Tình hình sản xuất rau của Túc Duyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 53)

4.2.1. Khái quát diện tích, năng suất, sản lượng rau của TP.Thái Nguyên theo các đơn vị hành chính theo các đơn vị hành chính

Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau năm 2013 của Thành phố Thái Nguyên theo các đơn vị hành chính

Đơn vị tính: Ha

TT Phường, xã Đông Xuân Hè Thu

Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Năng suất (ta/ha) Sản lượng (tấn) Tổng số 753,88 181,206 13660,76 275,11 196,89 5416,9 1 Tân Long 3,65 180,68 65,95 1,2 187,1 22,452 2 Quan Triều 5,008 155,27 77,76 2,00 190 38 3 Quang Vinh 21,25 194,6 413,5 13,89 195,85 272,03 4 Đồng quang 3 185 55,5 1,00 179,25 17,925 5 Quang Trung 1 180,2 18,02 0 0 0 6 Túc Duyên 85,6 220,35 1886,2 37,00 212,4 785,88 7 Gia Sàng 15,1 192,96 291,384 8,10 202,45 163,98 8 Cam Giá 40 202,8 811,2 16,40 199,1 326,5 9 Hương Sơn 10,8 189,14 204,28 8,10 192,93 156,27 10 Phú Xá 16,8 172,26 289,41 4,10 189,9 77,8 11 Trung Thành 72 187,45 1349,85 58,50 183,67 1074,46 12 Tân Thành 27 149,96 404,9 0,00 0 0 13 Tân Lập 3,5 162,6 56,9 2,00 193,11 38,62 14 Tân Thịnh 4,2 169,7 71,3 3,00 183,45 55,035 15 Thịnh Đán 35,7 173,7 620,38 10,70 192,37 205,8 16 Hoàng Văn Thụ 0 0 0 0 0 0 17 Phan Đình Phùng 5,9 160,5 94,7 0 0 0 18 Tân Cương 7 173,9 121,74 9,50 183,5 174,3 19 Phúc Trìu 17 171,6 291,7 13,00 183,5 238,55 20 Phúc Xuân 17,3 173,7 300,49 2,3 178,9 41,14 21 Phúc Hà 18,3 157,12 287,54 10 185,16 185,16 22 Quyết Thắng 28,2 167,14 471,35 9,02 188,32 169,86 23 Thịnh Đức 55,76 178 992,23 10,9 181,11 197,4 24 Tích Lương 33,7 175,8 592,55 16,9 200,4 338,7 25 Lương Sơn 86,2 167,6 1445 10 210,98 210,98 26 Cao Ngạn 63,3 196,5 1243,88 18,9 208,07 393,25 27 Đồng Bẩm 76,6 226,96 1738,54 9,6 235,94 226,5

( Nguồn: Báo cáo kế hoạch tổng hợp kết quả nông nghiệp theo xã, phường của Chi cục thống kê Tp.Thái Nguyên, năm 2013) [2]

Năm 2013, thành phố Thái Nguyên có trên 940 ha sản xuất rau với năng suất đạt 172 tạ/ha. Tập trung chủ yếu tại phường Túc Duyên, Quang Vinh, xã Cao Ngạn và một số vùng lân cận của thành phố như: Đồng Bẩm,… Nghề trồng rau đã mang lại thu nhập khá ổn định và không hề nhỏ cho người nông dân. Bình quân 1ha rau cho thu nhập gấp 3 – 4 lần so với các cây trồng khác. Với những hiệu quả mà trồng rau mạng lại, trong thời gian qua Trạm khuyến nông thành phố đã triển khai nhiều mô hình sản xuất rau an toàn như trồng cà chua, rau xanh…Đến nay còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã bước đầu hình thành một vùng sản xuất rau tương đối ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa cung cấp sản phẩm rau đáp ứng được nhu cầu trên địa bàn Thành phố và các huyện lân cận, xây dựng được ý thức sản xuất rau an toàn của người nông dân. Tiếp tục chuyển giao công nghệ, tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, góp phần nâng cao sản lượng, tăng thu nhập cho người trồng rau.

