Các yếu tố tác động đến phát triển ngành nghề mộc ở nông thôn

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nghề mộc tại xã yên bắc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 37 - 57)

- Đổi mới công nghệ và đầu tư vốn ứng dụng công nghệ vào sản xuất

2.1.5 Các yếu tố tác động đến phát triển ngành nghề mộc ở nông thôn

* Vốn đầu tư cho sản xuất

Vốn là nhân tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Thế nhưng nhiều nghề thủ công truyền thống hiện nay phát triển trong điều kiện hết sức khó khăn về vốn. Nguyên nhân là các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất trong địa phương không có đủ tài sản để vay vốn sản xuất của ngân hàng. Lãi suất của ngân hàng còn quá cao, thủ tục vay hết sức rườm rà và thời hạn vay lại ngắn. Do thiếu vốn, nên các cơ sở sản xuất không có điều kiện để đầu tư mua sắm trang thiết bị, công nghệ mới. Tình trạng công nghệ chắp vá, không đồng bộ, chủ yếu vẫn là lao động thủ công đang phổ biến ở làng nghề. Nguồn vốn dành cho sản xuất của phát triển làng nghề truyền thống chủ yếu là vốn tự có. Việc kinh doanh bằng vốn tự có đã hạn chế sự mở rộng quy mô sản xuất và áp dụng công nghệ mới. Số vốn dành cho một doanh nghiệp thấp. Bình quân một cơ sở sản xuất có 260 triệu đồng, một hộ chuyên có 36 triệu đồng trong khi đó, vốn vay chiếm khoảng 20% mà chủ yếu là vay của ngân hàng và tư nhân với lãi suất cao. Cho nên việc cải tiến công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó không chỉ làm giảm năng suất lao động mà còn gây ô nhiễm môi trường rất lớn ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.

Thực tế những năm gần đây, phát triển nghề truyền thống đang có tình trạng hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay nặng lãi, có lãi suất tới 4- 5%/tháng, do đó tình trạng phân hóa giàu nghèo đang diễn ra nhanh chóng. Một số hộ do có vốn, có kinh nghiệm sản xuất, biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiếp cận được thị trường, họ trở nên khá giả và trở thành chủ doanh nghiệp, công ty lớn.

Như vậy, thiếu vốn là vấn đề nan giải nhất, diễn ra ở hầu hết các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân đều rơi vào vòng luẩn quẩn: Không có vốn để đổi mới kỹ thuật và công nghệ, cho nên tính cạnh tranh của sản phẩm thấp, do đó không chiếm lĩnh được thị trường. Nếu không có sự nỗ lực vượt bậc của các chủ thể sản xuất và sự tác động của Nhà nước thì các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình khó thoát khỏi việc thiếu vốn này.

* Trình độ quản lý và tay nghề của người lao động

Trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của người lao động trong các làng nghề còn thấp, thợ chỉ được đào tạo trong một thời gian ngắn, chủ yếu theo phương pháp truyền nghề trong phạm vi gia đình, dòng họ, làm đến đâu thì dạy đến đó đã dẫn đến tình trạng khi lao động sang làm thuê cho cơ sở khác thì trình độ tay nghề lại phải phụ thuộc vào chủ cơ sở sản xuất mới vì họ yêu cầu lao động làm theo ý của mình. Việc đào tạo nghề không cơ bản, dẫn đến trình độ hạn hẹp, thiếu kiến thức quản lý kinh doanh và một tầm nhìn bao quát. Một số làng nghề khi thấy sản phẩm của mình được thị trường chấp nhận, lập tức cho sản xuất hàng loạt, nhưng họ lại sử dụng một đội ngũ lao động không có kỹ thuật từ nơi khác đến làm thuê. Tình trạng dạy nghề chủ yếu vẫn theo kiểu tùy tiện, giản đơn để cho người thợ nhanh chóng làm được một số công việc yêu cầu.

Lực lượng lao động trong làng nghề hiện nay tay nghề thấp, số chủ hộ chưa qua đào tạo chiếm 51,50 – 61,80% và chủ cơ sở chiếm 43,50%. Số chủ

hộ không biết chữ chiếm 1,30 – 1,60%; trình độ lớp 7 – 8/12 chiếm đa số. Do vậy, những người mới vào nghề thường được kèm cặp trực tiếp qua kinh nghiệm và việc làm cụ thể. Từ đó, dẫn đến tình trạng người thợ không đủ trình độ để tiếp thu công nghệ hiện đại và kỹ thuật truyền thống cũng không được kế tục. Chất lượng hàng hóa của nhiều làng nghề chưa được đảm bảo, nhiều cơ sở sản xuất làm ăn thua lỗ, phá sản.

Một trong những khó khăn cần được quan tâm khắc phục là trình độ của đội ngũ cán bộ trong làng nghề truyền thống. Đa số các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ gia đình còn thiếu nhiều kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường, quản lý kinh doanh theo kinh nghiệm là chính. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý ở các làng nghề hiện nay chưa được đào tạo cơ bản về quản lý kinh tế. Trình độ hiểu biết pháp luật, đặc biệt là luật kinh tế còn nhiều bất cập. Khả năng tiếp thị kém, khả năng hoạt động trong làng nghề chưa đạt tới kinh doanh văn minh; chưa có đủ kiến thức và điều kiện để áp dụng các phương pháp quản lý sản xuất, tiên tiến. Do đó, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, hiệu quả sản phẩm chưa đồng đều và kém ổn định.

* Yếu tố môi trường

Môi trường trong làng nghề bị ô nhiễm còn do điều kiện vệ sinh và cơ sở kết cấu hạ tầng yếu kém, hệ thống cấp thoát nước chưa được xây dựng đồng bộ. Từ đó, làm cho làng nghề khi có mưa xuống ngập úng hàng tuần. Môi trường sinh thái lan rộng không được xử lý đúng quy định ảnh hưởng rất lớn đến các vùng lân cận và đến sản xuất nông nghiệp. Ô nhiễm đối với môi trường nước, ô nhiễm không khí do tiếng ồn, bụi, hóa chất, nhiệt độ là chủ yếu. Nhiều làng nghề thiếu quy hoạch tổng thể, không xử lý chất thải làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm nặng nề, đây vừa là hậu quả vừa là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của làng nghề.

Trong thời gian dài, thị trường của làng nghề chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là thị trường vật tư dịch vụ sản xuất và thị trường hàng hóa, đây là hạn chế lớn nhất của làng nghề hiện nay. Mặc dù được hình thành rất sớm ở nông thôn, nhưng thị trường của làng nghề phát triển chậm, mang tính chất sơ khai, phân tán, nhỏ lẻ và sức mua hạn chế. Cho nên, hàng hóa của làng nghề ứ đọng nhiều, nhất là làng gốm sứ, mây tre đan và đồ mộc dân dụng, do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp bởi sự sụp đổ của thị trường Liên Xô và Đông Âu. Vì thế, nhiều cơ sở sản xuất đình đốn, phá sản, người lao động thiếu việc làm nghiêm trọng.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay trong làng nghề truyền thống chủ yếu là tại chỗ, nhỏ lẻ và phân tán. Phương thức thanh toán chủ yếu được áp dụng là bán chịu và thanh toán một phần tạo nên sự rủi ro rất lớn đối với các cơ sở và người trực tiếp sản xuất. Mặc khác do tính đặc thù của sản phẩm và sự cạnh tranh trên thị trường khốc liệt đã làm cho không ít hàng hóa của làng nghề bị ứ đọng. Nguyên nhân chủ yếu là mẫu mã ít được thay đổi, hàng hóa kém chất lượng, giá cả hàng hóa lên xuống thất thường. Một số cơ sở sản xuất và hộ gia đình thiếu sự tiếp thị chỉ bán hàng chợ nên hàng bị tồn kho nhiều.

* Các chính sách

Trong những năm đổi mới gần đây, Đảng và Nhà nước đã có hàng loạt chính sách tác dụng đến sự phát triển của làng nghề truyền thống. Nhưng nhìn chung còn thiếu tính đồng bộ và hệ thống, dẫn tới việc chưa có sự thúc đẩy mạnh mẽ đối với việc phát triển làng nghề truyền thống. Thực tế đã có những làng nghề truyền thống bị mai một. Hầu như không có cơ quan nào trực tiếp quản lý và quan tâm chăm lo đến sự phát triển của làng nghề. Từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đều do cá nhân và các hộ trong làng nghề tự lo liệu. Do đó, dẫn đến tình trạng làng nghề nào tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm thì làng nghề đó tồn tại và phát triển, còn làng nghề nào không tiếp cận được với thị trường thì rơi vào tình trạng khó khăn và dần mai một.

Hệ thống chính sách đối với làng nghề truyền thống vẫn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, không thiết thực và thiếu sự tư vấn, dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ cho phát triển làng nghề; chính sách tài chính, tín dụng; đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp của làng nghề còn nhiều điều chưa hợp lý.

2.2 Cơ sở thực tiễn.

2.2.1 Phát triển tiểu thủ công nghiệp bền vững ở một số nước trên thế giới

Trung Quốc: Nghề thủ công ở Trung Quốc có từ lâu đời và rất nổi tiếng như đồ gốm, dệt vải, dệt tơ lụa, luyện kim, nghề làm giấy... Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc có khoảng 10 triệu thợ thủ công, làm việc trong các hộ gia đình, trong phường nghề và làng nghề. Đến năm 1954, số người làm nghề tiểu thủ công nghiệp được tổ chức vào hợp tác xã. Sau này phát triển thành xí nghiệp Hương Trấn và cho đến nay vẫn còn tồn tại ở một số địa phương.

Xí nghiệp Hương Trấn là tên gọi chung của các xí nghiệp công, thương nghiệp, xây dựng...hoạt động ở khu vực nông thôn. Nó bắt đầu xuất hiện vào năm 1978, khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa. Xí nghiệp “Hương Trấn” phát triển mạnh mẽ đã góp phần đáng kể vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn. Những năm 80, các xí nghiệp cá thể và làng nghề phát triển nhanh, đóng góp tích cực trong việc tạo ra 68% giá trị sản lượng công nghiệp nông thôn và trong số 32% sản lượng công nghiệp nông thôn do các xí nghiệp cá thể tạo ra có phần đóng góp đáng kể từ các làng nghề. Trong các hàng thủ công xuất khẩu, hàng thảm có vị trí quan trọng (chiếm 75% số lượng thảm ở thị trường Nhật).

Hàn Quốc: Sau chiến tranh, Chính phủ Hàn Quốc đã chú trọng đến công nghiệp hóa nông thôn, trong đó có ngành nghề thủ công và làng nghề truyền thống. Đây là một chiến lược quan trọng để phát triển nông thôn. Các mặt hàng được tập trung sản xuất là: hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch và xuất khẩu, đồng thời tập trung chế biến lương thực, thực phẩm theo công nghệ cổ truyền.

Chương trình phát triển ngành nghề ngoài nông nghiệp ở nông thôn tạo thêm việc làm cho nông dân bắt đầu từ những năm 1967. Chương trình này tập trung vào các nghề sử dụng lao động thủ công, công nghệ đơn giản và nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, sản xuất với quy mô nhỏ, khoảng 10 hộ gia đình liên kết với nhau thành tổ hợp được ngân hàng cung cấp vốn tín dụng với lãi xuất thấp để mua nguyên liệu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Ngành nghề thủ công truyền thống cũng được phát triển rộng khắp từ những năm 1970 đến 1980, đã xuất hiện 908 xưởng thủ công dân tộc chiếm 2,9% các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút 23.000 lao động, hoạt động theo hình thức sản xuất tại gia đình riêng biệt, sử dụng nguyên liệu địa phương và bí quyết truyền thống. Để phát triển công nghiệp thủ công truyền thống, Chính phủ đã thành lập các công ty dịch vụ thương mại nhằm tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa thiểu thủ công nghiệp do nông thôn làm ra. Triển vọng của phát triển tiểu thủ công nghiệp còn đầy hứa hẹn do nhu cầu tiêu dùng sản phẩm này ngày càng tăng cao.

Ấn Độ: Trong thời kỳ công nghiệp hóa, nhiều cơ sở công nghiệp mới, sản xuất công cụ cải tiến, công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp chế biến tại Ấn Độ đã được phát triển. Đồng thời Chính phủ còn khuyến khích ngành công nghiệp cổ truyền và tiểu thủ công nghiệp cùng phát triển. Các mạng lưới cơ sở cơ khí chế tạo công cụ cổ truyền rải rác ở nông thôn với trên 10.000 hộ gia đình quy mô vừa và nhỏ, được trang bị thêm những công cụ sản xuất mới, nửa cơ khí và cơ khí như lò bễ cải tiến, máy gia công kim loại... nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Những cơ sở này đã sản xuất ra hàng triệu nông cụ thủ công và nửa cơ khí, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng trong sản xuất của nông dân.

