Môi trường sản xuất kinh doanh, kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nghề mộc tại xã yên bắc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 89 - 93)

- Pr/1 cơ sở sản xuất: Lợi nhuận trung bình của một cơ sở

4.2.2.3 Môi trường sản xuất kinh doanh, kinh tế, xã hội

* Môi trường

Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế tại cơ sở cho thấy, hai nguồn thải chính của các cơ sở sản xuất là bụi bay lơ lửng trong không khí và tiếng ồn. Để giảm thiểu lượng bụi trong khu sản xuất, các cơ sở sản xuất đã sử dụng máy hút bụi công nghiệp để giảm bớt bụi trong quá trình chà gỗ chiếm 60% tổng số cơ sở sản xuất của làng. Tuy nhiên, máy hút bụi này chỉ có thể làm giảm lượng bụi tại nơi sản xuất mà không thể giải quyết triệt để vấn đề.

Bụi qua máy hút được phun thẳng lên trời, phát thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây nhiễm bẩn không khí cục bộ. Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất đã bố trí vị trí làm việc của các máy cưa, máy chà, máy đánh bóng và khu vực đánh giấy ráp ở những nơi riêng biệt, ít người qua lại. Mặc dù vậy, cách bố trí như thế vẫn nằm ngay trong nhà xưởng chật hẹp, không có vách ngăn cách nên chỉ giảm bớt được một phần nào. Chỉ có tác dụng hạn chế bụi do máy cưa còn không hiệu quả đối với loại bụi nhỏ của các máy chà và đánh bóng. Mặt khác, trong sản xuất còn sử dụng các loại keo cồn, sơn và vecni nên ngoài bụi, người thợ trực tiếp làm việc còn phải tiếp xúc với hơi dầu và xăng. Tuy nhiên, người lao động chưa hiểu hết về tác hại của bụi và các hơi dung môi hữu cơ, nên vẫn chưa trang bị đầy đủ cho mình những vật dụng bảo hộ cần thiết khi làm việc. Khẩu trang là vật bảo hộ lao động duy nhất của những người thợ nghề. Tiếng ồn do các máy móc hoạt động tương đối lớn, hầu hết các loại máy đều gây ra tiếng ồn, đặc biệt là máy cưa CD, máy vanh, máy bào và khoan. Mức độ ồn cao, chủ yếu là ban ngày với mức âm từ 80,8 đến 84 dBA, trên mức tiêu chuẩn cho phép tại nơi làm việc. Hiện nay tất cả các cơ sở sản xuất đều không có giải pháp gì để hạn chế tiếng ồn. Tóm lại, do sản xuất nằm ngay trong gia đình và với mức độ tập trung cao nên những ảnh

hưởng của ô nhiễm của bụi và tiếng ồn càng lớn hơn. Đây có lẽ là vấn đề môi trường bức xúc nhất của người dân và chính quyền địa phương.

Trong quá trình sản xuất đồ gỗ gia dụng, từng công đoạn khác nhau sẽ gây ra những ảnh hưởng tới môi trường ở những mức độ khác nhau. Công đoạn cưa, bào gỗ, phun sơn tạo ra tiếng ồn và bụi không khí nhiều nhất trong tất cả, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng đời sống nơi đây.

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của sản xuất đồ gỗ gia dụng tới môi trường

TT Các tác động đến môi trường Bụi Tiếng ồn Tác nhân hóa học Nước Đất

1 Cưa gỗ khối RM RM Không có Ít Ít

2 Bào thẳng lấy mực RM RM Ít Ít Ít

3 Đục, cắt mộng M RM Không có Không

Không có

4 Làm nhẵn, sửa khuyết tật M M Ít Không

Không có

5 Sơn PU, đánh vecni Ít Ít RM Ít Ít

( Ghi chú: RM: rất mạnh; M: Mạnh) Nguồn: UBND xã Yên Bắc, 2013

Theo đánh giá của ban quản lý môi trường tỉnh Hà Nam thì Yên Bắc là vùng đang nằm trong danh sách báo động về ảnh hưởng của sản xuất làng nghề tới môi trường. Trong khi, chính quyền địa phương cũng như các cơ sở sản xuất không có biện pháp khắc phục. Theo thống kê của trạm y tế xã thì chủ yếu người dân ở đây mắc các bệnh về hô hấp,da liễu, mắt và tiêu hóa. Nguyên nhân được tìm hiểu là do bụi gỗ và mùi hóa chất trong quá trình sản xuất gây hại. Qua nghiên cứu các bệnh mà người dân trong làng nghề mộc

thường mắc phải bao gồm tai- mũi- họng, các bệnh về đường hô hấp và dị ứng ngoài da. Hơn nữa, những bụi gỗ trắc, gỗ lim và một số loại gỗ quý hiếm có tính độc hại, chúng dễ gây kích thích mắt, mũi và có khả năng gây bệnh đường hô hấp (Nguyễn Liên Hương, 2006). Ngoài ra người tham gia sản xuất nghề cũng còn có thể mắc phải các bệnh mang tính chất nghề nghiệp như: Đau lưng, các bệnh về cột sống hoặc bụi phổi.

