Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật cho rau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)

Bón phân cho rau là biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng năng suất, nhưng bón như thế nào để vừa đảm bảo đủ năng suất, chất lượng lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề khiến các nhà sản xuất phải quan tâm. Trên cơ sở kết quả điều tra về chủng loại, diện tích, để đánh giá thực trạng sản xuất rau tại Phường Túc Duyên tôi đã tiến hành theo dõi qui trình sản xuất một số loại rau chính đang được áp dụng trong vụ Hè Thu và Đông Xuân, phạm vi điều tra là 60 hộ sản xuất/ địa điểm nghiên cứu kết quả thu được ở bảng 4.4:

Bảng 4.4: Tình hình sử dụng phân bón cho một số loại rau tại Túc Duyên Loại cây trồng Hàm lượng Phân chuồng

(tấn/ha) Phân đạm Phân lân Phân kali

Thời gian cách ly Tươi Đã ủ Bắp cải Thực tế - - 135 ± 98 88 ± 42 56 ± 27 7 - 10 TCQĐ 25 - 30 200 90 75 18 - 20 Cải canh Thực tế - 0,1 ± 0,06 85 ± 28 58 ± 37 22 ± 18 7 - 10 TCQĐ 20 70 50 - 70 35 10 - 15 Rau muống Thực tế - - 304 ± 56 26 ± 17 12 ± 21 10 - 12 TCQĐ 15 - 20 150 - 160 60 - 80 40 - 50 10 - 15 Xà lách Thực tế - 0,1 ± 0,04 107 ± 32 78 ± 14 23 ± 11 - TCQĐ 20 110 50 50 KSD Mướp đắng Thực tế - 3,5 ± 2,3 112 ± 34 97 ± 36 67 ± 48 4 - 8 TCQĐ 15 - 20 100 - 120 60 90 7 - 10

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ 2013)

( TCQĐ: Theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2005) [22]

Kết quả điều tra cho thấy: Nhìn chung lượng phân bón mà nông dân sử dụng cho rau tại phường Túc Duyên - Thành phố Thái nguyên còn rất tuỳ tiện, tuỳ thuộc vào điều kiện sản xuất của từng vùng và từng hộ gia đình. Hầu hết người sản xuất rau thường bón phân theo kinh nghiệm. Trong ba loại phân hoá học quan trọng thì người trồng rau chỉ chú ý bón phân đạm, tiếp đến là phân lân còn phân kali được sử dụng rất ít, thậm chí có hộ không bón. Đối chiếu với qui trình sản xuất rau an toàn của Bộ NN và PTNT thì lượng phân đạm được sử dụng cho các loại rau ở vùng chuyên canh rau Túc Duyên như đối với bắp cải và rau muống hầu hết đều bón gấp 1,5 - 2 lần với so với qui trình, với cải canh, xà lách, mướp đắng thì lượng phân đạm sử dụng ở mức trung bình. Phân lân được sử dụng ở bắp cải và cải xanh đạt tiêu chuẩn qui định, rau muống sử dụng ít phân lân hơn qui trình, còn mướp đắng lượng

phân lân sử dụng lớn hơn qui định từ 1 – 1,5 lần. Đối với phân kali thì hầu hết các loại rau (trừ cải xanh) đều sử dụng với lượng thấp hơn so với tiêu chuẩn qui định và thậm chí có đến 42% số hộ trong tổng số 60 hộ được điều tra không sử dụng phân kali.

Phân hữu cơ được sử dụng rất ít và điều đặc biệt là hầu hết các hộ dân đều sử dụng phân chuồng (phân gà) được mua từ các trang trại gà đem về ủ mục bón cho rau. Lượng phân ủ này dao động từ 0,04 – 3,7 tấn/ha.

Thông qua phiếu điều tra, bước đầu có thể đánh giá được thời gian cách ly kể từ sau lần bón đạm cuối đến khi thu hoạch sản phẩm hầu như đảm bảo an toàn. Kết quả điều tra cho thấy có khoảng 80% số hộ điều tra đảm bảo đủ thời gian cách ly đối với đạm, chỉ một số ít các hộ có thời gian cách ly với phân đạm rất ngắn 4 – 8 ngày, ngắn hơn so với qui định. Đây là nguyên nhân chính làm tồn dư (NO3- ) trong rau cao.

Bên cạnh đó, phát huy đươc tiềm năng, lợi thế của vùng phường đã xây dựng được các mô hình HTX. Qua quá trình tập huấn, bồi dưỡng một bộ phận nông dân đã có những nhận thức, hiểu biết về sản phẩm rau an toàn và quy trình VietGAP. Qua tìm hiểu cho thấy, trong những năm gần đây, người trồng rau đã có ý thức hơn trong việc sản xuất rau chất lượng, các dự án tập huấn khoa học kỹ thuật về trồng rau sạch, rau an toàn nên chất lượng rau ngày càng tốt. Thay vì dùng phân tươi, thuốc trừ sâu thiếu khoa học, người trồng rau đã bón rau bằng phân ủ vi sinh, phân chuồng phơi ải,...

Song song với việc đầu tư phân bón để tăng năng suất rau cung cấp cho thị trường thì công tác BVTV cũng hết sức quan trọng đối với người trồng rau. Để phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên rau, một số hộ trồng rau đã sử dụng HCBVTV với số lượng nhỏ để phòng trừ các loại sâu bệnh hại như: Thuốc trừ bệnh cây VIETEAM, phân bón SIÊU RA RỄ và các loại phân bón lá cao cấp. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại phân bón này đều đảm bảo thời gian cách ly an toàn trước khi bày bán trên thị trường 7 – 15 ngày (bảng 4.5)

Loại rau Số lần phun/vụ Thời gian cách ly (ngày ) Bắp cải 2 - 3 15 - 20 Cải canh 2 - 3 10 - 15 Rau muống 3 - 5 7 - 10 Xà lách 2 - 3 7 - 10 Mướp đắng 4 - 6 7 - 10

(Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, năm 2013 - 2014)

Thuốc BVTV được các hộ sử dụng mỗi khi phát hiện có dịch hại và việc lựa chọn loại thuốc, liều lượng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sản xuất chính vì vậy mà chủng loại thuốc được thay đổi thường xuyên, thậm chí người nông dân còn trộn lẫn nhiều loại thuốc khi phun để phòng trừ dịch hại nhanh. Xét về mặt an toàn thì có thể khẳng định rằng với tình hình sản xuất như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rau thương phẩm. Trong số 60 hộ được điều tra thì có đến 15 hộ vi phạm. Trong số này có 4 hộ sử dụng không đúng thuốc, 9 hộ sử dụng không đúng nồng độ, 2 hộ không đảm bảo thời gian cách ly.

Ngoài ra, do thói quen hoặc sợ rủi ro do ít hiểu biết về mức độ độc hại của HCBVTV nên nông dân chỉ sử dụng một số loại thuốc quen thuộc, đó lại thường là những loại thuốc BVTV có độ độc cao đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng như: Monitor, Wofatox,...Ở đây còn một nguyên nhân khác nữa là các loại thuốc trên giá rẻ, phổ dệt sâu rộng và hiệu quả diệt sâu cao hay khi phun thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc diệt cỏ cháy,...thuốc sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước và một lớp chất lắng gọi là dư lượng ban đầu của thuốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w