Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
474,56 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÝ THỊ THÚY VÂN Tên đề tài: “ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT RAU TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ SỨC KHỎE NGƯỜI SẢN XUẤT TẠI KHU VỰC CHUYÊN CANH RAU ĐỒNG BẨM, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN ” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học Môi trường Khoa : Môi Trường Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Khoa Môi trường – Trường Đại học Nông Lâm THÁI NGUYÊN - 2014 46 MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 1.4.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý 5 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thu rau trên Thế giới và Việt Nam 6 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên Thế giới 6 2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam 8 2.3. Vị trí và tầm quan trọng của rau 10 2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của rau xanh 11 2.3.2. Giá trị kinh tế 12 2.4. Rau an toàn và các vấn đề an toàn thực phẩm 13 2.4.1. Khái niệm rau an toàn 13 2.4.2. Ảnh hưởng của rau không an toàn đến sức khỏe con người 14 2.4.3. Hàm lượng kim loại nặng trong rau và ảnh hưởng của chúng 17 2.5. Các yếu tố gây ô nhiễm trong sản xuất rau 18 2.5.1. Ô nhiễm môi trường đất 18 2.5.2. Ô nhiễm môi trường nước 22 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 47 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 25 3.2.2. Thời gian tiến hành 25 3.3. Nội dung nghiên cứu 25 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đồng Bẩm tác động đến sản xuất rau 25 3.3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại xã Đồng Bẩm Thành phố Thái Nguyên 25 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của anh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau Đồng Bẩm của Thành phố Thái Nguyên 25 3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khỏe của người sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Đồng Bẩm của Thành phố Thái Nguyên 25 3.3.5. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khỏe của người sản xuất tại Thành phố Thái Nguyên 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu 25 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 25 3.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 25 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu trong điều tra 26 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 26 3.4.5. Phương pháp xử lý mẫu 26 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất rau xanh của xã Đồng Bẩm 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 29 4.2. Tình hình sản xuất rau của xã Đồng Bẩm 32 4.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng rau qua các năm 32 4.2.2. Diện tích, năng suất, sản lượng rau theo đơn vị hành chính 33 4.2.3. Cơ cấu mùa vụ trong sản xuất rau 34 4.2.4. Tình hình sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật cho rau 34 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau chính của Đồng Bẩm,Thành phố Thái Nguyên 36 48 4.3.2. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác rau đến môi trường nước tại Đồng Bẩm-Thành phố Thái Nguyên 37 4.4. Ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khỏe của người dân sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau chính của Đồng Bẩm - Thành phố Thái Nguyên . 39 4.5. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khỏe của người sản xuất tại Thành phố Thái Nguyên 41 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1. Kết luận 42 5.2. Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44 49 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Hàm lượng kim loại nặng trong một số nguồn sản xuất nông nghiệp 21 Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Bẩm (số liệu năm 2011) 30 Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Đồng Bẩm, Thành phố Thái Nguyên qua các năm 32 Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng rau năm 2012 của Thành phố Thái Nguyên theo các đơn vị hành chính 33 Bảng 4.4: Tình hình sử dụng phân bón cho rau tại Đồng Bẩm, Thành phố Thái Nguyên 35 Bảng 4.5: Tình hình sử dụng hóa chất BVTV cho rautại Đồng Bẩm,thành phố Thái Nguyên 36 Bảng 4.6: Hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng rau tại Đồng Bẩm 36 Bảng 4.7: Hàm lượng kim loại nặng trong nước ngầm tại Đồng