1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai

173 973 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 10,97 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TRỌNG BẮC NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐẾN THẢM THỰC VẬT RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN - SA PA - LÀO CAI... Tuy nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN TRỌNG BẮC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG

DU LỊCH ĐẾN THẢM THỰC VẬT RỪNG VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA

HOÀNG LIÊN - SA PA - LÀO CAI

Trang 2

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn

toàn trung thực và chƣa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho

việc hoàn thành luận văn đều đã đƣợc cảm ơn Các thông tin, tài liệu trong luận văn

này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động du lịch ở

không những góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức của mọi người về bảo vệ thiên nhiên, mà còn hỗ trợ cho việc nâng cao thu nhập kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương, định hướng những hành động của họ theo chiều hướng có lợi cho vào bảo vệ thiên nhiên Tuy nhiên, hoạt động du lịch tại đây cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động bảo tồn, rõ rệt nhất là sự quấy nhiễu các loài động vật, bẻ cây, hái cành, dẫm đạp với thực vật, gia tăng mức sử dụng tài nguyên sinh học, tăng lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường,v.v… Vì vậy,

để phát huy hơn nữa những tác động tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến công tác bảo tồn, cần phải đánh giá được những tác động của du lịch đến tài nguyên môi trường, trên cơ sở đó đề xuất được những giải pháp thích hợp cho công tác tổ chức và quản lý hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện cụ thể tạ Do vậy, tôi đã thực hiện đề

tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đế

Đến nay luận văn đã hoàn thành, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại

họ , Khoa Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy PGS.TS Hoàng Kim Ngũ, người hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức

và kinh nghiệm quý báu cho tôi

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tớ

ạn bè xa gần đã giúp đỡ tôi về thời gian, vật chất và tinh thần để tôi có thể hoàn thành luận văn

Mặc dù đã làm việc với tất cả những nỗ lực, nhưng vì trình độ và thời gian còn hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp

Tôi xin chân thành cảm ơn!

, ngày… tháng… năm 2013

Tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU 1

1

2

2

2

2

2

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU DU LỊCH SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI 3

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 9

1.2.1 Sự hình thành và phát triển DLST ở Việt Nam 9

ị 11

1.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 12 1.3.1 Phát triển du lịch sinh thái tại VQG Hoàng Liên 12

1.3.2 Hiện trạng du lịch sinh thái 14

1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN 16

1.4.1 Điều kiện tự nhiên 16

1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hộ 32

1.4.3 Tiềm năng phát triển du lịch 38

Trang 5

Chương 2: , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43

2.1 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 43

2.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 43

2.2.1 Mục tiêu chung 43

2.2.2 Mục tiêu cụ thể 43

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 43

2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44

2.4.1 Phương pháp nghiên cứu thị trường khách du lịch và khả năng DVDL của VQG 44

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu về Ảnh hưởng của du lịch đến CLMT đất 45

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của du lịch đến cảnh quan thực bì tại VQG 45

ện pháp quản lý du lịch & bảo vệ rừng tạ 49 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51

51

3.1.2 Kết quả điều tra về thị trường khách du lịch 51

3.1.3 Khả năng DVDL củ 60

ề hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Hoàng Liên 66

LIÊN 68

3.2.1 Ảnh hưởng của du lịch đến quần xã thực vật tại khu vực nghiên cứu 69

ề ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến quần xã thực vật 73

74

3.3.1 Kết quả nghiên cứu 74

về ảnh hưởng của du lịch đến thảm cỏ 78

81

3.4.1 Ảnh hưởng của ịch đến môi trườ 81

Trang 6

3.4 Ảnh hưởng của du lịch đến chất lượng môi trườ 85

87

3.5.1 Những tồn tại chủ yếu trong quản lý du lịch ở 87

ải pháp quản lý du lịch tạ 87

KẾT LUẬ - - 91

91

2 TỒN TẠI 92

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 7

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

DLST : TNTN : DVDL :

QXTV : QLDL :

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

1.1: Đặc trưng của du lịch sinh thái (Tra trên trang Web) 8

Bảng 1.2: Các kiểu du lịch sinh thái 12

Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng VQG Hoàng Liên 24

Bảng 2.2: Thống kê thành phần các loài thực vật VQG Hoàng Liên 26

Bảng 2.3: So sánh về thực vật ở các khu rừng đặc dụng 27

27

Bảng 2.5: Các nhóm công dụng của thực vật tại VQG Hoàng Liên 28

Bảng 2.6: Khu hệ động vật có xương sống ở VQG Hoàng Liên 30

Bảng 2.7: Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2011 34

Bảng 2.8: Tình hình thu nhập của các xã năm 2011 36

Bảng 2.9: Số hộ nghèo và cận nghèo tại các xã năm 2011 29

Bảng 3.1: Kết quả điều tra về kết cấu tuổi và giới tính (năm 2013) 51

Bảng 3.2: Kết quả điều tra về 52

Bảng 3.3: Kết quả điều tra về ngành nghề 52

Bảng 3.4: Kết quả điều tra về ập 53

Bảng 3.5: Tình hình phân bố về cự ly khoảng cách của người du lịch 54

Bảng 3.6: Kết quả điều tra về phân bố khách theo các tỉnh 55

Bảng 3.7: Xu thế biến đổi theo mùa của nguồn khách du lịch 56

Bảng 3.8: Phương thức khách đến du lịch 57

Bảng 3.9: Mục đích chuyến du lịch của du khách 58

Bảng 3.10: Độ thỏa mãn của du khách 59

Bảng 3.11: Xu thế biến đổi về độ che phủ thực bì 69

Bảng 3.12: Xu thế biến đổi về số loài - tổ thành loài thực vật 70

Bảng 3.13: Mức độ can thiệp của hoạt động du lịch đến đặc trưng thực bì 71

Bảng 3.14: Các mức độ can thiệp của hoạt động du lịch đến các thành phần thực bì 71

Bảng 3.15: Đặc trưng về cảnh quan thự 72

Trang 9

Bảng 3.16: Xu thế biến đổi về độ che phủ thực bì theo tuyến điều tra khác nhau 74

Bảng 3.17: Xu thế biến đổi về số loài - tổ thành loài thực vật 75

Bảng 3.18: Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến tính đa dạng khu hệ thực vật 75

Bảng 3.19: Mức độ biến đổi loài ưu thế chủ yếu 76

Bảng 3.20: So sánh độ che phủ thực bì tạ 77

Bảng 3.21: Biến đổi về dạng sống thực vật theo tuyến điều tra khác nhau 77

82

Bảng 3.23: Kết quả điều tra về lượng rác thải 84

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu thành phần dân tộc trong và ven khu vực 33

53

54

Hình 3.3: 56

57

59

60

3.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trung tâm DLST VQG Hoàng Liên 63

ức độ can thiệp của hoạt động du lịch 72

83

84

86

86

Hình 3.13: Sơ đồ mối quan hệ giữa các bên liên quan trong phát triển DLST 88

Trang 11

MỞ ĐẦU

Những thập kỷ gần đây, du lịch và ngành du lịch trở thành xu hướng chung của toàn cầu, chiếm vị trí chiến lược trong nền kinh tế quốc gia nhiều nước trên thế giới Theo thống kê của Tổ chức Du lịch trên thế giới (UNWTO) và Hiệp hội Lữ hành quốc tế (WTTC) năm 2000 thu nhập ngành du lịch chiếm tới 10,7% GDP của toàn thế giới Ở Việt Nam năm 2007 thu nhập ngành du lịch lên đến 11% Ước tính lượng du khách quốc tế năm 2010 là 1100 triệu lượt, năm 2020 đạt khoảng 1600 lượt triệu du khách

Đối với các Quốc gia đang phát triển thì du lịch quốc tế có ý nghĩa hết sức quan trọng UNWTO thống kê có tới 83% các quốc gia xếp du lịch là một trong năm ngành xuất khẩu lớn và cứ ba nước thì có một nước coi du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Theo thống kê năm 2010 nước ta đón khoảng 5,5 – 6,0 triệu lượt du khách quốc tế và 25 -26 triệu lượt du khách nội địa, thu nhập từ du lịch đạt từ 4 - 4.5 tỷ USD Việc phát triển du lịch nhanh chóng như vậy cũng nhờ vào những thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch cũng như những điều kiện thuận lợi

mà môi trường du lịch của mỗi quốc gia tạo nên Do đó mà môi trường du lịch có một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển ngành du lịch quốc tế cũng như du lịch nội địa

Bên cạnh những hiệu quả to lớn đã đạt được, ngành du lịch trên thế giới và nước ta cũng có tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái, kể cả môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn và môi trường kinh tế - xã hội Vì vậy cần nghiên cứu

Trang 12

tìm hiểu những ảnh hưởng cụ thể của du lịch đến môi trường để có biện pháp, phương hướng phát triển thích hợp với hòan cảnh từng địa của nước ta, đồng thời

có những biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch

bền vững trong tương lai Đó là lý do tại sao chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu

ảnh hưởng của hoạt động du lị

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sau:

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa du lịch sinh thái từ lý luận vào ứng dụng thực tiễn trong một lãnh thổ cụ thể Đồng thời, đây là cơ sở cho các nhà quy hoạch, cơ quan quản lý và điều hành du lịch

có hiệu quả

Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, nâng cao nhận thức của người dân, tạo công ăn,

Trang 13

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU DU LỊCH SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI

Du lịch sinh thái (DLST) là một loại hình có lịch sử khá lâu đời, song hành với

các dạng thức du lịch khác Hình thức sơ khai của DLST là những hoạt động du lịch

gắn liền với thiên nhiên, được miêu tả qua các chuyến đi của Herodorus, Aristotle,

Marco Polo, Ibn Batuta Trải qua một giai đoạn dài bị sao lãng trong thời kỳ Trung

cổ, du lịch và các hình thức du lịch gắn với thiên nhiên được quan tâm trở lại nhờ những tiền đề thuận lợi cho phát triển du lịch trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp Du lịch biển và du lịch núi là những trào lưu du lịch chính, gắn với thiên nhiên trong giai đoạn này Xong, những đặc trưng của DLST với ý nghĩa là công cụ

