1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển bền vững nghề mộc tại xã yên bắc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam

101 721 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 669,5 KB

Nội dung

Xuất phát từ những thực tế và những khó khăn trong nghề mộc tại xãYên Bắc, tôi xin đề ra một số giải pháp để phát triển bền vững nghề mộc tạiđịa phương trong thời gian tới: - Đáp ứng nhu

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng những nghiên cứu và số liệu trong khoá luậnnày là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một khoá luận hay nghiên cứunào trước đây

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ thực hiện khoá luận này đều đã được cảm

ơn và các thông tin trích dẫn trong khoá luận đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Duy Trường

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơnBGH Nhà trường; Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong Khoa Kinhtế&PTNT đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gianhọc tập và rèn luyện ở trường

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Nguyễn HữuNgoan - Bộ môn Phân tích định lượng, đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉbảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứu Đồng thời, tôi bày tỏ lòng biết ơnchân thành của mình tới các thầy cô trong Khoa Kinh tế & PTNT đã giúp đỡtôi trong quá trình triển khai khoá luận tốt nghiệp

Trong quá trình thực tập, tôi xin chân thành cảm ơn các chú, các bác,các anh chị công tác tại UBND xã Yên Bắc; các hộ gia đình, cơ sở làm nghềmộc trên địa bàn xã Yên Bắc đã tiếp nhận tôi, tận tình giúp đỡ cung cấp sốliệu và những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tàinày

Do điều kiện năng lực bản thân còn hạn chế, khoá luận có thể còn cóchỗ thiếu sót, tôi mong được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến xây dựng của cácthầy cô và bạn bè để khoá luận được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2014

Tác giả

Nguyễn Duy Trường

Trang 3

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, pháttriển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là hết sức quan trọng, góp phần nângcao đời sống nhân dân, thay đổi bộ mặt của phần lớn lao động nông thôn XãYên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là địa phương có điều kiện thích hợpcho việc phát triển nghề mộc gia dụng Về cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng luônđược địa phương tu bổ kịp thời nhằm phục vụ cho việc sản xuất được thuậnlợi

Nghề mộc tại xã Yên Bắc không phải là nghề truyền thống và mới chỉphát triển thực sự trong vài năm trở lại đây, hiện tại nghề mộc đã đem lại lợiích rất lớn cho các cơ sở nơi đây, nhưng chỉ chú trọng đến kinh tế là chưa đủ

Vì vậy tôi chọn đề tài: “Phát triển bền vững nghề mộc tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam” nhằm đề xuất một số giải pháp để phát triển bền

vững nghề mộc tại địa phương

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: Hệ thống hóa cơ sở lí luận vàthực tiễn về phát triển và phát triển bền vững Đánh giá thực trạng phát triển

và hiệu quả sản xuất của các hộ làm nghề mộc tại xã Yên Bắc Từ đó, đề xuấtcác giải pháp nhằm phát triển bền vững nghề mộc tại xã Yên Bắc trong thờigian tới

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu truyền thống, điều tra sốliệu tại 40 cơ sở sản xuất để tìm hiểu tình hình sản xuất và môi trường xungquanh các cơ sở Thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp bằng cách sử dụng bảng câuhỏi phỏng vấn Kết quả được tổng hợp và sử lý trên Excel để thấy được tìnhhình phát triển của nghề mộc và đưa ra những nhận xét, phân tích cụ thể

Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chính: Tình hình sản xuấtnghề mộc tại xã Yên Bắc và các nhân tố chính ảnh hưởng tới nghề mộc tại địa

Trang 4

phương, thông qua điều tra các cơ sở sản xuất, kết quả và hiệu quả sản xuất,tình hình lao động và ô nhiễm môi trường tại các cơ sở nghề mộc

Định hướng phát triển trong thời gian tới:

- Đảm bảo lợi ích kinh tế, chú trọng mở rộng thị trường cho sản phẩm,chú ý tới chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và đầu ra nhằm tạo uy tín chosản phẩm

- Đảm bảo vấn đề xã hội trong tổng thể phát triển bền vững Tạo công

ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động Có chế độ chính sách, hỗtrợ người lao động gắn bó hơn với nghề

- Giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường do phát triển nghề mộc gây racho thợ mộc và người dân xung quanh

Xuất phát từ những thực tế và những khó khăn trong nghề mộc tại xãYên Bắc, tôi xin đề ra một số giải pháp để phát triển bền vững nghề mộc tạiđịa phương trong thời gian tới:

- Đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hộ sản xuất

- Giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực tại Yên Bắc

- Đổi mới công nghệ và đầu tư vốn ứng dụng công nghệ vào sản xuất

- Nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã và đa dạng hóa sản phẩm

- Khuyến khích các xưởng sản xuất lớn tiến tới phát triển thành doanhnghiệp

- Xây dựng thương hiệu

- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Chính sách xã hội

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 5

DANH MỤC BẢNG 15

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 16

PHẦN I 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Quan điểm về phát triển 4

2.1.2 Quan điểm về phát triển bền vững 4

2.1.3 Phát triển bền vững ở nước ta 8

2.1.4 Phát triển bền vững ngề mộc 10

2.1.5 Các yếu tố tác động đến phát triển ngành nghề mộc ở nông thôn 14

2.2 Cơ sở thực tiễn 18

2.2.1 Phát triển tiểu thủ công nghiệp bền vững ở một số nước trên thế giới .18 2.2.2 Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp 22

Trang 6

2.2.3 Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nước ta 24

2.2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan 26

PHẦN III 28

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28

3.1.2 Điều kiện xã hội 30

3.1.3 Đặc điểm kinh tế 32

3.2 Phương pháp nghiên cứu 35

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 35

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 35

3.2.4 Phương pháp xử lý và tổng hợp tài liệu 36

3.2.5 Phương pháp phân tích thống kê 36

3.2 6 Phương pháp so sánh 36

3.2.7 Phương pháp chuyên gia chuyên khảo 36

3.2.8 Phương pháp SWOT 37

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu 37

Các chỉ tiêu về phát triển gồm: 37

3.3.1 Phát triển bề rộng 37

3.3.2 Phát triển theo chiều sâu 38

PHẦN IV 40

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

4.1 Thực trạng sản xuất đồ gỗ tại hai điểm chính thôn Đôn Lương và Quan Nha 40

4.1.1 Tình hình sử dụng nguồn lực trong sản xuất đồ gỗ gia dụng tại xã 40

4.1.2 Tổng hợp chi phí để sản xuất ra sản phẩm mộc gia dụng 50

4.1.3 Kết quả và hiệu quả của ngành nghề sản xuất mộc gia dụng ở địa bàn 52

Trang 7

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững nghề mộc tại xã Yên Bắc

58

4.2.1 Nhân tố chủ quan 58

4.3 Đánh giá chung về phát triển bền vững nghề mộc gia dụng ở Yên Bắc 72

4.3.1 Điểm mạnh 72

4.3.2 Điểm yếu 73

4.3.3 Cơ hội 75

4.3.4 Thách thức 75

4.4 Định hướng và giải pháp phát triển bền vững nghề mộc gia dụng tại Yên Bắc 77

4.4.1 Định hướng 77

4.4.2 Giải pháp phát triển nghề mộc tại xã Yên Bắc theo hướng bền vững 79

Phần V 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

5.1 Kết luận 90

5.2 Kiến nghị 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011 - 2013

29

Bảng 3.2 Dân số và lao động của xã qua 3 năm 2011 - 2013 31

Bảng 3.3 Tình hình phát triển kinh tế và cơ cấu kinh tế của xã qua 3 năm 2011, 2012, 2013 32

Bảng 4.1: Số lượng các cơ sở sản xuất phân theo loại hình (2011 – 2013) 41

Bảng 4.2 Tình hình chung về các cơ sở và chủ của các cơ sở sản xuất 43

Bảng 4.3 Tình hình sử dụng và huy động vốn tại các cơ sở điều tra 2013 46

Bảng 4.4 : Giá đầu vào trung bình các loại gỗ theo từng quy mô sản xuất 48

Bảng 4.5 Tổng hợp chi phí sản xuất của các cơ sở điều tra năm 2013 51

Bảng 4.6 Khối lượng và giá trị sản phẩm tiêu thụ tại các cơ sở điều tra năm 2013 55

Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế của các cơ sở điều tra năm 2013 57

Bảng 4.8 Máy móc phục vụ sản xuất (tính bình quân cho 1 cơ sở) 62

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của sản xuất đồ gỗ gia dụng tới môi trường 69

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng tới sức khỏe cộng đồng năm 2013 70

Bảng 4.11 Phân tích SWOT trong sản xuất đồ gỗ gia dụng tại các cơ sở tại Yên Bắc 75

Trang 9

DANH M C SỤC SƠ ĐỒ Ơ ĐỒ ĐỒ

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất ra một sản phẩm đồ gỗ gia dụng 61

Sơ đồ 2: Kênh cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất 63

Đồ thị 1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm nghề mộc theo thị trường nội địa năm 2013 66

Trang 10

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CN – TTCN - XD : Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

NN - TS : Nông nghiệp – thủy sản

Trang 11

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta đang trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, chútrọng phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu Bên cạnh đó việc phát triểnkinh tế xã hội ở khu vực nông thôn cũng nằm trong tầm nhìn chiến lược củaĐảng và nhà nước, vì lao động ở nông thôn chiếm tới gần 70% lao động cảnước nhằm tiến tới mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài Hướng phát triểnchính là tạo thêm công ăn việc làm cho người dân sau những vụ mùa gặt háinhư sản xuất các hàng tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ Một trongnhững sản phẩm thủ công mỹ nghệ đó là sản phẩm của nghề mộc

Nghề mộc làm ra những sản phẩm không thể thiếu đặc biệt với đờisống sinh hoạt của con người, quan trọng hơn cả qua mỗi thời kì phát triểncủa xã hội, đồ mộc cũng được thay đổi theo chiều hướng phát triển tích cực

nó mang đậm tính văn hoá dân tộc, giá trị sử dụng ngày càng tăng Đồ mộcrất đa dạng và phong phú nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống vật chấttinh thần của con người, phần lớn được sản xuất tại các làng nghề truyềnthống mỗi một sản phẩm được tạo ra những nét tinh sảo được thể hiện trênmỗi sản phẩm và được thể hiện qua bàn tay khéo léo của người thợ, phần lớnsản phẩm mộc được phục vụ qua các lĩnh vực lớn là: phục phụ cho nhữngcông trình công cộng, sinh hoạt dân dụng và làm đồ thờ cúng

Tuy không phải làng nghề truyền thống nhưng nghề mộc đã trở thànhmột nghề tạo thu nhập chính đối với nhiều người dân tại xã Yên Bắc – huyệnDuy Tiên – Hà Nam Việc phát triển nghề mộc đã đem lại hiệu quả kinh tế -

xã hội, tạo ra việc làm cho nông dân, nâng cao thu nhập Song, bộ mặt củanông thôn tại địa bàn hiện nay đã “thay đổi” theo nhiều nghĩa Trong đó có cả

sự thay đổi rõ rệt về chất lượng cuộc sống, cơ sở vật chất ngày càng phát triểnkéo theo những tiêu cực về sức khỏe người dân và ô nhiễm môi trường Vì

Trang 12

vậy cần có những biện pháp phát triển nghề mộc sao cho hài hòa được hiệuquả, ổn định về kinh tế, đảm bảo về môi trường tiến tới phát triển bền vữngnghề mộc tại địa bàn xã Yên Bắc.

Từ đó tôi chọn: “ Phát triển bền vững nghề mộc tại xã Yên Bắc – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam” làm đề tài nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng phát triển nghề mộc tại địa bàn xã Yên Bắc, từ đó

đề xuất giải pháp phát triển bền vững cho nghề mộc, đồ gỗ tại địa phương

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sự phát triển của nghề mộc tại xã Yên Bắc, huyệnDuy Tiên, tỉnh Hà Nam

Chủ thể nghiên cứu là các hộ làm nghề mộc, sản xuất kinh doanh đồ gỗ

và các hộ sống xung quanh tại địa bàn xã

Trang 13

Đưa ra các hướng đi bền vững cho phát triển nghề mộc cho các đơn vịsản xuất trong xã.

+ Phạm vi không gian: xã Yên Bắc – huyện Duy Tiên – tỉnh Hà Nam

+ Phạm vi thời gian của số liệu: Số liệu của đề tài được thu thập trong 3 năm

từ 2011, 2012, 2013

Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 07/01/2014 đến ngày 03/06/2014

Trang 14

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Quan điểm về phát triển

Phát triển là tính tất yếu của xã hội loài người và mỗi quốc gia, là quyluật chung của mọi thời đại, mọi quốc gia, là mục tiêu trung tâm của mọichính phủ, là trách nhiệm chính trị của mỗi quốc gia Phát triển bao gồmnhiều thành tố khác nhau: kinh tế, kĩ thuật, xã hội văn hóa và không gian

Phát triển là sự tăng trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấunền kinh tế, sự tăng lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra,

sự đô thị hóa, sự tham gia của các dân tộc trong quá trình tạo ra các thay đổinói trên là những nội dung của sự phát triển Phát triển là sự nâng cao phúc lợicủa nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dụcsức khỏe và bảo vệ môi trường

Cần có sự phân biệt giữa tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng chỉ là

sự tăng lên về mặt số lượng, quy mô hay khối lượng mà không có sự thay đổi

về chất Với phát triển, nó bao gồm cả sự thay đổi cả về lượng và về chất, khilượng đã đạt tới mức tối đa sẽ dẫn tới sự thay đổi về chất

Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệchặt chẽ với nhau Tăng trưởng diễn tả động thái gia tăng về quy mô, sảnlượng của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh về sự thay đổi chất lượng củakinh tế xã hội để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội

2.1.2 Quan điểm về phát triển bền vững

Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào

năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội

Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nộidung rất đơn giản: "Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới

Trang 15

phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và

sự tác động đến môi trường sinh thái học"

Từ giữa thập niên 80 đến đầu thập niên 90, con người phải đối mặt vớitình trạng suy thoái về nguồn lực và suy giảm, ô nhiễm môi trường do côngnghiệp hóa phát triển không theo đúng quy luật Trước tình hình đó các tổchức, hiệp hội trên thế giới đã nhóm họp, bàn bạc và đưa ra khái niệm mới vàgiải pháp về phát triển đó là phát triển bền vững

Năm 1992, tại Rio de Janneiro, các đại biểu tham gia Hội nghị về Môitrường và Phát triển của Liên hiệp quốc đã gửi đi một thông điệp rõ ràng tớitất cả các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòahợp kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường Hội nghị cũng táikhẳng định về phát triển bền vững: “ Phát triển bền vững là phát triển nhằmthỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đápứng nhu cầu ở thế hệ tương lai” Hội nghị đã đưa ra 2500 khuyến nghị hànhđộng của cộng đồng quốc tế về phát triển bền vững Ví dụ các đề xuất vềgiảm các mô hình sản xuất tiêu dùng gây lãng phí; xóa đói giảm nghèo; bảo

vệ nguồn nước, không khí; thúc đẩy nông nghiệp phát triển Các chương trình

về phát triển bền vững tiếp tục được hoàn thiện vào Hội nghị thượng đỉnh(2002) họp tại Johannesburg kèm theo đánh giá 10 năm thực hiện chươngtrình nghị sự 21

Theo Tổ chức ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): “Phát triển bềnvững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồntài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường Phát triển bền vững cần phảiđáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năngcủa chúng ta đáp ứng các nhu cầu của thế hệ trong tương lai”

Theo ủy ban quốc tế về môi trường Liên hợp quốc (1997), phát triểnbền vững là quá trình trong đó việc khai thác và sử dụng tài nguyên, hướngđầu tư, hướng phát triển của công nghệ, kĩ thuật và sự thay đổi về tổ chức là

Trang 16

thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng về nhu cầu hiện tại và tương lai củacon người.

Từ các khái niệm đã được đưa ra ta có thể thấy: “ Phát triển bền vững

là quá trình phát triển hợp lí, hài hòa, chặt chẽ giữa 3 mặt của sự phát triển, đó

là hiệu quả kinh tế, công bằng ổn định xã hội và bảo vệ môi trường” Điểmquan trọng nhất chính là con người là trung tâm của mọi sự phát triển

PTBV về kinh tế: Cần có sự phân biệt rõ ràng giữa tăng trưởng và phát triển.

