Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô chuồng nuôi đến sức sản xuất của gà isa brown giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín

49 2.5K 8
Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô chuồng nuôi đến sức sản xuất của gà isa brown giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh cho gà 10 Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12 Bảng 2.1. Thời gian chiếu sáng cho gà 28 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 29 Bảng 4.1. Theo dõi tiểu khí hậu các lô thí nghiệm trong chuồng nuôi 31 Bảng 4.3. Khối lượng cơ thể của gà qua các tuần tuổi (g) 35 Bảng 4.4. Tỷ lệ đồng đều (%) và điều chỉnh lượng thức ăn 36 cho gà thí nghiệm (g/con) 36 Bảng 4.5. Khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm giai đoạn hậu bị (g) 37 Bảng 4.6. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà thí nghiệm 39 Bảng 4.7. Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị 40 DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu đồ 4.1. Chi phí trực tiếp cho một gà hậu bị Isa brown…………………….…41 Biểu đồ 4.2. Hiệu quả kinh tế trên một gà hậu bị Isa brown……………………. . .42 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG 1 PHẦN 1 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra cơ bản 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2 1.1.3. Tình hình sản xuất 3 1.1.4. Đánh giá chung 5 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 6 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 6 1.2.2. Phương pháp tiến hành 7 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất 7 1.3. Kết luận và đề nghị 13 1.3.1. Kết luận 13 1.3.2. Đề nghị 13 PHẦN 2 15 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 15 2.1. Đặt vấn đề 15 2.1.1. Mục tiêu của đề tài 16 2.1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 16 2.2. Tổng quan tài liệu 16 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 16 Sinh trưởng nhanh và tiêu tốn thức ăn thấp luôn là mục tiêu của nhiều công trình nghiên cứu về lai tạo giống gia cầm 19 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 26 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu 27 2.3.2. Địa điểm 27 2.3.3. Thời gian 27 2.3.4. Nội dung nghiên cứu 28 2.3.5. Phương pháp nghiên cứu 28 2.3.6. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 29 2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu 31 2.4. Kết quả và thảo luận 31 2.4.1. Theo dõi tiểu khí hậu chuồng nuôi 31 2.4.2. Tỷ lệ nuôi sống 32 2.4.3. Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 34 2.4.4. Tỷ lệ đồng đều và kỹ thuật điều chỉnh 35 2.4.5. Khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm 37 2.4.6. Tình hình nhiễm một số bệnh ở gà thí nghiệm 39 2.4.7. Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị 40 Chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị là chỉ tiêu kinh tế quan trọng đến hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi. Kết quả tính toán chi phí trực tiếp cho 1 gà hậu bị thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.7 40 2.5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 42 2.5.1. Kết luận 42 2.5.2. Tồn tại 43 2.5.3. Đề nghị 43 45 PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra cơ bản 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1.Vị trí địa lý Sơn Cẩm là xã phía nam của Huyện Phú Lương, cách thành phố Thái Nguyên 7 km và trung tâm huyện 15 km về phía Nam, ranh giới của xã được xác định như sau: Phía Bắc giáp với xã Cổ Lũng. Phía Nam giáp với thành phố Thái Nguyên. Phía Đông giáp với Huyện Đồng Hỷ. Phía Tây giáp với Huyện Đại Từ. 1.1.1.2. Địa hình đất đai Xã Sơn Cẩm có diện tích tương đối lớn, diện tích toàn xã là 17 km 2 (1.682 ha). Trong đó: - Diện tích đất nông nghiệp là 597 ha. - Diện tích đất ở là 295 ha. - Diện tích đất lâm nghiệp là 387 ha. - Ngoài ra trong xã còn có nhiều khu tiểu thủ công nghiệp. 