“kỳ diệu” trong mục tiêu bảo vệ môi trường bền vững gần như chưa được xác lập Theo Hội đồng Trung ương về du lịch Cộng hoà Pháp 1978, tiêu chí chính để phân biệt giữa hoạt động du lịch và giải trí đơn thuần là di chuyển từ 24 tiếng trở lên và động cơ tìm sự vui vẻ Theo đánh giá của Jean Pierre Lozato-Giotart, ở đây

du lịch là khái niệm thiên về tiếp cận kinh tế, còn nếu thiên về tiếp cận xã hội thì sẽ

có khái niệm giải trí 1

Trong giáo trình Thống kê du lịch, Nguyễn Cao Thường và Tô Đăng Hải2 chỉ

cho rằng du lịch là một ngành kinh tế xã hội, dịch vụ, có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu

tham quan, giải trí nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác

Hai học giả Hoa Kỳ, Mathieson và Wall gắn kết cả hai cách nhìn nhận về du

lịch từ phía người đi du lịch và người kinh doanh du lịch Hai ông viết: Du lịch là

sự di chuyển tạm thời của nhân dân đến ngoài nơi ở và làm việc của họ, là những hoạt động xảy ra trong quá trình lưu lại nơi đến và các cơ sở vật chất tạo ra để đáp ứng những nhu cầu của họ

Trang 14

Không chỉ các nhà kinh tế , các chuyên gia nghiên cứu về du lịch thuộc các lĩnh vực khác như địa lý cũng thấy yếu tố kinh tế là không thể thiếu được trong khái

niệm du lịch Theo nhà địa lý học Michaud: Du lịch là tập họp những hoạt động sản

xuất và tiêu thụ phục vụ cho việc đi lại và ngủ lại ít nhất một đêm ngoài nơi ở thường ngày với lý do giải trí, kinh doanh, sức khoẻ, hội họp, thể thao hoặc tôn giáo 3

Trong quá trình hoạt động du lịch, thực tế chỉ ra rằng, ngoài tiếp cận môi trường, phải có tiếp cận cộng đồng mới đảm bảo cho một sự phát triển lâu dài Dựa trên tiếp cận này Coltman4 đã định nghĩa: Du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương

tác của bốn nhóm du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch tạo nên Cùng quan điểm này, các tác giả Hoa Kỳ Robert W

McIntosh, Charles R Goeldner, J R Brent Ritchie phát biểu về du lịch như là tỏng các

hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du khách, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp du khách 5

Trong cuốn Cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan, với một nội dung khá chi tiết, nhà địa lý Belarus đã nhấn mạnh : du lịch là một dạng hoạt động của dân

cư trong thời gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tam thời ngoài nơi

ở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về

tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ 6 Một điều cần lưu ý trong định nghĩa của

Pirojnik là ông đã thay cụm từ di chuyển tạm thời mà các học giả khác hay dùng bằng hoạt động di chuyển trong thời gian nhàn rỗi Rõ ràng rằng, một trong những yếu tố để phân biệt một chuyến di chuyển bình thường với một cuộc du lịch, tham quan là sử dụng thời gian nhàn rỗi Trong hoạt động kinh doanh du lịch, thời gian nhàn rỗi của cư dân, những người khách tiềm tàng, là một trong bốn đặc điểm quan trọng được quan tâm nghiên cứu

Trang 15

Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp ở Roma7, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch: Du lịch là

tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du lịch thế giới,

thông qua

Qua các định nghĩa trên có thể hình dung được sự biến đổi trong nhận thức về nội dung thuật ngữ du lịch Một số chỉ cho rằng du lịch là một hiện tượng xã hội (hiểu theo nghĩa từ đơn giản đến phức tạp), số khác lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh tế Nhiều học giả cố gắng ghép cả hay nội dung trên vào định nghĩa của thuật ngữ này, tức là tất cả các mối quan hệ (xã hội và kinh tế) phát sinh từ hoạt động di chuyển Trong những định nghĩa này, các tác giả gộp hai phạm trù hoạt động du khách và hoạt động kinh tế thành một hệ thống nhân-quả

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các chuyên

gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực

của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, vv Theo nghĩa thứ hai,

du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt:

nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ 8

Du lịch sinh thái bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời Những

du khách tấp nập kéo đến Vườn Quốc gia Yellowstone và Yosemit hàng thế kỉ trước đây là những nhà du lịch sinh thái đầu tiên Những khách lữ hành đến

Trang 16

Serengeti từ khoảng nửa thế kỉ trước, những nhà mạo hiểm Hymalaya đã cắm trại trên Annapurna 25 năm sau, hàng ngàn người đến chụp ảnh chim cánh cụt ở Nam Cực, được coi là những khách du lịch sinh thái Những khách thăm quan, ngày càng nhận thấy được những tác động về mặt sinh thái mà họ có thể gây ra cho giá trị

tự nhiên và cho những mối quan tâm của dân địa phương Các tua du lịch được tổ chức chuyên hóa - săn chim, bộ hành thiên nhiên, thám hiểm có hướng dẫn đang tăng lên đó chính là du lịch sinh thái (David Western, 1999)

.Tuy nhiên định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái (DLST) đến năm 1987 mới

được Hector Ceballos - Lascurain đưa ra: ''DLST là du lịch đến những khu vực tự

nhiên ít bị thay đổi với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và hưởng ngoạn phong cảnh và giới thực động vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ, hiện tại) được khám phá trong những khu vực này'' Theo quan

niệm của Wood (1991): ''DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với

mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương''

Ngoài các định nghĩa của các cá nhân còn có định nghĩa của các tổ chức, các hiệp hội như định nghĩa của Liên hiệp hội DLST Quốc tế như sau: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”

DLST nói riêng và các loại hình du lịch thay thế nói chung mới thực sự được chú ý khi nhân loại đứng trước những tác động tiêu cực ngày càng rõ rệt của du lịch

ồ ạt nổ ra vào đầu thế kỉ XX Tiếp bước những nghiên cứu của một số nhà khoa học như Kerg Lindberg, Donal E Hawkins, Elizabeth Boo, Hetor Ceballos-Lascuirain, Megan Epler Wood, Buckley và L.Hens, DLST nhận được sự quan tâm nhiều hơn

từ phía các tổ chức thế giới Đáng chú ý như Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO),

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) Sở dĩ có được mối quan tâm đó một phần là nhờ nỗ lực bảo vệ môi trường được Liên Hợp Quốc đề ra trong Hội nghị về môi trường sống của con người tại Stockholm-1972 (Thụy Điển) và Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất tại Rio

De Janero-1992 (Brazil)

Trang 17

Từ thuật ngữ DLST được Hector Ceballos - Lascurain chính thức đưa ra vào

năm 1987, sự ra đời của Hiệp hội DLST quốc tế (TIES) ba năm sau đó (1990)

bước đầu khẳng định vị thế của DLST với tư cách là một hệ thống lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững trong du lịch Trong tuyên ngôn của mình, Hiệp hội

DLST thế giới đã khẳng định sứ mạng của mình là “liên kết sự cộng tác của hơn 90

quốc gia thành viên và hơn 40 tổ chức DLST quốc tế và khu vực, có vai trò quan trọng toàn cầu trong việc truyền bá tri thức, hỗ trợ hoạt động bảo tồn, truyền thông

và phát triển bền vững trong ngành du lịch”

Từ cấp độ quốc gia và khu vực, DLST phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, đánh dấu bằng sự kiện Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) chọn năm 2002 là

“Năm Quốc tế Du lịch Sinh thái” Tại hội nghị của LHQ, các quốc gia đã ghi nhận

giá trị quan trọng toàn cầu của DLST, những lợi ích cũng như các ảnh hưởng của

DLST đối với vấn đề bảo vệ môi trường Kết quả của Hội nghị này là Tuyên bố

Quebec về DLST (Canada) Năm năm sau đó (năm 2007), Hội nghị DLST quốc tế tại Oslo (Na-Uy) đã tổng kết những thành công, hạn chế cũng như thách thức của hoạt

động DLST trên quy mô thế giới và đưa ra khuyến nghị về 4 lĩnh vực: phát triển bền vững, bảo tồn, giáo dục và truyền thông và những vấn đề nhạy cảm của DLST

Hưởng ứng lời kêu gọi của LHQ về bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững, hơn 90 quốc gia thành viên của Tổ chức DLST thế giới (TIES) đã tham

gia vào Thỏa ước Oslo (gọi tắt là GEC07) Nhiều nước như Mexico, Úc, Malayxia,

Ecuado, Costa Rica đã xây dựng chiến lược và kế hoạch DLST quốc gia Một số nước như Ecuado, Brazil, Úc, Kenya, Estonia, Inđonexia, Venezuela đã thành lập hiệp hội DLST cấp quốc gia để hoạch định chính sách và kiểm soát hoạt động DLST nước mình, đồng thời là cầu nối chính thức với các tổ chức quốc tế có liên quan

Như vậy từ định nghĩa đầu tiên về DLST năm 1987, cho tới nay nhận thức về DLST có sự thay đổi: từ chỗ đơn thuần coi DLST là hoạt động du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn, theo đó DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Trang 18

Tóm lại, trên thế giới cũng như Việt Nam, khái niệm DLST được nhìn nhận như là du lịch lựa chọn những mặt tích cực của một số loại du lịch, và có thể biểu diễn bằng sơ đồ kết hợp giữa các thành phần du lịch thiên nhiên và văn hóa bản địa,

du lịch ủng hộ bảo tồn, du lịch có giáo dục môi trường, du lịch hỗ trợ cộng đồng

1.1: Đặc trưng của du lịch sinh thái (Tra trên trang Web)

