sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Túc Duyên
4.4.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe người sản xuất rau
Hàng năm trạm Y tế phường Túc Duyên có tổ chức khám sức khỏe định kì cho người sản xuất rau 2 lần/năm. Mục đích là để kiểm tra, đánh giá tình hình sức khỏe của người sản xuất rau, từ đó nhằm phát hiện các triệu chứng, dấu hiệu bệnh lý để có thể phòng bệnh và điều trị kịp thời.
Quá trình phỏng vấn các HGĐ trong phường đã thể hiện được phần nào sự quan tâm của người dân về vấn đề sức khỏe. Kết quả ở bảng 4.10:
Bảng 4.10: Sức khỏe người sản xuất rau tại Phường Túc Duyên
Nội dung
câu hỏi Câu trả lời Số lần khám/năm
1 lần 2 lần Gia đình có thường xuyên Có 54/ 60 hộ 33 (hộ) 21 (hộ) 90 Không 6/ 60 hộ 10 Gia đình có người mắc bệnh gì không Có 27/ 60 hộ Các bệnh thường gặp: - Đau đầu - Viêm kết mạc mắt - Các bệnh về da
- Các bệnh về đường tiêu hóa - Bệnh về đường hô hấp
45
Không 33/ 60 hộ 55
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2014)
Theo kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các hộ nông dân đều tích cực tham gia khám sức khỏe định kì. Trong tổng số 60 hộ được điều tra có 54 hộ thường xuyên tham gia khám sức khỏe định kì từ 1 – 2 lần/năm, còn 6 hộ không tham gia, nguyên nhân là do họ không có thói quen đi khám sức khỏe
định kì, tâm lý ngại đi khám hoặc lo ngại sợ phát hiện ra bệnh có thể sẽ lo lắng mà nhiều người không muốn đi kiểm tra sức khỏe mà chỉ khi có triệu chứng thì mới chịu đi khám.
Khi được hỏi về các gia đình có người bị bệnh ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất rau không thì có 33/ 60 hộ (55%) trả lời không mắc bệnh gì, còn 27/ 60 hộ (45%) trả lời là có với các bệnh thường gặp như: chứng đau đầu, dị ứng da, mẩn ngứa, các bệnh về đường tiêu hóa,…nguyên nhân là do họ lao động ngoài trời chịu tác động của các yếu tố thiên nhiên tất cả các mùa, và đồng thời phải tiếp xúc với các HCBVTV có thể gây độc hại thường xuyên. Bên cạnh sự thiếu quan tâm trong việc đảm bảo an toàn sử dụng thuốc, nông dân địa phương cũng có những biểu hiện của việc chưa có ý thức bảo vệ môi trường sau khi sử dụng thuốc. Nông dân thường xuyên súc rửa dụng cụ phun thuốc và đổ nước thải ngay tại ruộng rau, và thải bỏ bao bì của các loại thuốc tại ruộng. Hai thói quen trên đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước, làm tăng dư lượng thuốc BVTV trong rau cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của chính những người tham gia canh tác.
4.4.2. Đánh giá của người dân về sản xuất rau ảnh hưởng đến sức khỏe
Bảng 4.11: Đánh giá của người dân về hoạt động sản xuất rau ảnh hưởng đến sức khỏe
Đánh giá của người dân Số hộ gia đình Tỷ lệ
(%)
Rau đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng
21 35
Đảm bảo thời gian cách ly cuối cùng trước khi được bày bán trên thị trường
8 13,33
Không tồn dư dư lượng HCBVTV, chất KTST, KLN
16 26,67
Chưa thấy có trường hợp nào bị ngộ độc về rau phải nhập viện
15 25
( Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2014)
Qua tìm hiểu cho thấy, những năm gần đây, người trồng rau đã có ý thức hơn trong việc sản xuất rau chất lượng do được cán bộ phường, các dự
án tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng rau sạch, rau an toàn nên chất lượng rau ngày càng tốt. Rau sản xuất ra không chỉ để bán mà chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Bản thân người trồng rau ở Túc Duyên đã ý thức được về hiệu quả, chất lượng rau, hầu hết họ đều hướng tới phương thức trồng rau sạch, rau an toàn.