1.1.1.3. Giao thông Trên địa bàn xã Sơn Cẩm có tuyến quốc lộ 3 và tuyến quốc lộ 1B mới chạy qua. Dòng sông Cầu trên địa bàn ít được khai thác tiềm năng về vận chuyển đường thủy. Hai phần tách biệt của xã bởi sông Đu được nối liền bằng cầu Bến Giềng. Tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng chuyên chở khoáng sản cũng chạy qua địa bàn xã, chạy song song với tuyến quốc lộ 3. 1.1.1.4. Điều kiện khí hậu thủy văn Xã Sơn Cẩm mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có mùa đông phi nhiệt đới lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, có lượng mưa trung bình khá lớn. 1 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Tình hình dân cư quanh trại * Về dân cư Theo số liệu của ủy ban nhân dân xã thì dân số của xã trong năm 2012 là 13.207 với 3.259 hộ được chia làm 19 xóm, gồm 8 dân tộc anh em sinh sống là: Kinh, Sán Dìu, Hoa, Tày, Sán Chí,…Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 40 % dân số toàn xã. Đời sống văn hóa tinh thần của người dân những năm gần đây được nâng cao rõ rệt, hầu hết các hộ gia đình đều có phương tiện nghe nhìn như: đài, ti vi, sách báo. Đây là điều kiện để nhân dân trong xã nắm bắt kịp thời được các chủ trương của Đảng và Nhà Nước, các thông tin khoa học kỹ thuật để phục vụ đời sống hàng ngày. * Về y tế Trạm y tế xã luôn làm tốt các công tác dự phòng, các trương trình y tế Quốc Gia, duy trì và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trên địa bàn. Năm 2012, trạm xã đã khám và điều trị cho nhân dân được 11.000/7.000 lượt người, duy trì công tác tiêm chủng và cho trẻ em uống Vitamin đạt 100 %. Tỷ lệ người sử dụng nước sạch đạt 73 %. Xã cũng tổ chức khám sức khỏe cho các đối tương chính sách, tổ chức tập huấn VSATTP và khám định kỳ cho các đối tượng kinh doanh. * Về giáo dục Xã có nhiều cơ quan trường học đóng trên địa bàn xã như: trường Mầm Non Khánh Hòa, trường Tiểu học Sơn Cẩm I, trường Tiểu học Sơn Cẩm II, trường Trung học cơ sở Sơn Cẩm I, trường Trung học cơ sở Sơn Cẩm II, trường Phổ thông trung học Khánh Hòa. Các trường luôn thực hiện nghiêm túc quy định của ngành giáo dục, góp phần xây dựng nền giáo dục lành mạnh, điều kiện học sinh học tập ngày càng tốt hơn, làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài. * Về an ninh chính trị Xã có đội ngũ dân quân, an ninh từng bước nâng cao về chất lượng. Hai lực lượng này luôn phối hợp trong việc tuần tra canh gác, đảm bảo an ninh trật 2 tự trên địa bàn, duy trì chế độ trực ban; lập và làm kế hoạch hoạt động, ký cam kết giữa hai lực lượng về đảm bảo an ninh trật tự. Năm 2013, xã tổ chức tập huấn dân quân cho 121 đồng chí, tổ chức diễn tập TA/08 đạt kết quả, phối hợp với các đoàn thể ban Phòng chống tội phạm - Tệ nạn xã hội tổ chức 03 buổi tuyên truyền tại xóm Hiệp Lực, Cao Sơn 3 và Cao Sơn 2. Nói chung tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định. * Tình hình kinh tế Xã Sơn Cẩm có cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Nông - Công nghiệp, Lâm nghiệp và dịch vụ, tạo mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ thúc đẩy nhau. Tuy vậy, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm hơn 50 % thu nhập, bao gồm cả ngành trồng trọt và chăn nuôi. Đối với sản xuất nông nghiệp năm 2013 năng suất lúa bình quân đạt: 51,7 tạ/ha. Tổng sản phẩm lương thực có hạt đạt: 2.652,6 tấn. Chăn nuôi phát triển với quy mô nhỏ mang tính chất tận dụng là chủ yếu. 1.1.3. Tình hình sản xuất 1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng, là nguồn thu chủ yếu của nhân dân. Do vậy sản phẩm của ngành trồng trọt được người dân quan tâm và phát triển. Cây nông nghiệp chủ yếu trên địa bàn của xã là cây lúa, với diện tích trồng khá lớn (280 ha). Để nâng cao hiệu quả sản xuất, xã đã thực hiện thâm canh tăng vụ (2 vụ/năm), đưa các giống lúa mới có năng suất cao vào sản xuất. Ngoài ra, còn có một số cây khác được trồng khá nhiều như: khoai lang, lạc, ngô, đậu tương,… và một số rau màu khác được trồng xen giữa các vụ lúa nhưng chủ yếu là trồng vào mùa đông. Để nâng cao năng suất cây trồng, xã không ngừng đầu tư cải thiện hệ thống thủy lợi. Năm 2013, xã đã tu sửa tuyến mương của 2 hợp tác xã và các trạm bơm, hồ đập chứa nước phục vụ sản xuất, Người dân đã biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào sản xuất, mạnh dạn đưa các giống mới vào sản xuất. - Cây ăn quả: Diện tích trồng cây ăn quả khá lớn, song diện tích vườn tạp là chủ yếu, cây trồng thiếu tập trung lại chưa thâm canh, nên năng suất thấp. 3 Sản phẩm chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, chưa mang tính hàng hóa. Cây ăn quả chủ yếu là: na, nhãn, vải,… - Cây lâm nghiệp: Với đặc điểm của vùng trung du miền núi, do đó diện tích đất đồi núi khá cao. Xã đã có chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân nên diện tích đất lâm nghiệp đã được nâng cao (năm 2013 đã trồng mới và trồng lại được 43,5 ha rừng). Xã đã hướng dẫn hoạt động và khai thác gỗ trên địa bàn theo quy định. Trong năm 2013, hiện tượng chặt phá trái phép đã giảm. Xã đã làm tốt công tác phòng cháy chữa cháy, trong năm không xảy ra cháy rừng 1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi Ngành chăn nuôi của xã chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng các phụ phẩm của ngành trồng trọt là chủ yếu. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, con giống mới có năng suất cao, trang thiết bị hiện đại vào chăn nuôi nên sản phẩm của ngành chăn nuôi từng bước được nâng cao và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường cụ thể như sau: - Chăn nuôi trâu bò Tổng đàn trâu bò của xã năm 2013 khoảng 245 con, trong đó chủ yếu là trâu. Hình thức chăn nuôi trâu bò chủ yếu là tận dụng bãi thả tự nhiên và sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, nên thức ăn cung cấp cho trâu bò chưa thật đầy đủ cả về số lượng và chất lượng. Việc dự trữ thức ăn cho trâu bò vào vụ đông chưa được quan tâm đầy đủ, vì vậy về mùa đông trâu bò thường có sức khỏe kém nên hay mắc bệnh. Chuồng trại và công tác vệ sinh chưa được chú trọng, từ đó trâu bò thường xuyên bị mắc các bệnh ký sinh trùng và một số bệnh khác. - Chăn nuôi lợn Việc chăn nuôi lợn chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình với số lượng ít. Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt như: ngô, khoai, sắn,… Vì vậy, năng suất chăn nuôi lợn chưa cao. Tuy nhiên có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn cho chăn nuôi, biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như công tác thú y vào chăn 4 nuôi như: sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp ngoài thị trường để rút ngắn thời gian chăn nuôi cũng như tăng năng suất, chú trọng hơn vào công tác vệ sinh, chọn giống cũng như phòng bệnh cho vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Tổng sản lượng thịt hơi các loại năm 2013 là 880 tấn. - Chăn nuôi gia cầm Nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở xã Sơn Cẩm khá phát triển, chủ yếu là chăn nuôi gà theo hình thức chăn thả tự nhiên. Bên cạnh đó có một số hộ gia đình đã đầu tư vốn xây dựng trang trại quy mô từ 3.000 - 8.000 gà thịt/ lứa, sử dụng thức ăn hỗn hợp của một số công ty như: C.P, Dabaco. Năm 2013, xã đã thực hiện tiêm phòng Cúm cho đàn gia cầm tổng 3 lần tiêm được 64.239 lượt con, tổ chức phun thuốc khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn xã, khống chế các loại dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. Áp dụng lịch tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh nghiêm ngặt, ngoài ra còn áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên đã đưa năng suất lên cao. Trong năm 2013, xã đã thực hiện tiêm phòng Cúm cho đàn gia cầm tổng 3 lần tiêm được 64239 lượt con, tổ chức phun thuốc khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn xã, khống chế các loại dịch bệnh, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn. 1.1.4. Đánh giá chung 1.1.4.1. Thuận lợi Xã Sơn Cẩm là xã phía Nam của huyện Phú Lương có đường quốc lộ 3 chạy qua. Xã có nhiều tài nguyên thiên nhiên, gồm các loại nguyên liệu nông lâm sản, quặng, than, Xã tiếp giáp với một vùng trung tâm đào tạo và khoa học lớn của vùng núi đó là thành phố Thái Nguyên và các trung tâm công nghiệp Sông Công cách thành phố khoảng 30 km về phía Hà Nội. Với những điều kiện này, xã có thể gửi cán bộ kỹ thuật đi đào tạo tại các trường trung tâm dạy nghề để về phục vụ cho xã. Ngoài ra với kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, gắn với vùng kinh tế trọng điểm phía bắc với các tỉnh vùng núi phía Bắc nên thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước tạo điều kiện cho nền kinh tế của xã phát triển, cũng như việc tiếp cận khoa học kỹ thuật của xã thuận lợi hơn 5 1.1.4.2. Khó khăn Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, nhiều nơi còn ở tình trạng yếu kém, hạn chế khả năng thu hút đầu tư vào địa bàn hoặc không khuyến khích đầu tư trong dân. Sản xuất nông nghiệp trong xã vẫn là chủ yếu, năng suất lao động xã hội thấp, khả năng tích lũy không đáng kể. - Không có khu vực vành đai, vùng đệm, nên công tác phòng bệnh còn gặp nhiều khó khăn. - Đất đai bạc màu, nghèo chất dinh dưỡng và khí hậu của một số tháng trong năm không thuận lợi nên việc sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. - Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp được hình thành từ lâu nên thiết bị công nghệ quá cũ và lạc hậu, sản phẩm còn hạn chế. Các mỏ than khai thác từ lâu, hầu như đã cạn kiệt, khó khai thác. - Xã còn thiếu nhiều lao động có tay nghề cao, các nhà quản lý kinh doanh có chuyên môn giỏi, có trình độ đáp ứng những thách thức gay gắt của nền kinh tế thị trường. 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất * Công tác chăn nuôi - Thực hiện chọn giống gà. - Công tác chăm sóc nuôi dưỡng: Tiến hành thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng gà hậu bị. Công tác thú y có vai trò quan trọng đến việc chăn nuôi, nó quyết định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện nuôi quảng canh. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Vì vậy công tác thú y luôn được ban lãnh đạo xã quan tâm, chú trọng. Năm 2013 xã đã thực hiện tiêm phòng cho vật nuôi và đạt được một số kết quả sau: - Tổ chức tiêm phòng dại cho đàn chó 2 đợt được 3199 lượt con/2974 con (trong đó bổ sung lần 2 được 225 con). - Tiêm phòng cúm cho gia cầm 3 đợt với 64.239 lượt con. - Tổ chức tiêm phòng cho đàn trâu bò 2 đợt tiêm với 453 lượt con. 6 [...]... pháp nghiên cứu 2.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Gà Isa brown giai đoạn 0 - 18 tuần tuổi 2.3.2 Địa điểm - Tại trại gà xã Sơn Cẩm - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên 2.3.3 Thời gian - Từ ngày: 09/12/2013 - 31/05/2014 28 2.3.4 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô chuồng nuôi tới khả năng sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên 2.3.5 Phương pháp nghiên cứu. .. chuồng kín tại Thái Nguyên” 2.1.1 Mục tiêu của đề tài - Đánh giá khả năng sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị - Ảnh hưởng của tiểu khí hậu chuồng nuôi tới khả năng sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị 2.1.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong các nghiên cứu tiếp theo - Cơ sở khoa học để khuyến cáo người dân cách nuôi dưỡng... nhiều quy mô trang trại lớn Đây là giống gà cho năng suất trứng cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi Tuy nhiên, quy mô đàn ảnh hưởng như thế nào đến sức sản xuất trứng của gà thương phẩm Isa brown chưa được nghiên cứu nhiều, vì vậy em đã thực hiện đề tài: Nghiên 16 cứu ảnh hưởng của quy mô chuồng nuôi đến sức sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị nuôi chuồng. .. chỉnh theo độ tuổi của gà, ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường - Giai đoạn hậu bị: Gà nuôi sinh sản từ 6 - 18 tuần tuổi, giai đoạn này lượng thức ăn cho gà được xác định trong khẩu phần ăn theo các giai đoạn khác nhau (giai đoạn 6 - 10 tuần tuổi và từ 10 - 18 tuần tuổi) Ở giai đoạn này cho ăn khống chế có thể dùng 1 trong 2 phương pháp: Là cho gà 2 ngày ăn 1 ngày nhịn hoặc ngày nào cũng cho... lượng gà (gà /chuồng) Lô I Lô II Isa brown Isa brown 3000 5000 Tuổi gà thí nghiệm 0 - 18 TT Thức ăn Diện tích chuồng nuôi (m2) Dabaco 340 Phương thức nuôi 475 Chuồng kín Gà thí nghiệm được phân ra làm 2 lô, mỗi lô một chuồng, lô I 3000 gà, lô 2 5000 gà, gà ở mỗi lô cùng được nhập về trong một ngày, cùng ngày tuổi, cùng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, công tác về thú y, phương thức nuôi như nhau Cân gà vào... sóc nuôi dưỡng Tùy theo từng giai đoạn phát triển của gà và tùy từng loại gà mà ta áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp - Giai đoạn úm gà con: Khi chuyển từ khu ấp trứng về chuồng nuôi chúng tôi tiến hành cho gà con vào quây và cho gà uống nước ngay Nước uống cho gà phải sạch và pha B.complex + vitamin C + đường glucoza 5% cho gà uống hết lượt sau 2 – 3h mới cho gà ăn bằng máng Giai đoạn. .. Nghiêm chỉnh chấp hành quy định tại cơ sở - Tham khảo các tài liệu chuyên môn để thực tập đạt kết quả cao 1.2.3 Kết quả phục vụ sản xuất 1.2.3.1 Công tác chăn nuôi Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến hành nuôi gà theo quy trình cụ thể như sau: - Ứng dụng kỹ thuật chăn nuôi gà thịt - Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà Trước khi cho gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng tôi tiến... tiêu chuẩn hướng dẫn của hãng sản xuất, thực hiện lên khẩu phần cho gà Isa brown theo từng giai đoạn - Về quy trình chăm sóc nuôi dưỡng: Đảm bảo tỷ lệ nuôi sống, sức sản xuất và tốc độ tăng khối lượng của chúng tôi thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng theo đúng hướng dẫn của trại - Chế độ chiếu sáng: thực hiện theo đúng hướng dẫn của trại Bảng 2.1 Thời gian chiếu sáng cho gà Tuần tuổi 0-2 3-4 5-7 8... vaccine cho đàn gà thịt, gà hậu bị 7, 14, 21 và 42 ngày tuổi + Chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị bệnh cho đàn gà đẻ, gà hậu bị, gà thịt + Phun thuốc sát trùng vệ sinh chuông trại chăn nuôi 13 + Nuôi đàn gà hậu bị 1.3 Kết luận và đề nghị 1.3.1 Kết luận 1.3.1.1 Bài học kinh nhiệm Qua thời gian thực tập ở nông hộ thuộc xã Sơn Cẩm, huyện Phú Lương, được sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo xã, của cán bộ kỹ thuật... tiêu thụ/mái là 6,9 kg (gà mái bố mẹ), 6,6 kg (gà mái thương phẩm) 20 2.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gia cầm Sức sản xuất trứng là đặc điểm phức tạp và biến động, nó chịu ảnh hưởng bởi tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài - Giống, dòng: Ảnh hưởng đến sức sản xuất một cách trực tiếp Cụ thể giống Leghorn trung bình có sản lượng 250 - 270 trứng/năm Về sản lượng trứng, những . brown giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín tại Thái Nguyên” 2.1.1. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá khả năng sản xuất của gà Isa brown giai đoạn hậu bị. - Ảnh hưởng của tiểu khí hậu chuồng nuôi tới. trứng của gà thương phẩm Isa brown chưa được nghiên cứu nhiều, vì vậy em đã thực hiện đề tài: Nghiên 15 cứu ảnh hưởng của quy mô chuồng nuôi đến sức sản xuất của gà Isa brown giai. thịt, gà hậu bị 7, 14, 21 và 42 ngày tuổi. + Chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị bệnh cho đàn gà đẻ, gà hậu bị, gà thịt. + Phun thuốc sát trùng vệ sinh chuông trại chăn nuôi. 12 + Nuôi đàn gà hậu bị. 1.3.

Ngày đăng: 17/11/2014, 10:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên

  • 1.1.1.1.Vị trí địa lý

  • 1.1.1.2. Địa hình đất đai

  • 1.1.1.3. Giao thông

  • 1.1.1.4. Điều kiện khí hậu thủy văn

  • 1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

  • 1.1.2.1. Tình hình dân cư quanh trại

  • 1.1.3. Tình hình sản xuất

  • 1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt

  • 1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi

  • 1.1.4. Đánh giá chung

  • 1.1.4.1. Thuận lợi

  • 1.1.4.2. Khó khăn

  • 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất

  • * Công tác chăn nuôi

  • 1.2.2. Phương pháp tiến hành

  • 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất

  • 1.2.3.1. Công tác chăn nuôi

  • 1.2.3.2. Công tác thú y

  • 1.3.1. Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan