Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 37)

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan như: - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

- Các tài liệu từ cơ sở, các phòng ban, nghị định, nghị quyết, công văn. - Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, Internet của địa phương và trung ương.

3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

- Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal – RRA) và điều tra theo bộ câu hỏi trong điều tra thực địa, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và tình hình sản xuất rau, các biện pháp canh tác rau.

+ Số lượng: 60 hộ gia đình.

+ Nội dung: phỏng vấn tập trung vào các vấn đề liên quan đến cơ cấu cây trồng, tình hình sản xuất rau xanh, sử dụng phân bón, năng suất rau, sức khỏe người dân.

- Đối tượng được phỏng vấn là những người dân được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Quá trình phỏng vấn thông qua các câu hỏi và buổi trò chuyện với người dân.

3.4.3. Phương pháp lấy mẫu trong điều tra

- Điều tra tình hình canh tác rau: bón phân, thuốc BVTV, tưới nước, chăm sóc, thu hoạch....cho một số loại rau chính tại khu vực nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi chuẩn bị trước, qui mô 60 hộ/ điểm nghiên cứu. Đồng thời phỏng vấn người dân về ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khoẻ với số mẫu như trên.

- Phương pháp lấy mẫu đất, nước ngoài thực tế: được lấy theo từng cặp đất, nước.

+ Mẫu đất: Lấy mẫu theo TCVN 367 : 1999. Mẫu đất được lấy theo địa điểm lấy mẫu rau, bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0 - 20cm) lấy 5 điểm/ruộng, sau đó trộn đều rồi lấy mẫu trung bình theo nguyên tắc chia 4, mỗi mẫu khoảng 500 gam.

+ Mẫu nước: Lấy mẫu nước tưới cho rau tại các mương, bể chứa theo TCVN 5996 – 1995, lấy sâu cách mặt 20 - 30cm bằng chai nhựa PE 0,5 lít. Mẫu nước tưới được tiến hành kiểm tra 2 đợt.

3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

Mẫu được phân tích tại Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Trung tâm quan trắc và công nghệ môi trường.

3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu

+ Trong đất: Theo QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc

gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất: Chất lượng đất dùng cho sản xuất nông nghiệp (mg/kg đất khô).

Pb: ≤ 70 mg/kg đất khô; Cd: ≤ 2 mg/kg đất khô Hg: ≤ 2 mg/kg đất khô; As: ≤ 12 mg/kg đất khô + Trong nước:

Nước mặt: Theo QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt: Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi

Pb: ≤ 0,05 mg/l; Cd: ≤ 0,01mg/l;As: ≤ 0,05 mg/l; Hg: ≤ 0,001mg/l; NO3-: 10 mg/l; pH: 5,5 - 9.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau túc duyên, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w