Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô chuồng nuôi đến sức sản xuất của gà isa brown giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín (Trang 30 - 31)

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở nước ta, trong những năm gần đây, nghành chăn nuôi gia cầm ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, sản lượng và chất lượng cũng như hiệu quả kinh tế. Nhiều giống gà mới đã được nhập theo các con đường như: Viện trợ, hợp tác hoặc mua giống, đã làm cho cơ cấu đàn gà giống trứng, giống thịt du nhập vào nước ta ngày càng phong phú, như các giống gà Isa brown, Hybro, Glodline54, Tam Hoàng, Kabir, gà Ai Cập… Từ năm 1990 trở lại đây công tác nghiên cứu về gia cầm đã được các nhà khoa học ở Việt Nam quan tâm trên nhiều khía cạnh như: khả năng sinh trưởng, sinh sản, hiệu suất sử dụng thức ăn, quy trình nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh, nuôi thích nghi, tạo giống, dòng lai có năng suất cao, chất lượng tốt hơn…

Nước ta nhập gà Isa brown năm 1998 từ nước Cộng hòa Pháp, đây là giống gà chuyên trứng. Đến nay sau hơn chục năm, giống gà này đã thể hiện được tính ưu việt về năng suất và chất lượng, được người chăn nuôi ưa chuộng.

Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hoài Anh, (2004) [1] gà Isa brown nuôi tại Bắc Ninh có tỷ lệ đẻ cao, tuổi đạt đỉnh cao là 30 tuần tuổi với tỷ lệ đẻ 96,34 %.

Theo Nguyễn Nhật Xuân Dung và cộng sự (2010) [5] khi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của kiểu nuôi chuồng kín thông gió và chuồng hở trên khẩu phần bổ sung 1 và 3% dầu đậu nành được tiến hành trên 140 gà mái giống Isa brown có tuổi đẻ là 43 tuần cho thấy chỉ tiêu về chất lượng trứng như khối lượng trứng, chỉ số hình dạng, chỉ số lòng trắng đặc, tỷ lệ vỏ, tỷ lệ

lòng đỏ, lòng trắng và đơn vị Haugh của gà nuôi chuồng hở tốt hơn chuồng thông gió (P<0,01). Bổ sung 1 % dầu cũng có chất lượng trứng tốt hơn 3 %. Gà nuôi chuồng kín thông gió mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng vốn đầu tư ban đầu cao hơn.

2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đã và đang phát triển mạnh về số lượng và chất lượng, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Hà Lan, Đức… Theo tài liệu của FAO công bố: Năm 1997 sản lượng thịt gia cầm trên thế giới đạt trên 59 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với năm 1996. Đứng đầu thế giới về sản lượng thịt gia cầm vẫn là Mỹ (25,3 %). Từ năm 1994 Trung Quốc đã vượt Brazil để chiếm vị trí thứ 2 (19,5 %), có 41 nước chăn nuôi gia cầm phát triển đảm đương 90 % sản lượng thịt gia cầm. Năm 1998 có 9 nước đạt sản lượng thịt gia cầm trên 1 triệu tấn (dẫn theo Nguyễn Duy Hoan và cs 1998 [11]).

Đến năm 2005, sản xuất trứng gia cầm đứng đầu vẫn là Mỹ với 24.348.000 tấn (41,1 %), Nga 5.330.000 tấn (9 %), Nhật Bản 2.492.000 tấn (4,2 %), Trung Quốc 2.465.000 tấn (4,2 %)… Cả thế giới là 59.233.000 tấn.

Theo Van Hone P. 1991 [20] khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm lượng NH3, CO2, H2S được sinh ra trong đất độn chuồng cao. Vì khi mật độ gà đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng nuôi tăng, nên sẽ ảnh hưởng đến việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ chuồng nuôi khá cao cùng nhiệt độ không khí cao.

2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của quy mô chuồng nuôi đến sức sản xuất của gà isa brown giai đoạn hậu bị nuôi chuồng kín (Trang 30 - 31)