1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã quang bình, huyện kiến xương, tỉnh thái bình”

108 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 238,87 KB

Nội dung

Trong khi đó, nhóm hộ chuyên có xu hướng đầu tư đại bộphận vốn sản xuất vào các hoạt động phi nông nghiệp mà chủ yếu là các hoạt độngngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp “Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình” chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là công trình nghiên cứu của riêng

tôi Số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bố cho việc bảo vệ một học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đều được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Nhung

i

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ

nông dân xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể, tôi xin được bày tỏ

sự biết ơn sâu sắc tới các cá nhân, tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá

trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát

triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dạy bảo và trang bị cho

tôi những kiến thức giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo – TS Lê Ngọc Hướng đã

trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể cán bộ lãnh đạo ủy ban

nhân dân xã, hợp tác xã, hội nông dân và tập thể bà con trong xã Quang Bình,

huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tôi

thực tập tại địa bàn.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những

người thân đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn

thành khóa luận này.

Tuy đã có nhiều cố gắng trong khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

nhưng trình độ, năng lực của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi

những thiếu sót Vì vậy, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của

các thầy cô và các bạn để nội dung nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2014 Sinh viên

Nguyễn Thị Nhung

ii

Trang 3

đã là một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, dẫn đầu về một số nông sảntrong đó có gạo Là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số làm nông nghiệp thìkinh tế hộ nông dân đã góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng nền kinh tế

nước nhà, có thể thấy kinh tế nông nghiệp đã và đang làm tốt vai trò "bệ đỡ” của

nền kinh tế Kinh tế hộ nông dân đang ngày càng được quan tâm, chú trọng pháttriển Tuy nhiên, trong thời gian qua đời sống người nông dân vẫn còn gặp nhiều khókhăn Thu nhập của người nông dân ngày càng đa dạng và có xu hướng tăng nhưngmức chênh lệch về thu nhập của lao động nông nghiệp so với lao động phi nôngnghiệp thì ngày càng giãn rộng Vì vậy vấn đề nâng cao thu nhập cho hộ nông dânsống trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là hết sức cần thiết trong tiến trình côngnghiệp hóa – hiện đại hóa, cũng như quá trình phát triển kinh tế của đất nước

Quang Bình là một xã nằm phía nam huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình vớinền sản xuất của xã nói chung vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp Đời sống nhândân nơi đây từng ngày được cải thiện tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trongsản xuất và đời sống Cùng với xu thế chung của sự phát triển là sự chuyển dịchdần cơ cấu lao động giữa các ngành (chủ yếu là từ nông nghiệp sang các ngànhkhác), thế nhưng thu nhập của các hộ nông dân trong xã còn thấp và không ổn định

Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân

Trang 4

Nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu nghiên cứu, đánh giá thực trạng thunhập của hộ nông dân xã Quang Bình, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thunhập của các hộ Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nângcao hiệu quả kinh tế và phát triển cho phù hợp với tình hình thực tế giúp nâng caothu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Đề tài nghiên cứu với các nội dung

cụ thể sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về vấn đề thu nhập và nâng cao thu

nhập cho người dân

- Đánh giá thực trạng thu nhập của các hộ nông dân xã Quang Bình

- Đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân xã QuangBình

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, trên phương diện lý thuyết, đề tài góp phần

hệ thống hóa cơ sở lý luận về hộ nông dân, kinh tế hộ nông dân, đặc điểm của kinh

tế hộ và thu nhập, các lý luận về thu nhập của hộ nông dân, cách tính thu nhập, đặcđiểm và các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ Các khái niệm và đặc điểm đượctìm hiểu qua nhiều góc độ và cách nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu trước đây

Từ các khái niệm, đặc điểm về thu nhập của hộ nông dân, đề tài bước đầu khái quáthóa lý luận về giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân

Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫuđiều tra nghiên cứu dùng để điều tra thực trạng thu nhập của các nhóm hộ nông dântrên địa bàn xã, các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nhóm hộ và phương hướngsản xuất của các nhóm hộ trong thời gian tới; tôi đã chia các hộ điều tra thành 3nhóm hộ: thuần nông, kiêm và chuyên Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu (dữliệu do UBND xã Quang Bình, do HTX dịch vụ nông nghiệp, do các hộ nông dân cung cấp) Phương pháp phân tích dùng để phân tích thực trạng thu nhập của cácnhóm hộ, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ (về lao động, đất đai,vốn) Phương pháp thống kê so sánh dùng để so sánh mức thu nhập, các điều kiện

cơ bản của các nhóm hộ với nhau từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới mức thunhập của hộ

iv

Trang 5

Xã Quang Bình với 72% lao động trong nông nghiệp, giá trị sản xuất củangành nông nghiệp đạt 43,42% tổng giá trị sản xuất của toàn xã Với điều kiện tựnhiên và kinh tế xã hội có nhiều thuận lợi, trong những năm vừa qua tình hình pháttriển kinh tế xã hội của xã đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dânngày càng được cải thiện

Qua quá trình nghiên cứu thực tế tình hình thu nhập của các hộ nông dântrên địa bàn xã cho thấy, nhìn chung thu nhập của các hộ nông dân nơi đây còn thấp

và có sự khác nhau giữa các nhóm hộ Nhóm hộ thuần nông có thu nhấp ở mứcthấp nhất là 47143,50 nghìn đồng/hộ/năm, sau đó đến nhóm hộ kiêm là 79022,38

nghìn đồng/hộ/năm và có mức thu nhập cao nhất là nhóm hộ chuyên với 83941,34

nghìn đồng/hộ/năm Nhóm hộ thuần nông là nhóm hộ có xu hướng đầu tư hoàntoàn vốn sản xuất vào các hoạt động nông nghiệp, bao gồm trồng trọt và chăn nuôi

là chủ yếu nên thu nhập của hộ phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động sản xuất nôngnghiệp Nhóm hộ kiêm là nhóm hộ đa dạng các hoạt động sản xuất hơn cả, ngoàithời gian làm nông nghiệp nhóm hộ này còn làm thêm ngành nghề phụ như nấurượu, may mặc để giải quyết thời gian nông nhàn ngoài mùa vụ đồng thời tạothêm thu nhập cho hộ Trong khi đó, nhóm hộ chuyên có xu hướng đầu tư đại bộphận vốn sản xuất vào các hoạt động phi nông nghiệp mà chủ yếu là các hoạt độngngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ nên thu nhập của nhóm hộnày không chịu ảnh hưởng bởi hoạt động sản xuất nông nghiệp

Sự khác nhau về thu nhập của các nhóm hộ là do tác động của nhiều yếu tố:yếu tố số lượng lao động và trình độ lao động (đặc biệt là của chủ hộ), yếu tố đấtđai, yếu tố nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn Hộ có trình độ của chủ hộ và cáclao động trong hộ cao thường có những phương án sản xuất tốt hoặc đưa ra cácquyết định sản xuất kịp thời, theo kịp nhu cầu của thị trường Đối với nhóm hộthuần nông những hộ có diện tích đất sản xuất lớn, tập trung thì thu nhập của hộcao và ổn định hơn nhưng lại yêu cầu có mức đầu tư lớn hơn

Kết quả trên là cơ sở để tôi nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nâng caothu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Đề tài nêu những giải pháp chủ yếu

v

Trang 6

nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân như sau: (1) Nâng cao trình độ cho laođộng trong hộ đặc biệt là trình độ, năng lực của chủ hộ; (2) Tập trung tích tụ đất sảnxuất, giảm tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tiến tới mở rộng sản xuất hànghóa theo nhu cầu của thị trường; (3) Huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả,khắc phục tình trạng thiếu trong sản xuất; (4) Quan tâm, đầu tư nâng cấp, xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất; (5) Nhà nước cần đầu tư vào cho việc

nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ về giống cây trồng vật nuôi áp dụng

kỹ thuật mới vào sản xuất; (6) Đối với thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào: điềutiết giá và trợ giá - Đối với thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra: khuyến khích cácdoanh nghiệp ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân; (7)Cung cấp các giống mới, vật tư nông nghiệp với giá ưu tiên hoặc ủng hộ cho các hộnghèo, hình thức này cần được khuyến khích duy trì

