Nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 34)

Hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá càng phát triển thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm càng trở nên

nghiêm trọng. Sự ô nhiễm nguồn nước không chỉ đơn thuần là do VSV mà còn do nhiều loại chất vô cơ độc hại đối với sức khoẻ con người và mọi sinh vật. Nhiều sông suối ao hồ là nơi tiếp nhận nước thải đô thị và công nghiệp, bệnh viện, các chất rò rỉ từ phương tiện giao thông, phân bón dùng trong nông nghiệp, chưa qua xử lý đã trực tiếp xả ra môi trường và điều nguy hại là chính chúng lại được sử dụng làm nguồn nước trong nông nghiệp và tất yếu sẽ là sự tích tụ KLN trong các chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái và cuối cùng là tác động xấu đến sức khoẻ con người.

2.5.2.1. Ô nhiễm môi trường nước do tích lũy kim loại nặng.

Trong các thuỷ vực tự nhiên có rất nhiều nguồn gốc cung cấp KLN, đặc biệt là nguồn thải của các nhà máy sản xuất. Nếu chúng tồn tại một lượng nhỏ thì rất tốt cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật nhưng nếu ở hàm lượng cao sẽ gây ô nhiễm đối với đời sống các sinh vật qua chuỗi thức ăn tới động vật sống trên cạn và con người.

Nhiễm bẩn KLN trong nước có thể bằng con đường chính sau: - Yếu tố gây ô nhiễm trực tiếp vào nước.

- Yếu tố KLN sau khi tồn tại trong đất sẽ dần dần hoà tan vào trong nước kể cả nước ngầm.

- Sự rửa trôi tích đọng dần dần yếu tố độc (đặc biệt do sự phát tán của chất độc từ nguồn thải của lá rừng).

Nhiễm bẩn các KLN trong nước thường được nghiên cứu đến nhiễm bẩn do nồng độ các kim loại: Cu, Pb, Cd, Zn, Hg, Ni, As ... khi vượt qúa giới hạn cho phép.

Theo Lê Thị Thuỷ, Nguyễn Thị Hiền, Vũ Dương Quỳnh, Hà Mạnh Thắng khi nghiên cứu hàm lượng KLN trong nước thải và cặn bùn của một số nhà máy và sông thoát nước ở Hà Nội đã kết luận:

- Hàm lượng KLN trong nước thải ra của một số nhà máy và sông thoát nước ở Hà Nội chưa biểu hiện mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên có một điểm là Pin Văn Điển hàm lượng Zn vượt quá mức tiêu chuẩn so với TCVN 5942 - 1995.

- Nồng độ KLN trong nước thải vào mùa khô rõ ràng cao hơn vào mùa mưa gấp nhiều lần.

- Các mẫu cặn bùn (trừ một vài điểm) còn lại hàm lượng cả 4 kim loại nặng đều vượt rất xa so với mức cảnh báo của CANADA và lớn hơn gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần so với trong nước thải.

2.5.2.2. Ô nhiễm môi trường nước do sử dụng phân bón.

Việc sử dụng phân bón cho cây trồng không hợp lý không những làm ô nhiễm nguồn đất mà còn làm ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Điển hình là hiện tượng phú dưỡng làm suy giảm chất lượng nguồn nước phá huỷ môi trường trong sạch của nước, là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thiếu ôxy trong nước theo trương trình:

(CH2O)1(NH3)16H2PO + 138O2 = 106CO 2 + 122H2O + 16HNO3 + H3PO4 Ở Thụy Điển năm 1989 đã thống kê khoảng 26% tổng N gây ô nhiễm các vùng biển có nguồn gốc từ nông nghiệp. Nguyễn Văn Đản trên cơ sở so sánh kết quả nghiên cứu từ 1992 - 1995 đã nhận định: Hàm lượng các yếu tố nhiễm bẩn tăng lên với tốc độ cao, tầng trên bị nhiễm bẩn hơn tầng dưới đặc biệt là các hợp chất chứa N (chủ yếu là NH4+).

Theo Lê Huy Hoàng năm 1996 khi đề cập tới hiện tượng nhiễm bẩn nước dưới đất ở Hà Nội cho rằng: sự ô nhiễm xảy ra do quá trình thấm xuyên từ tầng trên xuống tầng dưới trong 109 giếng thuộc 28 nhà máy nước và trạm cấp nước có 48,6% số giếng bị nhiễm bẩn NH4+: 63,3%. Nhiễm bẩn NO3-: 4% nhiễm bẩn NO2: 81,6% nhiễm bản PO43-, hàm lượng vi trùng Feacal coli lớn hơn gấp hàng trăm hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn cho phép.

Sử dụng phân bón không hợp lý làm ô nhiễm nguồn nước không những ô nhiễm về nitrat, nitrit, amoni, chất hữu cơ, vi sinh vật, vi trùng mà làm ô nhiễm cả về KLN như: Cd có trong phosphat gây tác động xấu đến các loại vi sinh vật và con người.

2.5.2.3. Ô nhiễm nguồn nước do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật

Việc sử dụng HCBVTV cũng gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vì 50% lượng thuốc phun cho cây là rơi xuống đất, HCBVTV ở đất một phần được giữ lại và một phần được phát tán xuống nước thông qua rửa trôi gây ô nhiễm nước.

Theo Phạm Bình Quyền khi giám định dư lượng HCBVTV trong mẫu nước ở tỉnh Khánh Hoà cho thấy trong 120 mẫu nước có 36,6% số mẫu chứa dư lượng HCBVTV vượt ngưỡng cho phép 20 - 50 lần.

Theo Nguyễn Đình Mạnh và cộng tác viên 2000, [9] khi tiến hành điều tra tồn dư HCBVTV ở Thanh Hoá đã cho thấy 33% mẫu nước phát hiện DDT, gần 50% mẫu nước có dư lượng Lindane trong khoảng nồng độ 0,002 - 0,007ppm. Heptaclo trong nước có hàm lượng 0,001 - 0,002ppm với số lượng mẫu phát hiện là 75% số mẫu phân tích.

Số tồn dư HCBVTV trong nước làm ô nhiễm môi trường nước bắt nguồn từ hiện tượng rửa trôi chảy tràn bề mặt, sự hoà tan và hiện tượng thấm sâu qua tầng đất theo dòng chảy. Các HCBVTV trong nước tồn tại ở dạng chất hoà tan, chất nhũ tương dầu mỡ làm dung môi khi sử dụng thuốc. Chất huyền phù keo đất, hạt đất hấp thụ và chất keo lơ lửng của các phần tử keo hữu cơ. Một phần khác của thuốc còn tồn tại trong môi trường nước nhờ thực vật, động vật thuỷ sinh. Từ đó thông qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng xấu đến động vật và con người.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w