Bẩm 37 Bảng 4.8: Hàm lượng kim loại nặng trong nước mặt Sông Cầu tại vị trí cầu Gia Bảy 38 Bảng 4.9: Bảng tổng hợp phiếu điều tra về tình tình sức khỏe người dân tại Đồng Bẩm - Thành phố Thái Nguyên 39 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu 28 50 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật UBND NN&PTNN : : Ủy ban nhân dân Nông nghiệp và phát triển nông thôn. SXKD : Sản xuất kinh doanh GDP : Tổng sản phẩm KLN : Kim loại nặng PTNT : Phát triển nông thôn QCVN : Quy chuẩn Việt Nam RAT : Rau an toàn TP : Thành phố DHTN : Đại học Thái Nguyên TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCCP : Tiêu chuẩn cho phép TCQĐ : Tiêu chuẩn quy định TN&MT USDA : : Tài nguyên và môi trường Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm WHO : Tổ chức y tế thế giới FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay sự gia tăng về dân số thế giới cũng như Việt Nam, kéo theo nhu cầu gia tăng về lương thực thực phẩm, cụ thể là cung cấp trong các bữa ăn hàng ngày, rau là thực phẩm không thể thiếu, là nguồn thức ăn bổ dưỡng nuôi sống con người, cung cấp một lượng lớn sinh tố A, B, C, …, còn cung cấp một phần các nguyên tố vi, đa lượng, rất cần thiết trong cấu tạo tế bào, rau còn là nguồn dược liệu quý bảo vệ sức khỏe con người. Trước nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao người làm nông nghiệp đẩy mạnh nâng cao năng suất nhưng chưa chú trọng đến chất lượng, độ an toàn của thực phẩm, và việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, ngoài ra các sản phẩm nông nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi các nguồn chất thái của các nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp và nước thải đô thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Thái Nguyên là một trung tâm công nghiệp ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Ở đây tập trung các nhà máy xí nghiệp lớn nhỏ của đất nước. Với mật độ dân số đông, đây là một thị trường quan trọng để tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Từ nhiều năm nay Thành phố đã hình thành vành đai sản xuất thực phẩm trong đó cây rau được coi là sản phẩm quan trọng nhất. Cùng với sự tăng trưởng nông nghiệp nói chung, sản xuất rau Thái Nguyên đã đáp ứng được nhu cầu về số lượng, khắc phục dần tình trạng giáp vụ, nhiều chủng loại rau chất lượng cao đã được bổ sung trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu lớn trên các lĩnh vực, trong đó sản xuất rau có bước tăng trưởng không ngừng cả về diện tích, chủng loại và sản lượng cung cấp trên thị trường. Riêng năm 2010, toàn tỉnh đã trồng được 8.925 ha rau các loại, tăng gần 1.900 ha so với năm 2005. Các loại rau được đưa vào trồng chủ yếu là su hào, cải các loại, bí xanh, súp lơ, rau thơm, rau muống, dưa chuột, cà chua…. Năng suất rau đạt 156,3 tạ/ha/năm, sản lượng đạt gần 140 nghìn tấn, tăng hơn 50 nghìn tấn so với 5 năm trước. Với sản lượng ngày càng tăng như hiện nay, thu nhập từ rau đã góp phần nâng cao đời sống cho nhiều hộ nông dân. Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng Đề án Phát triển rau an toàn (RAT) giai đoạn 2008 - 2015 và TP. Thái Nguyên, địa bàn tiêu thụ rau xanh chủ yếu của tỉnh đã xây dựng đề án về phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT. Theo đó, thành phố hỗ trợ người trồng rau 40% chi phí ban đầu để trồng RAT. Bên cạnh đó, khu vực vệ tinh thuộc 2 các huyện: Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên cũng hình thành những nơi trồng và cung cấp RAT cho TP. Thái Nguyên. Tuy nhiên để tăng năng suất cây trồng, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, chất kích thích sinh trưởng ngày càng nhiều, gây ô nhiễm vùng canh tác làm cho rau bị nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Thái Nguyên còn là nơi tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp lớn, như Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn …., vì vậy lượng chất thải đổ ra môi trường từ các nhà máy là rất lớn. Có thể nói môi trường đất, nước mặt ở thành phố Thái Nguyên đã và đang bị ô nhiễm nặng nề bởi các hoá chất độc hại từ các nguồn thải công nghiệp, nông nghiệp và phế thải đô thị…. Xu hướng ô nhiễm có chiều hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng, diện tích nếu không có biện pháp xử lý triệt để và đó là một trong những nguyên nhân thu hẹp dần vùng trồng rau sạch của thành phố. Chính vì vậy, việc