4.2.2. Tình hình sản xuất rau của Túc Duyên

Túc Duyên là một phường nằm ở khu vực trung tâm của thành phố Thái Nguyên, nền sản xuất của phường nói chung vẫn dựa vào nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế nông hộ của phường nói riêng đang dần phát triển theo đà phát triển chung của cả nước. Trong những năm gần đây, phường đã hình thành được vành đai sản xuất thực phẩm, chuyên cung cấp các sản phẩm nông nghiệp trong đó rau xanh được coi là thực phẩm số một, được thể hiện qua (bảng 4.3)

Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Túc Duyên qua các năm

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2011 108,5 193,82 2103

2012 105,8 219,66 2324

2013 122,6 216,4 2672,08

TB 112,3 209,96 2366,36

(Nguồn: Báo cáo kế hoạch tổng hợp kết quả nông nghiệp năm 2011, 2012, 2013 chia theo xã , phường của Chi cục thống kê Thành phố Thái Nguyên) [4]

Phường Túc Duyên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên đất đai tương đối màu mỡ, chế độ khí hậu, thời tiết ôn hòa thích hợp với sự phát triển của rau. Mặt khác, nông dân lại có truyền thống và kinh nghiệm sản xuất rau từ lâu đời. Hiện nay việc sản xuất rau đã và đang là ngành mũi nhọn cho kinh tế gia đình của các hộ nông dân trong phường. Cơ cấu rau hiện nay của phường Túc Duyên chủ yếu là một số loại rau ngắn ngày: xà lách, rau muống, rau đay, mùng tơi, rau cải, các loại rau thơm,...rau dài ngày như: bắp cải, xu hào, súp lơ,...Do diện tích canh tác bình quân trên đầu người thấp nên tùy vào từng mùa vụ, thời tiết mà người trồng rau tập trung trồng các loại rau thích hợp để hệ số quay vòng đất được cao, thường 4 – 5 vụ/năm.

Trải qua nhiều đời đúc rút kinh nghiệm cộng với việc thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật (5 đến 7 lớp/năm) nên người trồng rau ở Túc Duyên đã có trình độ thâm canh khá cao, hệ số sử dụng đất có khi đạt đến 5 lần/năm. Cũng vì được tập huấn và tuyên truyền nên cơ bản người nông dân đã sản xuất rau theo hướng an toàn như thay phân tươi bằng phân vi sinh, phân chuồng được ủ kỹ, đảm bảo thời gian cách ly khi dùng thuốc BVTV. Được biết, toàn phường Túc Duyên hiện có 2600 hộ dân thì trên 60% vẫn gắn bó với nông nghiệp, đa số trong đó chuyên trồng rau với tổng diện tích khoảng 40 ha.

Túc Duyên - dải đất ven dòng sông Cầu thơ mộng hội tụ đầy đủ những yếu tố để phát triển một vùng rau chuyên canh, đất đai mầu mỡ do thường xuyên được bồi đắp phù sa, tưới tiêu thuận lợi, thị trường tiêu thụ lớn cận kề. Không rõ nghề trồng rau đã xuất hiện ở đây từ khi nào, nhưng khoảng nửa thế kỷ trở lại đây, Túc Duyên đã là vùng sản xuất rau hàng hóa trọng điểm cung cấp cho nhu cầu của thành phố Thái Nguyên và các vùng lân cận.

Mặc dù trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu to lớn như: Đưa giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đã từng bước được cải thiện, nâng cấp cùng với các chính sách đầu tư ưu đãi của Đảng và Nhà

nước. Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân vẫn còn nhiều mặt tồn tại: Sản xuất trong kinh tế hộ hiện nay chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hóa chưa phát triển mạnh, nó còn mang nặng tính tự cung tự cấp.

4.2.3. Cơ cấu mùa vụ trong sản xuất rau

Trong nhiều năm trở lại đây, sản xuất rau trên địa bàn phường Túc Duyên đã trở thành nguồn cây trồng chính đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, góp phần tích cực trong công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Với kiểu khí hậu nhiệt đới, đất đai màu mỡ, thủy lợi thuận tiện thích hợp cho sự phát triển của các loại rau.

Cơ cấu mùa vụ hiện nay của phường Túc Duyên chủ yếu là một số loại rau ngắn ngày: xà lách, rau muống, rau đay, mùng tơi, rau cải, các loại rau thơm,...rau dài ngày như: bắp cải, xu hào, súp lơ,.... Mỗi loại cây trồng được trồng vào một vụ mùa thích hợp, khả năng tương tác về mặt kỹ thuật và nhu cầu thị hiếu của thị trường.... Trong từng vụ mùa lại có thời gian quyết định riêng cho từng loại cây trồng phục vụ cho sản xuất vụ đông xuân cũng như vụ hè thu:

Thời vụ một số loại rau trồng chính

* Vụ Đông – Xuân: Bắt đầu gieo trồng từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm tùy thuộc vào từng loại giống cây trồng có thời gian sinh trưởng khác nhau và mục đích sản xuất khác nhau, các loại rau chính như: Bắp cải, su hào, súp lơ, các loại rau cải, xà lách, rau gia vị các loại,…

- Rau bắp cải

+ Vụ sớm: gieo cuối tháng 7 đầu tháng 8, trồng cuối tháng 9, đầu tháng 10; thu hoạch vào tháng 11 và 12.

+ Vụ chính: gieo cuối tháng 9 và đầu tháng 10 để trồng vào tháng 10- 11; thu hoạch tháng 1- 2 năm sau.

+ Vụ muộn: gieo tháng 11, trồng giữa tháng 12 để thu hoạch vào tháng 3- 4 năm sau.

+ Vụ sớm: gieo tháng 8, trồng tháng 9 + Chính vụ: gieo tháng 10, trồng tháng 11

- Rau Xà lách: Có thể trồng quanh năm, bắt đầu từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau, thu hoạch rau sau khi trồng từ 35 – 40 ngày.

* Vụ Hè – Thu: Băt đầu vào khoảng tháng 6 hàng năm, các loại rau thường gặp như: rau muống, rau dền, rau đay, rau mùng tơi,…vụ Hè – Thu, thời tiết bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây rau màu (nắng nóng, mưa nhiều) tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

- Rau mùng tơi, rau đay:

+ Gieo trồng từ đầu tháng 3 đến tháng 5, thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 9. Được gieo trồng chủ yếu trong vụ xuân và thu hoạch suốt vụ hè thu.

- Rau dền:

+ Gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 7, sau khi gieo khoảng 25 – 30 ngày thì nhổ cấy, sau khi cấy khoảng 25 – 30 ngày thì tiến hành thu hoạch.

- Rau muống:

+ Gieo hạt: từ tháng 2 đến tháng 3

+ Trồng bằng nhánh: từ cuối tháng 3 đến tháng 8

4.2.4. Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật cho rau

Bón phân cho rau là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng năng suất, nhưng bón như thế nào để vừa đảm bảo đủ năng suất, chất lượng lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề khiến các nhà sản xuất phải quan tâm. Trên cơ sở kết quả điều tra về chủng loại, diện tích, để đánh giá thực trạng sản xuất rau tại Phường Túc Duyên tôi đã tiến hành theo dõi qui trình sản xuất một số loại rau chính đang được áp dụng trong vụ Hè Thu và Đông Xuân, phạm vi điều tra là 60 hộ sản xuất/ địa điểm nghiên cứu kết quả thu được ở bảng 4.4:

Bảng 4.4: Tình hình sử dụng phân bón cho một số loại rau tại Túc Duyên Loại cây trồng Hàm lượng Phân chuồng

(tấn/ha) Phân đạm Phân lân Phân kali

Thời gian cách ly Tươi Đã ủ Bắp cải Thực tế - - 135 ± 98 88 ± 42 56 ± 27 7 - 10 TCQĐ 25 - 30 200 90 75 18 - 20 Cải canh Thực tế - 0,1 ± 0,06 85 ± 28 58 ± 37 22 ± 18 7 - 10 TCQĐ 20 70 50 - 70 35 10 - 15 Rau muống Thực tế - - 304 ± 56 26 ± 17 12 ± 21 10 - 12 TCQĐ 15 - 20 150 - 160 60 - 80 40 - 50 10 - 15 Xà lách Thực tế - 0,1 ± 0,04 107 ± 32 78 ± 14 23 ± 11 - TCQĐ 20 110 50 50 KSD Mướp đắng Thực tế - 3,5 ± 2,3 112 ± 34 97 ± 36 67 ± 48 4 - 8 TCQĐ 15 - 20 100 - 120 60 90 7 - 10

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ 2013)

( TCQĐ: Theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005) [22]

Kết quả điều tra cho thấy: Nhìn chung lượng phân bón mà nông dân sử dụng cho rau tại phường Túc Duyên - Thành phố Thái nguyên còn rất tuỳ tiện, tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất của từng vùng và từng hộ gia đình. Hầu hết người sản xuất rau thường bón phân theo kinh nghiệm. Trong ba loại phân hoá học quan trọng thì người trồng rau chỉ chú ý bón phân đạm, tiếp đến là phân lân còn phân kali được sử dụng rất ít, thậm chí có hộ không bón. Đối chiếu với qui trình sản xuất rau an toàn của Bộ NN và PTNT thì lượng phân đạm được sử dụng cho các loại rau ở vùng chuyên canh rau Túc Duyên như đối với bắp cải và rau muống hầu hết đều bón gấp 1,5 - 2 lần với so với qui trình, với cải canh, xà lách, mướp đắng thì lượng phân đạm sử dụng ở mức trung bình. Phân lân được sử dụng ở bắp cải và cải xanh đạt tiêu chuẩn qui định, rau muống sử dụng ít phân lân hơn qui trình, còn mướp đắng lượng

phân lân sử dụng lớn hơn qui định từ 1 – 1,5 lần. Đối với phân kali thì hầu hết các loại rau (trừ cải xanh) đều sử dụng với lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn qui định và thậm chí có đến 42% số hộ trong tổng số 60 hộ được điều tra không sử dụng phân kali.

Phân hữu cơ được sử dụng rất ít và điều đặc biệt là hầu hết các hộ dân đều sử dụng phân chuồng (phân gà) được mua từ các trang trại gà đem về ủ mục bón cho rau. Lượng phân ủ này dao động từ 0,04 – 3,7 tấn/ha.

Thông qua phiếu điều tra, bước đầu có thể đánh giá được thời gian cách ly kể từ sau lần bón đạm cuối đến khi thu hoạch sản phẩm hầu như đảm bảo an toàn. Kết quả điều tra cho thấy có khoảng 80% số hộ điều tra đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với đạm, chỉ một số ít các hộ có thời gian cách ly với phân đạm rất ngắn 4 – 8 ngày, ngắn hơn so với qui định. Đây là nguyên nhân chính làm tồn dư (NO3- ) trong rau cao.

Bên cạnh đó, phát huy đươc tiềm năng, lợi thế của vùng phường đã xây dựng được các mô hình HTX. Qua quá trình tập huấn, bồi dưỡng một bộ phận nông dân đã có những nhận thức, hiểu biết về sản phẩm rau an toàn và quy trình VietGAP. Qua tìm hiểu cho thấy, trong những năm gần đây, người trồng rau đã có ý thức hơn trong việc sản xuất rau chất lượng, các dự án tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng rau sạch, rau an toàn nên chất lượng rau ngày càng tốt. Thay vì dùng phân tươi, thuốc trừ sâu thiếu khoa học, người trồng rau đã bón rau bằng phân ủ vi sinh, phân chuồng phơi ải,...

Song song với việc đầu tư phân bón để tăng năng suất rau cung cấp cho thị trường thì công tác BVTV cũng hết sức quan trọng đối với người trồng rau. Để phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên rau, một số hộ trồng rau đã sử dụng HCBVTV với số lượng nhỏ để phòng trừ các loại sâu bệnh hại như: Thuốc trừ bệnh cây VIETEAM, phân bón SIÊU RA RỄ và các loại phân bón lá cao cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại phân bón này đều đảm bảo thời gian cách ly an toàn trước khi bày bán trên thị trường 7 – 15 ngày (bảng 4.5)

Loại rau Số lần phun/vụ Thời gian cách ly (ngày ) Bắp cải 2 - 3 15 - 20 Cải canh 2 - 3 10 - 15 Rau muống 3 - 5 7 - 10 Xà lách 2 - 3 7 - 10 Mướp đắng 4 - 6 7 - 10

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, năm 2013 - 2014)

Thuốc BVTV được các hộ sử dụng mỗi khi phát hiện có dịch hại và việc lựa chọn loại thuốc, liều lượng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất chính vì vậy mà chủng loại thuốc được thay đổi thường xuyên, thậm chí người nông dân còn trộn lẫn nhiều loại thuốc khi phun để phòng trừ dịch hại nhanh. Xét về mặt an toàn thì có thể khẳng định rằng với tình hình sản xuất như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rau thương phẩm. Trong số 60 hộ được điều tra thì có đến 15 hộ vi phạm. Trong số này có 4 hộ sử dụng không đúng thuốc, 9 hộ sử dụng không đúng nồng độ, 2 hộ không đảm bảo thời gian cách ly.

Ngoài ra, do thói quen hoặc sợ rủi ro do ít hiểu biết về mức độ độc hại của HCBVTV nên nông dân chỉ sử dụng một số loại thuốc quen thuộc, đó lại thường là những loại thuốc BVTV có độ độc cao đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng như: Monitor, Wofatox,...Ở đây còn một nguyên nhân khác nữa là các loại thuốc trên giá rẻ, phổ dệt sâu rộng và hiệu quả diệt sâu cao hay khi phun thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc diệt cỏ cháy,...thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w