- Người kinh doanh thu lợi kinh tế

- Người du lịch thu lợi về tinh thần Dân cư không tham gia hoặc chỉ 1

bộ phận tham gia quản lý; Phương

có qui hoạch theo không gian

- Tùy ý, không có quản lý

Có cơ hội kiếm việc làm và tăng thu nhập; Xúc tiến hiệu ích kinh tế ngắn hạn; Góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực;

Hủy hoại cảnh quan du lịch và lợi dụng đất đai; Xe cơ động gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn; Ô nhiễm nước và đất trong khu vực, rác thải bừa bãi;

Thực bì- cây xanh, động vật côn trùng bị hại và bị ảnh hưởng;

Môi trường và cảnh quan tự nhiên

- Đi bộ trong khu vực trung tâm

- Có cơ hội kiếm việc làm ổn định và tăng thu nhập; Nang cao chất lượng dân số; Xúc tiến tăng trưởng kinh tế bền vững;

- Cảnh quan du lịch không bị hại; Khống chế được xe cơ động gây ô nhiễm không khí

và tiếng ồn; Xử lý ô nhiễm nước và đất trong khu vực;

Xử lý, tập trung rác thải; Bảo

vệ được môi trường, Bảo vệ được Thực bì - cây xanh và động vật không bị hại

- PTBV môi trường

- Tài nguyên được bảo vệ

- Du lịch PTBV

Trang 19

1.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

1.2.1 Sự hình thành và phát triển DLST ở Việt Nam

Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi có các hoạt động diễn ra sôi động Việt Nam có những lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế phù hợp cho sự phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực đã được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20 Song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường

Giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, nghiên cứu về DLST mới xuất hiện lác đác trên các bài báo và tạp chí khoa học Đến cuối những năm 1990, DLST đã bước đầu gây được chú ý ở cấp độ quốc gia với sự tham gia của Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam như UNDP, UN-ESCAP, WWF, IUCN

Việc tổ chức những hội thảo xoay quanh các vấn đề phát triển DLST như Hội thảo

về DLST với phát triển du lịch bền vững (DLBV) ở Việt Nam (1998); Hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam” (8-1999), Hội thảo khoa

học: “Phát triển du lịch sinh thái trong khu dự trữ sinh quyển: cơ hội và thách

thức” (2004) là những dấu hiệu bước đầu cho thấy sự quan tâm rộng rãi hơn của

giới học giả Với sự ra đời của cuốn “DLST, những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở

Việt Nam” (Phạm Trung Lương), hệ thống cơ sở lý luận về DLST đã phần nào được

định hình Về cơ sở thực tiễn, năm 2004, dựa trên sự hợp tác của Cục Kiểm Lâm,

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Tổ chức phát triển bền vững

Fundeso và Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha đã xuất bản cuốn “Cẩm nang

quản lý phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn Việt Nam” Cuốn sách này

được coi là nền tảng cho công tác quản lý, tổ chức DLST tại Việt Nam Ngoài ra, còn nhiều nghiên cứu khác đã và đang được hình thành xoay quanh vấn đề nhận thức và áp dụng thực tiễn DLST ở Việt Nam

Ở Việt Nam DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90 của thế

kỉ XX Tại hội thảo ''Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam'' (tháng 9/1999) đã đi đến thống thất định nghĩa DLST ở Việt Nam: ''DLST là một

Trang 20

loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương''

Ở Việt Nam khái niệm du lịch được định nghĩa chính thức trong Luật Du lịch

(2005) như sau: ''Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên

của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu thăm quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định'' Theo thời gian cùng với sự phát triển về kinh tế - xã

hội thì các chuyến du lịch trở nên dài hơn, số người có nhu cầu đi du lịch không ngừng gia tăng Việc gia tăng đó đã ảnh hưởng rất lớn về mặt môi trường cũng như các tài nguyên du lịch ở những vùng mà khách đến thăm quan Theo đó một loại hình du lịch mới đã xuất hiện có thể khắc phục được những vấn đề trên đó chính là

du lịch sinh thái

Nhận thức được tầm quan trọng của DLST đối với ngành du lịch, tháng 5 năm

1997 tổng cục du lịch Việt Nam đã kí hợp tác với quỹ Hand Seidl (cộng hòa liên bang Đức) tổ chức hội nghị quốc tế về “Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” tại thành phố Huế Tại hội nghị này, DLST đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước

và quốc tế ận như: Vấn đề về tiềm năng DLST cũng như vai trò của đa dạng sinh học trong phát triển DLST ở Việt Nam Tiếp sau đó tại Hà Nội từ 7/9 đến 9/9/1999, hội thảo quốc gia về “ Xây dựng chiến lược phát triển DLST tại Việt nam” đã được tổ ự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước

và quốc tế Thông qua hội nghị này ngành du lịch Việt Nam đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quý báu về phát trển DLST của các quốc gia trên khắp thế giới

Bên cạnh đó, nhà nước một mặt đang từng bước tiếp tục thành lập và nâng cấp các Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) thành các Vườn Quốc gia (VQG) để bảo tồn

đa dạng sinh học, thu hút đầu tư nướ ồng thời tạo sự hấp dẫn đối với du khách như: VQG Bạch Mã (1991), Cát Bà (1986), nam Cát Tiên (1992), Tràm Chim (1998)…Mặt khác cũng sắp xếp phân hạng lại các KBTTN và các VQG để tăng cường các điểm DLST Hơn nữa, trong chiến lược phát triển chung của toàn

Trang 21

ngành du lịch, DLST được xác định là hướng ưu tiên đầu tư phát triển, qua đó cho thấy vị trí cũng như tầm quan trọng của DLST đối với sự phát triển ngành du lịch của Việt Nam

Xét về sản phẩm DLST, tại Việt Nam đã có nhiều loại hình DLST đang được khai thác và đã thu hút được rất nhiều du khách trong nước và quốc tế như: Du lịch

dã ngoại, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học, du lịch chuyên đề sinh thái, khảo cổ, lịch sử, văn hóa; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch sinh thái rạn san hô; du lịch thăm làng, thăm chiến trường xưa…

Nếu xét về thị trường khách DLST, số lượng khách DLST tại Việt Nam trong những năm qua có sự gia tăng nhanh đáng kể Trong giai đoạn 1995 -1999, lượng khách DLST đạt mức tăng trưởng 16,5% Nếu coi khách du lịch đến các điểm có ưu thế nổi trội về môi trường tự nhiên là khách DLST thì con số này ước tính chiếm khoảng 30% tổng khách du lịch quốc tế và khoảng 50% lượng khách du lịch nội địa Theo số liệu thống kê tại một số VGQ ở Việt Nam như: Cát Bà, Cúc Phương,

Ba Vì, Côn Đảo, Bạch Mã, Phú Quốc…và các KBTTN thì chỉ tính giêng năm 1998, tổng lượng du khách đến các khu vực này khoảng hơn 1 triệu lượt khách trong đó: Phần lớn khách quốc tế đến từ các nước tây âu, Bắc Mỹ và Australia

Do điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và cơ chế mở của nền kinh tế thị trường không những dòng khách này đến Việt Nam ngày một nhiều mà ngay cả khách nội địa cũng ngày càng có chiều hướng gia tăng, đó cũng là một hứa hen cho ngành du lịch Việt Nam phát triển

Các kiểu DLST được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, liên quan đến nhiều yếu tố: yêu cầu về đặc điểm tự nhiên, qui mô của nhóm du lịch, yêu cầu về các điều kiện dịch vụ du lịch của khách, nhu cầu về kinh nghiệm du lịch và mức độ

Trang 22

Bảng 1.2: Các kiểu du lịch sinh thái

Dùng vận tải thô sơ (đi bộ, thuyền bè); ít nhu cầu về các dịch vụ và

cơ sở hạ tầng

Là kinh nghiệm ''bất thường đầu tiên'' yêu cầu mức độ thách thức cao về

sự hiểu biết và các kĩ năng hoạt động ngoài trời

Có sử dụng cơ giới đặc biệt (xe đi xuyên rừng, thuyền máy nhỏ)

Yêu cầu sự thách thức và tính tự lập ở mức trung bình, phù hợp cho nhiều nhóm tuổi kỹ năng hoạt động ngoài trời ở mức vừa phải

Dùng vận tải

cơ giới lớn, phổ biến yêu cầu đáng kể

về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ

Yêu cầu về tính tự lập và thách thức nói chung là thấp Đáp ứng cho mọi đối tượng du khách, bất

kể tuổi tác hoặc khả năng

về sức khỏe

(Nguồn: Nguyễn Thị Sơn, 2000)