Ấn Độ là nước có nền văn minh, văn hóa dân tộc lâu đời được thể hiện rất rõ trên các sản phẩm thủ công truyền thống, đồng thời cũng là nơi có nhiều ngành nghề và làng nghề truyền thống. Bên cạnh nghề nông, hàng triệu người

dân sinh sống bằng các nghề tiểu thủ công nghiệp với doanh thu hàng năm gần 1.000 tỷ rupi. Có những ngành nghề sản xuất ra hàng tiêu dùng cao cấp như kim hoàn vàng, bạc, kim cương, ngọc ngà... Trong số 0,03% sản lượng kim cương của Thế giới mà Ấn Độ khai thác được do 75 vạn thợ chế tác kim cương, lại chủ yếu là các hộ gia đình cá thể sống ở làng nghề thực hiện. Kim ngạch xuất khẩu kim cương đạt 3 tỷ USD. Ở Ấn Độ 30 năm gần đây, ngành chế tác kim cương đứng vào hàng những quốc gia chế tác kim cương lớn nhất Thế giới. Trên thực tế, kim cương của Ấn Độ không nhiều, nhưng họ nhập kim cương thô của Nga và chế tác để cạnh tranh với Ixsaren và Hà Lan.

Viện thủ công mỹ nghệ của Ấn Độ là cơ quan nghiên cứu kinh tế kỹ thuật phục vụ yêu cầu phát triển ngành nghề cổ truyền. Trong thời gian qua, ngoài việc nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ mẫu mã,mặt hàng, còn tổ chức 165 cuộc triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ ở trong nước và nước ngoài để giới thiệu các mặt hàng đặc sản của Ấn Độ, nghiên cứu và tìm lại thị trường xuất khẩu ra nước ngoài.

Philippin: Ngay từ đầu,Chính phủ Philippin đã quan tâm đến công nghiệp nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn. Từ năm 1978 – 1982, Chính phủ đã đề ra chương trình và dự án công nghiệp nông thôn, mà trước hết tập trung vào ngành nghề tiểu thủ công nghiệp về tài chính, công nghệ và tiếp thị. Cụ thể là miễn thuế cho các xí nghiệp nhỏ để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật công nghệ và thông tin thị trường giá cả.

Các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm được chú ý hơn cả để tập trung vào xuất khẩu. Chẳng hạn, nghề chế biến NATA nước dừa tinh khiết, là món ăn lâu đời của người dân. Cả nước có khoảng 300 gia đình chế biến NATA cung cấp cho công ty thực phẩm Inter Food để xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cổ truyền này là 14 triệu USD (1993) trong đó 85% xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Malaysia: Là nước có rừng nhiệt đới lớn thứ 3 thế giới, được thiên nhiên ban tặng một nguồn tài nguyên vô về gỗ cùng phong phú cùng các tài nguyên khác như thiếc, cao su, dừa, cọ nổi tiếng. Từ sự khởi đầu khiêm tốn 20 năm về trước, chỉ là một ngành nghề thủ công truyền thống với sản phẩm chủ yếu là gỗ làm nhà, gỗ tròn tiêu thụ nội địa.

Kế hoạch tổng thể về công nghiệp lần thứ I, nghề truyền thống chế biến gỗ gia dụng được định dạng như một ngành công nghiệp mũi nhọn và một số chính sách được thi hành. Tạo ra nhiều sản phẩm cách tân, đa dạng về mẫu mã chủng loại như đồ dùng trong nhà, văng phòng, màn, thảm vải. Kế hoạch lần thứ II, ngành hàng gỗ gia dụng tăng trưởng nhah một cách phi thường. Sự ra đời của Hội đồng công nghiệp hàng gia dụng Malaysia và Hội đồng xúc tiến hàng gia dụng Malaysia để thúc đẩy ngành này phát triển bền vững, tiến tới mục tiêu tăng sản xuất và xuất khẩu. Nhiều năm qua hàng gia dụng Malaysia cung cấp cho thị trường bình dân nhưng bây giờ phải tiến tới một thời kì mới để phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nghề mộc tại xã yên bắc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 37 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w