Tóm lại, Đảng và nhà nước cũng như chính quyền địa phương cần quan tâmhơn nữa đối với kinh tế hộ nông dân; cần có những chính sách khuyến khích, thúcđẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển để nâng cao thu nhập cho người dân,cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, hạnh phúc

vi

Trang 7

MỤC LỤ

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC vii

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT xii

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Thu nhập của hộ nông dân 6

2.1.3 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân 12

2.1.4 Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong điều kiện hiện nay 13

2.2 Cơ sở thực tiễn 14

2.2.1 Kinh nghiệm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân ở một số quốc gia trên thế giới 14

2.2.2 Tình hình thu nhập của các hộ nông dân ở Việt Nam 18

vii

Trang 8

PHẦN II.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

3.1 Đặc điểm địa bàn xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 24

3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã Quang Bình 36

3.2 Phương pháp nghiên cứu 37

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 37

3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu 37

3.2.3 Phương pháp phân tích 39

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 39

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41

4.1 Thực trạng thu nhập của hộ nông dân xã Quang Bình 41

4.2 Thực trạng thu nhập của nhóm hộ điều tra 43

4.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra 43

4.2.2 Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra 46

4.2.3 Tình hình vay vốn của các nhóm hộ điều tra 49

4.2.4 Tổng thu và cơ cấu nguồn thu của hộ 52

4.2.5 Tổng chi và cơ cấu các nguồn chi của hộ 62

4.2.6 Thu nhập và chi tiêu của hộ 66

4.3 Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân tại địa phương 72

4.3.1 Yếu tố về nhân khẩu và lao động 72

4.3.2 Yếu tố về đất đai 73

4.3.3 Vốn đầu tư cho sản xuất 74

4.3.4 Về thị trường 75

4.3.5 Về khoa học kỹ thuật 76

4.3.6 Về cơ sở hạ tầng 76

viii

Trang 9

4.4 Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông

dân xã Quang Bình 77

4.4.1 Căn cứ đề xuất những định hướng và giải pháp 77

4.4.2 Định hướng phát triển kinh tế nông hộ xã Quang Bình 77

4.4.3 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao thu nhập cho hộ nông dân 78

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

5.1Kết luận 85

5.2 Kiến nghị 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

ix

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân

theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng 19

Bảng 3.1: Tình hình biến động đất đai xã Quang Bình giai đoạn 2011 – 2013 26

Bảng 3.2: Tình hình biến động dân số và lao động xã Quang Bình giai đoạn 2011 – 2013 29

Bảng 3.3: Cơ sở vật chất kỹ thuật xã Quang Bình qua 3 năm 32

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh xã Quang Bình giai đoạn 2011 – 2013 35

Bảng 4.1: Nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra năm 2013 44

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra năm 2013 48

Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn của các nhóm hộ điều tra năm 2013 51

Bảng 4.4: Tổng thu theo các ngành sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2013 52

Bảng 4.5: Cơ cấu nguồn thu của các nhóm hộ điều tra năm 2013 53

Bảng 4.6: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt năm 2013 55

Bảng 4.7: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi năm 2013 58

Bảng 4.8: Kết quả sản xuất kinh doanh ngành nghề, TTCN, TMDV năm 2013 61

Bảng 4.9: Tổng chi phí cho các ngành sản xuất của nhóm hộ điều tra 62

Bảng 4.10: Chi phí sản xuất ngành trồng trọt năm 2013 64

Bảng 4.11: Chi phí cho ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra năm 2013 65

Bảng 4.12: Chi phí sản xuất ngành nghề, TTCN, TMDV năm 2013 66

Bảng 4.13: Tổng hợp thu nhập từ các ngành của nhóm hộ điều tra năm 2013 67

Bảng 4.14: Chi tiêu và tích lũy của các hộ điều tra năm 2013 71

x

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu hộ nông dân xã Quang Bình qua 3 năm 2011 – 2013 28 Biểu đồ 3.2: Tổng giá trị sản xuất của xã Quang Bình giai đoạn 2011 – 2013 34 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn thu từ ngành chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra 59

