Mỗi năm, Phường Túc Duyên, Hội nông dân và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp phối hợp tổ chức 5 -7 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, mở 1 – 2 lớp đào tạo nghề cho nông dân. Kết quả ở bảng 4.13:
Bảng 4.13: Chương trình tập huấn về sản xuất rau an toàn cho người nông dân
Nội dung Câu trả
lời Số hộ gia đình Tỷ lệ (%) Thời gian tập huấn gần nhất Gia đình đã được tập huấn về sản Có 47 78,33 Tháng 11/2013 Không 13 21,67
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Thông qua phiếu điều tra, có 47/60 hộ tham gia lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn (chiếm 78,33%). Tại lớp tập huấn, bà con được cung cấp các kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc rau an toàn như: Các điều kiện về giống, đất đai, nguồn nước tưới, quy trình chăm sóc rau, việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV, đặc biệt là khuyến khích các nông hộ sử dụng phân vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học vừa an toàn cho sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng mà lại không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Qua các lớp tập huấn đã giúp cho bà con nông dân hiểu được vai trò giá trị của các sản phẩm rau an toàn đối với đời sống, sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội. Đồng thời, giúp họ nắm vững những kiến thức về sản xuất rau an toàn để có thể vận dụng vào sản xuất ngay tại gia đình góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện qui trình sản xuất rau an toàn * Thuận lợi:
- Đất đai tương đối màu mỡ, bằng phẳng, chế độ khí hậu, thời tiết ôn hòa, nguồn nước tưới thuận lợi, thích hợp với nhiều loại rau màu khác nhau.
- Trình độ dân trí của người dân được nâng cao, có kinh nghiệm và trình độ thâm canh nông nghiệp.
- Hệ số sử dụng đất lớn, rau nhanh cho thu hoạch, lợi nhuận kinh tế từ sản xuất rau cao, năng suất, sản lượng cao.
- Các sản phẩm rau đa dạng, không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong thành phố Thái Nguyên mà còn phân phối đi các chợ đầu mối trong tỉnh.
* Khó khăn:
- Khí hậu diễn biến theo mùa nên gây trở ngại cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Mưa kéo dài làm cho rau bị ngập úng, thối hỏng nhiều, làm giảm năng suất, chất lượng rau.
- Nguồn nước tưới Sông Cầu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quá trình đô thị hóa nên khả năng tưới tiêu còn gặp nhiều khó khăn.
- Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, nông nghiệp lại không phát triển về chiều sâu.
- Sâu bệnh hại, chuột bọ nhiều.
4.5. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khỏe của người sản xuất tại Túc Duyêncủa người sản xuất tại Túc Duyên của người sản xuất tại Túc Duyên
Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn ở phường Túc Duyên:
- Khuyến khích phát triển sản xuất, tạo nguồn sản phẩm hàng hóa lớn rau an toàn ổn định, lâu dài.
- Tăng cường công tác khuyến nông về thông tin truyền thông, tập huấn, hướng dẫn nông dân về quy trình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, nâng cao nhận thức người dân về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn qua các kênh thông tin đại chúng.
- Mở rộng diện tích, tăng năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Nhân rộng các mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp và nông dân thông qua các Hợp tác xã.
- Tăng cường cơ sở hạ tầng, chú trọng đến công tác thủy lợi và có chính sách cho vay vốn, lãi suất ưu đãi đối với các hộ sản xuất rau.
- Tư vấn hỗ trợ cho người nông dân, đặc biệt là các vùng sản xuất rau tập trung, xây dựng các tổ nhóm, câu lạc bộ, các HTX sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP.
- Tham mưu cho các ban ngành quản lý về việc kiểm soát và có biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm về buôn bán, sử dụng các loại thuốc BVTV sai nguyên tắc.
- Hướng dẫn cho người sản xuất tiếp cận được thị trường đầu ra, hình thành mạng lưới đại lý, cửa hàng bán rau tại thị trường trong phường, thành phố, nhà máy, khu công nghiệp, khu đô thị, khách sạn, nhà hàng, các trường đại học, mở rộng thị trường ra các tỉnh.
- Tiếp tục mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho nông dân về những kỹ thuật canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình trồng rau cũng như kiểm soát quy trình sản xuất rau.
- Hạn chế tối đa tác hại của thuốc BVTV đối với con người và môi trường tuyệt đối tuân thủ theo nguyên tắc “ 4 đúng” trong sử dụng thuốc BVTV: dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
- Túc Duyên, dải đất ven dòng sông Cầu nơi hội tụ đầy đủ những yếu tố để phát triển một vùng chuyên canh rau, đất đai mầu mỡ do thường xuyên được bồi đắp phù sa, tưới tiêu thuận lợi, thị trường tiêu thụ cận kề. Đây là vùng sản xuất rau hàng hóa trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống và sản xuất của địa phương, cung cấp cho nhu cầu của thành phố Thái Nguyên và các vùng lân cận.
- Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau đến môi trường đất.
+ Đất trồng rau tại Phường Túc Duyên đã bị ô nhiễm KLN lượng As lên tới 12,92 mg/kg đất và vượt 1,07 lần QCVN 03:2008/BTNMT.
- Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau đến môi trường nước.
+ Chất lượng nước Sông Cầu ổn định và đạt QCVN 08:2008/BTNMT, đạt tiêu chuẩn làm nước tưới cho sản xuất rau nhưng có sự biến động theo mùa và theo chế độ nguồn thải, vì vậy cần có biện pháp khống chế nguồn thải.
+ Nước ngầm trong khu vực trồng rau vẫn đảm bảo về sinh hoạt và sản xuất, đạt quy chuẩn cho phép quy định tại QCVN 09:2008/BTNMT.
- Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau đến sức khỏe người sản xuất. + Vùng sản xuất rau Túc Duyên vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, bản thân người trồng rau đã ý thức được về hiệu quả, chất lượng rau, hầu hết họ đều hướng tới phương thức trồng rau sạch, rau an toàn.
+ Việc sử dụng phân bón hóa học ngày càng tăng, cộng thêm việc sử dụng không đúng loại thuốc, đúng liều lượng thuốc BVTV và thiếu ý thức trong quá trình sử dụng thuốc đã gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe của người dân.
+ Thuốc trừ sâu không những ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh, bề mặt da,… mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến hệ tuần hoàn khi nhiễm phải chúng. Điều đó cho thấy mức độ rất nguy hiểm của chúng đối với những người trực tiếp phun thuốc và cũng có ảnh hưởng tương tự đối với người không trực tiếp phun thuốc nhưng có tiếp xúc với chúng.
- Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường nhìn chung còn hạn chế, đa số người dân chưa có ý thức bảo vệ môi trường sống, tình trạng vứt, xả rác, bao bì hóa chất ngay trên đồng ruộng xảy ra thường xuyên. Bên cạnh sự thiếu quan tâm trong việc đảm bảo an toàn sử dụng thuốc, nông dân địa
phương cũng có những biểu hiện của việc chưa có ý thức bảo vệ môi trường sau khi sử dụng thuốc.
5.2. Kiến nghị
- Để rau sạch phường Túc Duyên có thể phát triển rộng rãi trên địa bàn thành phố và phát triển nền nông nghiệp bền vững ở Thái Nguyên, cần có các biện pháp kiểm soát và thông báo thường xuyên tình trạng ô nhiễm môi trường nước tưới đang có xu hướng ngày càng tăng trên các địa bàn sản xuất nông nghiệp.
- Các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
- Thành phố cần kiểm định hệ thống xử lý chất thải của tất cả các nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện,... xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về xả thải đảm bảo nước thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải được xử lý đạt Quy chuẩn trước khi thải ra môi trường, quản lý tốt chất thải đô thị.
- Khuyến cáo nông dân sử dụng thuốc theo phương pháp "4 đúng": dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng lúc và đúng cách.
- Tăng cường tuyên truyền, huấn luyện và giáo dục cho các đối tượng sử dụng về ích lợi cũng như tác hại của việc sử dụng TTS, HCBVTV các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường công tác khuyến nông, đồng thời khuyến khích ứng dụng các biện pháp phát triển kinh tế nông nghiệp mà không gây tác hại đến môi trường.
- Mở rộng và phát triển các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nông dân. Cần có sự kiểm tra, giám sát thường xuyên để đánh giá được tác hại của TTS, HCBVTV và đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời.
- Thúc đẩy và khuyến khích người dân nơi đây trong việc thực hành an toàn trong lao động khi sử dụng thuốc BVTV, đồng thời có những biện pháp tích cực để giám sát và hỗ trợ: như tuyên truyền giáo dục, khuyến cáo từ phòng nông nghiệp và trung tâm khuyến nông, kiểm tra từ chi cục BVTV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Lê Huy Bá (2006), Chuyên đề Độc học môi trường, Nxb Đại học Quốc gia, TP.Hồ Chí Minh
2. Chi cục thống kê TP.Thái Nguyên (2013), Báo cáo kế hoạch tổng hợp nông nghiệp theo xã, phường của thành phố Thái Nguyên.
3. Chi cục Bảo vệ thực vật Thành phố Thái Nguyên (2005), Báo cáo tổng kết Chương trình sản xuất rau sạch tại Thành phố Thái Nguyên năm 2003 – 2004.
4. Chi cục thống kê thành phố Thái Nguyên, Báo cáo tổng hợp kết quả nông nghiệp năm 2011, 2012, 2013 chia theo xã, phường.
5. Nguyễn Thúy Hà và cs (2010), Giáo trình Cây rau, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Hải, Phạm Hồng Ánh, Trần Thị Nữ (2000), “ Xác định hàm lượng kim loại nặng trong một số nông sản và môi trường bằng phương pháp phân tách phổ hấp thụ nguyên tử”, Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội nghị phân tích Hóa Lý Và Sinh Học Việt Nam lần thứ nhất, Hà Nội 26/09/2000.
7. Chiêng Hông (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của nước tưới phân bón đến tồn dư Nitrat và một số kim loại nặng trong rau trồng tại Hà Nội, Luận án Tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
8. Hà Linh (2006), 10% rau an toàn còn tồn dư thuốc bảo vệ thực, Diễn đàn dân trí 06/09/2006.
9. Nguyễn Đình Mạnh (2000), “ Hóa chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm môi trường”, NXB Hà Nội.
10. Nguyễn Hữu On và Ngô Ngọc Hưng (2004), “Cadmium trong đất lúa đồng bằng sông Cửu Long và sự cảnh báo ô nhiễm”, Tạp chí khoa học đất số 20, năm 2004
11. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1998), Luật tài nguyên nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13.Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trường, “Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường tỉnh Thái Nguyên năm 2013”.
14. Dư Ngọc Thành (2012), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước khoáng sản, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên.
15. Nguyễn Đỗ Quốc Thắng (2013), Bài giảng Sức khỏe môi trường cơ bản,
Khoa Sức khỏe Môi trường, Viện Vệ sinh – Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh 16. Vũ Đình Tuấn, Phạm Quang Hà (2003), “ Kim loại nặng trong đất và cây rau
ở một số vùng ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí khoa học đất số 20, năm 2004. 17. Bùi Cách Tuyến (1998), “Nghiên cứu hàm lượng nitrat trên một số loại
rau phổ biến tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Tập san KHKT Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, số 3/1998. 18. UBND phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, Báo cáo kết quả
thống kê đất đai năm 2013, số 04/ BC - UB
19. Đặng Thị Vân, Vũ Thị Hiền (2003), Nghiên cứu một số biện pháp kĩ thuật canh tác hợp lý cho vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn, Đề tài NCKH năm 2003, Viện nghiên cứu Rau – Quả, Hà Nội.
20. Vũ Hữu Yêm (1997), Sản xuất sạch hơn, Bài giảng lớp tập huấn cho cán bộ quản lý môi trường, Hà Nội 10/2005.
21. Website Cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Hà Nội: Lập bản đồ rau an toàn.
22. Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2005), “Kỹ thuật trồng rau sạch (Rau an toàn), NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
II. Tiếng Anh
23. Alloway, B. J. (1990b), “Cadimium”, Heavy Metals in Soils, pp. 100– 124. Blackie, London; Wiley, New York.
24.Fergusson, J. E. (1990), The heavy elements: Chemitry, Environmental Impact and Health Effects, Pergamon Press, London.
III. Tài liệu từ Internet
25.http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/hoidapmt/Pages/%C3%94nhi%E1%BB %85mn%C6%B0%E1%BB%9Bcl%C3%A0g%C3%AC.aspx
26.http://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-thuc-trang-thi-truong-rau-an-toan-va-quan-ly- nha-nuoc-ve-thi-truong-rau-an-toan-tren-dia-ban-ha-noi-hien-nay-33141/ 27. VietNam Net (04/2004), “ Nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu
trong đất, nước và một số nông sản ở Việt Nam”, Nguồn Báo Hà Nội mới ngày 27/05/1997.
http://vnn.vietnamnet.vn/suckhoe/tintuc/2004/04/60492/ 28.Hồng Hải (2011), “ Ngộ độc thực phẩm”
http://dantri.com.vn/suc-khoe/2011-ngo-doc-thuc-pham-giam-ngo-doc- tap-the-tang-dot-bien-549988.htm
29.Từ Lương (2012), “Tập trung xử lý những điểm “nóng” về VSATTP”
http://nguyentandung.org/tap-trung-xu-ly-nhung-diem-nong-ve- vsattp.html
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ GIỚI HẠN CHO PHÉP CỦA KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT
Bảng 1: Giới hạn hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong một số loại đất. Đơn vị tính: mg/kg đất khô Thông số Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất dân sinh Đất thương mại Đất công nghiệp 1. Asen (As) 12 12 12 12 12 2. Cadimi (Cd) 2 2 5 5 10 3. Đồng (Cu) 50 70 70 100 100 4. Chì (Pb) 70 100 120 200 300 5. Kẽm (Pb) 200 200 200 300 300
Bảng 2: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
T T
Thông số Đơn vị AGiá trị giới hạnB A1 A2 B1 B2
1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9
2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+ 4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2 9 Nitrit (NO- 2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO- 3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15
11 Phosphat (PO43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5
12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thuỷ ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5
24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease)
mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3
25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02