Tăng trưởng chú trọng tới số lượng và tích lũy trong khi phát triển luôn chú ýtới tiềm năng và phẩm chất, phục vụ con người 1 cách toàn diện cả về vật chấtlẫn tinh thần Mục tiêu của PTBV kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định,với cơ cấu hợp lí, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của người dân,tránh được sự suy thoái trong tương lai, tránh nợ nần cho thế hệ mai sau

Các điều kiện cần thiết để đạt được sự phát triển bền vững về kinh tế:+ Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, lâu dài

+ Phát triển kinh tế dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tiến bộ, phát huy những lợi thế có sẵn của đất nước và xu thế của thờiđại Với những quốc gia đang phát triển thì tăng trưởng cần phải giảm tỷtrọng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩmngành công nghiệp, dịch vụ, phát triển kinh tế tri thức Khuyến khích các môhình sản xuất, tiêu dùng thân thiện, bảo vệ môi trường

Trang 17

+ Tăng trưởng kinh tế phải giả phóng, phát huy mọi tiềm lực, sức sảnxuất Thực hiện sự cân đối nền kinh tế vĩ mô về tài chính, tiền tệ Nâng caokhả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

PTBV về môi trường: Là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả

nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn, sử lý và kiểm soát cóhiệu quả ô nhiễm môi trường Nghĩa là phải bảo vệ khả năng tái sinh của hệsinh thái, nhịp độ gia tăng sử dụng tài nguyên có khả năng tái sinh phải thấphơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không có khả năng tái sinh phảitùy thuộc khả năng sáng chế tư liệu thay thế

PTBV về môi trường cần chú ý vài điểm sau:

+ Tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm, suy thoái và hủy hoại môitrường Trong thực tế khi thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhiều quốcgia đã không quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường Không những khaithác làm cạn kiệt tài nguyên mà còn tạo chất thải làm ô nhiễm môi trường, đedọa trực tiếp môi trường sống của con người hiện tại và trong tương lai

+ Tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiếtkiệm hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Phải sử dụng công nghệ tiên tiến để hạnchế tình trạng ô nhiễm môi trường Tính toán khả năng phục hồi của các tàinguyên thiên nhiên

+ Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thựcthực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm

PTBV về xã hội: Xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự

phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnhvực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triểntiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được

Khía cạnh này gồm một số nội dung sau:

+ Ổn định dân số

+ Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị

Trang 18

+ Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa

+ Nâng cao học vấn, xóa mù chữ

+ Bảo vệ đa dạng văn hóa

+ Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới

+ Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyếtđịnh

+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo, giảiquyết việc làm cho người dân, chống thất nghiệp Bảo đảm mọi người có cơhội bình đẳng tiếp cận được các quyền lợi xã hội

Tóm lại, phát triển bền vững phải đặt trong mối quan hệ giữa kinh tế,môi trường và xã hội, lấy đó làm tiền đề cho sự phát triển trong thời gian dài.Ngay khi phát triển kinh tế đã phải tính đến sự bền vững Tức là không chỉquan tâm tới tốc độ tăng trưởng mà còn phải thực hiện được ba mục tiêu kinh

tế - xã hội - môi trường để hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao chấtlượng cuộc sống hướng tới con người và phục vụ con người ngày càng tốthơn Bên cạnh đó không thể thiếu được đó là mọi người đều có quyền bìnhđẳng, quyền tự do và quyền được hưởng các lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên

và mưu cầu hạnh phúc Tất cả các thế hệ đều có quyền như nhau trong việcthỏa mãn nhu cầu của bản thân mình Mọi người đều có quyền và nghĩa vụnhư nhau trong việc bảo vệ môi trường sống vượt lên mọi ranh giới văn hóađịa lý, xã hội

2.1.3 Phát triển bền vững ở nước ta

Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là một chiến lược khung,bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địaphương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợphành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước trong thế kỷ 21 Chiếnlược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020,cũng như xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển của

Trang 19

các ngành, địa phương, nhằm kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa pháttriển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảođảm sự phát triển bền vững đất nước

Trong quá trình triển khai, thực hiện, Định hướng chiến lược phát triểnbền vững ở Việt Nam sẽ thường xuyên được xem xét để bổ sung và điềuchỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, cập nhật những kiến thức vànhận thức mới nhằm hoàn thiện hơn nữa về con đường phát triển bền vững ởViệt Nam Trên cơ sở hệ thống kế hoạch hóa hiện hành, Định hướng chiếnlược phát triển bền vững ở Việt Nam tập trung vào những hoạt động ưu tiêncần được chọn lựa và triển khai thực hiện

Giai đoạn từ 2001-2010, sau 10 năm thực hiện mục tiêu PTBV nền kinh

tế Việt Nam có sự chuyển mình rõ rệt GDP năm 2000 đã gấp gần 2 lần năm

1990, GDP năm 2003 tăng 7,24%, bình quân 3 năm 2001-2003, tốc độ pháttriển nền kinh tế tăng trên 7,1%/năm Mức tăng trưởng bình quân trong cảthời kì 2006 – 2010 khoảng 7%; mặt bằng kinh tế - xã hội được nâng lên đáng

kể Các ngành công nghiệp được cơ cấu lại dần đi vào tăng trưởng và ổn định

Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải phát triển nhanh, đáp ứng khá tốt cho yêucầu phát triển kinh tế-xã hội Giá trị dịch vụ vận tải, kho tàng, thông tin liênlạc tăng 1,8 lần Dịch vụ và thông tin liên lạc ngày càng phát triển và hoànthiện hơn

Giai đoạn từ 2010 đến nay: Qua 3 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế

-xã hội (2011 - 2015), Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định nhưduy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạmphát ở mức thấp Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều lĩnh vực chuyển biếnchậm, chưa vững chắc, nhất là công nghiệp và nông nghiệp, do đó, Chính phủđang nỗ lực quyết tâm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế với nhiều giải phápđồng bộ, thiết thực

Trang 20

Bên cạnh những thành tựu đạt được quá trình PTBV ở Việt Nam cònmột số hạn chế:

Sức ép về dân số tiếp tục gia tăng, tình trạng thiếu việc làm ngày mộtbức xúc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao là những trở ngại lớn đối với sự phát triểnbền vững

Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, thiếu lao động có tay nghề trình

độ chuyên môn cao

Việc phát triển kinh tế còn lạm dụng nhiều vào khai thác tài nguyênthiên nhiên, còn các yếu tố tổng hợp, áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến cònthấp

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm hơn dự kiến, kết cấu hạ tầng kinh tếkém phát triển, thiếu đồng bộ

2.1.4 Phát triển bền vững ngề mộc

2.1.4.1 Vài nét về sự ra đời và phát triển nghề mộc ở nước ta

Nghề mộc là một nghề truyền thống đã xuất hiện từ rất lâu đời vì đồ gỗ

là đồ dùng thông dụng khắp mọi nơi trong đời sống sinh hoạt của con người.Tuy vậy chưa có một khái niệm cụ thể nào cho nghề mộc mà chỉ có một quanniệm chung của xã hội về nghề này “ Nghề mộc là nghề dùng sức lao độngcủa con người, với sự khéo léo của đôi bàn tay và sự trợ giúp của máy móctác động vào nguyên liệu chính là gỗ (đục, cắt, xẻ, bào ) để tạo ra các sảnphẩm phục vụ đời sống con người”

Từ thời xa xưa thân phận người thợ nói chung và người thợ mộc nóiriêng luôn bị coi rẻ và được quan niệm “làm thầy nuôi vợ, làm thợ nuôimiệng” hay “ráo mồ hôi là hết tiền” nên người xưa có câu ca:

Hoài người lấy chú thợ cưa

Cò cưa ký quéc có ngày không cơm

Tuy nhiên, không vì điều đó mà làng nghề tại nước ta suy giảm, ngượclại nó còn phát triển hưng thịnh các làng nghề với các sản phẩm truyền thống

Trang 21

được trong và ngoài nước biết đến Một số làng nghề mộc nổi tiếng ở ViệtNam như làng Phù Khê, Hương Mạc, Đồng Kỵ, Đồng Quang (Bắc Ninh),Bích Chu (Vĩnh Phúc), Vân Hà (hà Nội), Võ Lăng (Hà Tây cũ), Lý Nhân (HàNam), La Xuyên (Nam Định), làng Sinh, Kim Bồng (Quảng Nam), NhạnTháp (Bình Định), Phú Lộc (Ninh Bình) trong các làng nghề nổi tiếng trênĐồng Kỵ là cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ lớn nhất nước ta.

Sản phẩm của nghề mộc khá đa dạng về loại sản phẩm và mẫu mã kiểudáng, nó tạo ra các sản phẩm có thể phục vụ các hoạt động thờ cúng, tínngưỡng (hoành phi, câu đối, tượng, ban thờ, ống hương ) hay các sản phẩm

gỗ gia dụng phục vụ trong gia đình (giường, tủ, bàn ghế, ốp trần, ốp tường,tay vịn cầu thang ) Các cơ sở mộc tại xã Yên Bắc chủ yếu sản xuất về mặthàng đồ gỗ gia dụng, các sản phẩm đồ gỗ thiết yếu của cuộc sống

2.1.4.2 Đặc điểm của ngành nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng

Trong các năm trở lại đây, sản xuất đồ gỗ gia dụng mới thực sự pháttriển mạnh Trước kia các sản phẩm đồ gỗ gia dụng chủ yếu được sản xuất tạicác làng nghề truyền thống dưới bàn tay khéo léo của người thợ làm ra cácsản phẩm dụng cụ đơn giản Cho đến nay nó đã được phát triển và lan rộngsang cả các làng không phải làng nghề với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại,sản phẩm làm ra có nét tinh sảo hơn, kiểu dáng đẹp và năng suất lao độngcao Tuy máy móc có hiện đại tới đâu cũng không thể bỏ qua sự khéo léo củabàn tay người thợ mộc, sự công phu và độ lành nghề Làm mộc được đào tạotheo hình thức truyền nghề, vì vậy để có tay nghề giỏi cần phải trải qua nhiềunăm tích lũy kinh nghiệm

Do đặc thù phát triển là ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghềsản xuất đồ gỗ gia dụng có một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật khác với nghềnông, đáng chú ý là:

Trang 22

+ Trình độ kỹ thuật của ngành nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng cũng mangtính chất truyền thống và đòi hỏi ở mức độ cao so với hoạt động sản xuấtnông nghiệp

Nghề truyền thống là các nghề thủ công, vì vậy đòi hỏi trình độ kỹthuật với tay nghề cao, đặc biệt với các hoạt động sản xuất nông nghiệp trongcùng thời điểm Trong nghề sản xuất đồ gỗ truyền thống, người lao độngđược đào tạo theo phương pháp cổ truyền, vừa học vừa làm theo lối truyềnkhẩu và truyền kinh nghiệm của thế hệ trước cho thế hệ sau Tùy theo sự khéoléo của người được học, được truyền các bí quyết của nghề truyền thống này

ở các mức độ khác nhau Vì vây, nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệhay gia dụng đã có thể truyền nối qua nhiều thế hệ và đạt được tới trình độtinh xảo về nghệ thuật Ngành nghề sản xuất đồ gỗ cũng như bao ngành nghềtruyền thống khác, nó dựa trên nền tảng là kỹ thuật thủ công truyền thống.Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ ngày nay, thì sảnxuất đồ gỗ gia dụng không còn thuần túy là thủ công mỹ nghệ nhưng chấtlượng vẫn luôn được đảm bảo và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trongnước và quốc tế

+ Phương thức truyền nghề là theo con đường “cha truyền con nối”Nhìn chung, ngành nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ được bảo tồn và pháttriển gắn liền với từng gia đình của các làng xã, mà ít được phổ biến ra bênngoài Những kỹ thuật từ công đoạn sơ chế tạo hình gỗ cho đến những côngđoạn cần độ tỉ mỉ cao như đục, chạm, trổ luôn được các nghệ nhân giữ kín.Điều đó có thể giải thích cho việc các nghề truyền thống thường chỉ được lưutruyền trong phạm vi của các làng nghề

Tuy nhiên, từ sau khi miền Bắc tiến hành cải tạo công thương nghiệp tưbản tư doanh năm 1958 và nhất là từ khi phong trào hợp tác hóa nông nghiệpđược đẩy mạnh cũng là thời kỳ nước ta phát triển được nhiều cơ sở quốcdoanh, tập thể làm các nghề thủ công truyền thống Cũng từ giai đoạn này,

Trang 23

phương thức dạy nghề và truyền nghề cũng ngày càng đa dạng và phong phú.Các ngành nghề truyền thống cũng không còn bó hẹp trong phạm vi một khuvực mà đã lan truyền đi nhiều địa phương khác nhau Nghề mộc tại xã YênBắc cũng được du nhập từ các làng nghề truyền thống sau đó học hỏi và pháttriển được các cơ sở như ngày nay

+ Sản xuất đồ gỗ gia dụng tại xã Yên Bắc ít chịu ảnh hưởng bởi khí hậuthời tiết và tính mùa vụ như nghề nông, có sức thu hút lao động lớn

Ngành nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng có thể sử dụng các nguồn nguyên liệu

dự trữ lâu ngày hoặc các nguồn nguyên liệu cung cấp thường xuyên Các côngđoạn của ngành nghề này phần lớn có thể làm trong nhà, ít chịu ảnh hưởng củakhí hậu thời tiết Chính điều đó mà ngành nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng có thểhoạt động quanh năm, thu hút lao động dư thừa do công việc có khả năng duy trìmức độ ổn định, thu nhập bình quân cũng thường cao hơn so với nghề nông

+ Sản xuất đồ gỗ gia dụng ở Yên Bắc gắn liền với đường giao thông,nguồn nguyên liệu

Thứ nhất, gắn liền với đường giao thông: Do đặc thù của sản phẩm làm

ra là những sản phẩm có tính thẩm mỹ, cồng kềnh, cần được vận chuyển nhẹnhàng Đòi hỏi vấn đề giao thông nơi đây không những to rộng thông suốt màcòn khang trang, là bộ mặt của cả địa phương Hiểu được yêu cầu đó, UBND

xã Yên Bắc đã xin kinh phí của tỉnh để xây dựng những con đường bê tôngtrải dài, bê tông hóa đường liên thôn và kiên cố hóa mương máng giúp tạođiều kiện cho nhân dân trong vùng yên tâm làm ăn và sinh sống, giao thôngthuận tiện

Thứ hai, gắn liền với nguồn nguyên liệu: Ngành nghề sản xuất đồ gỗgia dụng sử dụng nguyên liệu đầu vào chủ yếu là gỗ tự nhiên Nguồn nguyênliệu này được cung cấp từ các tỉnh miền Trung, các lái buôn tập trung gỗ vềcác chợ đầu mối chuyên cung cấp gỗ với khối lượng lớn Tuy nhiên, ngày nay

do chính sách cấm khai thác rừng của Chính phủ và nhu cầu tiêu thụ gỗ của

Trang 24

các cơ sở sản xuất thì nguồn cung cấp nguyên liệu cho xã Yên Bắc không còn

bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó đã mở rộng ra các nước Đông Nam Ánhư Lào, Campuchia

Thứ ba, gắn liền với một số các điều kiện khác: Ngành nghề sản xuất

đồ gỗ gia dụng chịu sức ép rất lớn của thị trường và những biến động kinh tế.Ngày nay, khi thị trường tiêu thụ sản phẩm của xã không chỉ trong tỉnh mà nó

đã được mở rộng ra thị trường ngoài tỉnh hay nước ngoài, vấn đề cạnh tranh

và khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới giá và lượng tiêu thụ là khôngthể tránh khỏi

2.1.5 Các yếu tố tác động đến phát triển ngành nghề mộc ở nông thôn

* Vốn đầu tư cho sản xuất

Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh trong sản xuấttiểu thủ công nghiệp Thế nhưng nhiều nghề thủ công truyền thống hiện nayphát triển trong điều kiện hết sức khó khăn về vốn Nguyên nhân là các hộ giađình, các cơ sở sản xuất trong địa phương không có đủ tài sản để vay vốn sảnxuất của ngân hàng Lãi suất của ngân hàng còn quá cao, thủ tục vay hết sứcrườm rà và thời hạn vay lại ngắn Do thiếu vốn, nên các cơ sở sản xuất không

có điều kiện để đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ mới Tình trạngcông nghệ chắp vá, không đồng bộ, chủ yếu vẫn là lao động thủ công đangphổ biến ở làng nghề Nguồn vốn dành cho sản xuất của phát triển làng nghềtruyền thống chủ yếu là vốn tự có Việc kinh doanh bằng vốn tự có đã hạn chế

sự mở rộng quy mô sản xuất và áp dụng công nghệ mới Số vốn dành cho mộtdoanh nghiệp thấp Bình quân một cơ sở sản xuất có 260 triệu đồng, một hộchuyên có 36 triệu đồng trong khi đó, vốn vay chiếm khoảng 20% mà chủ yếu

là vay của ngân hàng và tư nhân với lãi suất cao Cho nên việc cải tiến côngnghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khókhăn Điều đó không chỉ làm giảm năng suất lao động mà còn gây ô nhiễmmôi trường rất lớn ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động

Trang 25

Thực tế những năm gần đây, phát triển nghề truyền thống đang có tìnhtrạng hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay nặng lãi, có lãi suất tới4-5%/tháng, do đó tình trạng phân hóa giàu nghèo đang diễn ra nhanh chóng.Một số hộ do có vốn, có kinh nghiệm sản xuất, biết ứng dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật, tiếp cận được thị trường, họ trở nên khá giả và trở thành chủdoanh nghiệp, công ty lớn.