đánh giá hiện trạng môi trường sản xuất, xác định nguyên nhân gây ô nhiễm đất, nguồn nước để định hướng cho phát triển vùng rau an toàn của Thành phố Thái Nguyên là một việc hết sức quan trọng và cần thiết để góp phần đưa ngành sản xuất rau của Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung tiến đến một nền nông nghiệp sạch bền vững. Xuất phát từ vấn đề đó, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, em tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được ảnh hưởng của canh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau Đồng Bẩm của Thành phố Thái Nguyên. - Đánh giá được ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khoẻ của người dân sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Đồng Bẩmcủa Thành phố Thái Nguyên. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khoẻ của người sản xuất tại Thành phố Thái Nguyên. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đồng Bẩm tác động đến sản xuất rau. 3 - Đánh giá thực trạng sản xuấtrau tại xã Đồng Bẩm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau xã Đồng Bẩm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khoẻ của người dân sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau xã Đồng Bẩm. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khoẻ của người sản xuất tại Thành phố Thái Nguyên. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học - Đóng góp về mặt lý luận cho việc giải thích các mối tương quan giữa hàm lượng các kim loại nặng trong đất, trong nước và những ảnh hưởng đến sức khoẻ người sản xuất rau. - Đối với các sinh viên và các nhà nghiên cứu nghiên cứu này sẽ phục vụ như là tài liệu tham khảo để nghiên cứu thêm về hàm lượng kim loại nặng trong đất trồng, nước tưới trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và là cơ sở để nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong đất, nước của các vùng trên cả nước nói chung. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đưa ra những dẫn liệu cơ bản về tình hình ô nhiễm đất trồng, nước tưới ở khu vực chuyên canh rau của thành phố Thái Nguyên. - Những phát hiện của nghiên cứu sẽ giúp các nông dân sử dụng tỷ lệ phân bón hợp lý và lựa chọn nước tưới cho rau quả để tăng năng suất, chất lượng của rau quả để tạo ra sản phẩm an toàn, nông nghiệp theo hướng sạch và bền vững. - Kết quả của nghiên cứu này sẽ được giúp đỡ rất nhiều cho nông dân và cơ quan chức năng trong việc tạo ra hiệu quả hơn để lập kế hoạch theo định hướng sản xuất rau an toàn. - Đề xuất một số giải pháp tổ chức sản xuất rau an toàn. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Một số khái niệm liên quan: * Môi trường: Theo khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam năm (2005), “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. * Tiêu chuẩn môi trường: Theo khoản 5, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005), “Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường”. * Đánh giá tác động môi trường: Theo khoản 20, Điều 3, Luật Bảo về môi trường Việt Nam năm (2005), “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án được đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. * Quan trắc môi trường: Theo khoản 17, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005), “Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường”. * Nước mặt: Theo khoản 2, Điều 3, Luật tài nguyên nước (1998), “Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo”. * Ô nhiễm môi trường: Theo khoản 6, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam (2005), “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”. * Ô nhiễm nguồn nước: “ Là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép”. * Khái niệm rau an toàn Lâu nay, người tiêu dùng đã quen với cụm từ “RAT”. Nhưng, thế ào là RAT, chắc hẳn không nhiều người tường tận. Chúng ta cần phân biệt ba loại rau: Rau đại trà, RAT và rau sạch. [...]... pháp canh tác rau đến môi trường đất - Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác rau đến môi trường nước 3.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khỏe của người sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Đồng Bẩm của Thành phố Thái Nguyên 3.3.5 Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khỏe của người sản xuất tại Thành phố Thái Nguyên 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp... hội của xã Đồng Bẩm tác động đến sản xuất rau - Điều kiện tự nhiên - Kinh tế, xã hội 3.3.2 Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại xã Đồng Bẩm Thành phố Thái Nguyên - Diện tích, năng suất, sản lượng - Các biện pháp kĩ thuật chủ yếu 3.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của anh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau Đồng Bẩm của Thành phố Thái Nguyên - Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác rau. .. CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Sản xuất rau, đất, nước và sức khỏe người dân trong vùng sản xuất rau Đồng Bẩm 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Khu vực chuyên canh rau Đồng Bẩm 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu Khu vực chuyên canh rau Đồng Bẩm 3.2.2 Thời gian tiến hành Từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Đánh giá... toàn Sản xuất rau an toàn đã được triển khai nghiên cứu và phát triển từ năm 1995 do trường trình rau quốc tế với sự tham gia của 80 nhà khoa học nghiên cứu về rau sạch đã làm việc với 11 viện nghiên cứu, các Trường đại học và các Trung tâm rau sạch trong cả nước Chương trình này phối hợp nghiên cứu đã đưa vào sản 9 xuất 12 giống rau đã được công nhận có hiệu quả về năng suất cũng như chất lượng sản. .. QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất rau xanh của xã Đồng Bẩm 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý địa hình * Vị trí địa lý: Hình 4.1 Bản đồ khu vực nghiên cứu - Xã Đồng Bẩm là một xã nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên + Phía Đông Giáp xã Linh Sơn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên + Phía Tây giáp phường Quang Vinh của thành. .. các câu hỏi và buổi trò chuyện với người dân 3.4.3 Phương pháp lấy mẫu trong điều tra - Điều tra tình hình canh tác rau: bón phân, bảo vệ thực vật, tưới nước, chăm sóc, thu hoạch cho một số loại rau chính tại khu vực nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi chuẩn bị trước, qui mô 60 hộ/điểm nghiên cứu Đồng thời phỏng vấn người dân về ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khoẻ với số... độ nguy hại của các loại rau được trồng ở các vùng ven đô thị chịu ảnh hưởng của các nguồn nước thải thành phố và các khu công nghiệp (Ravi Naidu, Danielle Oliver and Stuart McConnell,) Khi nghiên cứu tồn dư kim loại nặng trong nông sản ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Bùi Cách Tuyến và các cộng sự (Bùi Cách tuyến và cs, 1995) cho biết : - Hệ số tương quan giữa kim loại nặng trong nước và rau muống được... tǎng nhanh trong lúc quy hoạch đô thị chưa ổn định Các khu công nghiệp xen kẽ với khu dân cư và vùng sản xuất nông sản gây ô nhiễm môi trường đất, nước và chuyển hóa vào cây trồng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người Có 12 nguyên tố thuộc nhóm kim loại nặng có thể gây độc cho người và động vật Khi hấp thụ vào cơ thể nó được tích tụ lại trong các mô bào và khi vượt quá ngưỡng thở bắt đầu gây độc, đó là các... thuộc vào pH môi trường, lượng kim loại nặng trong đất và nước tưới, vào tuổi cũng như loại cây trồng và loại kim loại nặng khác nhau Hàm lượng kim loại nặng trong cây còn phụ thuộc vào dạng hợp chất của chúng trong đất và nước tưới (Vietnamnet, 2004) Ô nhiễm kim loại nặng trong rau đã trở thành vấn đề thu hút sự chú ý nghiên cứu của các nhà khoa học Nhiều nghiên cứu trong nước cũng như ngoài nước đã cảnh... trong nước tồn tại ở dạng chất hoà tan, chất nhũ tương dầu mỡ làm dung môi khi sử dụng thuốc Chất huyền phù keo đất, hạt đất hấp thụ và chất keo lơ lửng của các phần tử keo hữu cơ Một phần khác của thuốc còn tồn tại trong môi trường nước nhờ thực vật, động vật thuỷ sinh Từ đó thông qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng xấu đến động vật và con người 25 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 . đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất rau tới môi trường đất, nước và sức khoẻ người sản xuất tại khu vực chuyên canh rau Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên . 1.2 khu vực sản xuất rau Đồng Bẩm của Thành phố Thái Nguyên 25 3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khỏe của người sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Đồng Bẩm của Thành phố Thái. xã Đồng Bẩm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau xã Đồng Bẩm. - Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khoẻ của người dân sản