xi

Trang 12

xii

Trang 13

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước đông dân với nhiều thành phần dân tộc khác nhau,dân số tăng nhanh dẫn đến tốc độ tăng nguồn lao động khoảng 3%/năm, hàng năm

có hơn 1 triệu thanh niên đến tuổi gia nhập lực lượng lao động cần có việc làm.Khu vực nông thôn chiếm khoảng 70% lực lượng lao động của cả nước, trong đóthường xuyên có gần 30% lao động thiếu việc làm, phổ biến là thiếu do mang tínhthời vụ hoặc thiếu đất canh tác (theo điều tra biến động dân số, lao động, nguồn laođộng và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008) Hằng năm lượng lao động tăng thêm củanước ta rất lớn, số lượng lao động cũ chưa giải quyết hết giờ lại tăng thêm một sốlượng khá lớn, tình trạng thiếu việc làm càng tăng, việc làm không ổn định gây khókhăn cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là ở nông thôn Với 70% dân số sống ở nôngthôn và gần 90% dân số ở nông thôn làm nông nghiệp thì việc phát triển kinh tếquốc dân phải gắn liền với phát triển kinh tế hộ gia đình Phát triển kinh tế hộ giađình là nền tảng để phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và nền kinh tế quốcdân nói chung

Những năm gần đây, nông nghiệp và nông thôn nước ta đã có sự phát triểnvượt bậc, đạt được những thành tựu đáng khích lệ với năng suất và sản lượng ngàycàng tăng Tuy nhiên bên cạnh mặt đạt được, vẫn còn tồn tại những khó khăn Đây

là tất yếu khách quan

Đó là nền kinh tế hàng hoá đã tạo ra sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâusắc, vấn đề chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, giữa thànhthị và nông thôn ngày một rõ Hiện nay, hơn 70% dân số nước ta ở nông thôn đây

là nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được sử dụng hợp lý, tuy nhiên nó cũng làmột thách thức về vấn đề giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người lao động Bởi

vì hiện nay ruộng đất có hạn mà dân số ngày càng tăng lên Do vậy việc duy trì thunhập đã khó, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân lại càng khó hơn bởi nông thônthì sản suất nông nghiệp vẫn còn là chủ yếu

Trang 14

Quang Bình là một xã nằm ở phía nam của huyện Kiến Xương thuộc tỉnh TháiBình với 3.010 hộ dân, 10.374 nhân khẩu sinh sống, nền sản xuất của xã nói chungvẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp Đời sống người dân nơi đây đang từng ngàyđược nâng cao và cải thiện, tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất vàđời sống Cùng với xu thế chung của sự phát triển là sự chuyển dịch dần cơ cấu laođộng giữa các ngành (chủ yếu là từ nông nghiệp sang các ngành khác), thế nhưngthu nhập của các hộ nông dân còn thấp và không ổn định Vì vậy, việc nghiên cứucác giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân là cần thiết.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng thu nhập của hộ nông dân xã Quang Bình, phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ, trên cơ sở đó đề xuất những giải phápnâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn xã

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn về vấn đề thu nhập và nâng cao thu

nhập cho người dân

- Đánh giá thực trạng thu nhập của các hộ nông dân xã Quang Bình

- Đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân xã QuangBình

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quanđến thu nhập của hộ nông dân

Trang 15

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập củacác hộ nông dân, các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân xãQuang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

+ Phạm vi không gian

Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnhThái Bình

+ Phạm vi thời gian của số liệu

Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất, kết quả sản xuất kinh doanh của địaphương giai đoạn 2011 – 2013 và phân tích thu nhập, cơ cấu thu nhập của hộ năm

2013

Đề xuất các giải pháp áp dụng cho giai đoạn 2015 – 2020

Đề tài được thực hiện trong thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014

Trang 16

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP

CỦA HỘ NÔNG DÂN

Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về “Hộ” gồm những ngườisống chung dưới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung mộtngân quỹ

Giáo sư Mc Gê (1989) – Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng:

“Hộ” là một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyếttộc ở chung một mái nhà và ăn chung một mâm cơm

Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống cácnguồn lực tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệchặt chẽ và phục vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”

Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan (1982), Wood (1981,1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987)) cho rằng: “Hộ là một nhóm người

có cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh Hộ là một đơn

vị kinh tế giống như các công ty, xí nghiệp khác”

2.1.1.2 Khái niệm hộ nông dân (nông hộ)

Giáo sư Frank Ellis Trường đại học tổng hợp Cambridge (1988) đưa ra địnhnghĩa về nông dân, nông hộ Cụ thể: “Hộ nông dân là hộ có phương tiện kiếm sống

từ ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình cho sản xuất, hộ luôn nằm trong hệthống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia mộtphần trong thị trường với trình độ hoàn chỉnh không cao”

Trang 17

Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nông dân Theo Lê ĐìnhThắng (1993) cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ

sở trong nông nghiệp và nông thôn” Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “ Hộ nôngdân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp ở nông thôn” Còn theo PGS.TSNguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn 2001 cho rằng: “Hộ nôngnghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trựctiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làmđất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, ) và thông thường nguồn sốngchính của hộ dựa vào nông nghiệp”

Phân loại hộ nông dân

- Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động, hộ nông dân được chia thành: + Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường

Loại hộ này có mục tiêu là tối đa hoá lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cầnthiết để tiêu dùng trong gia đình Để có đủ sản phẩm, lao động trong nông hộ phảihoạt động cật lực và đó cũng được coi như một lợi ích, để có thể tự cấp tự túc chosinh hoạt, sự hoạt động của họ phụ thuộc vào:

 Khả năng mở rộng diện tích đất đai

 Có thị trường lao động để họ bán sức lao động để có thu nhập

 Có thị trường sản phẩm để trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình

+ Hộ nông dân sản xuất hàng hoá chủ yếu: loại hộ này có mục tiêu là tối đahoá lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn,ruộng đất, lao động

- Căn cứ vào tính chất của các ngành sản xuất hộ nông dân gồm có:

+ Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp

+ Hộ chuyên: là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc nề, rèn,sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dệt, may, làm dịch

vụ kỹ thuật cho nông nghiệp

+ Hộ kiêm nông: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ côngnghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính

+ Hộ buôn bán: ở nơi đông dân cư, có quầy hàng hoặc buôn bán ở chợ

Trang 18

Các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho phép, vìvậy sản xuất công nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản xuất và xã hội ởnông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp nông thôn để chuyển hộ độc canh thuần nông sang đa ngành hoặc chuyênmôn hoá Từ đó làm cho lao động nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nôngthôn hoặc làm cho đối tượng phi nông nghiệp tăng lên (Chu Văn Vũ, 1995)

- Căn cứ vào mức thu nhập của hộ nông dân gồm: hộ giàu, hộ khá, hộ trungbình, hộ nghèo và hộ đói

2.1.1.3 Khái niệm kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân là một cơ sở kinh tế có đất đai, các tư liệu sản xuất thuộc

sở hữu của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất vàthường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu được đặc trưngbởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độkhông hoàn hảo cao

Tóm lại trong nền kinh tế hộ gia đình nông dân được quan niệm trên các khíacạnh:

Hộ gia đình nông dân (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinhtế; các nguồn lực (đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…) được gópthành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà,

ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ýkiến chung của các thành viên là người lớn trong hộ gia đình

Gia đình (family) là một đơn vị xã hội xác định với các mối quan hệ họ hàng,

có cùng chung huyết tộc Trong nhiều xã hội khác nhau các mối quan hệ họ hàngxây dựng nên một gia đình rất khác nhau Gia đình chỉ được xem là hộ gia đình(Household) khi các thành viên gia đình có cùng chung một cơ sở kinh tế

2.1.2 Thu nhập của hộ nông dân

Trong cơ chế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ diễn rarất đa dạng, ngoài sản xuất nông nghiệp hộ còn tham gia vào các ngành nghề khácnhư: Công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng và nghềrừng Chính vì thu nhập của hộ nông dân bao gồm toàn bộ những kết quả của các

Trang 19

ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ và một số ngành nghề khác như: sửa chữa, sảnxuất nguyên vật liệu, chế biến nông sản mang lại.

