Tiềm năng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 48)

1.4.3.1. Tài nguyên du lịch

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

Khu vực VQG Hoàng Liên có khí hậu mát mẻ, cảnh quan núi non hùng vĩ, với những khu rừng còn nguyên vẹn sự hoang sơ, có những ngọn núi, dòng sông, thác suối tuyệt đẹp (Thác Bạc, thác tình yêu,..) đổ nƣớc trắng xoá trên các triền cây, dội từ đỉnh núi xuống tận vực sâu; Cầu Mây, cây cầu bằng song, bằng mây có từ khá lâu đời, với vẻ đẹp ngoạn mục rất thơ; Hàm Rồng, động Tả Phìn và đặc biệt là núi Fansipan hùng vĩ với độ cao 3.143m trong dãy núi Hoàng Liên Sơn, đây là những nơi nghỉ ngơi, an dƣỡng lý tƣởng và đến đây, du khách sẽ có dịp tìm hiểu về huyền thoại một câu chuyện tình đầy lãng mạn.

Đây là một bảo tàng thiên nhiên kỳ vĩ ẩn chứa cả một thảm thực vật với nhiều loài động thực vật đặc hữu quý hiếm đƣợc ghi trong "Sách Đỏ của Việt Nam" nhƣ: Gấu ngựa (Ursus thibetanus), khỉ mặt đỏ (Macaca mulatta), Vƣợn đen (Hylobates concolor),... nhiều loài chim đặc hữu ở Đông Nam Á nhƣ chim Đại bàng đen (Aquila clanga), Nuốc đuôi hồng (Harpactes wrdi), Niệc cổ hung (Aceros nipalensis), Gà lôi tía (Tragopan temminckii),…các rừng thông gai (hay Sa mu), Pơ mu, nhiều loại cây thuộc họ Đỗ quyên và Phong lan...

Đến với Sa Pa du khách sẽ đƣợc chiêm ngƣỡng bãi đá cổ ở xã Lao Chải, Hầu Thào và Tả Van có chiều dài hơn 4km, rộng 2 km, với ít nhất gần 200 hòn đá, chứa nhiều hình họa bí ẩn, bãi đá từng là điểm tập trung nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Việt Nam, Nga, Pháp Australia... Hầu hết các nhà khoa học đều đánh giá đây là một di sản lớn của loài ngƣời. Chúng không chỉ mang các giá trị về mặt mỹ thuật mà nó còn có ý nghĩa về mặt tâm linh, nhƣ một bức thông điệp bí ẩn mà tổ tiên gửi lại cho con cháu mai sau. Hiện nay đã đƣợc Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Nhà nƣớc. Những giá trị về cảnh quan môi trƣờng là điều kiện thuận lợi cho VQG phát triển đa dạng các loại hình du lịch.

Ngoài ra, khu vực VQG Hoàng Liên còn là “vƣơng quốc” của hoa trái, nhƣ hoa đào, hoa Mận, hoa Lê, hoa Cúc, hoa Hồng, hoa Lay ơn, hoa bất tử, quả Đào vàng to, Đào vàng nhỏ, Mận hậu, Mận tím, Mận tam hoa,... Đặc biệt vào dịp xuân,

chúng ta có thể chiêm ngƣỡng rừng đào chạy dài hàng cây số, đầy trời Phong lan, Lay ơn, Păng-xê, Tƣờng vi, Thƣợc dƣợc,... chứ không chỉ Đào, Mận, Hồng, Mơ. Cây ở đây cũng rất nhiều loại, vừa đẹp, vừa quý nhƣ: Pơ mu, Atixô, Trúc thông, Vạn tuế, đặc biệt là loài Thông gai (Sa-mu).

b) Tài nguyên văn hóa - nhân văn

Ngoài các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên, do đƣợc hình thành trên miền đất cổ, nên nơi đây còn bảo tồn, lƣu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Các đồng bào dân tộc cƣ trú ở 6 xã có diện tích đất VQG Hoàng Liên phân bố, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống nhƣ dệt thổ cẩm, mây tre đan… Dân tộc kinh cƣ trú chủ yếu ở thị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông nghiệp và dịch vụ thƣơng mại. Các dân tộc có tiếng nói và phong tục tập quán riêng. Ngƣời H’Mông sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đã có chữ viết riêng của dân tộc mình. Ngƣời Dao còn dùng chữ nho để ghi chép. Do sống chung và xen kẽ nhau trong các làng, bản nên mỗi dân tộc có thể biết tiếng của dân tộc khác và am hiểu phong tục tập quán của nhau.

Nhân dân các dân tộc luôn đoàn kết cùng tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, các ngày lễ hội truyền thống nhƣ hội “Gâu xtao” của ngƣời Mông, “Lễ tết nhảy” của ngƣời Dao, lễ hội “Xuống đồng” của ngƣời Dáy, múa “Mừng đƣợc mùa” của ngƣời Xã Phó, lễ hội “Hát then” của ngƣời Tày, hội “Rƣớc đèn, múa lân, tế lễ” của ngƣời Kinh; những nhạc cụ nhƣ khèn, sáo, kèn, đàn môi; Các buổi chợ phiên vùng cao, chợ tình Sa Pa không chỉ là nơi giao lƣu kinh tế đơn thuần, mà còn hàm chứa nét văn hoá sống động truyền thống của nhân dân các dân tộc vùng cao.

Đến nơi đây chúng ta còn bắt gặp các kiến trúc nhà ở của ngƣời dân tộc nhƣ ngƣời Mông ở trên cao, nền nhà thƣờng thấp hơn và kín gió, nguyên liệu làm nhà chủ yếu bằng gỗ; nhà của ngƣời Tày ở vùng thấp nên thƣờng là kiến trúc nhà sàn, mái lợp bằng cỏ tranh hay rơm rạ, ngày nay đã đƣợc thay bằng ngói; những thửa ruộng bậc thang lƣợn sóng của đồng bào dân tộc thiểu số với phƣơng thức canh tác làm ruộng nƣớc nhƣng không cày bừa mà lại dùng sức trâu, sức ngƣời để giẫm nát đất; hình ảnh của các thiếu nữ ngƣời dân tộc (Mông, Dao,..) ngồi bên khung dệt vải cổ truyền; những hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, săn bắn, hái lƣợm, đánh bắt

cá, đan lát, dệt, rèn; những màu sắc của trang phục thổ cẩm của đồng bào các dân tộc;…..tất cả các hình ảnh đã tạo nên bức tranh sáng đẹp, làm rung động lòng ngƣời khi đến với khu vực VQG Hoàng Liên.

c) Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

1) Cơ sở hạ tầng :

- Tuyến điểm du lịch:

Tuyến Sa Pa – Trạm Tôn – Fansipan – Trạm Tôn;

Tuyến Sa Pa – Sín Chải – Fansipan – Trạm Tôn và ngƣợc lại; Tuyến Sa Pa – Cát Cát – Fansipan – Trạm Tôn và ngƣợc lại;

Tuyến Sa Pa – Séo Mý Tỷ – Fansipan – Than Uyên, Lai Châu (đang thử nghiệm); Tuyến du lịch Suối Vàng – Thác Tình Yêu (trong ngày);

Các tuyến du lịch làng bản trong vùng lõi VQG Hoàng Liên (Chƣa khai thác) - Hệ thống điện nƣớc : Ngƣời dân vẫn sử dụng nƣớc từ tự nhiên, hệ thống điện khó khăn tại các bản có các tour du lịch thì sử dụng máy nổ,

chƣa có điện để sinh hoạt. đây là cản trở lớn cho VQG trong việc bảo tồn và phát triển du lịch.

- Hệ thống thông tin:Do sự phát triển của của ngành bƣu chính nên ở đây hệ thống liên lạc tƣơng đối dễ dàng. Đây là một thuận lợi cho phát triển du lịch, liên kết các ngành, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và quảng bá về VQG Hoàng Liên.

2) Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch:

- Cơ sở lƣu trú: Tại Vƣờn đã có một trung tâm du khách để phục vụ khách, nhƣng chƣa tạo đƣợc cơ chế hoạt động đồng bộ. Cơ sở lƣu trú trên các tuyến du lịch sinh thái còn sơ sài, tạm bợ,..., chính vì vậy, hàng năm VQG đã mất đi một khoản thu khá lớn từ dịch vụ này.

- Cơ sở ăn uống: Hiện tại, tuy đã bắt đầu gây dựng để phát triển nhƣng cũng chỉ đƣợc chú trọng phát triển ở khu vực trung tâm, các điểm nghỉ trên các tuyến du lịch còn sơ sài, manh mún, chƣa hợp vệ sinh do chƣa đƣợc đầu tƣ…

- Cơ sở vận chuyển: Hiện nay, VQG chƣa có xe dành riêng cho công tác phục vụ du khách. Các hoạt động vận chuyển khách chủ yếu nhờ vào 3 xe của VQG (bao

gồm 2 xe con phục vụ việc đi lại của cán bộ trong Vƣờn, 1 xe phục vụ công tác phòng và chữa cháy).

- Các cơ sở dịch vụ khác: Cho tới nay, VQG Hoàng Liên mới chỉ xây dựng đƣợc một vƣờn Lan, Vƣờn thực vật và các trung tâm nhƣ: Trung tâm Du khách, Trung tâm bảo tồn động thực vật và cứu hộ Hoàng Liên,... Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của VQG Hoàng Liên còn kém cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, từ đó gây ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch.

d) Đánh giá khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch

Những tiềm năng trên đây chính là thế mạnh để góp phần gây dựng nên sự nổi tiếng của một khu du lịch sinh thái. Những giá trị về cảnh quan môi trƣờng, những giá trị truyền thống là điều kiện thuận lợi cho VQG Hoàng Liên phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhƣ: du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch cộng đồng làng bản,... Tuy nhiên, cho đến nay một số tài nguyên du lịch chƣa đƣợc quản lý và khai thác đã và đang bị xuống cấp, vấn đề bảo vệ, tái tạo tài nguyên du lịch cần phải đƣợc đặt ra trong giai đoạn tới.

- Các tài nguyên đề nghị ƣu tiên khai thác: xây dựng các điểm, tuyến du lịch sinh thái; khôi phục, bảo tồn và phát triển đƣợc các sản phẩm làng nghề truyền thống, đồng thời tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, có thể thiết kế các điểm dừng chân cho du khách tìm hiểu về nghề dệt truyền thống (dệt thổ cẩm) và mua các sản phẩm; Phát triển mô hình home-stay: Nhằm giúp cho du khách có dịp tìm hiểu thực tế về các kiến trúc nhà ở của ngƣời dân tộc nhƣ ngƣời Mông ở trên cao, nền nhà thƣờng thấp hơn và kín gió, nguyên liệu làm nhà chủ yếu bằng gỗ; nhà của ngƣời Tày ở vùng thấp nên thƣờng là kiến trúc nhà sàn, mái lợp bằng cỏ tranh hay rơm rạ, ngày nay đã đƣợc thay bằng ngói.

- Các thách thức chính trong việc khai thác tài nguyên nhân văn ở khu vực Hoàng Liên: Các tài nguyên nhân văn của khu vực này mang đậm phong cách văn hoá nguyên thuỷ nên các khoảng cách với xã hội hiện đại là quá lớn, có thể khiến nhiều du khách không thấu hiểu và đánh giá đúng khi thƣởng thức; Nguy cơ thất truyền của các tài nguyên nhân văn, đặc biệt là làn sóng du khách có thể làm biến đổi nhanh chóng diện mạo văn hoá nguyên thuỷ của khu vực; Các hoạt động nghi lễ

nông nghiệp và lễ hội chỉ diễn ra theo mùa, không thể tổ chức theo mô hình sân khấu hoá để phục vụ khách du lịch thƣờng xuyên.

- Một số vấn đề cần đƣợc chú ý trong phát triển du lịch: Cần bảo tồn đƣợc các sinh hoạt cổ truyền của ngƣời dân nhƣ trang phục truyền thống, các phong tục ma chay, cƣới xin. Đặc biệt, tình trạng pha tạp trang phục cần đƣợc chú ý khắc phục, cố gắng để các điểm đến giữ đƣợc nét đặc thù nguyên thuỷ, nhất là trang phục. Điều quan trọng nhất là cần có đội ngũ hƣớng dẫn viên am hiểu các phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc (H Mông, Dáy, Tày) chú trọng đào tạo và phát triển đội ngũ hƣớng dẫn viên trong con em đồng bào dân tộc.

Chƣơng 2

, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thảm thực vật rừng và môi trường sinh thái vườn quốc gia hoàng liên - sa pa - lào cai (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)