Khả năng DVDL củ

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 70)

3.1.3.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ DL a) Cơ sở hạ tầng

Đây là tiền đề và cũng là động lực thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển, trong đó có ngành du lịch. Cơ sở hạ tầng bao gồm: hệ thống giao thông, hệ thống điện, nƣớc…

- Hệ thống giao thông

Du khách đến Lào Cai theo hai hƣớng chính: đi tàu hoả, đi ô tô từ Hà Nội lên và đi từ Lai Châu sang, đƣờng ô tô lên Lào Cai rất xấu nên du khách chủ yếu đi tàu lên Lào Cai, đây là đặc thù nhƣng cũng là hạn chế để phát triển du lịch. Đƣờng từ Lai Châu sang thì đang trong quá trình tu sửa.

Giao thông trong VQG các trục đƣờng chính đã rải nhựa, còn các đƣờng mòn thƣờng gây khó khăn cho di chuyển khi trời mƣa, nhất là với khí hậu của vùng trong một ngày có cả 4 mùa. Hiện nay, địa phƣơng đang tiến hành tu sửa, rải nhựa các tuyến đƣờng đến tận các thôn bản có các hoạt động du lịch. Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc tham quan nhƣng cũng lại dễ làm mất đi tính tự nhiên của cảnh quan.

- Hệ thống điện nước

Một điều dễ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng đó là tại thị trấn SaPa nơi tập trung hầu hết các cơ sở lƣu trú của du khách thì hệ thống điện, nƣớc rất đảm bảo và đầy đủ. Còn bên ngoài ranh giới thị chấn Sa Pa dân cƣ ở đây chủ yếu dùng nƣớc tự nhiên và một số hộ chƣa có điện để dùng, tuy đã có những chƣơng trình, dự án của tổ chức phi chính phủ và nhà nƣớc nhƣng chƣa có hiệu quả, ngƣời dân vẫn sử dụng nƣớc từ tự nhiên. Do khu vực này có lƣợng mƣa lớn nên không xảy ra tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt. Do đặc điểm của dân cƣ nơi đây phân bố rải rác nên việc lắp đặt hệ thống điện khó khăn tại các bản có các tour du lịch thì sử dụng máy nổ, ngay cả các trạm kiểm lâm cũng chƣa có điện để sinh hoạt. Đây là một khó khăn cho công tác của các kiểm lâm viên và cho việc đƣa thông tin đến ngƣời dân. Thông tin đến đƣợc với ngƣời dân chủ yếu do kiểm lâm viên tuyên truyền và do tiếp xúc với du khách, đây là cản trở lớn cho hoạt động của các VQG trong việc bảo tồn và phát triển du lịch.

- Hệ thống thông tin

Do sự phát triển của của ngành bƣu chính nên ở đây hệ thống liên lạc tƣơng đối dễ dàng. Đây là một thuận lợi cho phát triển du lịch, liên kết các ngành, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và quảng bá về VQG.

b) Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động DL

Cơ sở vật chất kỹ thuật rất quan trọng, cho phép đánh giá đƣợc sự phát triển du lịch và thúc đẩy cho du lịch phát triển.

- Cơ sở lưu trú

Hiện nay, tất cả các cơ sở lƣu trú du lịch ở đây đều đặt tại thị trấn Sa Pa, có khoảng 60 khách sạn phục vụ cho du lịch tại đây. Thống kê cho thấy có khoảng 60% khách sạn thƣờng xuyên có khách, điều đó cho thấy độ ổn định của khách du lịch. Khách sạn hiện đại và chất lƣợng phục vụ tƣơng đối tốt là một thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, giá phòng ở đây khá cao và có sự chênh lệch giữa khách trong và ngoài nƣớc ở mức giá phòng. Giá phòng dao động từ 25 - 120$ tƣơng đƣơng 400.000 – 2.000.000 VNĐ, cho phép phục vụ mọi đối tƣợng du khách.

Tại trung tâm Vƣờ ể phục vụ khách, nhƣng

chƣa đồng bộ và chƣa chuyên nghiệp, các du khách khi đến Vƣờn phần lớn nghỉ tại thị trấn Sa Pa, chỉ một số lƣợng nhỏ nghỉ tại Vƣờn. Chính vì vậy, hằng năm, Vƣờn mất đi một khoản thu khá lớn từ dịch vụ này.

- Cơ sở ăn uống

Hiện tại, cơ sở ăn uống phục vụ nhu cầu của khách DL tại VQG Hoàng Liên còn thiếu. Vƣờn mới chỉ có một nhà ăn nhỏ phục vụ việc ăn uống của cán bộ, công nhân viên trong Vƣờn.

- Cơ sở vận chuyển

Phƣơng tiện vận chuyển khách chủ yếu là ô tô, xe máy. Khách muốn đến các điểm tham quan có thể thuê xe của tƣ nhân hoặc do các khách sạn đƣa đón. Hiện nay, Vƣờn mới chỉ có 3 xe. Trong đó 2 xe con phục vụ việc đi lại của cán bộ trong Vƣờn, 1 xe phục vụ công tác phòng và chữa cháy.

- Các cơ sở dịch vụ khác

Du khách có thể tìm thấy các sản phẩm hàng lƣu niệm ở những quán sang trọng, sạp hàng nhỏ hay những hàng vỉa hè của ngƣời dân tộc. Ở đây, mặt hàng lƣu niệm thú vị nhất là hàng thổ cẩm của ngƣời dân tộc với những hoạ tiết hoa văn độc đáo đƣợc thêu bằng tay, mỗi dân tộc có kiểu hoạ tiết, hoa văn khác nhau tạo ra tính

độc đáo cho sản phẩm. Đây là một nhân tố thu hút khách du lịch và giúp tăng thêm thu nhập cho ngƣời dân địa phƣơng.

Dịch vụ y tế, hệ thống giải trí của thị trấn đầy đủ và chất lƣợng phục vụ tốt, đây là một yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch.

Cho tới nay, VQG Hoàng Liên chƣa có các cơ sở dịch vụ khác nhƣ: cơ sở y tế DL, an ninh DL... các cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo tồn hầu nhƣ chƣa có. Hiện tại, Vƣờn mới chỉ xây dựng đƣợc một vƣờn Lan, Vƣờn thực vật và các trung tâm nhƣ: Trung tâm Du khách, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã...

Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của VQG Hoàng Liên còn kém cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, từ đó gây ảnh hƣởng rất lớn đến HĐKDDL, làm hạn chế sự phát triển của hoạt động DL.

3.1.3.2. Hiện trạng về cơ cấu tổ chức

Trung tâm DLST & GDMT Hoàng liên

3.7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức trung tâm DLST VQG Hoàng Liên

Đƣợc thành lập theo Quyết định số 272/QĐ-UBND ngày 31/01/2007 của UBND tỉnh Lào Cai, cơ cấu gồm: Ban giám đốc và 03 phòng trực thuộc; phòng giáo dục môi trƣờng, phòng phát triển du lịch và phòng kinh tế tổng hợp.

Chức năng của trung tâm bao gåm:

- Tham mƣu cho Giám đốc VQG Hoàng Liên V/v tổ chức, quản lý và phát triển các hoạt động về du lịch sinh thái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền quảng bá, nhằm thu hút khách du lịch. - Tổ chức các loại hình du lịch phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh và của VQG Hoàng Liên.

- Quản lý và phát triển các nguồ ục vụ hoạt động du lịch sinh thái của VQG Hoàng Liên.

- Thực hiện các dịch vụ phục vụ du lịch sinh thái.

- Tổ chức đón tiếp khách du lịch đến thăm quan, phục vụ các dịch vụ ăn uống nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, phục vụ các hội nghị, hội thảo.

- Giới thiệu và kinh doanh các sản phảm du lịch, hàng lƣu niệm, các sản phẩm truyền thống của ngƣời dân địa phƣơng.

- Thực hiện các hoạt động về giáo dục môi trƣờng:

+ Tuyên truyền giáo dục về môi trƣờng và phát triển lâm nghiệp bền vững, các văn bản về bảo tồn thiên nhiên, những kiến thức về ĐDSH …

+ Thực hiện công tác vệ sinh môi trƣờng khu vực quản lý.

+ Hỗ trợ cộng đồng dân cƣ trong vùng lõi VQG tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái, tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập…./

3.1.3.3. Hiện trạng về tuyến điểm du lịch

a) Một số tuyến du lịch trong VQG Hoàng Liên.

1. Các tuyến du lịch leo núi chinh phục đỉnh FansiPan, bao gồm: * Tuyến: Sa Pa – Trạm Tôn – FansiPan – Trạm Tôn.

* Tuyến: Sa Pa – Sín Chải – Fansipan – Trạm Tôn và ngƣợc lại. * Tuyến : Sa Pa – Cát Cát – Fansipan – Trạm Tôn và ngƣợc lại. * Tuyến: Sa Pa – Séo Mý Tỷ – Fansipan – Than Uyên, Lai Châu *Tuyến du lịch Suối Vàng – Thác Tình Yêu (trong ngày)

.

b) Các tuyến du lịch làng bản trong vùng lõi VQG Hoàng Liên.

* Tuyến thăm bản Sín Chải

* Tuyến Cát Cát – Ý Linh Hồ - Lao Chải (trong ngày)

* Tuyến DL Xã Tả Van (trong ngày) * Tuyến DL Xã Bản Hồ (3 ngày/2 đêm)

* Tuyến DL Séo Mý Tỷ - Tả Trung Hồ - Bản Hồ (4 ngày/3 đêm) * Tuyến DL Cát Cát - Ý Linh Hồ - Giàng Tả Chải (2 ngày)

* Tuyến DL Rừng Già - Bản Sín Chải – Thác bạc (trong ngày)

Đây là tuyến du lịch có sự kết hợp giữa hai loại hình du lịch là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá. Tuyến du lịch sẽ đi qua nhiều hệ sinh thái rừng tự nhiên nguyên sinh khác nhau có tính đa dạng sinh học cao từ lâu đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn đối với du khách khi đến với Sa Pa.

c) Hiện trạng về nguồn khách

Với khí hậu ôn đới và á nhiệt đới, VQG Hoàng Liên có nhiều tiềm năng cả về tự nhiên lẫn nhân văn để phát triển du lịch. Cùng với chính sách mở cửa giao lƣu quốc tế đồng thời chính sách hỗ trợ và chú trọng phát triển du lịch của Đảng và Nhà nƣớc, số lƣợng khách du lịch tới vùng đất này đang tăng lên không ngừng kể cả khách nội địa cũng nhƣ khách quốc tế. Nhìn chung về doanh thu tuy chỉ là con số khiêm tốn song mục tiêu hiện nay của VQGHL là tập trung vào công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng. Hƣớng tới Vƣờn cũng cần tính đến hiệu quả kinh tế từ các lợi thế của mình và chú trọng trong công tác quảng bá tiếp thị, cơ chế chính sách phù hợp để thu hút nguồn khách nội địa, nâng cao nguồn khách quốc tế.

Khách quốc tế đến với Sa Pa nói chung và đến VQGHL nói riêng chủ yếu là những dòng khách có thu nhập cao nhƣ: Mĩ, Pháp, Anh, Ca Na Đa, Úc, Nhật Bản, và một số đoán khách lẻ trong khu vực... Họ đến đây chủ yếu là nghỉ mát, ngắm cảnh, tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc và chinh phục, khám phá thiên nhiên...

Nguồn khách nội địa hiện nay đang có chiều hƣớng gia tăng. Họ đến Hoàng Liên chủ yếu là để thƣởng thúc khí hậu của Sa Pa và những biến đổi bất thƣờng của tự nhiên nhƣ Băng, Tuyết... ngoài ra còn nhằm mục đích nghiên cứu, nghỉ dƣỡng... Đây là nguồn khách tiềm năng cần có định hƣớng khai thác mạnh trong thời gian tới.

Định hướng nguồn khách

Từ thực trạng trên tác giả nhận định rằng: đa phần khách du lịch đến VQGHL là khách du lịch quốc tế, số lƣợng khách du lịch nội địa chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu khách. Mục đích chính của khách du lịch đến Hoàng Liên là tham quan, dã ngoại, khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, tìm hiểu văn hoá bản địa, nghiên cứu khoa học và nghỉ dƣỡng.

Xét về nhu cầu sử dụng dịch vụ tại địa phƣơng thì phần lớn khách du lịch không đòi hỏi cơ sở lƣu trú đầy đủ tiện nghi và thiết bị hiện đại mà họ thích lƣu trú ở những nơi mang tính tự nhiên hoang dã và đặc thù bản địa, sự yên tĩnh nhƣ là nghỉ tại nhà ngƣời dân, cắm trại… Để họ có thể đƣợc thƣởng thức sự độc đáo của ẩm thực, đƣợc hoà mình vào cuộc sống sinh hoạt, sản xuất, cũng nhƣ khám phá văn hoá của ngƣời dân bản địa…

Dựa theo những tiêu chí nêu trên mà chúng ta có thể định hƣớng thị trƣờng khách DLST cho VQGHL bao gồm:

- Thị trƣờng khách quốc tế, với khách du lịch có quốc tịch nhƣ: Mĩ, Pháp, Anh, Đức, Australia, Hà lan, Trung Quốc… là nguồn khách quan trọng nhất trong thị trƣờng khách quốc tế phải nói đến, đó là những khách đặt Tour thông qua các công ty du lịch và những khách đi du lịch tự do. Thị trƣờng khách quốc tế quan trọng tiếp theo là những thành phần khách có sự quan tâm đặc biệt tới KBT, đặc biệt các nhà nghiên cứu về khoa học và các nhà nghiên cứu về văn hoá, các nhà leo núi thể thao, mạo hiểm và thích chinh phục… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thị trƣờng khách du lịch nội địa, bao gồm cả những ngƣời nƣớc ngoài đang sinh sống tại Việt Nam, đặc biệt là tại Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…vì tạ u ngƣời nƣớc ngoài đang sinh sống và làm việc. Đa phần trong số họ luôn tìm kiếm các điểm du lịch thích hợp cho kì nghỉ cuối tuần hoặc kì nghỉ dài ngày. Nhƣ vậy VQGHL có đủ điều kiện để đem lại cho khách những trải nghiệm mới mẻ.

Một thành phần khách quan trọng thứ hai trong thị trƣờng khách nội địa đó là sinh viên các trƣờng Đại học trong và ngoài nƣớc và khách du lịch có độ tuổi từ 18 -25 là những thành phần ƣa thích sự mạo hiểm, tìm tòi và khám phá …

ề hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Hoàng Liên Về ƣu điểm:

Xét về vị trí điểm du lịch, VQGHL nằm trong khu vực phát triển du lịch vùng núi phía Bắc thuộc không gian du lịch vùng núi Tây Bắc Bộ, cách thành phố Lào Cai khoảng 40km về hƣớng Tây-Bắc và mất khoảng 1h đồng hồ đi xe ô tô. Xét về nguồn tài nguyên để phát triển DLST, VQGHL là điểm có khả năng rất lớn với

những giá trị hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa có sức thu hút đối với khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

Cảnh quan VQGHL mang đặc trƣng của cảnh quan Tây Bắc Việt Nam với những đồi núi trùng điệp, ruộng bậc thang, các bản làng cheo leo bên sƣờn núi và ven khe suối. Đây cũng là khu vực có giá trị quốc tế về HST. Dãy núi Hoàng Liên có kiểu địa mạo tƣơng phản một cách rõ ràng do khác nhau về địa chất tạo nên những cảnh quan vô cùng độc đáo nhƣ các đồi, thác nƣớc, hệ thống hang động, thung lũng…

Đặc biệt, VQGHL nằm trên địa bàn thị trấn Sa Pa là điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam,và giáp với cửa khẩu Trung Quốc, đây cũng là lợi thế cho VQGHL trong chiến lƣợc phát triển du lịch.

VQGHL thuộc vùng khí hậu của Sa pa là nơi nghỉ mát lý tƣởng về mùa hè và thƣởng thức cái lạnh giá đặc trƣng nhất cho miền Bắc Việt Nam, bên cạnh đó còn có cảnh quan rừng nguyên sinh, Thác Bạc, Thác Tình Yêu…

Về bản sắc văn hóa, ở đây chủ yếu là dân tộc ít ngƣời với những tập tục văn hoá độc đáo từ xa xƣa còn lƣu truyền đến ngày nay. Đa số các bản làng trong Vƣờn đều giữ đƣợc cảnh quan kiến trúc, bản sắc văn hoá truyền thống tiêu biểu, vừa có cảnh quan rất đẹp vừa có phong tục tập quán đƣợc lƣu giữ lại rất phong phú và đặc sắc. Những bản làng này cũng là điểm nhấn trong những tour DLST. Đến đây, bên cạnh những việc thƣởng thức các món ăn truyền thống dân tộc, du khách còn đƣợc hoà mình vào những đêm văn nghệ với những điệu múa, điệu Khèn, đƣợc đắm mình bên những ché rƣợu cần và nghe những làn điệu dân ca Thái,Tày. Hơn nữa, còn đƣợc tham gia vào không khí rộn ràng của phiên chợ vùng cao Sa Pa.

Với tất cả những thuận lợi nêu trên, VQGHL có đủ điều kiện phù hợp để trở thành điểm DLST phát triển và hứa hẹn có mức tăng trƣởng của nghành du lịch.

Về nhƣợc điểm:

Trong việc tổ chức quản lý, tuy rằng đã có trung tâm DLST nhƣng giám đốc là kiêm nghiệm, nên việc tập trung cho việc quản lý điều hành chƣa thật sự hiệu quả, khâu bố trí nhân sự còn có nhiều lúng túng, chƣa hợp lý.

Về cơ sở hạ tầng: trụ sở làm việc của trung tâm chƣa ổn định, cách sắp xếp chƣa khoa học, trung tâm du khách tuy đã có nhƣng chƣa đi vào hoạt động vì việc xây dựng một số hạng mục còn dở dang…

Về công tác xúc tiến và quảng bá du lịch chƣa thật đạt hiệu quả cao do sự hạn chế một phần về trình độ và nguồn kinh phí… Vì vậy, hình ảnh về VQGHL vẫn còn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 70)