Thu nhập của hộ nông dân là phần còn lại sau khi trừ đi hết chi phí sản xuất.Như vậy, thu nhập của hộ nông dân bao gồm lợi nhuận kinh doanh, tiền công củachủ hộ và các thành viên trong hộ, phần chi phí tự sản xuất không trao đổi trên thịtrường và các khoản thu từ hoạt động ngoài nông hộ Một phần thu nhập sẽ được

hộ sử dụng vào chi tiêu đời sống, sinh hoạt, một phần dùng để đầu tư cho quá trìnhsản xuất tiếp theo hay gửi tiết kiệm

Thu nhập của hộ = Tổng thu của hộ - tổng chi phí sản xuất

Tổng thu nhập của hộ = Thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp + Thunhập từ phi nông nghiệp + Thu nhập khác

Những nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân

Trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ nông dân chịu sự tác động bởi cácnhóm yếu tố chủ quan và khách quan Các nhân tố này tác động đến thu nhập của

hộ thông qua hai bộ phận chính là tổng thu và chi phí Do đó, các yếu tố ảnh hưởngđến hai thành phần này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân Có nghĩa làmột yếu tố nào đó làm thay đổi một trong hai thành phần này cũng làm thay đổi thunhập của hộ Các yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu và tổng chi phí trên còn có quan

hệ với nhau

- Ảnh hưởng của lao động và nhân khẩu

Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất, không có lao độngthì không thể có hoạt động sản xuất, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, cũng nhưđất đai lao động ảnh hưởng đến thu nhập trên cả hai mặt, lượng và chất

Mặt lượng lao động thể hiện ở mức đầu tư lao động vào một công việc cụthể nào đó, nếu đầu tư sức lao động cao sẽ cho sản lượng cao hơn và thu nhập caohơn và ngược lại Khi đánh giá vấn đề nhân khẩu, chúng ta phải đánh giá tỷ số giữa

số lượng lao động và số lượng nhân khẩu Khi tỷ số giữa số lao động trên số nhânkhẩu thấp nghĩa là tỷ lệ phụ thuộc cao, điều này gây bất lợi cho hộ, nó làm chonhững hộ nghèo ngày càng nghèo thêm

Trang 20

Mặt chất của lao động thể hiện ở trình độ học vấn, kỹ năng lao động, khảnăng tiếp thu khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất Trong đó kiến thứcchuyên môn và trình độ học vấn là cơ sở để tiếp thu và đưa kỹ thuật hiện đại vàosản xuất, kiến thức chuyên môn có được thông qua quá trình đào tạo ở trường, ởcác lớp tập huấn ngắn hạn hoặc dài hạn Trang bị kiến thức chuyên môn cho ngườilao động là rất cần thiết, đặc biệt đối với chủ hộ vì họ là người cuối cùng đưa raquyết định lựa chọn phương án sản xuất, những quyết định của chủ hộ ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập của hộ

Kinh nghiệm sản xuất của hộ là những gì mà người lao động tích lũy đượctrong cuộc sống, vì sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc biệt, nó tuântheo quy luật của tự nhiên dù chúng ta có kiến thức chuyên môn cao vẫn có thể bịthất bại nếu không có kinh nghiệm Vì vậy, kinh nghiệm sản xuất ảnh hưởng lớnđến thu nhập của hộ

- Ảnh hưởng của quy mô, chất lượng đất đai

Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nôngnghiệp Do tính chất đặc biệt của nó mà đất đai có thể coi như một dạng của vốnnhưng lại được xem như một nguồn lực riêng biệt Sẽ không thể có hoạt động sảnxuất nông nghiệp nếu không có đất đai, số lượng và chất lượng đất đai sẽ quy địnhlợi thế so sánh của mỗi vùng trong sản xuất nông nghiệp Hướng sử dụng đất quyđịnh hướng sử dụng các tư liệu sản xuất khác Đối với tài nguyên đất đai, cần chú ýđến hai yếu tố đó là diện tích và độ màu mỡ làm giảm chi phí sản xuất và tăng năngsuất

Quy mô diện tích là nhân tố quan trọng để xác định mức thu nhập từ sảnxuất mà hộ khai thác được Chất lượng đất đai thể hiện ở độ phì, độ màu mỡ củađất là chất dinh dưỡng cho cây trồng tồn tại và phát triển Chất lượng của đất cònquy định lợi thế của từng vùng, tạo ra sự đa dạng của sản phẩm Chất lượng đấtkhông những làm tăng khối lượng sản phẩm mà còn làm giảm được chi phí sảnxuất

Trang 21

- Ảnh hưởng của yếu tố vốn

Vốn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu được để tiến hành tổ chức sảnxuất, kinh doanh nó bao gồm tiền mặt, nguyên liệu và công cụ sản xuất Có vốn cóthể mở rộng quy mô, chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, có vốn có thể đầu tưthêm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất làm giảm chi phí sản xuất, gópphần tăng thu nhập cho hộ Vốn được xếp vào các yếu tố chủ quan vì chủ hộ cóquyền huy động hoặc quyết định phân bổ vốn theo chu kỳ sản xuất Vốn được tạo

ra từ hai nguồn cơ bản là vốn tự có và vốn đi vay Việc sử dụng vốn có hiệu quảhay không nó quyết định đến sự phát triển của kinh tế hộ Nếu ta cố định các yếu tốkhác, chỉ xét riêng ảnh hưởng của vốn đến thu nhập của hộ thì vốn đầu tư cho sảnxuất và thu nhập của hộ là đại lượng đồng biến

- Ảnh hưởng của yếu tố khoa học kỹ thuật

Sản xuất của hộ nông dân không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹthuật và công nghệ vì nó tạo ra sản phẩm năng suất cao và chất lượng tốt Cải thiệntiến bộ kỹ thuật là tăng khối lượng và chất lượng hàng hóa, đồng thời giảm đượcchi phí sản xuất và mở rộng được quy mô sản xuất do đó làm tăng thu nhập cho các

hộ

- Ảnh hưởng của trình độ tổ chức, quản lý

Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân, việc lựachọn phương án sản xuất và cách bố trí sản xuất phù hợp với nguồn lực hiện tại của

hộ có vai trò quyết định đến thu nhập Yếu tố này phụ thuộc vào trình độ văn hóa,kinh nghiệm sản xuất và nhạy bén với thị trường của chủ hộ

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

Những nhân tố về điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp đến mảnh đất

mà người nông dân canh tác như: thời tiết, khí hậu, độ màu mỡ của đất… Do đốitượng sản xuất là sinh vật sống nên quá trình sinh trưởng và phát triển của câytrồng, vật nuôi chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh Nếu điều kiện ngoại cảnhthuận lợi, phù hợp với các giai đoạn phát triển của cây trồng, vật nuôi thì sẽ chonăng suất cao và ngược lại thiên tai, dịch bệnh sẽ làm giảm năng suất cây trồng, vậtnuôi dẫn đến làm giảm thu nhập của hộ nông dân Như vậy trong sản xuất nông

Trang 22

nghiệp thì điều kiện tự nhiên là yếu tố quyết định khá lớn đến kết quả sản xuất củanông hộ.

- Ảnh hưởng của yếu tố thị trường

Nói đến thị trường là nói đến nhu cầu của xã hội đối với nông sản hàng hóa

và giá cả các yếu tố đầu vào Trong cơ chế thị trường, các hộ nông dân hoàn toàn tự

do lựa chọn sản xuất sản phẩm mà họ có khả năng và chi phí cơ hội thấp Đối vớitừng hộ nông dân, để đáp ứng nhu cầu của thị trường nông sản, họ có xu hướng liênkết, hợp tác sản xuất với nhau Thị trường là nơi mà giá cả các yếu tố đầu vào vàđầu ra trong sản xuất được hình thành nên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến thunhập của hộ

Đối với thị trường đầu ra (thị trường tiêu thụ sản phẩm), nó phản ánh cungsản phẩm Trong nông nghiệp cung về sản phẩm thường là cung muộn, hơn nữa cácsản phẩm trong nông nghiệp thường khó bảo quản, vì vậy rủi ro do thị trường đemlại trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn Bên cạnh đó thị trường các sản phẩmtrong nông nghiệp là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nên người nông dân không thểkiểm soát được thị trường, vì vậy sự tác động của thị trường làm cho thu nhập của

hộ nông dân không ổn định

Đối với thị trường các yếu tố đầu vào, giá cả đầu vào trên thị trường ảnhhưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất của nông hộ, vì thế nó tác động rất lớn đến quy

mô sản xuất, đến mức độ đầu tư của nông dân Nếu giá đầu vào tăng làm cho chiphí đầu tư tăng dẫn đến hiệu quả sản xuất giảm xuống