Như vậy, thiếu vốn là vấn đề nan giải nhất, diễn ra ở hầu hết các hộ giađình, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân đều rơi vào vòng luẩnquẩn: Không có vốn để đổi mới kỹ thuật và công nghệ, cho nên tính cạnhtranh của sản phẩm thấp, do đó không chiếm lĩnh được thị trường Nếu không

có sự nỗ lực vượt bậc của các chủ thể sản xuất và sự tác động của Nhà nướcthì các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình khó thoát khỏi việcthiếu vốn này

* Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động

Trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của người lao động trongcác làng nghề còn thấp, thợ chỉ được đào tạo trong một thời gian ngắn, chủ yếutheo phương pháp truyền nghề trong phạm vi gia đình, dòng họ, làm đến đâuthì dạy đến đó đã dẫn đến tình trạng khi lao động sang làm thuê cho cơ sở khácthì trình độ tay nghề lại phải phụ thuộc vào chủ cơ sở sản xuất mới vì họ yêucầu lao động làm theo ý của mình Việc đào tạo nghề không cơ bản, dẫn đếntrình độ hạn hẹp, thiếu kiến thức quản lý kinh doanh và một tầm nhìn bao quát.Một số làng nghề khi thấy sản phẩm của mình được thị trường chấp nhận, lậptức cho sản xuất hàng loạt, nhưng họ lại sử dụng một đội ngũ lao động không

có kỹ thuật từ nơi khác đến làm thuê Tình trạng dạy nghề chủ yếu vẫn theokiểu tùy tiện, giản đơn để cho người thợ nhanh chóng làm được một số côngviệc yêu cầu

Lực lượng lao động trong làng nghề hiện nay tay nghề thấp, số chủ hộchưa qua đào tạo chiếm 51,50 – 61,80% và chủ cơ sở chiếm 43,50% Số chủ

Trang 26

hộ không biết chữ chiếm 1,30 – 1,60%; trình độ lớp 7 – 8/12 chiếm đa số Dovậy, những người mới vào nghề thường được kèm cặp trực tiếp qua kinhnghiệm và việc làm cụ thể Từ đó, dẫn đến tình trạng người thợ không đủtrình độ để tiếp thu công nghệ hiện đại và kỹ thuật truyền thống cũng khôngđược kế tục Chất lượng hàng hóa của nhiều làng nghề chưa được đảm bảo,nhiều cơ sở sản xuất làm ăn thua lỗ, phá sản.

Một trong những khó khăn cần được quan tâm khắc phục là trình độcủa đội ngũ cán bộ trong làng nghề truyền thống Đa số các công ty, doanhnghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình còn thiếu nhiều kiến thức, kinh nghiệm kinhdoanh trong cơ chế thị trường, quản lý kinh doanh theo kinh nghiệm là chính.Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở các làng nghề hiện nay chưa được đào tạo

cơ bản về quản lý kinh tế Trình độ hiểu biết pháp luật, đặc biệt là luật kinh tếcòn nhiều bất cập Khả năng tiếp thị kém, khả năng hoạt động trong làng nghềchưa đạt tới kinh doanh văn minh; chưa có đủ kiến thức và điều kiện để ápdụng các phương pháp quản lý sản xuất, tiên tiến Do đó, năng suất lao độngthấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, hiệu quả sản phẩm chưa đồng đều vàkém ổn định

* Yếu tố môi trường

Môi trường trong làng nghề bị ô nhiễm còn do điều kiện vệ sinh và cơ

sở kết cấu hạ tầng yếu kém, hệ thống cấp thoát nước chưa được xây dựngđồng bộ Từ đó, làm cho làng nghề khi có mưa xuống ngập úng hàng tuần.Môi trường sinh thái lan rộng không được xử lý đúng quy định ảnh hưởng rấtlớn đến các vùng lân cận và đến sản xuất nông nghiệp Ô nhiễm đối với môitrường nước, ô nhiễm không khí do tiếng ồn, bụi, hóa chất, nhiệt độ là chủyếu Nhiều làng nghề thiếu quy hoạch tổng thể, không xử lý chất thải làm chomôi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề, đây vừa là hậu quả vừa là nguyênnhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của làng nghề

* Vấn đề thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Trang 27

Trong thời gian dài, thị trường của làng nghề chưa được quan tâm đúngmức, đặc biệt là thị trường vật tư dịch vụ sản xuất và thị trường hàng hóa, đây

là hạn chế lớn nhất của làng nghề hiện nay Mặc dù được hình thành rất sớm ởnông thôn, nhưng thị trường của làng nghề phát triển chậm, mang tính chất sơkhai, phân tán, nhỏ lẻ và sức mua hạn chế Cho nên, hàng hóa của làng nghề ứđọng nhiều, nhất là làng gốm sứ, mây tre đan và đồ mộc dân dụng, do thịtrường xuất khẩu bị thu hẹp bởi sự sụp đổ của thị trường Liên Xô và Đông

Âu Vì thế, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn, phá sản, người lao động thiếu việclàm nghiêm trọng

Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay trong làng nghề truyền thống chủyếu là tại chỗ, nhỏ lẻ và phân tán Phương thức thanh toán chủ yếu được ápdụng là bán chịu và thanh toán một phần tạo nên sự rủi ro rất lớn đối với các cơ

sở và người trực tiếp sản xuất Mặc khác do tính đặc thù của sản phẩm và sựcạnh tranh trên thị trường khốc liệt đã làm cho không ít hàng hóa của làng nghề

bị ứ đọng Nguyên nhân chủ yếu là mẫu mã ít được thay đổi, hàng hóa kémchất lượng, giá cả hàng hóa lên xuống thất thường Một số cơ sở sản xuất và hộgia đình thiếu sự tiếp thị chỉ bán hàng chợ nên hàng bị tồn kho nhiều

* Các chính sách

Trong những năm đổi mới gần đây, Đảng và Nhà nước đã có hàng loạtchính sách tác dụng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống Nhưng nhìnchung còn thiếu tính đồng bộ và hệ thống, dẫn tới việc chưa có sự thúc đẩymạnh mẽ đối với việc phát triển làng nghề truyền thống Thực tế đã có nhữnglàng nghề truyền thống bị mai một Hầu như không có cơ quan nào trực tiếpquản lý và quan tâm chăm lo đến sự phát triển của làng nghề Từ sản xuất đếntiêu thụ sản phẩm đều do cá nhân và các hộ trong làng nghề tự lo liệu Do đó,dẫn đến tình trạng làng nghề nào tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm thì làngnghề đó tồn tại và phát triển, còn làng nghề nào không tiếp cận được với thịtrường thì rơi vào tình trạng khó khăn và dần mai một

Trang 28

Hệ thống chính sách đối với làng nghề truyền thống vẫn chưa hoànthiện, thiếu đồng bộ, không thiết thực và thiếu sự tư vấn, dịch vụ hỗ trợ, giúp

đỡ cho phát triển làng nghề; chính sách tài chính, tín dụng; đối với sản xuấttiểu thủ công nghiệp của làng nghề còn nhiều điều chưa hợp lý

2.2 Cơ sở thực tiễn.

2.2.1 Phát triển tiểu thủ công nghiệp bền vững ở một số nước trên thế giới

Trung Quốc: Nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và rất nổi

tiếng như đồ gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim, nghề làm giấy Đầu thế kỷ

XX, Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ công, làm việc trong các hộ giađình, trong phường nghề và làng nghề Đến năm 1954, số người làm nghề tiểuthủ công nghiệp được tổ chức vào hợp tác xã Sau này phát triển thành xínghiệp Hương Trấn và cho đến nay vẫn còn tồn tại ở một số địa phương

Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp công, thươngnghiệp, xây dựng hoạt động ở khu vực nông thôn Nó bắt đầu xuất hiện vàonăm 1978, khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa Xí nghiệp “HươngTrấn” phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nôngthôn Những năm 80, các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh, đónggóp tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn vàtrong số 32% sản lượng công nghiệp nông thôn do các xí nghiệp cá thể tạo ra cóphần đóng góp đáng kể từ các làng nghề Trong các hàng thủ công xuất khẩu,hàng thảm có vị trí quan trọng (chiếm 75% số lượng thảm ở thị trường Nhật)

Hàn Quốc: Sau chiến tranh, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến

công nghiệp hóa nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghềtruyền thống Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn Cácmặt hàng được tập trung sản xuất là: hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiểu thủcông nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, đồng thời tập trung chế biến lươngthực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền

Trang 29

Chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạothêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ những năm 1967 Chương trình nàytập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản vànguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất với quy mô nhỏ, khoảng 10

hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp được ngân hàng cung cấp vốn tíndụng với lãi xuất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Ngành nghề thủ công truyền thống cũng được phát triển rộng khắp từnhững năm 1970 đến 1980, đã xuất hiện 908 xưởng thủ công dân tộc chiếm2,9% các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23.000 lao động, hoạt động theo hìnhthức sản xuất tại gia đình riêng biệt, sử dụng nguyên liệu địa phương và bíquyết truyền thống Để phát triển công nghiệp thủ công truyền thống, Chínhphủ đã thành lập các công ty dịch vụ thương mại nhằm tiêu thụ các sản phẩmhàng hóa thiểu thủ công nghiệp do nông thôn làm ra Triển vọng của pháttriển tiểu thủ công nghiệp còn đầy hứa hẹn do nhu cầu tiêu dùng sản phẩmnày ngày càng tăng cao

Ấn Độ: Trong thời kỳ công nghiệp hóa, nhiều cơ sở công nghiệp mới,

sản xuất công cụ cải tiến, công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp chế biếntại Ấn Độ đã được phát triển Đồng thời Chính phủ còn khuyến khích ngànhcông nghiệp cổ truyền và tiểu thủ công nghiệp cùng phát triển Các mạng lưới

cơ sở cơ khí chế tạo công cụ cổ truyền rải rác ở nông thôn với trên 10.000 hộgia đình quy mô vừa và nhỏ, được trang bị thêm những công cụ sản xuất mới,nửa cơ khí và cơ khí như lò bễ cải tiến, máy gia công kim loại nhằm nângcao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm Những cơ sở này đã sản xuất

ra hàng triệu nông cụ thủ công và nửa cơ khí, đáp ứng nhu cầu ngày càng đadạng trong sản xuất của nông dân

Ấn Độ là nước có nền văn minh, văn hóa dân tộc lâu đời được thể hiệnrất rõ trên các sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời cũng là nơi có nhiềungành nghề và làng nghề truyền thống Bên cạnh nghề nông, hàng triệu người

Trang 30

dân sinh sống bằng các nghề tiểu thủ công nghiệp với doanh thu hàng nămgần 1.000 tỷ rupi Có những ngành nghề sản xuất ra hàng tiêu dùng cao cấpnhư kim hoàn vàng, bạc, kim cương, ngọc ngà Trong số 0,03% sản lượngkim cương của Thế giới mà Ấn Độ khai thác được do 75 vạn thợ chế tác kimcương, lại chủ yếu là các hộ gia đình cá thể sống ở làng nghề thực hiện Kimngạch xuất khẩu kim cương đạt 3 tỷ USD Ở Ấn Độ 30 năm gần đây, ngànhchế tác kim cương đứng vào hàng những quốc gia chế tác kim cương lớn nhấtThế giới Trên thực tế, kim cương của Ấn Độ không nhiều, nhưng họ nhậpkim cương thô của Nga và chế tác để cạnh tranh với Ixsaren và Hà Lan.

Viện thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ là cơ quan nghiên cứu kinh tế kỹthuật phục vụ yêu cầu phát triển ngành nghề cổ truyền Trong thời gian qua,ngoài việc nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ mẫu mã,mặt hàng, còn tổ chức 165cuộc triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ ở trong nước và nước ngoài để giớithiệu các mặt hàng đặc sản của Ấn Độ, nghiên cứu và tìm lại thị trường xuấtkhẩu ra nước ngoài

Philippin: Ngay từ đầu,Chính phủ Philippin đã quan tâm đến công

nghiệp nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát triển ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp và công nghiệp nông thôn Từ năm 1978 – 1982, Chính phủ đã đề rachương trình và dự án công nghiệp nông thôn, mà trước hết tập trung vàongành nghề tiểu thủ công nghiệp về tài chính, công nghệ và tiếp thị Cụ thể làmiễn thuế cho các xí nghiệp nhỏ để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật công nghệ vàthông tin thị trường giá cả

Các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm được chú ý hơn cả để tậptrung vào xuất khẩu Chẳng hạn, nghề chế biến NATA nước dừa tinh khiết, làmón ăn lâu đời của người dân Cả nước có khoảng 300 gia đình chế biếnNATA cung cấp cho công ty thực phẩm Inter Food để xuất khẩu Kim ngạchxuất khẩu sản phẩm cổ truyền này là 14 triệu USD (1993) trong đó 85% xuấtkhẩu sang thị trường Nhật Bản

Trang 31

Malaysia: Là nước có rừng nhiệt đới lớn thứ 3 thế giới, được thiên

nhiên ban tặng một nguồn tài nguyên vô về gỗ cùng phong phú cùng các tàinguyên khác như thiếc, cao su, dừa, cọ nổi tiếng Từ sự khởi đầu khiêm tốn

20 năm về trước, chỉ là một ngành nghề thủ công truyền thống với sản phẩmchủ yếu là gỗ làm nhà, gỗ tròn tiêu thụ nội địa

Kế hoạch tổng thể về công nghiệp lần thứ I, nghề truyền thống chế biến

gỗ gia dụng được định dạng như một ngành công nghiệp mũi nhọn và một sốchính sách được thi hành Tạo ra nhiều sản phẩm cách tân, đa dạng về mẫu

mã chủng loại như đồ dùng trong nhà, văng phòng, màn, thảm vải Kế hoạchlần thứ II, ngành hàng gỗ gia dụng tăng trưởng nhah một cách phi thường Sự

ra đời của Hội đồng công nghiệp hàng gia dụng Malaysia và Hội đồng xúctiến hàng gia dụng Malaysia để thúc đẩy ngành này phát triển bền vững, tiếntới mục tiêu tăng sản xuất và xuất khẩu Nhiều năm qua hàng gia dụngMalaysia cung cấp cho thị trường bình dân nhưng bây giờ phải tiến tới mộtthời kì mới để phát triển

Malaysia luôn phấn đấu để được các nhà nhập khẩu, nhà phân phốiquốc tế thừa nhận như một nhà cung cấp đồ gỗ có chất lượng để rồi trở thànhquốc gia xuất khẩu lớn về gỗ dán, gỗ sẻ, gỗ tấm Cho đến nay ngành hàng gỗgia dụng chiếm 30 – 40% tổng sản phẩm toàn ngành hàng gia dụng, so với2% năm 1980

Mục tiêu là “không thiết kế mang tính chất Malaysia” mà thích hợp hơn

là “do người Malaysia thiết kế”, nhắm vào thị trường trung và cao cấp bằngthiết kế và chất lượng Sử dụng kèm các nguyên liệu mới có tính sáng tạo vàđột phá, kết hợp khéo léo giữa truyền thống và hiện đại

Ngành hàng đồ gỗ gia dụng đã xuất khẩu tới 160 nước, xếp thứ 10trong các nước xuất khẩu lớn nhất thế giới Trung bình Malaysia xuất khẩu1,5 tỷ USD đồ gỗ gia dụng một năm Chiến lược nâng cao và thiết kế thị

Trang 32

trường được triển khai mạnh mẽ là những yếu tố chính dẫn tới sự thành côngcủa phát triển đồ gỗ gia dụng Malaysia.

2.2.2 Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong quá trình phát triển tiểu thủ công nghiệp

Từ sự phát triển tiểu thủ công nghiệp của các quốc gia kể trên ta có thểrút ra một số kinh nghiệm:

Tất cả các nước châu Á trong quá trình CNH, trong hoạch định chínhsách phát triển đất nước đều chú trọng phát triển làng nghề sản xuất sản phẩmtruyền thống Coi tiểu thủ công nghiệp là một nội dung phát triển kinh tế quantrọng Từ đó tạo thị trường nông thôn rộng lớn cho các sản phẩm phi nôngnghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy làng nghề phát triển theo hướng côngnghiệp hóa Để tăng năng suất lao động và giảm lao động nặng nhọc, nhiềungành nghề cổ truyền đã trang bị một phần máy móc thiết bị cơ khí và nửa cơkhí, kết hợp bàn tay điêu luyện và khối óc sáng tạo của các nghệ nhân Vì thế

có điều kiện phát triển mạnh Chính điều này đã tạo điều kiện để nông dântiếp cận kỹ thuật tiên tiến, làm quen với tác phong sản xuất công nghiệp

Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn có vai trò quantrọng đối với sự nghiệp phát triển của làng nghề tiểu thủ công nghiệp Cácnước đều chú ý đầu tư cho giáo dục và đào tạo tay nghề cho người lao động

để họ tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến Các nước đều sử dụng triệt để cácphương pháp huần luyện tay nghề cho người lao động như: bồi dưỡng tại chỗ,bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng ngắn hạn, theo phương châm thiếu gì huấnluyện đấy Đồng thời tiến hành lập các trung tâm, các viện nghiên cứu để đàotạo nghề một cách có hệ thống mà các cơ sở sản xuất hoặc các địa phương cónhu cầu Ngoài ra, các nước cũng rất chú ý đến kinh nghiệm thực tiễn, tức làmời các nhà kinh doanh, nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc phát triển bềnvững làng nghề để báo cáo chuyên đề hoặc mang sản phẩm đi triển lãm, traođổi và mở rộng thị trường tiêu thụ

Trang 33

Vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tài chính, vốncho các làng nghề phát triển sản xuất kinh doanh Sự hỗ trợ về vốn, tài chínhcủa Nhà nước thông qua các dự án cấp vốn, bù lãi suất cho ngân hàng, bù giáđầu ra cho người sản xuất Thông qua sự hỗ trợ, giúp đỡ này mà các làngnghề truyền thống lựa chọn kỹ thuật gắn với lựa chọn hướng sản xuất Nhànước tạo điều kiện cho các ngành, nghề thủ công truyền thống đổi mới côngnghệ, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao sức cạnhtranh trên thị trường.

Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làngnghề truyền thống phát triển Đi đôi với việc hỗ trợ về tài chính, tín dụng làchính sách thuế và thị trường của Nhà nước để khuyến khích làng nghề tiểuthủ công nghiệp phát triển

Khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ côngnghiệp, giữa trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống, thúc đẩynhau cùng phát triển Sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ côngnghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống là thể hiện sựphân công lao động, thông qua hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong vấn đềlựa chọn kỹ thuật và lựa chọn hướng sản xuất Để tạo dựng cho mối quan hệnày, ở hầu hết các nước đều thiết lập chương trình kết hợp giữa các trung tâmcông nghiệp với làng nghề truyền thống

Luôn tính đến các giải pháp để phát triển bền vững môi trường trongsản xuất nghề thủ công như đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, thay thế nguyênliệu tự nhiên bằng các nguyên liệu tổng hợp (đá, gỗ nhân tạo…)

Việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyềnthống đã được các nước trên Thế giới và trong khu vực xem đó là một giảipháp phát triển kinh tế xã hội nhằm tạo ra việc làm, tăng thu nhập, nâng caođời sống nhân dân nông thôn Hơn nữa các nước cũng còn xem xét phát triển

Trang 34

tiểu thủ công nghiệp như là một biện pháp để thực hiện công nghiệp hóa –hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

2.2.3 Tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nước ta.

Tiểu thủ công nghiệp ở nước ta xuất hiện từ rất sớm Từ thời kỳ Bắcthuộc (thế kỷ I trước công nguyên đến đầu thế kỷ X) ngoài sản xuất nôngnghiệp đã hình thành và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp Cáclàng nghề này chủ yếu sản xuất các công cụ và vật dụng làm bằng sắt, đồng,giấy, thủy tinh, mộc, xây dựng Vào thế kỷ IV, trên cơ sở tiếp thu kinhnghiệm của Ấn Độ, người Việt Nam đã thổi những bình, bát thủy tinh nhiềumàu sắc Dưới thời Ngô đô hộ, hàng nghìn thợ thủ công Việt Nam bị bắt đưasang Trung Quốc để xây dựng kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh) Tại đây,những người nô lệ ấy được biết đến rất nhiều những tinh hoa trong sản xuấtnghề tiểu thủ công nghiệp của người Trung Quốc

Ở những thời kỳ khác nhau của Việt Nam, phát triển làng nghề tiểu thủcông nghiệp của nước ta có những thay đổi rõ rệt Vào thời kỳ Lý - Trần (thế

kỷ X – XIV) thì ngoài việc phát triển nông nghiệp như khai hoang vùng venbiển, củng cố đê điều thỉ tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng đượctriều đình chú trọng phát triển hơn Nổi bật nhất là nghề dệt ở vùng ThăngLong, nghề gốm ở Bát Tràng, nghề đúc đồng Đại Bái, Đê Cầu, Đông Mai(Bắc Ninh), làng rèn sắt ở Vân Chang (Nam Định) Vào thời hậu Lê đến nhàNguyễn, nông nghiệp phục hồi phát triển tạo điều kiện cho nghề tiểu thủ côngnghiệp phát triển mạnh và rộng khắp Thời kì này riêng ở vùng đồng bằng sôngHồng có hàng trăm nghề như nghề dệt phát triển mạnh ở Hà Nội và Hà Tây cũ,đúc đồng ở Ngũ Xá – Hà Nội, chế tác vàng bạc ở Châu Khê – Hải Dương, chạmbạc Đồng Xâm – Thái Bình Đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX) các ngành nghềphát triển phong phú hơn, các sản phẩm gốm, tơ lụa không chỉ phục vụ chonhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được đem ra trao đổi với các thươngnhân nước ngoài như: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha Thời kỳ nhà

Trang 35

Pháp thuộc (cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) nhiều sản phẩm công nghiệpxâm nhập vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh và chiếm ưu thế về chất lượng

và công nghệ làm cho một số nghề truyền thống bị mai một và thất truyền.Nhưng mặt khác lại kích thích một số ngành nghề khác phát triển đáp ứngnhu cầu tiêu dùng của nhân dân Cũng trong thời kỳ này, một số nghề mớiđược du nhập từ Pháp và một số nước khác trên Thế Giới

Theo Nguyễn Huy Phúc (1999), thời gian này tiểu thủ công nghiệp ViệtNam có khoảng 102 phương pháp công nghệ khác nhau, trong đó có 44 loạicông nghệ cổ truyền, 42 loại công nghệ mới du nhập và 16 loại công nghệ kếthợp Các nghề mới xuất hiện và du nhập vào đầu thế kỷ XX như tráng gươngbằng bạc, bàn ghế mây, chế biến chè

Giai đoạn từ hòa bình lập lại đến trước những năm 1986 (Miền Nam từ

1976 – 1996) giai đoạn này các làng nghề được chú trọng phát triển và thịtrường chủ yếu là các nước Đông Âu Mọi cá nhân, hộ làm ngành nghề đượcvận động vào làm trong các tổ hợp tác, các hợp tác xã Đồng thời để hỗ trợcho các ngành nghề phát triển, Nhà nước còn hình thành các xí nghiệp công

tư xuất nhập khẩu để thu mua, trao đổi hàng hóa lấy sản phẩm trong cácngành nghề để phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu Vào năm 1986 – 1987 kimngạch xuất khẩu đạt 246 triệu Rup – Đôla, ngành nghề tiểu thủ công nghiệpphát triển đã thu hút hàng triệu lao động như ở Hà Nội (Hà Tây cũ) năm 1986làm nghề tiểu thủ công nghiệp gần 96.000 lao động, đến năm 1988 tăng lêntới gần 112.000 lao động, tăng khoảng 44%

Vào đầu những năm 1990 khi thị trường Đông Âu và Liên Xô cũ bịbiến động nên hàng tiểu thủ công nghiệp của Việt Nam không tiêu thụ được,sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở phải đóng cửa ngừng hoạt động, laođộng tiểu thủ công nghiệp giảm mạnh: Hà Nội (Hà Tây cũ) giảm 43,31% từ111.693 lao động (1988) xuống còn 63.313 lao động (1991) Trong khi đó, ởHải Phòng có 6 nghề thủ công đã giảm 11.000 lao động, ở Thái Bình nghề

Trang 36

mây tre đan sản phẩm tiêu thụ năm 1991 – 1992 chỉ bằng 10 – 15% so vớigiai đoạn 1988 – 1989.

Từ năm 1993 trở lại đây, đường lối đổi mới kinh tế đã đem lại nhiều kếtquả tích cực Chúng ta đã thực hiện chiến dịch mở rộng thị trường bằng tuyên

bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, chính vì vậy đã chuyển từthị trường các nước Đông Âu, Liên Xô truyền thống trước đây sang các nướckhác, ưu tiên các nước trong khu vực Giai đoạn này ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp lại được phục hồi, chuyển hướng và phát triển

2.2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan

Về phát triển nghề mộc và các nghề thủ công mỹ nghệ có rất nhiềucông trình nghiên cứu Tuy nhiên, hầu hết các công trình đi sâu vào nghiêncứu tìm hiểu tại các làng nghề truyền thống có từ lâu đời, với đề tài: “Pháttriển bền vững nghề mộc tại xã Yên Bắc” chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu pháttriển tại một địa phương mà nghề mộc chỉ mới phát triển vài năm trở lại đây.Mặc dù vậy đề tài vẫn cần bám sát vào các mục tiêu, định hướng mà các làngnghề truyền thống đã và đang đi theo làm cơ sở nghiên cứu Cụ thể như cácnghiên cứu sau:

Bạch Thị Lan Anh nghiên cứu về “Phát triển bền vững làng nghềtruyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” Đề tài nghiên cứu trên quy môrộng và có được một cái nhìn tổng quát về tình hình phát triển nghề truyềnthống tại khu vực Bắc Bộ Đưa ra được những lý luận cơ bản về PTBV và xuhướng của phát triển bền vững đối với các làng nghề, ngành nghề tiểu thủcông nghiệp

Trần Thị Hồng Nhung với nghiên cứu “Nghiên cứu giải pháp phát triểnbền vững làng nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, xã ĐồngQuang, Từ Sơn, Bắc Ninh” Nghiên cứu đã chỉ ra được một số khái niệm vềlàng nghề, phát triển bền vững tại một làng nghề truyền thống Đưa ra những

Trang 37

khó khăn, thuận lợi và những giải pháp tháo gỡ đối với việc phát triển đồ gỗ

mỹ nghệ trong tương lai

Trần Thị Hải Yến với nghiên cứu “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sảnphẩm đồ gỗ gia dụng tại xã Nam Hưng, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương”

Đề tài đã đưa ra một số lý luận về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ, đánh giáđược thực trạng sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ gia dụng tại xã Nam Hưng từ đó đề

ra những giải pháp cụ thể để phát triển sản xuất một cách hiệu quả, bền vững.Nhìn chung đề tài đã đi sâu vào quá trình sản xuất và kinh doanh sản phẩm

Để phát triển nghề một cách đồng bộ ta cần phải xét trên ba khía cạnh kinh tế,

xã hội và môi trường

Trang 38

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Xã Yên Bắc là xã có diện tích khá rộng của huyện Duy Tiên, cách thị

xã Phủ Lý chừng 30km về phía Đông – Bắc, cách Thành phố Hưng Yênkhoảng 10km dọc theo quốc lộ 38 Xã có đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bìnhcắt qua và nằm trên quốc lộ 38 thuận tiện cho thông thương, giao lưu buônbán với các khu vực xung quanh

+ Phía Đông giáp thị trấn Hòa Mạc

+ Phía Tây giáp thị trấn Đồng Văn và có cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bìnhcắt qua

+ Phía Bắc giáp xã Châu Giang

+ Phía Nam giáp xã Tiên Ngoại và xã Yên Nam

Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, cao ráo Cấu tạo địa tầng chủyếu là đất sét pha có cường độ chịu lực khá và ổn định, đáp ứng nhu cầu xâydựng công trình Với đặc điểm như trên xã có điều kiện khá thuận lợi để pháttriển kinh tế - xã hội

3.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Xã Yên Bắc có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng thuộc khu vực châuthổ Sông Hồng Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưanhiều, thuộc tiểu khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng sâu sắc củagió mùa đông bắc và gió mùa đông nam

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 – 240C, số giờ nắng trungbình khoảng 1300 – 1400 giờ/năm Trong năm thường có 8 – 9 tháng có nhiệt

độ trung bình trên 240C (trong đó có 5 tháng nhiệt độ trung bình trên 250C) vàchỉ có 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 200C, mốt số thời điểm rét kéo dài

Trang 39

dưới 150C Hai mùa chính trong năm là mùa khô và mùa mưa Mùa khô lạnhbắt đầu từ tháng 11 năm trước kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa mưa nóngbắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm Độ ẩm trung bình hàng năm là85%, không tháng nào dưới 77%.

Vào các tháng mùa hè còn bị ảnh hưởng của gió bão kèm theo mưa lớnkéo dài nhiều ngày gây ngập úng cho một số vùng trũng của phường gây rakhông ít khó khăn cho sản xuất và đời sống khu dân cư Vào mùa đông đôikhi có sương muối xuất hiện làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp Điềukiện thời tiết khá tốt cho việc làm khô và lưu đảm bảo chất lượng của gỗ

3.1.1.3 Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011 - 2013

B ng 3.1: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011 - đt ai v s d ng à sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011 - ử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011 - ụng đất đai của xã qua 3 năm 2011 - đất đai và sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2011 - đt ai c a xã qua 3 n m 2011 -ủa xã qua 3 năm 2011 - ăm 2011 2013

T

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh (%) 12/11 13/12 BQ 1.Tổng S đất tự nhiên Ha 967,04 967,04 967,04 100 100 100

Đất NN Ha 678,54 678,30 678,19 99,96 99,98 99,97 Đất phi NN Ha 287,78 288,02 288,45 100,08 100,15 100,12

Nguồn: Ban thống kê xã Yên Bắc

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Yên Bắc là 967,04 ha Trong 3 nămqua cơ cấu về đất đai của xã luôn có sự thay đổi, diện tích đất nông nghiệpchiếm phần lớn trong tổng diện tích đất đai của xã nhưng nó lại có xu hướng

Trang 40

giảm nhẹ qua các năm (bảng số liệu 3.1) Năm 2012 diện tích đất NN giảm0,04% so với năm 2011, sang năm 2013 đất NN giảm 0,02% Bình quân đấtnông nghiệp giảm 0,03% trong 3 năm Đất nông nghiệp giảm đồng nghĩa vớiviệc đất phi nông nghiệp tăng lên, năm 2012 là 288,02ha tăng lên 0,08% sovới năm 2011, năm 2013 tiếp tục tăng lên so với năm 2012 là 0,15% Bìnhquân trong 3 năm đất phi nông nghiệp tăng 0,12% Vẫn còn đất bị bỏ không,chưa được quy hoạch sử dụng 0,06ha năm 2011,2012 và giảm còn 0,4ha năm

2013 Nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất này là do chương trìnhNông thôn mới được áp dụng tại các thôn trong xã Đất nông nghiệp được sửdụng để xây nhà trẻ, công trình công cộng hoặc san lấp để làm đất thổ cư, mởrộng đường xá… Địa phương cần sử dụng đất đai một cách hiệu quả, đúngmục đích tránh bỏ hoang, lãng phí

3.1.2 Điều kiện xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động của xã qua 3 năm 2011 – 2013

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tớiquá trình sản xuất kinh doanh, đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh

tế - xã hội của một địa phương, đất nước Dân số xã Yên Bắc trong 3 năm

2011 - 2013 luôn có xu hướng tăng khá nhanh với dân số năm 2013 là 12128người, tăng trung bình 1,68% và dân số trong độ tuổi lao động là 6592 laođộng tăng bình quân là 0,58% (thể hiện trong bảng 3.2) Trong khi đó số hộ

và số lao động làm trong ngành nông nghiệp – thủy sản có xu hướng giảm,tăng số hộ trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại -dịch vụ Trên thực tế xác định hộ sản xuất mang tính tương đối vì trong hộnông nghiệp lại có lao động sản xuất CN,TTCN Số lượng lao động trongngành TTCN tăng dần là do lượng thanh niên đến tuổi lao động nghỉ học theonghề mộc và một số nghề thủ công khá nhiều Cụ thể lao động trong ngành

NN –TS năm 2012 là 2845 người giảm 1,42% so với năm 2011 và năm 2013

là 2820 giảm 0,88% so với năm 2012 Lao động trong ngành CN – TTCN,

Ngày đăng: 18/08/2014, 01:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bạch Thị Lan Anh (2010) “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”, luận án tiến sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
3. Đỗ Xuân Nam (2012), “Thực trạng và giải pháp phát triển nghề dệt lụa tại thôn Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”, khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và giải pháp phát triển nghề dệt lụa tại thôn Nha Xá, xã Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
Tác giả: Đỗ Xuân Nam
Năm: 2012
4. Nguyễn Hữu Nhuần (2010),“Bài giảng Kinh tế học sản xuất”, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Kinh tế học sản xuất
Tác giả: Nguyễn Hữu Nhuần
Năm: 2010
5. Trần Thị Hải Yến (2012), “Phát triển sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ gia dụng tại xã Nam Hưng – Nam Sách – Hải Dương”, khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ gia dụng tại xã Nam Hưng – Nam Sách – Hải Dương
Tác giả: Trần Thị Hải Yến
Năm: 2012
6. Trần Thị Hồng Nhung (2012), “Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh”, khóa luận tốt nghiệp Đại học, Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững làng nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh
Tác giả: Trần Thị Hồng Nhung
Năm: 2012
7. TS. Dương Văn Hiếu (2010) “Giáo trình Kinh tế ngành sản xuất”, bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế ngành sản xuất
2. Các báo cáo thường niên của Ủy ban Nhân dân, Đảng bộ xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w