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng tới sức khỏe cộng đồng năm 2013 Các bệnh và các triệu chứng Số người mắc phải Các bệnh và các triệu chứng Số người mắc phải Bệnh hô hấp Bệnh da liễu Ho 26 Ngứa 47 Cảm giác ngạt thở 43 Trợt, loét da 28 Cảm giác khó thở 39 Nổi mẩn 42 Bệnh về mắt Bệnh tiêu hóa Ngứa, cộm 46 Chán ăn 33

Chảy nước mắt 55 Buồn nôn 11

Mắt đỏ 37 Đau bụng 18

Nguồn: Trạm y tế xã Yên Bắc, 2013

Theo điều tra thì 90% số người được hỏi cho rằng môi trường quanh các cơ sở mộc bị ô nhiễm, nơi nào sản xuất tập trung cao thì ô nhiễm càng nặng và người dân mắc bệnh với tỉ lệ cao hơn.

Trả lời câu hỏi về những nguy cơ bệnh tật sẽ mắc phải, anh Trần Văn Trọng cười xòa, “ Theo nghề thì cũng phải quen thôi, biết bụi bặm là ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng vì mưu sinh nên vẫn phải chấp nhận ” .

Ông Nguyễn Duy Tiền – một thợ cả lâu năm phản ảnh, “ Tôi bị dị ứng với hơi sơn PU 4 năm rồi, dù rất muốn tiếp tục làm nghề nhưng chỉ cần ngửi

qua hơi sơn là khó thở, tức ngực không làm được gì cả, đành phải bỏ cái nghề mộc gắn bó suốt bao năm nay”.

Những điều đó phần nào cho thấy tác hại của bụi, hơi hữu cơ dung môi, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân mà khó tránh khỏi khi làm nghề mộc.

*Xã hội

Theo số liệu điều tra, bình quân mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh đồ gỗ gia dụng trên địa bàn xã Yên Bắc tạo việc làm ổn định cho 4 lao động thường xuyên và 1 – 2 lao động thời vụ. Ngành nghề này đã thu hút và tạo công ăn việc làm không những cho lao động trong xã mà còn mở rộng ra nhiều tỉnh khác. Hơn nữa, sự phát triển của nghề mộc truyền thống còn hình thành nên các hoạt động dịch vụ liên quan như vận tải, bán nguyên liệu đầu vào, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động.

Tuy nhiên bên cạnh những thợ cả có tay nghề cao thì một bộ phận lao động không nhỏ của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn có trình độ chuyên môn yếu kém. Đặc biệt là đối tượng lao động từ các xã khác đến làm việc. Chính nguyên nhân này đã gây nên những khó khăn trong sản xuất đồ gỗ gia dụng. Và kéo theo đó là hình thức trả lương theo cấp bậc tay nghề chứ không khoán theo sản phẩm như một số các làng nghề truyền thống khác. Lương của lao động cơ bản chia ra thành hai loại là: một là, lương của thợ cả có xu hướng cao do họ có trình độ tay nghề, có khả năng làm việc tốt, đặc biệt là được chủ cơ sở sản xuất tín nhiệm tin tưởng. Tùy từng loại hình cơ sở sản xuất cũng như các điều kiện khác như lợi nhuận, giá bán...mà lương của đối tượng lao động này cũng khác, trung bình khoảng 6 triệu/tháng. Hai là, loại lao động phụ đảm nhiệm những công việc do thợ cả giao phó và chịu trách nhiệm với chủ cơ sở. Loại lao động này tương đối phong phú và đa dạng cả về giới tính, lứa tuổi và trình độ tay nghề. Lương của họ dao động trong khoảng 3,5 – 4,5 triệu/tháng.

Ngoài chi phí nguyên vật liệu thì chi phí nhân công chiếm phần lớn trong tổng chi phí. Do sản xuất đồ gỗ gia dụng sử dụng lao động thủ công nhiều nên điều này cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên, các chủ cơ sở gặp khá nhiều khó khăn để tìm kiếm một thợ cả có tay nghề cao đồng thời có trách nhiệm với công việc, có khả năng quản lý các lao động phụ còn lại thì đòi hỏi phải bỏ ra công sức lớn trong khi ngày càng có nhiều các cơ sở sản xuất khác hình thành mà các nghệ nhân giỏi thì ngày càng khan hiếm.

* Kinh tế

Xã Yên Bắc với 6 thôn đều là các thôn thuần nông nhưng sau khi nghề mộc cùng với một số hoạt động dịch vụ phát triển bộ mặt nơi đây đã ngày một thay đổi. Nghề mộc không những tạo cơ hội làm giàu cho các hộ sản xuất mà còn tăng thêm thu nhập cho người thợ làm công ăn lương. Họ vốn quanh năm trông vào đồng áng với thu nhập bấp bênh nhưng từ khi làm thuê cho các cơ sở mộc thu nhập hàng năm đã tăng lên đáng kể, gấp 3 - 4 lần làm nông nghiệp. Từ cơ sở đó, những người thợ đủ vốn có thể tách ra lập hộ sản xuất riêng và trở thành những chủ hộ sản xuất góp phần làm tăng quy mô nghề mộc của địa phương.

Vai trò của nghề mộc dân dụng còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏa sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đó, kéo theo góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, một vấn đề bức xúc của xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra. Vài năm trước khi chưa có nhiều xưởng mộc, hiện tượng các thanh niên nghỉ học chơi bời, đua đòi rồi xa ngã vào các tệ nạn như hút chích, cờ bạc rất lớn. Từ khi có các xưởng mộc, hầu hết con, em của các gia đình nghỉ học giữa chừng đều theo cha, ông đi làm và cứ thế gắn bó với nghề, ham mê, tìm tòi và phát triển nghề làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Một phần của tài liệu Phát triển bền vững nghề mộc tại xã yên bắc, huyện duy tiên, tỉnh hà nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w