Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 101 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
101
Dung lượng
0,98 MB
Nội dung
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NGUYỄN CÔNG VŨ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÂM CANH LÚA CỦA XÃ HOÀNG ÐÔNG, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hà Nội – 2015 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÂM CANH LÚA CỦA XÃ HOÀNG ÐÔNG, HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM Tên sinh viên : Nguyễn Công Vũ Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế Lớp : KTA – K55 Niên khóa : 2010-2015 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận là nghiêm túc, trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một đề tài khoa học nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, Ngày 2 Tháng 6 Năm 2015 Sinh viên Nguyễn Công Vũ i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, được sự giúp đỡ quý báu của thầy giáo, cô giáo và bạn bè tôi đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp. Để hoàn thành bài báo cáo này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo, các cán bộ nhân viên Trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam nhất là thầy cô trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan, giảng viên Bộ môn Kế hoạch và đầu tư – Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện đề tài. Tôi xin cảm ơn toàn thể cán bộ UBND xã Hoàng Đông, Ban khuyến nông xã và một số phòng ban khác đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong việc thu thập số liệu và những thông tin cần thiết cho quá trình thực hiện đề tài này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn của mình đến gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày2 tháng 6 năm 2015 Sinh viên ii Nguyễn Công Vũ TÓM TẮT KHÓA LUẬN Nền nông nghiệp nước ta hình thành, phát triển từ lâu đời và đang trong quá trình chuyển sang nền nông nghiệp theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta đã khẳng định vai trò to lớn và vị trí quan trọng của phát triển nông nghiệp – nông thôn. Và cây lúa là một trong những cây lương thực chính của nước ta hiện nay. Hơn nữa nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề trồng lúa nước điều này đã giúp nước ta đã có một thế mạnh về sản xuất lúa gạo và ngày nay là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Để giữ được thế mạnh cũng như vị thế xuất khẩu lúa gạo của nước ta thì việc nâng cao hiệu quả thâm canh lúa là mục tiêu hàng đầu được đặt ra. Hoàng Đông là một xã có địa bàn thuộc vùng chiêm trũng của đồng bằng Bắc Bộ đa số người dân đều làm nghề nông . Cây lúa là loại cây trồng được hầu hết người dân ở đây chọn là cây lương thực chính được trồng trong các mùa vụ. Vì vậy mà sản xuất lúa gạo quyết định lớn đến đời sống của người dân nơi đây. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo vẫn có nhiều hạn chế và đạt hiệu quả không cao. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thâm canh lúa của xã Hoàng Đông, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam”. Mục tiêu tiêu chung của để tài nhằm: Đánh giá thực trạng và hiệu quả thâm canh lúa, từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả thâm canh lúa của xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Về cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về thâm canh, các yếu tố ảnh hưởng đến thâm canh lúa và hiệu quả kinh tế. Đề tài cũng iii tiến hành nghiên cứu tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam. Từ đó rút ra được kinh nghiệm trong quá trình sản xuất lúa ở Việt Nam. Trên cơ sở tìm hiểu địa bàn xã Hoàng Đông gồm: điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tôi đưa ra các phương pháp nghiên cứu tại địa bàn. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích số liệu và hệ thống chỉ tiêu phân tích. Qua tìm hiểu tôi thấy vấn đề thâm canh lúa của các hộ nông dân trên địa bàn xã chưa đạt được hiệu quả cao do một số yếu tố như: trình độ thâm canh của các hộ nông dân còn thấp, vẫn sản xuất theo hướng thủ công, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các hộ nông dân không dám đầu tư mạnh vào sản xuất vì thiếu vốn, hoạt động khuyến nông cũng như công tác thủy lợi của xã còn kém. Xuất phát từ thực trạng trên tôi đưa tra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thâm canh lúa trên địa bàn và một số kiến nghị đến nhà nước, địa phương và các hộ nông dân như : Về giải pháp: Nâng cao trình độ của khuyến nông viên từ đó tăng cường các hoạt động khuyến nông hướng dẫn các hộ nông dân về kỹ thuật thâm canh lúa cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh của các hộ nông dân. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để các hộ nông dân có cơ hội học hỏi nhiều hơn. Khuyến khích các hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất bằng cách hỗ trợ vốn cho các nông hộ muốn đầu tư. Quan tâm hơn đến công tác thủy lợi, cải tạo hệ thống thủy lợi giúp các hộ nông dân có thể chăm sóc lúa tốt hơn. Phổ biến cho các hộ nông dân những hiểu biết cơ bản về thị trường hàng hóa đặc biệt là các chủ hộ để họ có thể chủ động tính toán, lập kế hoạch sản xuất từ đó có sự đầu tư hợp lý vào sản xuất nhằm thu được hiệu quả kinh tế cao. iv Về kiến nghị: Nhà nước và địa phương cần chú trọng hơn nữa đến việc sản xuất lúa của các hộ nông dân, cần hỗ trợ khuyến khích các hộ nông dân mạnh dạn mở rộng sản xuất đầu tư về một số mặt như: Vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường, cơ sở hạ tầng….tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân yên tâm trong quá trình sản xuất. Các hộ nông dẫn cũng nên nhận thức tầm quan trọng của việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên tiếp thu học hỏi những cái mới để nâng cao trình độ cũng như kỹ thuật sản xuất của mình qua đó nâng cao hiệu quả cũng như trình độ thâm canh của mình trong quá trình sản xuất. v MỤC LỤC 1 3 vi [...]... thực trạng và hiệu quả thâm canh lúa, từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả thâm canh lúa của xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thâm canh lúa, hiệu quả kinh tế về thâm canh lúa - Đánh giá thực trạng thâm canh lúa và hiệu quả thâm canh lúa của các hộ nông dân trong xã - Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả. .. nông dân trong xã Hoàng Đông Từ đó đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả thâm canh lúa trong thời gian tới ở địa phương -Phạm vi không gian: Địa bàn xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp lấy trong 3 năm từ năm 2012-2014 Khảo sát thực tế năm 2014, đề xuất giải pháp cho năm 2015-2020 3 PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THÂM CANH LÚA 2.1 Cơ sở... có nhiều hạn chế và đạt hiệu quả không cao Điều này do nhiều nguyên nhân gây ra có thể như hạn hán, lũ lụt, thiên tai, sâu bệnh cũng như trình độ thâm canh của bà con nông dân còn nhiều hạn chế… Để góp phần giải quyết những vấn đề hạn chế đó tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả thâm canh lúa của xã Hoàng Đông, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam 1.2 Mục tiêu... đai xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2014 Error: Reference source not found Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của xã Hoàng Đông qua 3 năm (20122014) .Error: Reference source not found Bảng 3.3: Hệ thống cơ sở hạ tầng xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012-2014 Error: Reference source not found Bảng 3.4 Tình hình phát triển kinh tế - xã. .. quả thâm canh lúa của các hộ nông dân trong xã trong những năm tiếp theo 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề kinh tế, kỹ thuật liên quan đến hiệu quả thâm canh lúa của các hộ nông dân - Đối tượng trực tiếp là các hộ nông dân trồng lúa trong xã 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá trình thâm canh lúa của. .. luận 2.1.1 Thâm canh 2.1.1.1 Khái niệm về thâm canh Tái sản mở rộng trong nông nghiệp có thể được thực hiện theo hai phương thức: quảng canh và thâm canh Để phân biệt hai phương thức này, K.Mác đã chỉ rõ: "Tái sản xuất mở rộng được thực hiện "quảng canh" nếu chỉ mở rộng diện tích ruộng đất và "thâm canh" nếu sử dụng hiệu quả hơn các tư liệu sản xuất” (Các Mác và Ăngghen: Toàn tập tập 24 - Nhà xuất bản... thâm canh là biện pháp tối ưu để tăng sản lượng mà diện tích vẫn không thay đổi 2.1.1.3 Khái niệm và đặc điểm thâm canh lúa ở Việt Nam 2.1.1.3.1 Khái niệm Thâm canh lúa là phương thức sản xuất tiên tiến nhằm tăng năng suất chất lượng lúa bằng cách nâng cao độ phì của đất thông qua việc đầu tư thêm vốn và kĩ thuật vào sản xuất mà không cần tăng thêm diện tích đất gieo trồng 2.1.1.3.2 Đặc điểm thâm canh. .. lên Thâm canh lúa cũng có nhiều điểm khác biệt so với trước đây: - Hộ nông dân được làm chủ trên mảnh đất của mình, tự do quyết định từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm Sản xuất từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa nên nông dân yên tâm đầu tư thâm canh và thâm canh có hiệu quả trên mảnh đất của mình Tuy nhiên, do trình độ thâm canh của nông dân chưa cao nên năng suất thấp chưa đáp ứng đươc nhu cầu của. .. xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất cây lúa 2.1.3 Hiệu quả kinh tế 2.1.3.1.Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh tế - Khái niệm Một số quan điểm và lí luận chung về hiệu quả kinh tế: - Quan điểm thứ nhất cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra ( các nguồn nhân, tài, vật lực, tiền vốn, ) để đạt được kết quả đó - Quan điểm thứ hai cho rằng HQKT được đo bằng hiệu. .. vẫn chưa đạt được hiệu quả cao trong thâm canh lúa Chính vì thế Đảng và nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho nông dân để giúp cho nông dân yên tâm đầu tư thâm canh, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển 2.1.1.4 Chủ chương chính sách của Nhà nước ta về thâm canh nông nghiệp Với khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước hết sức . Đông, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam . Mục tiêu tiêu chung của để tài nhằm: Đánh giá thực trạng và hiệu quả thâm canh lúa, từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả thâm canh lúa của xã Hoàng. canh lúa của xã Hoàng Đông, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng và hiệu quả thâm canh lúa, từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao hiệu. hiệu quả thâm canh lúa của xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thâm canh lúa, hiệu quả kinh tế về thâm canh lúa. -