1.3 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

LIÊN

1.3.1 Phát triển du lịch sinh thái tại VQG Hoàng Liên

VQG Ho , nơi có đỉnh Fansipan 3.143m cao nhấ

huyện Sa Pa đặc trưng bởi các cảnh quan núi cao rất độc đáo, đa dạng về tự nhiên

Trang 23

và nhân văn, là một trong hai mươi điểm du lịch đẹp nhất của Việt Nam Mặc dù định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Sa Pa đã được đề cập trong Báo cáo Kỹ thuật thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn từ năm 1994 nhưng việc khai thác tài nguyên du lịch của Sa Pa còn thiếu đồng bộ do chưa có cơ sở khoa học chắc chắn, không đáp ứng được các tiêu chí của phát triển du lịch bền vững Từ năm 2003, theo văn bản số 85/CP-QHQT ngày 21/01/2003 của Chính phủ Việt Nam, tỉnh Lào Cai đã hợp tác với vùng Aquitaine (Cộng hoà Pháp) để lập quy hoạch tổng thể và chi tiết khu du lịch thị trấn Sa Pa theo tiêu chuẩn quốc tế Một số

dự án khác cũng được triển khai ở Sa Pa như điều tra đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch cộng đồng, nghiên cứu sự sẵn sàng trả phí cho hệ thống phí ở Sa Pa, nghiên cứu du lịch trong mối quan hệ với cộng đồng cư dân địa phương, Đây là những tài liệu rất bổ ích và quan trọng trong nghiên cứu của đề tài

ngày 9/8/1986 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), với diện tích ban đầu là 5.000ha Năm 1994, luận chứng kinh tế kỹ thuật KBTTN Hoàng Liên đã được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai chủ trì xây dựng đã quy hoạch Khu bảo tồn có diện tích 29.845ha và đã được Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) thẩm định ngày 5/01/1994 Ngay trong năm 1994, Ban quản lý KBTTN đã được thành lập theo Quyết định số 39/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai và trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Lào Cai Năm 1997, luận chứng kinh tế kỹ thuật được điều chỉnh lại, khu vực Than Uyên được quy hoạch trực thuộc Ban quản

lý rừng phòng hộ Sông Đà Diện tích khu Bảo tồn thiên nhiên khi đó chỉ còn 19.991ha Năm 1998, ranh giới khu Bảo tồn lại được điều chỉnh thêm một phần của

xã Bản Hồ và diện tích khi đó là 24.658ha

7 năm 2002

trên cơ sở chuyển hạng từ Khu bảo tồn thành Vườn Quố

Trang 24

1.3.2 Hiện trạng du lịch sinh thái

Các hoạt động du lịch sinh thái và dịch vụ du lịch ở VQG Hoàng Liên đã được triển khai theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai Cụ thể là, năm 2011 Vườn đã phối hợp với các ban ngành địa phương tổ chức các giải leo núi; xây dựng nhiều tua mới như: tuyến Trạm Tôn – Suối Vàng – Thác Tình Yêu, tuyến Trạm Tôn – Rừng già – Sa Pa – Séo Mý Tỷ, tuyến Sa Pa – Bản Hồ Vườn phối hợp với Trung tâm Thông tin du lịch tỉnh Lào Cai đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng bá các điểm, tuyến du lịch trong VQG Hoàng Liên thông qua các ấn phẩm, tờ rơi, pa nô áp phích,

Trang 25

Thông qua tổ chức các hoạt động du lịch, Vườn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo tồn thiên nhiên và quảng bá du lịch Hoàng Liên, duy trì tốt mối quan hệ hợp tác với các cơ quan du lịch trong nước Nhờ có các hoạt động này mà trong năm 2011 đã thu hút được trên 2.660 lượt khách tham quan danh lam thắng cảnh Hoàng Liên (tăng 10% so với năm 2010), trong đó khách Quốc tế 1.995 lượt khách, khách trong nước là 665 lượt khách Sự hấp dẫn ấy đã thu hút lượng khách đến ngày càng đông, về doanh thu cũng từ đó tăng thêm, góp một phần không nhỏ vào công tác bảo tồn và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên chức

Vấn đề hạn chế phát triển du lịch sinh thái tại VQG Hoàng Liên hiện nay là thiếu cán bộ có chuyên môn và nghiệp vụ du lịch sinh thái, chưa có hướng dẫn viên

du lịch sinh thái chuyên nghiệp, am hiểu đầy đủ, tường tận các tài nguyên du lịch của khu vực, do vậy chưa có sức hấp dẫn khách du lịch sinh thái nói chung, các hình thức quảng bá còn hạn chế, công tác tổ chức quản lý, thúc đẩy hoạt động du lịch còn thiếu đồng bộ Bên cạnh đó là các điều kiện hỗ trợ phát triển du lịch như hệ thống cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động du lịch còn thiếu, chưa khai thác mở rộng các loại hình du lịch (du lịch làng bản, du lịch nông nghiệp,

du lịch tâm linh, du lịch nghiên cứu,v.v…) Khách đến du lịch ít có cơ hội để hiểu

về các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng địa phương và lịch sử hình thành nên vùng mà chính bản thân họ đang tham quan

Du lịch sinh thái là một trong những nhiệm vụ cơ bản của VQG Hoàng Liên Thông qua hoạt động du lịch để giáo dục nâng cao nhận thức bảo tồn Thông qua du lịch để phát triển kinh tế cộng đồng bằng việc hỗ trợ xây dựng làng du lịch sinh thái cho nhân dân trong địa bàn, thu hút con em đồng bào dân tộc làm du lịch, dịch vụ

du lịch từ đó người dân sẽ cộng tác chặt chẽ với vườn để bảo vệ tài nguyên trong Vườn quốc gia Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có những đánh giá đầy đủ về tiềm năng du lịch sinh thái, cũng như quy hoạch phát triển du lịch sinh thái cho VQG Hoàng Liên, dẫn tới sự phối hợp chỉ đạo chung về các hoạt động dịch vụ

du lịch giữa VQG với các cơ sở du lịch trong khu vực còn thiếu, các hoạt động còn đơn điệu

Trang 26

1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI VƯỜN QUỐC GIA

và 04 xã Phúc Khoa, Thân Thuộc, Hố Mít, TT Tân Uyên (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu);

+ Phía Bắc giáp xã Lao Chải, Hầu Thào, Sa Pả, Sử Pán, Bản Hồ, Tả

(huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai)

1.4.1.2 Địa hình, địa mạo

Đặc điểm nổi bật về địa hình của VQG Hoàng Liên là khá đa dạng và phức tạp, bao gồm chủ yếu là núi cao và trung bình, chạy liên tục theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, suốt từ biên giới Trung Quốc đến Văn Yên (tỉnh Yên Bái)

Trong Vườn quốc gia có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m, cao nhất là đỉnh Fansipan cao 3.143m và được coi là nóc nhà của Đông Dương Địa hình bị chia cắt mạnh do các dông núi phụ với các khe suối sâu, chạy từ trên đỉnh dông cao và khu vực đỉnh FanSiPan đổ xuống và sự chia cắt còn do trong khu vực có xen kẽ một số đỉnh núi cao đơn lẻ, khá hiểm trở có độ cao trên 2.500m

Do độ chênh cao lớn nên khu vực VQG có độ dốc trung bình 35 ÷ 400

, càng

đi về phía trung tâm VQG càng cao và độ dốc càng lớn, nhiều nơi có độ dốc >

450 rất khó đi lại Tuy nhiên có sự khác nhau rõ giữa sườn Đông và Tây, sườn

Trang 27

Đông trải rộng và thoải hơn sườn Tây Độ cao tuyệt đối và sự bất đối xứng giữa hai sườn của đỉnh Fansipan đã có tác động sâu sắc đến toàn bộ các điều kiện tự nhiên trong khu vực

Đá mẹ tạo đất chủ yếu là nhóm đá Macma axit và nhóm đá biến chất với các loại

đá chính như: Granit, Gnai, Amphibolit, Filit, Đá vôi, đôi chỗ còn lẫn Phiến thạch sét,

Sa thạch, Đá diệp thạch:

- Nhóm đá Macma axit là loại đá rất cứng, khó phong hóa, nghèo dinh dưỡng tiềm tàng trong đá, khi phong hoá cho mẫu chất thô to và đất nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ nhẹ, dễ bị xói mòn và rửa trôi tầng đất mặt

- Nhóm đá biến chất là loại đá mềm và giàu dinh dưỡng tiềm tàng Quá trình phong hoá khá triệt để, đất tạo thành có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, đất có tầng dầy, tơi xốp, độ thấm nước cao nên khó bị xói mòn rửa trôi

b) Đất đai

Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ lập địa cấp II cho thấy, sự đa dạng về các loại đá mẹ đã tạo ra nhiều loại đất khác nhau, cụ thể trong Vườn quốc gia Hoàng Liên có các nhóm đất chính sau:

1) Nhóm đất mùn thô than bùn trên núi cao (HT): Đất mùn thô màu xám

trên núi cao có diện tích chiếm 0,18% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở đỉnh cao từ 2.800 - 3.143 m của đỉnh Phan Xi Păng Trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm rét khô, mùa đông có băng giá, vì vậy đất mang tính ôn đới khá rõ, thành phần cơ giới nhẹ, do địa hình ở đây quá dốc nên rừng phần lớn vẫn còn nguyên sinh

2) Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (HA): Đất mùn màu vàng nhạt, màu xám

vàng có diện tích chiếm 17,77% diện tích tự nhiên Đất được hình thành trên độ cao

1700 m - 2800m, phân bố hầu hết ở các đỉnh núi cao, có nguồn gốc phát sinh từ

Trang 28

nhiều loại đá mẹ khác nhau thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn dầy khoảng 50cm, độ phì tương đối; do địa hình ở đây quá dốc nên việc canh tác nông nghiệp của đồng bào

bị hạn chế, hầu hết diện tích đất vẫn còn rừng nguyên sinh che phủ, vì vậy cần thiết phải bảo vệ nguyên những diện tích rừng hiện có

3) Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình (FH): Đất Feralit mùn

vàng đỏ trên núi trung bình có diện tích chiếm 65,28 % diện tích tự nhiên; Loại đất này được phát triển trên đá Mác ma axit, đá biến chất, đá diệp thạch, đá phiến lẫn sa thạch (đá mẹ chủ yếu là đá Granit,…) và phân bố ở độ cao từ (700 - 1.700m); tầng đất trung bình (từ 70 - 100cm), có nhiều đá lẫn, đất khá tốt, nhưng rất dễ xói mòn rửa trôi, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình; Thảm thực vật rừng trên những diện tích này đều đã bị tác động nhưng chưa nhiều, vì vậy cần thiết phải bảo vệ nghiêm ngặt và trồng bổ sung thêm diện tích rừng trên những diện tích đất trống

4) Nhóm đất Fe ralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình (F): Đất Feralit

màu đỏ vàng phát triển trên đá Mác ma axit, đá biến chất, đá phiến – sa thạch, có diện tích chiếm chiếm 5,21 % diện tích tự nhiên; Phân bố ở độ cao dưới 700m, thành phần

cơ giới trung bình, cấu tượng không bền vững, diện tích này rừng đã bị khai thác gần như cạn kiệt nên đất bị xói mòn và rửa trôi mạnh

5) Nhóm đất trong các thung lũng (T): Nhóm đất này có diện tích chiếm

1,17% tổng diện tích VQG và phân bố trong các thung lũng và bồn địa, được hình thành từ vật liệu ở nơi khác chuyển đến, đất phân tầng không rõ ràng, tầng đất có độ dày từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới nhẹ, đất thoáng, tơi xốp, hàm lượng mùn cao rất màu mỡ

6) Đất mặt nước: Diện tích 126,66 ha, chiếm 0,44% tổng diện tích tự nhiên

VQG Hoàng Liên, và chủ yếu là sông suối,

1.4.1.4 Khí hậu, thủy văn

a) Đặc điểm khí hậu

VQG Hoàng Liên nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu,

có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình Mùa hè ẩm ướt bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10 và kéo theo mưa nhiều, thường gây ra lũ lụt, đặc biệt là lũ quét, sạt lở

Trang 29

đất; mùa đông lạnh từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau, lạnh nhất là tháng 12

và tháng 1, những tháng này thường xuất hiện sương muối buốt giá, có khi kéo dài

từ 3 đến 10 ngày

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C, vào các tháng mùa hè nhiệt độ trung bình từ 18 ÷ 200C, vào các tháng mùa đông từ 10 ÷ 120

C Nhiệt độ tối cao là 330C (vào tháng 4, ở các vùng thấp); Nhiệt độ tối thấp bình quân là 12,60C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối từ 1 ÷ 20C (đặc biệt có những năm xuống tới - 3,20

C) Nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, trên các đỉnh núi cao nhiều khi nhiệt

độ xuống dưới 00

C và có tuyết rơi Tổng tích ôn trong năm từ 7.500 ÷ 7.8000 C Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm

- Chế độ mưa,ẩm: Lượng mưa bình quân năm là 2.759mm, cao nhất 3.484 mm

và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn, số ngày mưa trung bình năm 199,4 ngày và diễn biến không đều giữa các mùa Mùa hè mưa nhiều chiếm tới 80 ÷ 85% tổng lượng mưa cả năm, mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, có ngày lượng mưa đạt tới 350mm Mùa đông lạnh có mưa nhỏ, cũng có năm có thể xảy ra hàng tháng không

có mưa, gây ra tình trạng khan hiếm nước, lượng mưa trung bình từ 50 ÷ 10 mm/ tháng Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 ÷ 90%, cao nhất đến 97%, thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 ÷ 70%

- Chế độ nắng: Tống số giờ nắng trung bình hàng năm của khu vực VQG biến

động trong khoảng 1.400 ÷ 1.460giờ Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa

hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm nắng nhất khoảng từ 180 ÷ 200 giờ, tháng

10 là tháng nắng ít nhất khoảng từ 30 ÷ 40 giờ Lượng bốc hơi nước trung bình năm

là 865,5mm

- Chế độ gió: Khu vực Vườn quốc gia có hai hướng gió chính và được phân bố

theo mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc Với địa hình đồi núi phức tạp và nằm sâu trong lục địa, khu vực VQG ít chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ, tốc độ gió trung bình

Trang 30

khoảng 1,1m/s Ngoài ra, còn có gió địa phương (gió đất, gió núi); loại gió này được hình thành do ảnh hưởng của địa hình gây ra sự chênh lệch áp suất không khí giữa các vùng nên tốc độ gió tương đối lớn (đặc biệt là gió Ô Quý Hồ) Đây là các loại gió nóng, dễ gây ra cháy rừng trong khu vực Vườn quốc gia, thường xuất hiện

từ tháng 2 đến tháng 4

- Sương mù, sương muối: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt

vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày Bình quân trong năm có khoảng 160 ngày

có sương mù; trong năm bình quân có khoảng 6 ngày có sương muối, nhưng đôi khi có đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, cao nhất tới 11 ngày

- Tuyết, mưa đá: Tần suất xuất hiện mưa tuyết từ 4 ÷ 6 năm/lần, những ngày

rét đậm trong mùa đông, nhiệt độ xuống thấp trên các đỉnh cao > 2.500m thường có tuyết phủ, đôi khi tuyết phủ xuống tới độ cao 1500m bao chùm cả thị trấn Sa Pa Vào tháng 4, 5 thường có mưa đá, bình quân trong năm từ 2 ÷ 6 ngày có mưa đá, đường kính hạt đá trung bình 1,0 cm và gây nhiều thiệt hại cho rau, màu, hoa cảnh

- Chế độ nhiệt - ẩm

Nhóm yếu tố sinh thái hết sức quan trọng liên quan đến sự hình thành và phát triển của các hệ sinh thái khu vực là nhiệt - ẩm Sự phụ thuộc chặt chẽ các yếu tố này vào không gian, thời gian, chế độ bức xạ, mưa, gió và đặc điểm địa hình…

b) Đặc điểm thủy văn

- Nguồn nước mặt: Có 2 hệ thống suối đón nước từ dãy Hoàng Liên Sơn đổ về tạo ra 2 lưu vực sông Hồng và sông Đà Có hệ thống khe suối dày đặc, các sườn núi dốc đứng, khe suối hẹp và sâu, dòng chảy dốc và xuất hiện nhiều ghềnh thác, mật độ suối cao, trung bình khoảng 3,12 km/1.000 ha

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng nước ngầm của Sa Pa ở mức 383.566 m3/ngày,

độ pH từ 6 - 8,5, độ khoáng hoá từ 0,16 - 0,75 g/l và các thành phần hoá học đạt yêu cầu nước dùng cho sinh hoạt

Nhìn chung các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lưu lượng nước thất thường và biến đổi theo mùa, mùa mưa thường có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (suối Bo 989 m/s) dễ gây nên các hiện tượng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp Mùa khô các suối thường cạn

Trang 31

1.4.1.5 Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

a) Thảm thực vật rừng

Thảm thực vật và hệ thực vật ở VQG Hoàng Liên là một điển hình khá đầy đủ

về sự phân hóa theo đai cao của lãnh thổ Ở đây tồn tại các thành phần thực vật á nhiệt đới và ôn đới núi cao có sự xâm nhập khá rõ nét của yếu tố nhiệt đới Tuy nhiên hiện nay thảm thực vật và hệ thực vật này đã bị biến đổi vô cùng sâu sắc so với trạng thái nguyên sinh của nó Ngày nay những trạng thái rừng nguyên sinh hoặc ít bị tác động chỉ còn tồn tại trên những chỏm núi cao hiểm trở, chủ yếu ở độ cao trên 2.400m hoặc những đám riêng biệt với diện tích nhỏ nằm rải rác trong vùng Trên cơ sở hệ thống phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của Giáo sư,

Tiến sĩ Thái Văn Trừng “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam – 1998

“ thảm thực vật rừng ở VQG Hoàng Liên có thể chia thành 04 kiểu chính sau:

* Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng này có diện tích 196,01 ha (chiếm 0,68% diện tích tự nhiên), phân

bố ở độ cao trung bình dưới 700m và tập trung ở ranh giới phía Đông nam của VQG, thuộc xã Bản Hồ, phân bố dọc hai bên các suối Mường Hoa và Nậm Pu Do khai thác, đốt nương làm rẫy, chăn thả trâu bò và đặc biệt gần đây do xây dựng các nhà máy thủy điện tại khu vực này như thủy điện Sử Pán1, Sử Pán2, Nậm Pu… đến nay diện tích rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp còn không nhiều, phân bố của chúng ở thấp và có chỗ vượt lên đến độ cao 800m

Kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp có hai kiểu phụ là:

 Kiểu phụ thứ sinh nhân tác

 Kiểu phụ thổ nhưỡng

1) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác:

- Rừng kiệt với trạng thái IIIA1:

- Rừng non phục hồi sau nương rẫy, lửa rừng và khai thác trắng có các trạng thái loại IIA, IIB

- Các trảng cỏ cây bụi, xen cây gỗ rải rác với các trạng thái IA, IB, IC

Rừng thứ sinh ở đây có các ưu hợp thực vật chính sau:

Ưu hợp Dẻ, Chè đuôi lươn, Màng tang, Thẩu tấu, Thành nghạnh, Hoắc

quang, Thừng mực, Kháo, Côm, Bời lời….(Rừng nghèo: IIA, IIB, IIIA1)

Ưu hợp Cỏ Lào, Cỏ Lau, Cỏ Chít, Chè Vè sau nương rẫy lửa rừng:IA, IB

Trang 32

Ưu hợp cỏ Tranh, cỏ Lá, cây bụi thấp, lửa rừng và chăn thả động gia súc:

IA, IB, IC

Ưu hợp Giang, Nứa, Sặt sau khai thác trắng IIA

Ưu hợp Chuối rừng, Ba soi, Hu đay, Ngải cứu sau nương rẫy IC

2) Kiểu phụ thổ nhưỡng kiệt nước trên núi đá:

Quần xã thực vật chủ yếu là:

- Cây gỗ gồm: Đa thắt nghẹt, Sy, Xanh, Sung lá nhỏ, Cọc rào, Mạy tèo, Mùng quân, Găng gai, Cà muối…

- Cây bụi gồm: Lá Han, Hải đường, Gai rừng Ỏng ảnh, Phị nước, Ô rô…

- Các loài cây khá: Đùng đình, dây Đồng tiền, dây Muồng, dây Mỏ quạ, dây Móc câu, dây Sống rắn, Tóc tiên, Phong lan, Trúc đũa…có khả năng tạo thế làm cây cảnh và phong cảnh rất tốt

* Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ chính sau;

1- Kiểu rừng kín thường xanh ẩm cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp, gồm các

ưu hợp sau :

Ưu hợp Dẻ cau, Dẻ gai, Xoan nhừ, Re, Gội, Cà muối, Chè đuôi lươn:

Ưu hợp Giổi, Kháo, Re, Táu mặt quỷ, Dẻ:

Ưu hợp Bồ đề đỏ, Bồ đề xanh, Tống qua sủ, Việt quất, Cỏ lào tía:

Ưu hợp Tống qua sủ, Mận rừng, Lòng trứng, Chẹo, Cỏ tranh,…

Ưu hợp tống qua sủ, Bồ đề, Cà muối, Cỏ lào tía…

Ưu hợp Lòng trứng, Màng tang, Ván xe, Cà muối, Sau sau, Cỏ lào…

Ưu hợp Cỏ lào tía, Cúc lá bạc, Cỏ tranh, cỏ lông…

Ưu hợp Cỏ tranh, Cỏ lá, Ngải cứu, cây bụi thấp sau nương rẫy,

Ưu hợp Sặt sau khai thác trắng và lửa rừng

2- Kiểu rừng kín thường xanh ẩm cây lá rộng xen cây lá kim á nhiệt đới núi thấp, Các ưu hợp thực vật chủ yếu:

Ưu hợp Sồi bàn, Dẻ cau, Giổi re, Thích lá xẻ, Pơ mu, Thông nàng

Rừng thưa hỗn giao cây lá rộng, lá kim có mật độ cây thấp

* Kiểu rừng kín thường xanh, ẩm ôn đới núi vừa

Trang 33

Kiểu rừng này có diện tích 15.524,28 ha (chiếm 54,01% tổng diện tích tự nhiên), phân bố từ độ cao từ 1.700 – 2.600 m Địa hình nơi phân bố thường là các đỉnh núi cao, sườn dốc lên đỉnh Phan Si Păng, tập trung nhiều trong khu vực cao nhất trong dãy Hoàng Liên Sơn ở Sa Pa nơi có khí hậu ôn hòa Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ chính:

- Kiểu rừng kín thường xanh ẩm cây lá kim ôn đới núi vừa

- Kiểu rừng kín thường xanh ẩm cây lá rộng, lá kim ôn đới núi vừa

* Ưu hợp Pơ mu với rất ít cây lá rộng: Giổi lá bạc, Chè đuôi lươn, Thích lá xẻ

có diện tích lớn, phân bố phía tây nam đỉnh Phan Si Păng, cây lá rộng mọc rải rác hoặc theo đám, tầng thảm mục nhiều chỗ dày 70 – 100 cm, cây tái sinh rất ít, cây bụi thảm tươi không đáng kể

* Ưu hợp Vân sam, Thiết sam với rất ít cây lá rộng có diện tích nhỏ theo đám Vân sam, Thiết sam thường có chiều cao thấp, phân cành nhiều, tập trung nhiều ở phía Đông Nam đỉnh Phan Si Păng ở độ cao 2.600 – 2.700 m

* Ưu hợp Sa mu (trồng nhân tạo)

* Ưu hợp Thông mã vĩ ( trồng nhân tạo)

* Ưu hợp Thông ba lá ( trồng nhân tạo)

2) Kiểu rừng kín thường xanh ẩm cây lá rộng, lá kim ôn đới núi vừa:

Kiểu rừng kín cây lá rộng lẫn cây lá kim ẩm ôn đới núi vừa có phân bố ở đỉnh

và sườn đỉnh các dông núi có độ cao 1.700 – 2.600 m Kiểu rừng này thường nằm trong các thạng thái rừng IIIA2, IIIA3, IIIB Kiểu rừng kín cây lá rộng lẫn cây lá kim ẩm ôn đới núi vừa này có diện tích lớn nhất và nằm song song với đỉnh dông ranh giới trên dãy Hoàng Liên Sơn, đất có tầng thảm mục dày, nhiệt độ trung bình năm thấp dưới 160

, nhiều mây mù, độ ẩm rất cao Gồm có hai ưu hợp chính:

Ưu hợp Re, Giổi, Dẻ, Thích, Pơ mu, có diện tích rộng

Ưu hợp Re, Giổi, Dẻ, Thích, Vân sam, Thiết sam có diện tích nhỏ

* Kiểu rừng ôn đới núi cao, lạnh

Kiểu rừng ôn đới núi cao, lạnh có diện tích 692,72 ha (chiếm 2,41% tổng diện tích tự nhiên), thường phân bố trên 2.600 m, tập trung quanh đỉnh Phan Si păng và chóp một số đỉnh cao như đỉnh 2.875 m, 2.751 m, 2.825 m, 2.807 m, 2.816 m Đất đai trong kiểu rừng này có tầng mùn thô và tầng thảm mục dày, nhiệt độ trung bình năm thấp dưới 160

, nhiều mây mù, gió to, có độ ẩm rất cao

Trang 34

Các ưu hợp chính:

Ưu hợp Đỗ quyên, Du sam, Thiết sam, Dẻ rụng lá, Việt quất, Địa y

Ưu hợp Tre sặt trơn ( Indosasa sp), Giổi lửa, Việt quất, Đia y

Ưu hợp Sặt gai, Trúc đũa, Đỗ quyên, Việt quất, Du sam, Thiết sam, Địa y

b) Hiện trạng rừng và sử dụng đất

Kết quả điều tra, rà soát hiện trạng các loại đất, loại rừng của VQG Hoàng Liên tháng 8 năm 2012, thông qua kiểm chứng ảnh SPOT5 chụp tháng 10 năm 2010 được thể hiện tại bảng 01 dưới đây

Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng VQG Hoàng Liên

Trang 35

Kết quả ở bảng trên cho thấy, tổng diện tích tự nhiên của VQG Hoàng Liên là

28.477,25ha (không tính diện tích khu trụ sở của VQG và khu xây dựng Trung tâm

bảo tồn động thực vật và cứu hộ Hoàng Liên), trong đó:

- Diện tích đất có rừng là 23.557,74 ha, đạt độ che phủ là 82,74%, trong giai đoạn 2006 - 2011 nhờ làm tốt công tác bảo vệ rừng nên diện tích rừng không bị suy giảm về diện tích, các tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy đã được ngăn chặn kịp thời, bao gồm:

+ Rừng tự nhiên là 23.410,72ha, chiếm 99,38% tổng diện tích đất có rừng (rừng giầu, chưa bị tác động 710,18 ha; rừng trung bình và nghèo đã bị tác động 10.815,71ha; Rừng phục hồi 11.517,44ha) Các loại rừng này phân bố đan xen nhau trong diện tích của VQG, hình thành nhiều quần xã thực vật khác nhau thuận lợi là môi trường sống và cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều loài động vật rừng hoang dã + Rừng trồng diện tích 147,02ha (chiếm 0,62% diện tích đất có rừng), rừng trồng của VQG Hoàng Liên gồm các loài cây trồng là nhóm thực vật, bản địa, quý hiếm (Chè san, Sa mộc, Tống quá sủ, Vối thuốc, ) được trồng với mục đích bảo tồn các nguồn gien quý hiếm, phục hồi trên diện tích đất trống, đất nương rẫy cũ, đất không còn rừng thuộc các xã: Tả Van, Bản Hồ và San Sả Hồ

- Diện tích đất không có rừng là 3.941,01ha, chiếm 13,84% tổng diện tích đất

tự nhiên của VQG và chủ yếu là đất trống trạng thái Ic (59,49%), còn lại Ia và Ib chiếm 40,51% Gồm đất cây gỗ có cây tái sinh, đất cây bụi, các trảng cỏ, với nhóm đất không có rừng nhưng giữ vai trò là các bãi kiếm ăn của các loài thú ăn cỏ, nhóm thú móng guốc Trong thời gian tới cần áp dụng các giải pháp lâm sinh thích hợp để phục hồi lại rừng ở đối tượng này

Nhận xét chung:

Về chất lượng rừng: Rừng giàu diện tích 710,18 ha (bằng 2,49% diện tích của VQG), Rừng trung bình 5.790,82 ha (chiếm 20,34%), rừng nghèo 5.024,89ha (chiếm 17,65%), rừng phục hồi 11.517,44ha, (chiếm 40,45%), rừng hỗn giao (gỗ - Trúc, Trúc - gỗ) 148,75 ha (chiếm 0,52%), rừng Trúc, tre nứa 218,63ha (chiếm 0,77%), rừng trồng 147,02ha (chiếm 0,52%)

Rừng và đất rừng của VQG Hoàng Liên đáp ứng các quy định về tiêu chí rừng

và đất rừng của khu rừng đặc dụng về độ che phủ của rừng, các loại trạng thái rừng

Trang 36

giàu, rừng trung bình, tính bền vững về diện tích các loại rừng trong các giai đoạn

từ khi thành lập

1.4.1.6 Hệ động vật, thực vật và phân bố của các loài quý hiếm

a) Khu hệ thực vật

1) Sự đa dạng về thực vật: VQG Hoàng Liên từ khi thành lập tới nay, đã có

nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đến nghiên cứu về khu hệ thực vật Các tài liệu đã nghiên cứu cho thấy, hệ thực vật Phan Si Păng mang đặc trưng các yếu tố thực vật á nhiệt đới và ôn đới, của 3 luồng thực vật là Vân Nam – Hymalaya, Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa và luồng thực vật Ấn Độ Malaixya Bước đầu đã thống

kê được 2.343 loài thực vật có mạch thuộc 1.020 chi và 256 họ Kết quả tóm tắt danh lục thực vật rừng như sau

Bảng 2.2: Thống kê thành phần các loài thực vật VQG Hoàng Liên

(Nguồn: Số liệu điều tra bổ sung về khu thực vật rừng Hoàng Liên (2003)

Đem kết quả trên so sánh với một số Vườn quốc gia và khu bảo tồng trong vùng núi phía Bắc (như bảng 03) cho thấy, thực vật ở khu vực nghiên cứu có số lượng gấp 3 lần (Mới điều tra sơ bộ ) về loài cây, đặc biệt có các loài chịu lạnh trong số đặc trưng nhất của vườn Điều đó khẳng định tính đa dạng của thực vật trong VQG Hoàng Liên là rất cao, số lượng các loài thực vật đặc hữu chiếm tới 25% các loài thực vật đặc hữu tại Việt Nam như: Bách xanh, Thông đỏ, Vân sam Hoàng Liên (Sam lạnh), khiến VQG Hoàng Liên sở hữu kho tàng gen cây rừng quý hiếm bậc nhất trong các vườn quốc gia Việt Nam

Trang 37

Cát Bà (Hải Phòng) 1.5000 745 Kim giao – Và nước

Hữu Liên (Lạng Sơn) 1.0647 795 Nghiến – Hoàng đàn – mạy tèo Đền Hùng (Phú Thọ) 285 458 Chò nâu, Bồ lầm, Thị rừng, Nụ Khe Rỗ (Bắc Giang) 7153 786 Lim xanh, Táu mật, trầu tiên, Ba kích Phong Thổ (Lai Châu) 15.000 568 Vối thuốc, Tô hạp, Giổi găng

Tà Xùa (Sơn La) 20.200 613 Pơ mu, Xoan nhừ, Chò chỉ, Táo mèo Khu Coopia (Sơn La) 7000 639 Pơ mu, Giổi, Dẻ, Mận rừng

H.Liên (Lào Cai) 29.845 2.343 Vân – Thiết sam, Tống quán sử,

Đỗ quyên sa pa, Sặt gai

(Nguồn: Số liệu thống kê tại các khu rừng đặc dụng tính đến thời điểm hiện tại)

2) Thực vật quý hiếm và đặc hữu: Căn cứ vào danh lục thực vật đã điều tra

được ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xác định được 149 loài cây trên tổng

số 2.343 loài chiếm 6,3% số loài cây của khu vực, đã được đề cập trong sách đỏ Việt Nam, sách đỏ thế giới, trong nghị định 18, nghị định 48 của chính phủ, điều này khẳng định vai trò bảo tồn của VQG Hoàng Liên

+ Số loài thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam là 133 loài, còn 16 loài không có tên trong sách đỏ Việt Nam nhưng trên phạm vi thế giới chúng vẫn thuộc nhóm có nguy cơ bị diệt vong nên vẫn được công nhận xếp trong sách đỏ thế giới Mức độ quý hiếm của chúng được xếp vào các nhóm như sau:

- Cấp E có 29 loài - Cấp V có 27 loài

- Cấp T có 28 loài - Cấp K có 9 loài

- Cấp R có 40 loài - Chưa xếp hạng ở VN: 16 loài (KK)

Trong tổng 149 loài trên có: 23 loài có tên trong nghị định 18

27 loài có tên trong nghị định 48 (Nhóm IA có 13 loài, Nhóm IIA có 14 loài)

Trang 38

+ Số loài thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ thế giới là 34 loài chiếm 1,4% tổng số loài, trong đó có 18 loài đã có tên trong sách đỏ Việt Nam, 16 loài không có tên trong sách đỏ Việt Nam Có tên trong danh sách của nghị định 18 là 6 loài và 5 loài có tên trong nghị định 48

Những loài quý hiếm đặc trưng của khu vực là Pơ Mu, Vân Sam, Thiết Sam, Liễu Sam, Dẻ tùng, Đinh, Sến, Vù hương, Chò Chỉ, Lát hoa, Hoàng liên, Tam thất,

Củ Bình vôi, Củ Dòm, Đảng sâm, đỗ trọng… 149 loài cây quý hiếm cần có sự bảo

vệ đặc biệt sẽ làm tăng giá trị của hệ thực vật và vai trò của công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng của vườn quốc gia

3) Đa dạng về công dụng: Trong số 2.343 loài thực vật có 754 loài làm thuốc,

lấy gỗ 458 loài, bóng mát và cây cảnh 311 loài, làm rau ăn 126 loài, lấy quả 60 loài, cho nhựa mủ 43 loài, cho ta nanh 35 loài, cho tinh dầu 41 loài, cho nhựa dầu sáp 26 loài, cho vật liệu đan 25 loài, cho sợi dây buộc 23 loài, làm phân xanh 21 loài, lấy củ

17 loài, lá lợp nhà 10 loài, cho màu nhuộm 10 loài và cây lấy bột 9 loài

Bảng 2.5: Các nhóm công dụng của thực vật tại VQG Hoàng Liên

Trang 39

Nhận xét chung:

Tuy có tính đa dạng cao, nhưng hiện nay do ảnh hưởng tác động các hoạt động kinh tế xã hội của cộng đồng dân cư sống trong khu vực VQG nên khu hệ thực vật ở đây không còn tự nhiên, nguyên vẹn liền khoảnh mà chỉ tồn tại tập trung ở những vùng cao, xa xôi, hiểm trở hoặc theo dải, theo đám dọc theo các khe suối, sườn núi đá

Tài nguyên rừng VQG Hoàng Liên trước năm 1980 còn nhiều về diện tích, rừng được đánh giá khá nguyên vẹn và chủ yếu là các trạng thái IIIA2, IIIA3, IIIB

và loại IV Do đốt nương, đặc biệt do cơ chế thị trường và một phần do công tác quản lý còn yếu nên rừng đã và đang bị phá hoại nghiêm trọng bởi sự chặt phá kiếm gỗ Pơ mu, Làm rẫy Thảo quả và lấn chiếm làm đất thổ cư, đất vườn Xây dựng thủy điện, làm đường ô tô vào các xã trong khu vực, giao thông thuận lợi nên

sự phá hoại rừng và môi trường rừng ngày càng trầm trọng

Hậu quả của việc tàn phá không mất nhiều loài cây nhưng số lượng cá thể của một số loài có sự giảm đi đáng kể, nhiều loài cây trước đây rất cao, to, nay chỉ còn cây nhỏ, nhiều loài cây quý trước đây nhiều nay chỉ còn sót lại ở rất cao và xa, nhiều loài nay trở lên hiếm hoi rất ít khi gặp lại Cần thiết phải tăng cường đầu tư bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng, để làm giàu cho Lào Cai, góp phần cải tạo môi trường, gìn giữ môi trường, ngăn ngừa những thảm họa về môi sinh cho con người

và phát huy hết khả năng phòng hộ đầu nguồn cho Sông Đà, Sông Hồng

Đặc biệt là những nghiên cứu trước đây tại VQG chưa đánh giá được phân bố của các loài thực vật quý hiếm và đặc hữu về mặt sinh thái Nếu công tác điều tra, nghiên cứu về đa dạng sinh học tại VQG được tăng cường, chắc chắn rất nhiều loài thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm và đặc hữu nữa sẽ được ghi nhận tại VQG Hoàng Liên Những thông tin này sẽ phục vụ cho công tác quy hoạch các phân khu chức năng, xây dựng các chương trình bảo tồn, nghiên cứu khoa học và giáo dục b) Khu hệ động vật rừng

Khu hệ động vật VQG Hoàng Liên cũng đã được điều tra bởi nhiều nhà khoa học của các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước Đến nay đã thống kê được 555 loài động vật có xương sống trên cạn, trong đó thú 96 loài, chim 346 loài, bò sát 63

Trang 40

loài và lưỡng thê 50 loài, đặc biệt có loài Ếch gai rất hiếm vừa được phát hiện Cụ thể thành phần số bộ, họ, loài được thể hiện trong bảng 03 dưới đây

Bảng 2.6: Khu hệ động vật có xương sống ở VQG Hoàng Liên

(Nguồn: Số liệu điều tra bổ sung về khu động vật rừng Hoàng Liên (2003)

Trong tổng số 555 loài động vật có xương sống đã được ghi nhận được ở Hoàng Liên, có 60 loài động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ Việt Nam (1992), 33 loài trong danh lục đỏ IUCN/2004, 5 loài chim đặc hữu cho Việt Nam và 25 loài chim khác đặc hữu cho vùng núi cao của Hoàng Liên Sơn; Yếu tố đặc hữu còn cao hơn nữa đối với khu hệ lưỡng thê (6 loài) và có thể nói VQG Hoàng Liên đang bảo tồn nguồn gen của một nửa loài ếch nhái có ở Việt Nam và có thể được xem như điểm nóng về đa dạng của nhóm động vật này Những số liệu trên thể hiện VQG Hoàng Liên rất đa dạng về các loài động vật có xương sống cũng như khẳng định tính xác đáng và hiệu quả của công tác bảo vệ và công tác phục hồi sinh cảnh tự nhiên, nơi cư trú của các loài động vật hoang dã của VQG trong 10 năm đầu tư xây dựng

Tuy có tính đa dạng cao, nhưng do tình trạng nguồn lợi động vật nên nhiều loài đang bị đe doạ, trong đó có 07 loài gần như đã rơi vào tình trạng bị tiêu diệt ở Hoàng

Liên như: Vượn đen Đông Bắc (Nomasscus concolar), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Cheo cheo (Tragulus javanicus), Voọc bạc má (Trachypithecus) Những loài bò sát,

lưỡng cư có giá trị thương mại hoặc dược liệu như: Các loài Rùa, Kỳ đà và các loài Rắn hiện trở nên rất hiếm và cũng trong tình trạng bị đe dọa

Sự phân bố các loài động vật quý hiếm ở khu vực VQG Hoàng Liên có thể tổng quát như sau: Các loài thú quý hiếm cỡ lớn thuộc nhóm móng guốc, ăn thịt

Ngày đăng: 22/11/2014, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Dự án Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên quan điểm sinh thái cảnh quan (2003), “Nhu cầu phục hồi cải tạo rừng của vườn Quốc gia Yok Don”, Bộ NN&PTNT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu phục hồi cải tạo rừng của vườn Quốc gia Yok Don
Tác giả: Dự án Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên quan điểm sinh thái cảnh quan
Năm: 2003
10. Bộ NN & PTNT, 2000. Tên cây rừng Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội 11. Dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tên cây rừng Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
13. Nguyễn Nghĩa Thìn (2000). Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật. NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 2000
19. Lê Đức An (1982), Bản đồ địa mạo Việt Nam, tỷ lệ 1/1.000.000. Tổng cục Địa chất Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản đồ địa mạo Việt Nam
Tác giả: Lê Đức An
Năm: 1982
20. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1996), Sách Đỏ Việt Nam - Phần Thực vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Đỏ Việt Nam - Phần Thực vật
Tác giả: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1996
22. Bộ Lâm nghiệp (1971 - 1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, Tập 1-7, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây gỗ rừng Việt Nam, Tập 1-7
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
25. Bộ NN-PTNT, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (2003), Dự án đầu tư xây dựng VQG Hoàng Liên tỉnh Lào Cai, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án đầu tư xây dựng VQG Hoàng Liên tỉnh Lào Cai
Tác giả: Bộ NN-PTNT, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng
Năm: 2003
26. Bộ NN-PTNT, Birdlife International in Indichina (2004), Thông tin các khu bảo vệ và đề xuất ở Việt Nam, tập 1 Miền Bắc Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin các khu bảo vệ và đề xuất ở Việt Nam, tập 1
Tác giả: Bộ NN-PTNT, Birdlife International in Indichina
Năm: 2004
27. Bộ NN&PTNT, Birdlife International in Indichina (2004), Thông tin các khu bảo vệ và đề xuất ở Việt Nam, tập 1 Miền Bắc Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin các khu bảo vệ và đề xuất ở Việt Nam
Tác giả: Bộ NN&PTNT, Birdlife International in Indichina
Năm: 2004
28. Bộ NN-PTNT, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp & đối tác (2004), Chương Định hướng phát triển lâm nghiệp, Nxb Giao thông vận tải, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương Định hướng phát triển lâm nghiệp
Tác giả: Bộ NN-PTNT, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp & đối tác
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2004
29. Võ Văn Chi (1970) Thảm thực vật và hệ thực vật Sa Pa và Phan Si Phăng 30. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y Học, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thảm thực vật và hệ thực vật Sa Pa và Phan Si Phăng" 30. Võ Văn Chi (1997)," Từ điển cây thuốc Việt Nam
Tác giả: Võ Văn Chi (1970) Thảm thực vật và hệ thực vật Sa Pa và Phan Si Phăng 30. Võ Văn Chi
Nhà XB: Nxb Y Học
Năm: 1997
33. Chính phủ Việt Nam (2003), Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010, tr. (6 - 10), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010
Tác giả: Chính phủ Việt Nam
Năm: 2003
34. Dobrovolxki V.V (1979), Địa lý Thổ nhưỡng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý Thổ nhưỡng
Tác giả: Dobrovolxki V.V
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1979
35. Dovjikov A.E, Nguyễn Văn Chiển và cộng sự (1971), Địa chất miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chất miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Dovjikov A.E, Nguyễn Văn Chiển và cộng sự
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1971
36. Lê Hồng Hạnh (2001),"Báo cáo xem xét năng lực thừa hành pháp luật và xác định nhu cầu đào tạo của các chủ thể quản lý bảo vệ các khu rừng đặc dụng", Dự án SPAM, Cục Kiểm Lâm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo xem xét năng lực thừa hành pháp luật và xác định nhu cầu đào tạo của các chủ thể quản lý bảo vệ các khu rừng đặc dụng
Tác giả: Lê Hồng Hạnh
Năm: 2001
37. Vũ Tiến Hinh, Phạm Nhật, Nguyễn Thế Nhã, Trần Quốc Bảo, Trần Ngọc Hải, Đỗ Tước, Phạm Xuân Hoàn, Nguyễn Tiến Hiệp (2001), "Báo cáo chuyên đề nhu cầu điều tra ĐDSH ở các khu rừng đặc dụng Việt Nam”, Dự án SPAM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chuyên đề nhu cầu điều tra ĐDSH ở các khu rừng đặc dụng Việt Nam
Tác giả: Vũ Tiến Hinh, Phạm Nhật, Nguyễn Thế Nhã, Trần Quốc Bảo, Trần Ngọc Hải, Đỗ Tước, Phạm Xuân Hoàn, Nguyễn Tiến Hiệp
Năm: 2001
38. Phạm Hoàng Hộ (1991-1993), Cây cỏ Việt Nam, 3 tập 6 quyển, Montréal Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
39. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3 Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Trẻ
40. Trần Hợp (2000), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên cây gỗ Việt Nam
Tác giả: Trần Hợp
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2000
42. Vũ Tự Lập (1976), Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảnh quan địa lý miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Vũ Tự Lập
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1976

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Các kiểu du lịch sinh thái - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 1.2 Các kiểu du lịch sinh thái (Trang 22)
Bảng 2.1: Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng VQG Hoàng Liên - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 2.1 Thống kê diện tích các loại đất, loại rừng VQG Hoàng Liên (Trang 34)
Bảng 2.2: Thống kê thành phần các loài thực vật VQG Hoàng Liên - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 2.2 Thống kê thành phần các loài thực vật VQG Hoàng Liên (Trang 36)
Bảng 2.3: So sánh về thực vật ở các khu rừng đặc dụng - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 2.3 So sánh về thực vật ở các khu rừng đặc dụng (Trang 37)
Bảng 2.5: Các nhóm công dụng của thực vật tại VQG Hoàng Liên - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 2.5 Các nhóm công dụng của thực vật tại VQG Hoàng Liên (Trang 38)
Bảng 2.6: Khu hệ động vật có xương sống ở VQG Hoàng Liên - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 2.6 Khu hệ động vật có xương sống ở VQG Hoàng Liên (Trang 40)
Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu thành phần dân tộc trong và ven khu vực - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu thành phần dân tộc trong và ven khu vực (Trang 43)
Bảng 2.7: Hiện trạng dân số và lao động các xã  năm 2011 - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 2.7 Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2011 (Trang 44)
Bảng 2.8: Tình hình thu nhập của các xã năm 2011 - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 2.8 Tình hình thu nhập của các xã năm 2011 (Trang 46)
Bảng 2.9: Số hộ nghèo và cận nghèo tại các xã năm 2011 - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 2.9 Số hộ nghèo và cận nghèo tại các xã năm 2011 (Trang 47)
Bảng 3.2: Kết quả điều tra về - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.2 Kết quả điều tra về (Trang 62)
Bảng 3.4: Kết quả điều tra về ập - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.4 Kết quả điều tra về ập (Trang 63)
Bảng 3.5: Tình hình phân bố về cự ly khoảng cách của người du lịch - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.5 Tình hình phân bố về cự ly khoảng cách của người du lịch (Trang 64)
Bảng 3.6. Thể hiện phân bố khách theo các tỉ . Từ kết quả bảng  4.6 cho ta thấy khách du lịch đến VQG từ 30/63 tỉnh thành trong cả nước - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.6. Thể hiện phân bố khách theo các tỉ . Từ kết quả bảng 4.6 cho ta thấy khách du lịch đến VQG từ 30/63 tỉnh thành trong cả nước (Trang 66)
Bảng 3.8: Phương thức khách đến du lịch - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.8 Phương thức khách đến du lịch (Trang 67)
Bảng 3.9 cho ta thấy phần lớn khách du lịch đế ới mụ - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.9 cho ta thấy phần lớn khách du lịch đế ới mụ (Trang 69)
Bảng 3.10: Độ thỏa mãn của du khách - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.10 Độ thỏa mãn của du khách (Trang 69)
3.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trung tâm DLST VQG Hoàng Liên - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
3.7 Sơ đồ cơ cấu tổ chức trung tâm DLST VQG Hoàng Liên (Trang 73)
Bảng 3.11: Xu thế biến đổi về độ che phủ thực bì - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.11 Xu thế biến đổi về độ che phủ thực bì (Trang 79)
Bảng 3.12: Xu thế biến đổi về số loài - tổ thành loài thực vật - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.12 Xu thế biến đổi về số loài - tổ thành loài thực vật (Trang 80)
Bảng 3.13 cho ta thấy mức độ can thiệp của hoạt động du lịch đến đặc trƣng  thực bì. Từ kết quả bảng trên ta thấy phần lớn thực bì ở VQG bị can thiệp ở mức độ  bị can thiệp ít vớ - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.13 cho ta thấy mức độ can thiệp của hoạt động du lịch đến đặc trƣng thực bì. Từ kết quả bảng trên ta thấy phần lớn thực bì ở VQG bị can thiệp ở mức độ bị can thiệp ít vớ (Trang 81)
Bảng 3.13: Mức độ can thiệp của hoạt động du lịch đến đặc trưng thực bì - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.13 Mức độ can thiệp của hoạt động du lịch đến đặc trưng thực bì (Trang 81)
Bảng 3.15: Đặc trưng về cảnh quan thự - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.15 Đặc trưng về cảnh quan thự (Trang 82)
Bảng 3.16: Xu thế biến đổi về độ che phủ thực bì theo tuyến điều tra khác nhau - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.16 Xu thế biến đổi về độ che phủ thực bì theo tuyến điều tra khác nhau (Trang 84)
Bảng 3.17: Xu thế biến đổi về số loài - tổ thành loài thực vật - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.17 Xu thế biến đổi về số loài - tổ thành loài thực vật (Trang 85)
Bảng 3.19: Mức độ biến đổi loài ưu thế chủ yếu - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.19 Mức độ biến đổi loài ưu thế chủ yếu (Trang 86)
Bảng 3.21: Biến đổi về dạng sống thực vật theo tuyến điều tra khác nhau - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.21 Biến đổi về dạng sống thực vật theo tuyến điều tra khác nhau (Trang 87)
Bảng kê chi phí thuê, mua  các vật dụng cần thiết phục vụ chinh tuyế ) - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng k ê chi phí thuê, mua các vật dụng cần thiết phục vụ chinh tuyế ) (Trang 92)
Bảng 3.23: Kết quả điều tra về lượng rác thải - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Bảng 3.23 Kết quả điều tra về lượng rác thải (Trang 94)
Hình 3.13: Sơ đồ mối quan hệ giữa các bên liên quan trong phát triển DLST - nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai
Hình 3.13 Sơ đồ mối quan hệ giữa các bên liên quan trong phát triển DLST (Trang 98)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w