- Pr/LĐ : Lợi nhuận thu được trên một lao động
- GO/1 cơ sở sản xuất : Giá trị sản xuất trung bình một cơ sở sản xuất- MI/1 cơ sở sản xuất : Thu nhập hỗn hợp trung bình của một cơ sở- MI/1 cơ sở sản xuất : Thu nhập hỗn hợp trung bình của một cơ sở- MI/1 cơ sở sản xuất : Thu nhập hỗn hợp trung bình của một cơ sở- MI/1 cơ sở sản xuất : Thu nhập hỗn hợp trung bình của một cơ sở- MI/1 cơ sở sản xuất : Thu nhập hỗn hợp trung bình của một cơ sở - MI/1 cơ sở sản xuất : Thu nhập hỗn hợp trung bình của một cơ sở - Pr/1 cơ sở sản xuất : Lợi nhuận trung bình của một cơ sở
*Hiệu quả xã hội (tạo việc làm, tăng thu nhập) * Hiệu quả môi trường
- Mức độ ô nhiễm không khí - Mức độ ô nhiễm tiếng ồn - Mức độ ô nhiễm mặt đất - Bệnh và tai nạn nghề nghiệp
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thực trạng sản xuất đồ gỗ tại hai điểm chính thôn Đôn Lương và Quan Nha
4.1.1 Tình hình sử dụng nguồn lực trong sản xuất đồ gỗ gia dụng tại xã
*Quy mô, số lượng các cơ sở sản xuất
Nghề mộc đã tồn tại ở xã Yên Bắc từ rất lâu đời với việc sản xuất nhỏ và mang tính chất thời điểm, vừa làm mộc vừa sản xuất nông nghiệp. Từ năm 2006 trở lại đây, nghề mộc mới thực sự phát triển mạnh thể hiện ở cả quy mô lẫn hình thức sản xuất. Các chủ cơ sở sản xuất đã nỗ lực tìm kiếm và nắm bắt
thị trường, thị hiếu của khách hàng, không ngừng tăng lên quy mô sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, giá cả hợp lý. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật đưa các máy chuyên dụng vào sản xuất cùng với sự khéo léo của người thợ tạo ra các sản phẩm với mấu mã đẹp và đa dạng hơn về chủng loại mà năng suất lại tăng lên nhiều so với trước.
Do đặc thù của nghề mộc chủ yếu là các khâu công nghệ còn đơn giản, ít đòi hỏi về trình độ văn hóa của người lao động hay những mô hình quản lý kinh tế phức tạp, sử dụng sức lao động thủ công là chính. Sản xuất đồ gỗ gia dụng tại địa phương chủ yếu là các hộ tự mở xưởng trên đất của gia đình, rồi tích góp vốn phát triển lớn dần lên theo quy mô vừa rồi tiến tới quy mô nhà xưởng sản xuất lớn với lượng nhân công và máy móc, thiết bị đầy đủ.
Tại hai điểm nghiên cứu chính thôn Đôn Lương và Quan Nha có khoảng 40 – 45% số người dân theo nghề mộc trong đó có cả thợ mộc thường xuyên, thợ phụ và thợ làm theo thời vụ hoặc những tháng cao điểm. Toàn xã có trên 400 hộ và xưởng làm nghề mộc thì hai thôn trên đã chiếm tới 225 hộ và xưởng sản xuất (năm 2013) còn lại là các hộ làm nông nghiệp và kinh doanh, dịch vụ. Tiêu chí để phân loại hộ cá thể với xưởng sản xuất lớn đó là về nhân công và về lượng vốn đầu tư.
Bảng 4.1: Số lượng các cơ sở sản xuất phân theo loại hình (2011 – 2013)
Loại hình ĐVT 2011 2012 2013 12/11 (%) 13/12 (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Hộ cá thể Hộ 155 78,28 161 75,94 163 72,44 103,87 101,24 Xưởng sx lớn Xưởng 43 21,72 51 24,06 62 27,56 118,60 121,57 Tổng 198 100,00 212 100,00 225 100,00
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Theo bảng 4.1 ta thấy loại hình sản xuất kinh doanh của các cơ sở tại hai điểm trong xã có sự thay đổi khá rõ rệt. Hiện nay, mô hình sản xuất hộ cá
thể vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn 72,44% số hộ sản xuất trong vùng. Tuy nhiên, so sánh với số liệu hai năm trước thì chúng ta có thể nhận thấy rõ xu hướng chuyển dịch loại hình kinh tế trong vùng theo hướng mở rộng quy mô, tăng cường năng lực sản xuất sang hình thức kinh doanh theo kiểu xưởng sản xuất quy mô lớn. Tới thời điểm năm 2013, tại điểm nghiên cứu đã có 62 xưởng sản xuất lớn chiếm tới 27,56%, các số liệu tương ứng là 24,06% năm 2012 và chiếm 21,72% vào năm 2011. Nguyên nhân của sự chuyển dịch đó có thể đề cập tới nhu cầu tiêu dùng sản phẩm đồ gỗ gia dụng ngày càng tăng cao, không những nhu cầu trong tỉnh mà còn mở rộng ra ngoài tỉnh rồi vươn ra thị trường thế giới như Trung Quốc, Thái Lan..., sản phẩm của nghề mộc có giá trị kinh tế cao. Chuyển đổi loại hình sản xuất từ nhỏ lẻ, manh mún sang hiện đại và tầm cỡ, góp phần nâng cao uy tín cũng như nắm bắt cơ hội kinh doanh với các đối tác lớn, dễ dàng tiếp cận những chính sách ưu đãi của Nhà nước trong sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Trên thực tế, những hộ gia đình hoạt động trong nghề mộc hoàn toàn có khả năng phát triển thành các xưởng sản xuất lớn nhưng một mặt do trình độ nhận thức chưa cao, mặt khác do chưa có nhu cầu nên họ vẫn chỉ dừng lại ở quy mô hộ gia đình. Đây cũng là hạn chế rất lớn trong việc phát triển các sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là vấn đề cạnh tranh giá cả sản phẩm uy tín và thương hiệu.
Số lượng các xưởng mộc lớn ngày càng tăng lên chứng tỏ ngành nghề sản xuất đồ gỗ gia dụng tại xã Yên Bắc đang phát triển tương đối, bắt kịp với nhu cầu thị trường hiện nay. Điều đó cũng cho thấy được các chủ cơ sở có trình độ và sự nhanh nhạy về thị trường, nắm bắt được thị hiếu của khách hàng và tình hình phát triển ở địa phương để lập ra xưởng sản xuất với quy mô làm ăn lớn hơn, tạo thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường. Đồng thời vừa đóng vai trò là đầu mối thu gom hàng hóa cho các hộ cá thể sản xuất nhỏ lẻ hoặc ở dạng sản phẩm thô, định hướng phát triển hàng hóa theo yêu cầu
của thị trường, vừa hướng dẫn đầu tư công nghệ mới vào sản xuất tại địa phương và là những đối tác quan trọng của những bạn hàng ngoài tỉnh.
*Đặc điểm của chủ hộ sản xuất
Nghề mộc tại xã Yên Bắc chỉ mới thực sự phát triển trong vài năm trở lại đây. Sự phát triển của nghề đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng diện mạo của xã điểm Nông thôn mới. Để nghiên cứu tình hình phát triển cụ thể về đồ gỗ gia dụng tại xã trước hết chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm tình hình của các cơ sở và chủ cơ sở sản xuất, vì nó ảnh hưởng rất lớn tới việc tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất tại địa phương.
Tình hình cơ bản về các cơ sở làm nghề mộc của xã qua điều tra tại hai điểm chính được thể hiện trong bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tình hình chung về các cơ sở và chủ của các cơ sở sản xuất.
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1.Số cơ sở điều tra Cơ sở sản xuất 40
2.Giới tính của chủ cơ sở là nam % 100
3.Lao động bình quân/1 cơ sở - Lao động gia đình
- Lao động thuê ngoài
Lao động/cơ sở Lao động/cơ sở Lao động/cơ sở 4,8 1,2 3,6 4.Trình độ học vấn bình quân của chủ cơ sở
- Cấp I - Cấp II % % 37,5 47,5
- Cấp III % 15 5.Trình độ chuyên môn - Đại học, cao đẳng - Trung cấp - Nghề gia truyền - Học nghề % % % % 0 0 30 70 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Bình quân mỗi hộ sản xuất có khoảng 3 - 4 nhân khẩu và có từ 1 - 2 lao động gia đình tham gia vào sản xuất. Do đặc tính của nghề sản xuất đồ gỗ khá nặng nhọc nên 100% các chủ cơ sở sản xuất đều là nam giới. Đối với các xưởng sản xuất lớn thì chủ cơ sở thường rất ít hoặc không tham gia vào việc sản xuất sản phẩm mà chủ yếu họ là người quản lí và tìm các đơn đặt hàng cho thợ làm thuê. Còn các cơ sở theo hình thức hộ gia đình chủ cơ sở vừa là người trực tiếp quản lý vừa tham gia sản xuất sản phẩm. Nhìn chung họ là người quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lao động thuê ngoài dài hạn trong mỗi cơ sở bình quân từ 3-5 người, họ chủ yếu là người quen trong thôn trong xã, ban đầu là tới học việc sau đó ở lại làm thuê cho các cơ sở sản xuất. Ngoài ra còn có lao động thuê trong ngắn hạn làm các công việc lúc cao điểm như đánh giấy ráp, sơn, khuân vác...
