Nước là nguồn gốc của sự sống, ở đâu có nước ở đó có sự sống và ngược lại. Hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá càng phát triển thì vấn
đề ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm càng trở nên nghiêm trọng. Sự
ô nhiễm nguồn nước không chỉ đơn thuần là do vi sinh vật mà còn do nhiều loại chất vô cơ độc hại đối với sức khoẻ con người và mọi sinh vật. Hiện nay nhiều sông suối ao hồ là nơi tiếp nhận nước thải đô thị và công nghiệp, bệnh viện, các chất rò rỉ từ phương tiện giao thông, phân bón dùng trong nông nghiệp, chưa qua xử lý đã trực tiếp xả ra môi trường và điều nguy hại là chính chúng lại được sử
dụng làm nguồn nước trong nông nghiệp và tất yếu sẽ là sự tích tụ KLN trong các chuỗi thức ăn của các hệ sinh thái và cuối cùng là tác động xấu đến sức khoẻ
2.5.2.1. Ô nhiễm môi trường nước do tích lũy kim loại nặng.
Trong các thuỷ vực tự nhiên có rất nhiều nguồn gốc cung cấp kim loại nặng,
đặc biệt là nguồn thải của các nhà máy sản xuất. Nếu chúng tồn tại một lượng nhỏ
thì rất tốt cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật nhưng nếu ở hàm lượng cao sẽ
gây ô nhiễm đối với đời sống các sinh vật qua chuỗi thức ăn tới động vật sống trên cạn và con người (Phạm Triệu Doanh, 2002).
Nhiễm bẩn kim loại nặng trong nước có thể bằng con đường chính sau: - Yếu tố gây ô nhiễm trực tiếp vào nước.
- Yếu tố kim loại nặng sau khi tồn tại trong đất sẽ dần dần hoà tan vào trong nước kể cả nước ngầm.
- Sự rửa trôi tích đọng dần dần yếu tố độc (đặc biệt do sự phát tán của chất
độc từ nguồn thải của lá rừng).
Nhiễm bẩn các kim loại nặng trong nước thường được nghiên cứu đến nhiễm bẩn do nồng độ các kim loại: Cu, Pb, Cd, Zn, Hg, Ni, As ... khi vượt qúa giới hạn cho phép.
Theo Lê Thị Thuỷ, Nguyễn Thị Hiền, Vũ Dương Quỳnh, Hà Mạnh Thắng khi nghiên cứu hàm lượng kim loại nặng trong nước thải và cặn bùn của một số nhà máy và sông thoát nước ở Hà Nội đã kết luận:
- Hàm lượng kim loại nặng trong nước thải ra của một số nhà máy và sông thoát nước ở Hà Nội chưa biểu hiện mức độ ô nhiễm. Tuy nhiên có một điểm là Pin Văn Điển hàm lượng Zn vượt quá mức tiêu chuẩn so với TCVN 5942 - 1995.
- Nồng độ kim loại nặng trong nước thải vào mùa khô rõ ràng cao hơn vào mùa mưa gấp nhiều lần.
- Các mẫu cặn bùn (trừ một vài điểm) còn lại hàm lượng cả 4 kim loại nặng đều vượt rất xa so với mức cảnh báo của CANADA và lớn hơn gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần so với trong nước thải (Phạm Triệu Doanh, 2002).
2.5.2.2. Ô nhiễm môi trường nước do sử dụng phân bón.
Việc sử dụng phân bón cho cây trồng không hợp lý không những làm ô nhiễm nguồn đất mà còn làm ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Điển hình là hiện tượng phú dưỡng làm suy giảm chất lượng nguồn nước phá huỷ môi trường trong sạch của nước, là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thiếu ôxy trong nước theo trương trình:
Ở Thụy Điển năm 1989 đã thống kê khoảng 26% tổng N gây ô nhiễm các vùng biển có nguồn gốc từ nông nghiệp. Nguyễn Văn Đản trên cơ sở so sánh kết quả nghiên cứu từ 1992 - 1995 đã nhận định: Hàm lượng các yếu tố nhiễm bẩn tăng lên với tốc độ cao, tầng trên bị nhiễm bẩn hơn tầng dưới đặc biệt là các hợp chất chứa N (chủ yếu là NH4+).
Theo Lê Huy Hoàng năm 1996 khi đề cập tới hiện tượng nhiễm bẩn nước dưới đất ở Hà Nội cho rằng: sự ô nhiễm xảy ra do quá trình thấm xuyên từ tầng trên xuống tầng dưới trong 109 giếng thuộc 28 nhà máy nước và trạm cấp nước có 48,6% số giếng bị nhiễm bẩn NH4+: 63,3%. Nhiễm bẩn NO3-: 4% nhiễm bẩn NO2: 81,6% nhiễm bản PO43-, hàm lượng vi trùng Feacal coli lớn hơn gấp hàng trăm hàng nghìn lần so với tiêu chuẩn cho phép.
Sử dụng phân bón không hợp lý làm ô nhiễm nguồn nước không những ô nhiễm về nitrat, nitrit, amoni, chất hữu cơ, vi sinh vật, vi trùng mà làm ô nhiễm cả
về kim loại nặng như: Cd có trong phosphat gây tác động xấu đến các loại vi sinh vật và con người.
2.5.2.3. Ô nhiễm nguồn nước do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật cũng gây ô nhiễm nguồn nước rất nghiêm trọng. Vì 50% lượng thuốc phun cho cây là rơi xuống đất, hoá chất bảo vệ
thực vật ở đất một phần được giữ lại và một phần được phát tán xuống nước thông qua rửa trôi gây ô nhiễm nước.
Theo Phạm Bình Quyền khi giám định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong mẫu nước ở tỉnh Khánh Hoà cho thấy trong 120 mẫu nước có 36,6% số mẫu chứa dư
lượng hoá chất bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép 20 - 50 lần.
Theo Nguyễn Đình Mạnh và cộng tác viên 1996 khi tiến hành điều tra tồn dư
hoá chất bảo vệ thực vật ở Thanh Hoá đã cho thấy 33% mẫu nước phát hiện DDT, gần 50% mẫu nước có dư lượng Lindane trong khoảng nồng độ 0,002 - 0,007ppm. Heptaclo trong nước có hàm lượng 0,001 - 0,002ppm với số lượng mẫu phát hiện là 75% số mẫu phân tích.
Số tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật trong nước làm ô nhiễm môi trường nước bắt nguồn từ hiện tượng rửa trôi chảy tràn bề mặt, sự hoà tan và hiện tượng thấm sâu qua tầng đất theo dòng chảy. Các hoá chất bảo vệ thực vật trong nước tồn tại ở dạng chất hoà tan, chất nhũ tương dầu mỡ làm dung môi khi sử dụng thuốc. Chất huyền phù keo
đất, hạt đất hấp thụ và chất keo lơ lửng của các phần tử keo hữu cơ. Một phần khác của thuốc còn tồn tại trong môi trường nước nhờ thực vật, động vật thuỷ sinh. Từđó thông qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng xấu đến động vật và con người.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Sản xuất rau, đất, nước và sức khỏe người dân trong vùng sản xuất rau Đồng Bẩm
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực chuyên canh rau Đồng Bẩm.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Khu vực chuyên canh rau Đồng Bẩm.
3.2.2. Thời gian tiến hành
Từ ngày 20/01/2014 đến ngày 30/04/2014.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đồng Bẩm tác động
đến sản xuất rau
- Điều kiện tự nhiên - Kinh tế, xã hội
3.3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất rau tại xã Đồng Bẩm Thành phố Thái Nguyên
- Diện tích, năng suất, sản lượng - Các biện pháp kĩ thuật chủ yếu
3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của anh tác rau đến môi trường đất, nước tại các khu vực sản xuất rau Đồng Bẩm của Thành phố Thái Nguyên khu vực sản xuất rau Đồng Bẩm của Thành phố Thái Nguyên
- Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác rau đến môi trường đất - Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác rau đến môi trường nước
3.3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khỏe của người sản xuất rau tại khu vực sản xuất rau Đồng Bẩm của Thành phố Thái Nguyên rau tại khu vực sản xuất rau Đồng Bẩm của Thành phố Thái Nguyên
3.3.5. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất rau và đảm bảo sức khỏe của người sản xuất tại Thành phố Thái Nguyên
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Cơ sở của phương pháp này là thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là các số liệu vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal - RRA) và điều tra theo bộ câu hỏi trong điều tra thực địa, thu thập thông tin vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp dựa trên lý thuyết và thông tin đã có thể lựa chọn phương pháp thiết kế thí nghiệm thích hợp.
Nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề liên quan đến cơ cấu cây trồng, tình hình sản xuất rau xanh, sử dụng phân bón, năng suất cây trồng nông nghiệp.
Các đối tượng được phỏng vấn là những người dân được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Quá trình phỏng vấn thông qua các câu hỏi và buổi trò chuyện với người dân.
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu trong điều tra
- Điều tra tình hình canh tác rau: bón phân, bảo vệ thực vật, tưới nước, chăm sóc, thu hoạch....cho một số loại rau chính tại khu vực nghiên cứu theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi chuẩn bị trước, qui mô 60 hộ/điểm nghiên cứu. Đồng thời phỏng vấn người dân về ảnh hưởng của canh tác rau đến sức khoẻ
với số mẫu như trên.
- Phương pháp lấy mẫu đất, nước ngoài thực tế: được lấy theo từng cặp đất, nước + Mẫu đất: Lấy mẫu theo TCN 367 : 1999. Mẫu đất được lấy theo địa điểm lấy mẫu rau, bằng phương pháp đường chéo ở tầng canh tác (0 - 20cm) lấy 5
điểm/ruộng, sau đó trộn đều rồi lấy mẫu trung bình theo nguyên tắc chia 4, mỗi mẫu khoảng 500 gam.
+ Mẫu nước: Lấy mẫu nước tưới cho rau tại các mương, bể chứa theo TCVN 5996 - 1995, lấy sâu cách mặt 20 - 30cm bằng chai nhựa PE 0,5 lít. Mẫu nước tưới
được tiến hành kiểm tra 2 đợt.
3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Mẫu được phân tích tại Phòng thí nghiệm Bộ môn khoa học đất - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
3.4.5. Phương pháp xử lý mẫu
+ Trong đất: Theo QCVN 03:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất: Chất lượng đất dùng cho sản xuất nông nghiệp (mg/kg đất khô) [1].
Pb: ≤ 70 mg/kg đất khô; Cd: ≤ 2 mg/kg đất khô Hg: ≤ 2 mg/kg đất khô; As: ≤ 12 mg/kg đất khô
Nước mặt: Theo QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước mặt: Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi
Pb: ≤ 0,05 mg/l; Cd: ≤ 0,01mg/l;As: ≤ 0,05 mg/l; Hg: ≤ 0,001mg/l; NO3-: 10 mg/l; pH: 5,5 - 9.
- Số liệu được xử lý thống kê theo chương trình SAS 8.1. - Biểu đồ, đồ thịđược xây dựng bằng phần mềm EXCEL.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất rau xanh của xã Đồng Bẩm xanh của xã Đồng Bẩm
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý địa hình
* Vị trí địa lý:
Hình 4.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
- Xã Đồng Bẩm là một xã nằm ở phía Đông Bắc thành phố Thái Nguyên + Phía Đông Giáp xã Linh Sơn của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên + Phía Tây giáp phường Quang Vinh của thành phố Thái Nguyên + Phía Nam giáp phường Hoàng Văn Thụ thành phố Thái Nguyên + Phía Bắc giáp thị trấn Chùa Hang của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên
* Địa hình: - Địa hình chủ yếu bằng phẳng xen lẫn đồi thấp. - Hướng dốc chính của địa hình: Bắc - Nam. 4.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn * Đặc điểm khí hậu: - Chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa đông: Lạnh, khô hanh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ: Hàng năm có nhiệt độ trung bình là 25 °C. Chênh lệch giữa các tháng nóng nhất (tháng 6: 28.90C) và tháng lạnh nhất (tháng 1: 15.20C) là 13.70C.
Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm dao động từ 1300- 1750 giờ;phân bố đều cho các tháng trong năm.
Mưa: Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5-10. Lượng mưa trung bình 2.000 - 2.500 mm;
Độẩm không khí: Độẩm không khí trung bình năm là 87,58%.
* Thủy văn, nguồn nước:
- Thủy văn của xã Đồng Bẩm chịu ảnh hưởng và phụ thuộc vào chế độ thủy văn của sông Cầu, suối Linh Nham.
-Mặt nước: diện tích 0,9ha chiếm 0,22% tổng diện tích, chủ yếu là những ao hồ nhỏ của nhân dân quản lý sử dụng vào việc nuôi trồng thủy sản.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Điều kiện kinh tế
a) Sản xuất công nghiệp
Thành phố Thái Nguyên là thành phố công nghiệp luyện kim đầu tiên và là cánh chim đầu đàn của ngành luyện kim Việt Nam. Nơi đây năm 1959 đã được
Đảng và Nhà nước đầu tư xây dựng khu công nghiệp gang thép và sau đó là các nhà máy luyện kim màu.
b) sản xuất nông, lâm nghiệp
* Đất đai:
Tổng diện tích tự nhiên của xã là 402,37 ha trong đó đất nông nghiệp là 191,81 ha chiếm 47,67%; Đất phi nông nghiệp là 179,38 ha chiếm 44,58% còn lại là đất chưa sử dụng là 31,18 ha chiếm 7,74%.
Bảng 4.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất xã Đồng Bẩm (số liệu năm 2011) STT KÝ HIỆU MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT DIỆN TÍCH CƠ CẤU (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 402,37 100 I Đất nông nghiệp 191,81 47,67
1 LUC Đất trồng lúa nước 120,94 30,06 2 LUK Đất trồng cây hàng năm còn lại 53,87 13,39 3 LNK Đất trồng cây lâu năm 57,08 14,19
4 DTS Đất thủy sản 0,9 0,22
5 Đất rừng phòng hộ 1,9 0,47
II Đất phi nông nghiệp 179,38 44,58
1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp 0,2 0,05 2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 8,28 2,06 3 Đất phát triển khu công nghiệp 0 - 4 Đất xử lý chôn lấp rác thải 0 - 5 Đất tôn giáo tín ngưỡng 0,34 0,08 6 Đất nghĩa trang , nghĩa địa 2,46 0,61 7 Đất Sông suối , mặt nuớc chuyên dùng 22,9 7,00 8 Đất hạ tầng kỹ thuật 35,86 8,91 8.1 Đất giao thông 30,26 7,52 8.2 Đất thủy lợi 4,44 1,10 8.3 Đất xd công trình năng lượng 1,16 0,29 9 Đất phi nông nghiệp khác 49,44 11,83
9.1 Đất xây dựng công trình văn hoá xã 0 -
9.2 Đất xd công trình văn hóa xóm 0,72 0,18 9.3 Đất xd công trình y tế 0,08 0,02 9.4 Đất xd công trình giáo dục 2,08 0,52 9.5 Đất xd công trình TM-DV 0 - 9.6 Đất xd công trình TD-TT 1,85 0,46 11 Đất quốc phòng 18,69 4,64
10 ONT Đất ở nông thôn 44,71 11,11
III BCS Đất chưa sử dụng 31,18 7,74
1 Đất bằng chưa sử dụng 28,78 7,15 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 2,42 0,60
(Nguồn: UBND xã Đồng Bẩm)
* Rừng: Toàn xã có 1,9ha đất rừng chiếm 0,47% tổng diện tích đây là diện tích rừng phòng hộ do nhà nước quản lý.
* Đánh giá chung lợi thế: Là 1 xã có địa hình địa thế thuận lợi, đất đai phì nhiêu thích hợp cho việc giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất nông sản.
4.1.2.2. Về lĩnh vực văn hóa - xã hội
a) Dân số
- Quy mô dân số: 5.761 người. Trong đó: Nam: 2.794 và Nữ: 2.967 - Mật độ dân số: 4.205 người/km2
b) Lao động và việc làm
- Lao động trong độ tuổi: 3679 người; trong đó nữ: 1876 người; - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động: 35%.
Lao động nông nghiệp 1299 người, chiếm 35,3 %; Dịch vụ - thương mại 1595 người, chiếm 43,35%; tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 758 người, chiếm 21,35%.
Cơ cấu kinh tế năm 2011: Dịch vụ - thương mại 64,81%; tiểu thủ công