Nhiễm đất do sự tích lũy kim loại nặng từ khu công nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 28)

Trong những thập kỷ gần đây vấn đề ô nhiễm KLN đã được đề cập tới, đã thống kê được những nguồn chính gây ô nhiễm KLN như: Than, đốt dầu trong các nhà máy điện công nghiệp, công nghệ khai khoáng luyện kim đen, các nhà máy sản xuất phân và xi măng, khí xả của động cơ đốt trong. Như vậy nguồn gây ô nhiễm KLN chính là do công nghiệp và giao thông. Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng ở nước ta rất đáng chú ý với tốc độ công nghiệp hóa đang tǎng nhanh trong lúc quy hoạch đô thị chưa ổn định. Các khu công nghiệp xen kẽ với khu dân cư và vùng sản xuất nông sản gây ô nhiễm môi trường đất, nước và chuyển hóa vào cây trồng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Có 12 nguyên tố thuộc nhóm KLN có thể gây độc cho người và động vật. Khi hấp thụ vào cơ thể nó được tích tụ lại trong các mô bào và khi vượt quá ngưỡng thở bắt đầu gây độc, đó là các nguyên tố: Cu, Hg, Pb, Sb, Cr, Mn, V... trong đó nguy hiểm nhất là Hg, Pb, Sb, Cd. Qua nhiều tài liệu cho thấy: công nghiệp gốm gây ô nhiễm bari, cadimi, mangan… công nghiệp sản xuất sơn, bột màu gây ô nhiễm cadimi, chì, kẽm và thuốc trừ sâu gây ô nhiễm cadimi, asen, đồng.

Nhóm cán bộ nghiên cứu Trường đại học Nông Nghiệp I đã làm một cuộc khảo sát hàm lượng Pb và Cd trong đất khu vực xung quanh nhà máy hóa chất Đức Giang và một số điểm tại huyện Gia Lâm cho thấy, mức độ ô nhiễm đó vượt quá chỉ tiêu cho phép và khu vực đất càng gần nhà máy hàm lượng Cd càng cao và càng gần đường giao thông càng chứa nhiều Pb. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo nguy cơ ô nhiễm nông sản.

Cũng theo kết quả nghiên cứu của Đào Thị Hằng Vân - 1999 khi khảo sát thực trạng tồn dư KLN trong đất và nước tại một số vùng trồng rau trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, các mẫu đất và nước nằm ở ven đường quốc lộ 1A đều có hàm lượng Pb vượt quá tiêu chuẩn cho phép nguyên nhân là do sự phát tán Pb từ các nguyên liệu xăng, dầu của động cơ.

Kết quả phân tích hàm lượng KLN trong các mẫu đất của 4 huyện ngoại thành Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ mẫu ô nhiễm đã vượt quá mức qui định đối với Cu, Zn và Cd. Ngoài ra ô nhiễm KLN còn khá phổ biến ở các làng nghề và vùng đất dọc các trục đường giao thông lớn. Ở làng nghề nấu tái chì (Pb) hàm lượng Pb trong đất lên đến 6.000 ppm, ở các khu vực dọc quốc lộ 5, hàm lượng Pb trong đất cũng khá cao 21,13 ppm.

Tồn dư các KLN ở trong đất thuộc khu vực quanh Nhà máy Pin và Nhà máy phân lân Văn Điển như sau: Cu: 12,8 - 49,69 ppm; Mn: 172,78 - 201,05 ppm; Zn: 17,44 - 102,47 ppm.

Sự tích luỹ KLN trong đất rất cần được xem xét. Nhưng tính linh động của chúng trong đất càng cần phải quan tâm hơn. Độ linh động của các ion KLN khi pH đất thấp và giảm khi pH đất cao. Vì vậy ở pH (9 - 12) các KLN sẽ bị kết tủa và sẽ bị hấp thụ dạng Hydroxit hoặc cacbonal. Theo D.E. William và V.Lanis (dẫn theo Nguyễn Đình Mạnh, 2000) [9] nguồn gây độc KLN với đa số cây trồng với nguyên tố có khác nhau. Tác giả cũng lưu ý đến mối tương quan với hàm lượng tổng số với nồng độ gây độc. Tuy nhiên trong đất tính linh động của các KLN còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thế ôxi hoá khử, hàm lượng các chất tạo phức có khả năng hoà tan kim loại nặng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 27 - 28)