Trình độ học vấn của toàn bộ chủ hộ đều ở mức thấp, chỉ có 15% số chủ hộ của các cơ sở điều tra là tốt nghiệp THPT, còn lại đa số là THCS hoặc chưa tốt nghiệp THCS. Nguyên nhân là những năm trước đây, nghề gỗ mới thực sự phát triển, con em của nhiều gia đình làm nghề đều bỏ học từ sớm để theo cha ông đi làm ăn kiếm tiền, chưa ý thức nhiều tới việc học hoặc không đủ tiền ăn học. Trình độ văn hóa ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển
sản xuất kinh doanh. Chỉ tới vài năm gần đây điều kiện kinh tế phát triển, các gia đình mới thực sự quan tâm tới việc học của con em mình.
Trình độ chuyên môn của các hộ là qua truyền nghề từ người trước cho thế hệ sau hoặc tự học nghề. Chưa có trường hợp nào được đào tạo qua trường lớp bậc đại học, cao đẳng hay trung cấp về quê hương lập nghiệp bằng nghề mộc dân dụng.
*Nguồn lao động sử dụng cho sản xuất đồ mộc
Từ các cơ sở sản xuất lớn tới các hộ gia đình hầu hết đều có lao động thuê ngoài, tất cả đều thuê vào mục đích lao động. Nhu cầu về thuê lao động dài hạn, thường xuyên và lao động mùa vụ hầu như đều đủ đáp ứng. Tuy nhiên, các cơ sở muốn thuê người thợ có tay nghề cao hiện vẫn còn khó khăn do lực lượng tại địa phương hầu hết là thanh niên trẻ mới học việc, những người có bậc thợ cao thường mở xưởng sản xuất riêng hoặc đã quá tuổi không thể tham gia sản xuất. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của sản phẩm làm ra.
Tiền công của lao động làm thuê cho các cơ sở sản xuất được trả theo từng tháng và theo công việc được thuê, đối với lao động là thợ cả mức lương khá cao, khoảng 5 – 6,5 triệu/tháng, còn thợ phụ thì dao động từ 3,5 – 4,5 triệu/tháng (Tổng hợp số liệu điều tra, 2013). Với mức lương trên, tất cả các lao động đều thỏa dụng với công sức lao động và trình độ tay nghề của họ bỏ ra, mức lương này cao hơn nhiều so với làm nông nghiệp. Tuy nhiên, cần xem xét những kiến nghị của lao động làm thuê về một số các vấn đề: thời gian lao động, bảo hiểm lao động, trợ cấp độc hại, hợp đồng lao động...đối với nhà sản xuất. Vấn đề này các cơ sở sản xuất chưa quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, mức độ công việc của lao động tương đối ổn định, nhưng nhu cầu lao động của các cơ sở tăng mạnh vào các tháng cuối năm, khi lượng cầu trên thị trường tăng lên. Tính mùa vụ trong sản xuất đồ gỗ gia dụng còn tương đối cao,
đòi hỏi thời gian mà người lao động bỏ ra trong thời điểm chính vụ là rất lớn. Những lao động này thường xuyên phải làm những công việc vô cùng nặng nhọc và có độ rủi ro nghề nghiệp khá cao, không tồn tại khái niệm hợp đồng lao động mà chủ yếu thuê bằng miệng, do đó không có sự rằng buộc nào giữa chủ thuê và lao động, khi xẩy ra tranh chấp thì người lao động rất dễ bị thua thiệt.
*Tình hình sử dụng và huy động vốn
Theo điều tra cho thấy các cơ sở sản xuất tại xã Yên Bắc có nhu cầu về vốn là rất lớn. Tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất mà nhu cầu về vốn cũng khác nhau. Đa phần quy mô đầu tư về vốn gắn liền với quy mô sản xuất, các xưởng sản xuất lớn thường huy động vốn lớn, còn các hộ cá thể vẫn còn e dè, khiêm tốn trong đầu tư. Nguyên nhân chính là do sản phẩm các cơ sở lớn đã được nhiều bạn hàng chấp nhận và đặt mua với số lượng lớn đồng thời khả năng quay vòng vốn của họ khá lớn, biết chấp nhận rủi ro để tạo ra những sản phẩm có chất lượng và mẫu mã vượt trội đắt tiền. Trong khi những hộ gia đình lại ít có uy tín trên thị trường, vốn chưa đủ lớn để đầu tư máy móc công nghệ cao, quan trọng là họ không dám mạnh tay, sợ rủi ro chỉ dám đầu tư theo kiểu “lấy ngắn nuôi dài”, tiền thu được của đợt sản xuất trước lấy để đầu tư cho đợt sản xuất sau.
Đối với nghề mộc, việc đầu tư mua gỗ là rất đắt, chiếm tỷ trọng lớn trong đầu vào, đối với các cơ sở nhỏ khó mà đầu tư sản xuất đủ có khi còn phải mua nguyên liệu với giá cao hơn. Chi phí để trả cho nhân công nghề mộc cũng cao hơn các nghề thủ công khác. Vì vậy, việc vay vốn diễn ra ở 90% số hộ làm nghề mộc tại địa phương để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Vốn vay từ nhiều nguồn khác nhau có thể từ ngân hàng tín dụng, tư nhân hay người thân.
Bảng 4.3 Tình hình sử dụng và huy động vốn tại các cơ sở điều tra 2013
(Tính bình quân cho một cơ sở sản xuất được điều tra)
1.Tổng số vốn - Vốn cố định - Vốn lưu động 2.Nguồn huy động - Vốn tự có - Vốn đi vay 795,95 301,50 494,45 795,95 597,08 198,87 100,00 37,88 62,12 100,00 75,06 24,94
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Từ bảng số liệu điều tra 4.3 ta thấy: Tổng số vốn bình quân của các cơ sở sản xuất là 795,95 triệu đồng, trong đó lượng vốn cố định bình quân là 301,50 triệu đồng, vốn lưu động bình quân là 494,45 triệu đồng. Quy mô đầu tư vốn có sự khác nhau giữa các loại hình sản xuất. Đa phần là các hộ gia đình làm ăn nhỏ quy mô vốn lưu động chỉ từ 300 – 400 triệu đồng, chỉ một lượng rất nhỏ các cơ sở làm ăn lớn quy mô khoảng gần 1 tỷ đồng, còn lại là các cơ sở với tổng số vốn từ 500 – 700 triệu đồng.
Về cơ cấu sử dụng vốn của các cơ sở sản xuất chúng ta thấy phần vốn cố định chủ yếu được dùng cho đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị máy móc chiếm khoảng 37,88% tổng số vốn. Vốn lưu động dùng để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chiếm khoảng 62,12%. Vốn lưu động lớn như vậy là vì chi phí bỏ ra để đầu tư mua gỗ là rất đắt, ví dụ như
gỗ hương có giá hơn 100 triệu/m3 gỗ.
Huy động vốn của các cơ sở nhìn chung đều phải đi vay thêm nhưng lượng vốn tự có cũng chiểm tỉ lệ lớn khoảng 75,06% tổng số vốn. Vốn đi vay phục vụ sản xuất kinh doanh chiếm khoảng 24,94%. Nguồn vay chủ yếu là từ người thân bạn bè, các tổ chức tín dụng và ngân hàng Nhà nước. Thường thì sau mỗi chu kì sản xuất kinh doanh các cơ sở sẽ trả dần khoản nợ hoặc có thể vay chỗ này bù vào chỗ khác.
Từ các số liệu điều tra ta thấy nhu cầu vay vốn của các cơ sở sản xuất là rất lớn. Trong quá trình thảo luận, phỏng vấn với các chủ cơ sở điều tra đều được phản ánh là việc tiếp cận vay được vốn của các tổ chức tín dụng hiện nay khá khó khăn, bởi thủ tục và những quy định rườm rà, chặt chẽ. Đôi khi