loại rau đang sử dụng truyền thống, được tổ chức sản xuất theo các tập quán khác nhau từng địa phương, không có quy trình thống nhất và chất lượng cũng rất khác nhau. - Rau an toàn (RAT): Có hai quan điểm về RAT + Theo quyết định 106/2007 của Bộ NN & PTNT, RAT là những sản phẩm rau tươi được sản xuất, thu hoạch, sơ chế phù hợp quy trình sản xuất RAT, gồm các loại rau ăn: lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, rau mầm, nấm thực phẩm. Đồng thời, RAT được sản xuất từ đất trồng, nguồn nước, môi trường, dinh dưỡng tất cả đều phải sạch và đúng quy trình (GAP). Nguồn nước tưới không bị ô nhiễm bởi các sinh vật và hóa chất độc hại, hàm lượng một số chất không vượt quá mức cho phép Từ đó, rau quả được coi là an toàn khi có dư lượng NO 3 - , KLN và thuốc BVTV, mức độ ô nhiễm VSV dưới ngưỡng quy định của Bộ NN & PTNT ban hành với từng loại rau quả. + Theo các chuyên gia, RAT là loại rau mà ngay từ khâu gieo trồng không bị bón phân đạm, hoặc bón rất ít phân đạm để tránh ô nhiễm muối NO 3 - , thay vào đó phải bón phân vô cơ như phân chuồng, phân bắc ủ hoai. - Rau sạch: Là rau được trồng trên đất sạch, tưới nước giếng khoan hoặc nước sông lớn không ô nhiễm (chất lượng đất, nước được cơ quan chức năng kiểm tra và công nhận). Không dùng phân tươi hay bón đạm nhiều. Hạn chế 5 [...]... đến sản xuất rau - Điều kiện tự nhiên - Kinh tế, xã hội 3.3.2 Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên - Diện tích, năng suất, sản lượng - Các biện pháp kĩ thuật chủ yếu 3.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau Túc Duyên của Thành phố Thái Nguyên - Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác rau đến môi trường đất - Ảnh hưởng. .. rau đến môi trường đất - Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác rau đến môi trường nước 3.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khỏe của người sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Túc Duyên của Thành phố Thái Nguyên 3.3.5 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khỏe của người sản xuất tại Phường Túc Duyên 30 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp điều tra thu... rau, đất, nước và sức khỏe người dân trong vùng sản xuất rau Túc Duyên 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Khu vực chuyên canh rau Phường Túc Duyên 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu Khu vực chuyên canh rau Phường Túc Duyên 3.2.2 Thời gian tiến hành Từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Túc Duyên tác động. .. dung môi khi sử dụng thuốc Chất huyền phù keo đất, hạt đất hấp thụ và chất keo lơ lửng của các phần tử keo hữu cơ Một phần khác của thuốc còn tồn tại trong môi trường nước nhờ thực vật, động vật thuỷ sinh Từ đó thông qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng xấu đến động vật và con người 29 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Sản xuất rau, ... càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng Để đảm bảo chất lượng rau cung cấp cho người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất đã chú ý đến tổ chức sản xuất rau an toàn Sản xuất rau an toàn đã được triển khai nghiên cứu và phát triển từ năm 1995 do trương trình rau quốc tế với sự tham gia của 80 nhà khoa học nghiên cứu về rau sạch đã làm việc với 11 viện nghiên cứu, các Trường đại học và các Trung tâm rau sạch... phẩm của gỗ, thức ăn gia súc hoặc phòng chống các loại côn trùng, ký sinh trùng [1] * Sức khỏe môi trường: Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) hiểu theo nghĩa rộng: Sức khỏe môi trường là ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến con người theo khía cạnh sức khỏe, bệnh tật và thương tật, bao gồm các ảnh hưởng trực tiếp đến con người bởi nhiều tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, các ảnh hưởng của môi trường. .. hoạch đô thị chưa ổn định Các khu công nghiệp xen kẽ với khu dân cư và vùng sản xuất nông sản gây ô nhiễm môi trường đất, nước và chuyển hóa vào cây trồng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người Có 12 nguyên tố thuộc nhóm KLN có thể gây độc cho người và động vật Khi hấp thụ vào cơ thể nó được tích tụ lại trong các mô bào và khi vượt quá ngưỡng thở bắt đầu gây độc, đó là các nguyên tố: Cu, Hg, Pb, Sb, Cr,... NN và PTNT, 2007) [21] Việc triển khai mô hình sản xuất rau an toàn của Thành phố Thái Nguyên cũng nằm trong tình trạng như vậy, các mô hình không được cách ly với vùng canh tác theo tập quán chung và môi trường canh tác bị ô nhiễm làm cho người tiêu dùng không tin tưởng vào chất lượng rau an toàn nên lượng tiêu thụ rất ít (Chi cục BVTV Thái Nguyên, 2005) [3] Như vậy để có thể phát triển ngành sản xuất. .. những nước nhập khẩu rau chủ yếu 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam Ở Việt Nam rau xanh được sản xuất và tiêu dùng rất phổ biến và ngày càng gia tăng Ở xung quanh hầu hết các thành phố lớn đều hình thành các vùng chuyên canh rau để cung cấp cho dân cư đô thị, ước tính có khoảng 113.000 ha tương ứng khoảng 40% diện tích và 48% sản lượng rau toàn quốc Việt nam có lịch sử trồng rau từ... một số loại rau chính tại khu vực nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi chuẩn bị trước, qui mô 60 hộ/ điểm nghiên cứu Đồng thời phỏng vấn người dân về ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khoẻ với số mẫu như trên - Phương pháp lấy mẫu đất, nước ngoài thực tế: được lấy theo từng cặp đất, nước + Mẫu đất: Lấy mẫu theo TCVN 367 : 1999 Mẫu đất được lấy theo địa điểm lấy mẫu rau, bằng . đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên . 1.2 tại các khu vực sản xuất rau Túc Duyên của Thành phố Thái Nguyên 29 3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khỏe của người sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Túc Duyên của Thành. trạng sản xuất rau tại Túc Duyên, Thành phố Thái Nguyên. - Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau Túc Duyên. - Nghiên cứu ảnh hưởng của canh

Ngày đăng: 19/12/2014, 11:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mẫu được phân tích tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trường.

  • * Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

  • 29.Từ Lương (2012), “Tập trung xử lý những điểm “nóng” về VSATTP”

    • QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

    • VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan