Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô chuồng nuôi đến sức sản xuất của gà isa brown giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín (Trang 33 - 35)

Tỷ lệ nuôi sống

Hàng tuần cân, theo dõi chặt chẽ và ghi chép đầy đủ số lượng gà còn lại và số lượng gà chết, từ đó tính tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi theo công thức sau:

Tỷ lệ sống (%) = x 100

- Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy: Cân gà trước khi đưa vào thí nghiệm, sau đó tiến hành cân gà hàng tuần, thời gian vào buổi sáng sớm trước lúc cho gà ăn. Quây ngẫu nhiên 50 - 60 con, dùng cân có độ chính xác cao, cân từng con gà có trong quây. Từ lúc mới nở đến 3 tuần tuổi dùng cân có độ chính xác 0,1gam. Từ tuần thứ 4 trở đi gà thí nghiệm được cân bằng cân có độ chính xác 2 - 5 gam.

Tỷ lệ đồng đều và kỹ thuật điều chỉnh

Tỷ lệ đồng đều được dùng để đánh giá chất lượng đàn giống và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Trong chăn nuôi gà hậu bị, do cho ăn hạn chế, gà luôn bị đói nên chúng thường tranh nhau ăn, hậu quả là đàn gà không đồng đều. Đàn gà không đồng đều còn có thể do chất lượng đàn giống thấp, độ phân ly khối lượng cao.

Để tính độ đồng đều, người ta thường xác định khoảng đồng đều (H) H= x ± 10% x

Nếu một đàn gia cầm có số cá thể có khối lượng nằm trong khoảng đồng đều H đạt:

>80% rất tốt 70 - 80% tốt

60 - 69% trung bình <60% kém

Khả năng sử dụng thức ăn của gà thí nghiệm

Hàng tuần, sau khi cân gà, tính toán lượng thức ăn tuần tiếp theo của gà dựa vào tiêu chuẩn ăn và khối lượng thực tế của đàn gà. Theo dõi và ghi chép cẩn thận lượng thức ăn sử dụng của đàn gà và tình hình sử dụng thức ăn để có biện pháp giải quyết cho tuần tiếp theo.

Tình hình nhiễm một số bệnh của gà thí nghiệm

Hàng ngày, theo dõi và ghi chép tình hình sức khỏe và bệnh tật của đàn gà thí nghiệm đề xuất các biện pháp can thiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô chuồng nuôi đến sức sản xuất của gà isa brown giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín (Trang 33 - 35)