1.4.1.1. Vị trí địa lý
Vƣờn quốc gia Hoàng Liên có tổng diện tích là 28.472,3 ha, nằm trên địa bàn các xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) và một phần các xã Phúc Khoa, Trung Đồng (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu).
- Toạ độ địa lý:
+ Từ 220 09' 30” đến 220 21' 00” vĩ độ Bắc
+ Từ 1030 45'00” đến 1040 59'40” kinh độ Đông. - Ranh giới:
+ Phía Đông giáp xã Nậm Sài, Nậm Cang (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai);
+ Phía Tây giáp xã Bản Bo, Bình Lƣ (huyện Tam Đƣờng, tỉnh Lai Châu);
+ Phía Nam và Đông Nam giáp xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai) và 04 xã Phúc Khoa, Thân Thuộc, Hố Mít, TT. Tân Uyên (huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu);
+ Phía Bắc giáp xã Lao Chải, Hầu Thào, Sa Pả, Sử Pán, Bản Hồ, Tả (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai).
1.4.1.2. Địa hình, địa mạo
Đặc điểm nổi bật về địa hình của VQG Hoàng Liên là khá đa dạng và phức tạp, bao gồm chủ yếu là núi cao và trung bình, chạy liên tục theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam, suốt từ biên giới Trung Quốc đến Văn Yên (tỉnh Yên Bái).
Trong Vƣờn quốc gia có nhiều đỉnh núi cao trên 2.000m, cao nhất là đỉnh Fansipan cao 3.143m và đƣợc coi là nóc nhà của Đông Dƣơng. Địa hình bị chia cắt mạnh do các dông núi phụ với các khe suối sâu, chạy từ trên đỉnh dông cao và khu vực đỉnh FanSiPan đổ xuống và sự chia cắt còn do trong khu vực có xen kẽ một số đỉnh núi cao đơn lẻ, khá hiểm trở có độ cao trên 2.500m.
Do độ chênh cao lớn nên khu vực VQG có độ dốc trung bình 35 ÷ 400
, càng đi về phía trung tâm VQG càng cao và độ dốc càng lớn, nhiều nơi có độ dốc > 450 rất khó đi lại. Tuy nhiên có sự khác nhau rõ giữa sƣờn Đông và Tây, sƣờn
Đông trải rộng và thoải hơn sƣờn Tây. Độ cao tuyệt đối và sự bất đối xứng giữa hai sƣờn của đỉnh Fansipan đã có tác động sâu sắc đến toàn bộ các điều kiện tự nhiên trong khu vực.
1.4.1.3. Địa chất, đất đai
a) Địa chất đá mẹ
Nền địa chất khu vực VQG Hoàng Liên có nguồn gốc kiến tạo thuộc kỷ Triat và chịu ảnh hƣởng nhiều của hoạt động tạo sơn Indexin, có tuổi địa chất nhỏ, có đỉnh Phan Si Păng đƣợc xem là dãy núi trẻ, đỉnh núi nhọn vì quá trình bào mòn địa chất tự nhiên chƣa lâu.
Đá mẹ tạo đất chủ yếu là nhóm đá Macma axit và nhóm đá biến chất với các loại đá chính nhƣ: Granit, Gnai, Amphibolit, Filit, Đá vôi, đôi chỗ còn lẫn Phiến thạch sét, Sa thạch, Đá diệp thạch:
- Nhóm đá Macma axit là loại đá rất cứng, khó phong hóa, nghèo dinh dƣỡng tiềm tàng trong đá, khi phong hoá cho mẫu chất thô to và đất nghèo dinh dƣỡng, thành phần cơ nhẹ, dễ bị xói mòn và rửa trôi tầng đất mặt.
- Nhóm đá biến chất là loại đá mềm và giàu dinh dƣỡng tiềm tàng. Quá trình phong hoá khá triệt để, đất tạo thành có thành phần cơ giới nặng đến trung bình, đất có tầng dầy, tơi xốp, độ thấm nƣớc cao nên khó bị xói mòn rửa trôi.
b) Đất đai
Theo kết quả điều tra, xây dựng bản đồ lập địa cấp II cho thấy, sự đa dạng về các loại đá mẹ đã tạo ra nhiều loại đất khác nhau, cụ thể trong Vƣờn quốc gia Hoàng Liên có các nhóm đất chính sau:
1) Nhóm đất mùn thô than bùn trên núi cao (HT): Đất mùn thô màu xám
trên núi cao có diện tích chiếm 0,18% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở đỉnh cao từ 2.800 - 3.143 m của đỉnh Phan Xi Păng. Trong điều kiện khí hậu lạnh quanh năm rét khô, mùa đông có băng giá, vì vậy đất mang tính ôn đới khá rõ, thành phần cơ giới nhẹ, do địa hình ở đây quá dốc nên rừng phần lớn vẫn còn nguyên sinh.
2) Nhóm đất mùn Alit trên núi cao (HA): Đất mùn màu vàng nhạt, màu xám
vàng có diện tích chiếm 17,77% diện tích tự nhiên. Đất đƣợc hình thành trên độ cao 1700 m - 2800m, phân bố hầu hết ở các đỉnh núi cao, có nguồn gốc phát sinh từ
nhiều loại đá mẹ khác nhau. thành phần cơ giới nhẹ, tầng mùn dầy khoảng 50cm, độ phì tƣơng đối; do địa hình ở đây quá dốc nên việc canh tác nông nghiệp của đồng bào bị hạn chế, hầu hết diện tích đất vẫn còn rừng nguyên sinh che phủ, vì vậy cần thiết phải bảo vệ nguyên những diện tích rừng hiện có.
3) Nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi trung bình (FH): Đất Feralit mùn
vàng đỏ trên núi trung bình có diện tích chiếm 65,28 % diện tích tự nhiên; Loại đất này đƣợc phát triển trên đá Mác ma axit, đá biến chất, đá diệp thạch, đá phiến lẫn sa thạch (đá mẹ chủ yếu là đá Granit,…) và phân bố ở độ cao từ (700 - 1.700m); tầng đất trung bình (từ 70 - 100cm), có nhiều đá lẫn, đất khá tốt, nhƣng rất dễ xói mòn rửa trôi, thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình; Thảm thực vật rừng trên những diện tích này đều đã bị tác động nhƣng chƣa nhiều, vì vậy cần thiết phải bảo vệ nghiêm ngặt và trồng bổ sung thêm diện tích rừng trên những diện tích đất trống.
4) Nhóm đất Fe ralit đỏ vàng trên núi thấp và trung bình (F): Đất Feralit
màu đỏ vàng phát triển trên đá Mác ma axit, đá biến chất, đá phiến – sa thạch, có diện tích chiếm chiếm 5,21 % diện tích tự nhiên; Phân bố ở độ cao dƣới 700m, thành phần cơ giới trung bình, cấu tƣợng không bền vững, diện tích này rừng đã bị khai thác gần nhƣ cạn kiệt nên đất bị xói mòn và rửa trôi mạnh.
5) Nhóm đất trong các thung lũng (T): Nhóm đất này có diện tích chiếm 1,17% tổng diện tích VQG và phân bố trong các thung lũng và bồn địa, đƣợc hình thành từ vật liệu ở nơi khác chuyển đến, đất phân tầng không rõ ràng, tầng đất có độ dày từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới nhẹ, đất thoáng, tơi xốp, hàm lƣợng mùn cao rất màu mỡ.
6) Đất mặt nƣớc: Diện tích 126,66 ha, chiếm 0,44% tổng diện tích tự nhiên
VQG Hoàng Liên, và chủ yếu là sông suối,
1.4.1.4. Khí hậu, thủy văn a) Đặc điểm khí hậu
VQG Hoàng Liên nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè ẩm ƣớt bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10 và kéo theo mƣa nhiều, thƣờng gây ra lũ lụt, đặc biệt là lũ quét, sạt lở
đất; mùa đông lạnh từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 4 năm sau, lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, những tháng này thƣờng xuất hiện sƣơng muối buốt giá, có khi kéo dài từ 3 đến 10 ngày.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40C, vào các tháng mùa hè nhiệt độ trung bình từ 18 ÷ 200C, vào các tháng mùa đông từ 10 ÷ 120
C. Nhiệt độ tối cao là 330C (vào tháng 4, ở các vùng thấp); Nhiệt độ tối thấp bình quân là 12,60C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối từ 1 ÷ 20C (đặc biệt có những năm xuống tới - 3,20
C). Nhiệt độ thấp từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, trên các đỉnh núi cao nhiều khi nhiệt độ xuống dƣới 00
C và có tuyết rơi. Tổng tích ôn trong năm từ 7.500 ÷ 7.8000 C. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.
- Chế độ mưa,ẩm: Lƣợng mƣa bình quân năm là 2.759mm, cao nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mƣa cũng phụ thuộc vào địa hình từng khu vực, càng lên cao mƣa càng lớn, số ngày mƣa trung bình năm 199,4 ngày và diễn biến không đều giữa các mùa. Mùa hè mƣa nhiều chiếm tới 80 ÷ 85% tổng lƣợng mƣa cả năm, mƣa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8, có ngày lƣợng mƣa đạt tới 350mm. Mùa đông lạnh có mƣa nhỏ, cũng có năm có thể xảy ra hàng tháng không có mƣa, gây ra tình trạng khan hiếm nƣớc, lƣợng mƣa trung bình từ 50 ÷ 10 mm/ tháng. Độ ẩm không khí tƣơng đối bình quân hàng năm từ 85 ÷ 90%, cao nhất đến 97%, thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 ÷ 70%.
- Chế độ nắng: Tống số giờ nắng trung bình hàng năm của khu vực VQG biến động trong khoảng 1.400 ÷ 1.460giờ. Số ngày nắng không đều giữa các tháng, mùa hè số giờ nắng nhiều, tháng 4 hàng năm nắng nhất khoảng từ 180 ÷ 200 giờ, tháng 10 là tháng nắng ít nhất khoảng từ 30 ÷ 40 giờ. Lƣợng bốc hơi nƣớc trung bình năm là 865,5mm.
- Chế độ gió: Khu vực Vƣờn quốc gia có hai hƣớng gió chính và đƣợc phân bố theo mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. Với địa hình đồi núi phức tạp và nằm sâu trong lục địa, khu vực VQG ít chịu ảnh hƣởng của chế độ gió mùa mà chủ yếu là gió địa hình diễn ra cục bộ, tốc độ gió trung bình
khoảng 1,1m/s. Ngoài ra, còn có gió địa phƣơng (gió đất, gió núi); loại gió này đƣợc hình thành do ảnh hƣởng của địa hình gây ra sự chênh lệch áp suất không khí giữa các vùng nên tốc độ gió tƣơng đối lớn (đặc biệt là gió Ô Quý Hồ). Đây là các loại gió nóng, dễ gây ra cháy rừng trong khu vực Vƣờn quốc gia, thƣờng xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 4.
- Sương mù, sương muối: Sƣơng mù thƣờng xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày. Bình quân trong năm có khoảng 160 ngày có sƣơng mù; trong năm bình quân có khoảng 6 ngày có sƣơng muối, nhƣng đôi khi có đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, cao nhất tới 11 ngày.
- Tuyết, mưa đá: Tần suất xuất hiện mƣa tuyết từ 4 ÷ 6 năm/lần, những ngày rét đậm trong mùa đông, nhiệt độ xuống thấp trên các đỉnh cao > 2.500m thƣờng có tuyết phủ, đôi khi tuyết phủ xuống tới độ cao 1500m bao chùm cả thị trấn Sa Pa. Vào tháng 4, 5 thƣờng có mƣa đá, bình quân trong năm từ 2 ÷ 6 ngày có mƣa đá, đƣờng kính hạt đá trung bình 1,0 cm và gây nhiều thiệt hại cho rau, màu, hoa cảnh.
- Chế độ nhiệt - ẩm
Nhóm yếu tố sinh thái hết sức quan trọng liên quan đến sự hình thành và phát triển của các hệ sinh thái khu vực là nhiệt - ẩm. Sự phụ thuộc chặt chẽ các yếu tố này vào không gian, thời gian, chế độ bức xạ, mƣa, gió và đặc điểm địa hình…
b) Đặc điểm thủy văn
- Nguồn nƣớc mặt: Có 2 hệ thống suối đón nƣớc từ dãy Hoàng Liên Sơn đổ về tạo ra 2 lƣu vực sông Hồng và sông Đà. Có hệ thống khe suối dày đặc, các sƣờn núi dốc đứng, khe suối hẹp và sâu, dòng chảy dốc và xuất hiện nhiều ghềnh thác, mật độ suối cao, trung bình khoảng 3,12 km/1.000 ha.
- Nguồn nƣớc ngầm: Trữ lƣợng nƣớc ngầm của Sa Pa ở mức 383.566 m3/ngày, độ pH từ 6 - 8,5, độ khoáng hoá từ 0,16 - 0,75 g/l và các thành phần hoá học đạt yêu cầu nƣớc dùng cho sinh hoạt.
Nhìn chung các suối hầu hết có lòng hẹp, dốc, thác ghềnh nhiều, lƣu lƣợng nƣớc thất thƣờng và biến đổi theo mùa, mùa mƣa thƣờng có lũ lớn với dòng chảy khá mạnh (suối Bo 989 m/s) dễ gây nên các hiện tƣợng lũ ống, lũ quét, nhất là đối với vùng thấp. Mùa khô các suối thƣờng cạn.
1.4.1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
a) Thảm thực vật rừng
Thảm thực vật và hệ thực vật ở VQG Hoàng Liên là một điển hình khá đầy đủ về sự phân hóa theo đai cao của lãnh thổ. Ở đây tồn tại các thành phần thực vật á nhiệt đới và ôn đới núi cao có sự xâm nhập khá rõ nét của yếu tố nhiệt đới. Tuy nhiên hiện nay thảm thực vật và hệ thực vật này đã bị biến đổi vô cùng sâu sắc so với trạng thái nguyên sinh của nó. Ngày nay những trạng thái rừng nguyên sinh hoặc ít bị tác động chỉ còn tồn tại trên những chỏm núi cao hiểm trở, chủ yếu ở độ cao trên 2.400m hoặc những đám riêng biệt với diện tích nhỏ nằm rải rác trong vùng. Trên cơ sở hệ thống phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của Giáo sƣ, Tiến sĩ Thái Văn Trừng “Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam – 1998
“ thảm thực vật rừng ở VQG Hoàng Liên có thể chia thành 04 kiểu chính sau: * Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp
Kiểu rừng này có diện tích 196,01 ha (chiếm 0,68% diện tích tự nhiên), phân bố ở độ cao trung bình dƣới 700m và tập trung ở ranh giới phía Đông nam của VQG, thuộc xã Bản Hồ, phân bố dọc hai bên các suối Mƣờng Hoa và Nậm Pu. Do khai thác, đốt nƣơng làm rẫy, chăn thả trâu bò và đặc biệt gần đây do xây dựng các nhà máy thủy điện tại khu vực này nhƣ thủy điện Sử Pán1, Sử Pán2, Nậm Pu…. đến nay diện tích rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp còn không nhiều, phân bố của chúng ở thấp và có chỗ vƣợt lên đến độ cao 800m.
Kiểu Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp có hai kiểu phụ là:
Kiểu phụ thứ sinh nhân tác
Kiểu phụ thổ nhƣỡng
1) Kiểu phụ thứ sinh nhân tác:
- Rừng kiệt với trạng thái IIIA1:
- Rừng non phục hồi sau nƣơng rẫy, lửa rừng và khai thác trắng có các trạng thái loại IIA, IIB
- Các trảng cỏ cây bụi, xen cây gỗ rải rác với các trạng thái IA, IB, IC. Rừng thứ sinh ở đây có các ƣu hợp thực vật chính sau:
Ưu hợp Dẻ, Chè đuôi lươn, Màng tang, Thẩu tấu, Thành nghạnh, Hoắc quang, Thừng mực, Kháo, Côm, Bời lời….(Rừng nghèo: IIA, IIB, IIIA1)
Ưu hợp cỏ Tranh, cỏ Lá, cây bụi thấp, lửa rừng và chăn thả động gia súc: IA, IB, IC
Ưu hợp Giang, Nứa, Sặt sau khai thác trắng IIA
Ưu hợp Chuối rừng, Ba soi, Hu đay, Ngải cứu sau nương rẫy IC
2) Kiểu phụ thổ nhƣỡng kiệt nƣớc trên núi đá:
Quần xã thực vật chủ yếu là:
- Cây gỗ gồm: Đa thắt nghẹt, Sy, Xanh, Sung lá nhỏ, Cọc rào, Mạy tèo, Mùng quân, Găng gai, Cà muối….
- Cây bụi gồm: Lá Han, Hải đƣờng, Gai rừng Ỏng ảnh, Phị nƣớc, Ô rô…. - Các loài cây khá: Đùng đình, dây Đồng tiền, dây Muồng, dây Mỏ quạ, dây Móc câu, dây Sống rắn, Tóc tiên, Phong lan, Trúc đũa…có khả năng tạo thế làm cây cảnh và phong cảnh rất tốt.
* Kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới núi thấp Kiểu rừng này có 2 kiểu phụ chính sau;
1- Kiểu rừng kín thường xanh ẩm cây lá rộng á nhiệt đới núi thấp, gồm các ưu hợp sau :
Ưu hợp Dẻ cau, Dẻ gai, Xoan nhừ, Re, Gội, Cà muối, Chè đuôi lươn: Ưu hợp Giổi, Kháo, Re, Táu mặt quỷ, Dẻ:
Ưu hợp Bồ đề đỏ, Bồ đề xanh, Tống qua sủ, Việt quất, Cỏ lào tía:
Ưu hợp Tống qua sủ, Mận rừng, Lòng trứng, Chẹo, Cỏ tranh,…. Ưu hợp tống qua sủ, Bồ đề, Cà muối, Cỏ lào tía….
Ưu hợp Lòng trứng, Màng tang, Ván xe, Cà muối, Sau sau, Cỏ lào… Ưu hợp Cỏ lào tía, Cúc lá bạc, Cỏ tranh, cỏ lông…
Ưu hợp Cỏ tranh, Cỏ lá, Ngải cứu, cây bụi thấp sau nương rẫy, Ưu hợp Sặt sau khai thác trắng và lửa rừng
2- Kiểu rừng kín thường xanh ẩm cây lá rộng xen cây lá kim á nhiệt đới núi
thấp, Các ưu hợp thực vật chủ yếu:
Ưu hợp Sồi bàn, Dẻ cau, Giổi re, Thích lá xẻ, Pơ mu, Thông nàng Rừng thưa hỗn giao cây lá rộng, lá kim có mật độ cây thấp * Kiểu rừng kín thƣờng xanh, ẩm ôn đới núi vừa
Kiểu rừng này có diện tích 15.524,28 ha (chiếm 54,01% tổng diện tích tự nhiên), phân bố từ độ cao từ 1.700 – 2.600 m. Địa hình nơi phân bố thƣờng là các đỉnh núi cao, sƣờn dốc lên đỉnh Phan Si Păng, tập trung nhiều trong khu vực cao