4.4.3. Hiểu biết của người dân địa phương về sản xuất rau an toàn.
Nhìn chung, người nông dân cũng nhận thấy những vấn đề về môi trường phát sinh từ việc sử dụng HCBVTV trong quá trình sản xuất rau. Mối quan tâm này được thể hiện qua bảng 4.12:
Bảng 4.12: Nhận thức của người dân về rau an toàn Nội dung
câu hỏi
Câu trả lời Số hộ gia
đình Tỷ lệ (%) Gia đình có hiểu biết gì về rau an toàn
- Rau được trồng ở môi trường đất, nguồn nước, môi trường dinh dưỡng sạch.
6 10
- Nguồn nước tưới không bị ô nhiễm bởi các sinh vật và hóa chất độc hại.
11 18,33
- Không tồn dư HCBVTV, KLN, hàm lượng nitrat.
27 45
- Không sử dụng các loại phân hóa học thay vào đó bón phân vi sinh, phân chuồng ủ mục.
16 26,67
(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2014)
Qua bảng 4.12 cho thấy, hầu hết các HGĐ đã được trang bị những kiến thức nhất định về sản xuất rau sạch, rau an toàn. Họ cho rằng rau an toàn là rau được trồng ở môi trường đất, nguồn nước, môi trường dinh dưỡng sạch, nguồn nước tưới không bị ô nhiễm bởi các sinh vật và hóa chất độc hại, rau không tồn dư HCBVTV, KLN, hàm lượng nitrat, thay vì sử dụng phân hóa học người nông dân sử dụng phân vi sinh, phân chuồng ủ mục. Thông qua quá trình trao đổi, thấy được ý thức trách nhiệm của người dân được nâng cao, cùng với kinh nghiệm chuyên canh rau từ nhiều năm, họ hiểu hơn ai hết
về tác hại của việc sử dụng các HCBVTV trong nông nghiệp, chúng là nguyên nhân dẫn đến những nguy cơ nguy hại cho sức khỏe cộng đồng và môi trường sống.
4.4.4. Chương trình tập huấn về sản xuất rau an toàn tại địa phương
Mỗi năm, Phường Túc Duyên, Hội nông dân và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp phối hợp tổ chức 5 -7 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, mở 1 – 2 lớp đào tạo nghề cho nông dân. Kết quả ở bảng 4.13:
Bảng 4.13: Chương trình tập huấn về sản xuất rau an toàn cho người nông dân
Nội dung Câu trả
lời Số hộ gia đình Tỷ lệ (%) Thời gian tập huấn gần nhất Gia đình đã được tập huấn về sản Có 47 78,33 Tháng 11/2013 Không 13 21,67
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Thông qua phiếu điều tra, có 47/60 hộ tham gia lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn (chiếm 78,33%). Tại lớp tập huấn, bà con được cung cấp các kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau an toàn như: Các điều kiện về giống, đất đai, nguồn nước tưới, quy trình chăm sóc rau, việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV, đặc biệt là khuyến khích các nông hộ sử dụng phân vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học vừa an toàn cho sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng mà lại không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Qua các lớp tập huấn đã giúp cho bà con nông dân hiểu được vai trò giá trị của các sản phẩm rau an toàn đối với đời sống, sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời, giúp họ nắm vững những kiến thức về sản xuất rau an toàn để có thể vận dụng vào sản xuất ngay tại gia đình góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện qui trình sản xuất rau an toàn * Thuận lợi:
- Đất đai tương đối màu mỡ, bằng phẳng, chế độ khí hậu, thời tiết ôn hòa, nguồn nước tưới thuận lợi, thích hợp với nhiều loại rau màu khác nhau.
- Trình độ dân trí của người dân được nâng cao, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh nông nghiệp.
- Hệ số sử dụng đất lớn, rau nhanh cho thu hoạch, lợi nhuận kinh tế từ sản xuất rau cao, năng suất, sản lượng cao.
- Các sản phẩm rau đa dạng, không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong thành phố Thái Nguyên mà còn phân phối đi các chợ đầu mối trong tỉnh.
* Khó khăn:
- Khí hậu diễn biến theo mùa nên gây trở ngại cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Mưa kéo dài làm cho rau bị ngập úng, thối hỏng nhiều, làm giảm năng suất, chất lượng rau.
- Nguồn nước tưới Sông Cầu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình đô thị hóa nên khả năng tưới tiêu còn gặp nhiều khó khăn.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, nông nghiệp lại không phát triển về chiều sâu.
- Sâu bệnh hại, chuột bọ nhiều.