- Ảnh hưởng của phong tục tập quán

Ở mỗi vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau, đặc biệt yêu cầuthích nghi của các cây trồng, vật nuôi cũng khác nhau ở mỗi vùng sinh thái, đòi hỏiphải có những kỹ thuật canh tác và nuôi trồng phù hợp với điều kiện của từng vùng.Ngoài ra, mỗi vùng mỗi địa phương còn có những ngành nghề truyền thống khácnhau, quan niệm về kinh doanh thương mại dịch vụ khác nhau Do đó cần có nhữngquyết định sản xuất kinh doanh phù hợp với phong tục tập quán của từng địaphương

Trang 23

- Ảnh hưởng của chính sách nhà nước

Chính sách kinh tế là công cụ đắc lực của Chính phủ Trong quản lý kinh tếmỗi chính sách ban hành đều có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh

dù là lớn hay nhỏ Nếu chính sách đúng sẽ kích thích được sản xuất và ngược lại

Vì vậy chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ hay đến

sự phát triển của kinh tế hộ Trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn ởViệt Nam, Nhà nước ta đã chứng tỏ được vai trò của mình trong quản lý kinh tế

Nó thể hiện rõ nét nhất ở chính sách ruộng đất trong công cuộc đổi mới Chính sáchnày đã làm thay đổi thu nhập của toàn bộ dân cư nông thôn Ngoài ra còn có sựđóng góp hàng loạt các chính sách khác như đặt giá trần, giá sàn nhằm bảo vệngười sản xuất và người tiêu dùng

- Mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

Đây là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng Trước hết là hệ thống giaothông, thuỷ lợi, hệ thống thông tin và năng lượng Hệ thống giao thông thuận lợi sẽgiảm chi phí vận tải, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và văn hoá với các vùng khác từ

đó hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và phát triển các ngành nghề phinông nghiệp Hệ thống điện, thông tin giúp cho người dân có khả năng trang bịmáy móc kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thuận lợi trong việctiếp thu những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí được nâng cao

Hệ thống trường học, bệnh viện có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻcho nhân dân và đào tạo nhân lực Vì vậy, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tácđộng một cách tổng hợp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội và mức sống của dâncư

- Ảnh hưởng của tình trạng di cư tìm việc làm của thành viên lao động tronghộ

Việc di cư lao động không chỉ góp phần giải quyết thu nhập, cho bản thânngười di cư mà còn giúp cho người thân ở quê nhà có thêm những khoản tiền để cảithiện điều kiện sống hiện tại của họ

- Các yếu tố ảnh hưởng đến khoản thu khác của hộ

Trang 24

Các khoản thu khác của hộ nông dân chịu ảnh hưởng của các yếu tố như sốngười được hưởng trợ cấp, số người có lương hưu, số người đi làm việc ở các công

ty, xí nghiệp, số người đi xuất khẩu lao động… Trong đó trình độ của số người đilàm việc ở nước ngoài thể hiện ở số tiền mà lao động nhận được trong một đơn vịthời gian, thu nhập của những hoạt động này thể hiện ở số tiền đóng góp và ngânsách của hộ, khoản thu này không lớn so với thành thị nhưng có ảnh hưởng lớn đếnthu nhập của hộ nông dân ở nông thôn (Võ Ngọc Khôi, 2007)

2.1.3 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân có các đặc trưng cơ bản là:

- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và sửdụng các yếu tố sản xuất Bởi vì sở hữu trong nông hộ là sở hữu chung, mọi thànhviên đều có thể sử dụng và tự quản lý các yếu tố sản xuất như vốn, đất đai để tạo racủa cải đóng góp vào ngân quỹ chung của nông hộ

- Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ với nhau vàđược chi phối bởi quan hệ huyết thống Thông thường chủ hộ thường là người quản

lý, điều hành và trực tiếp tham gia sản xuất Với đặc điểm này, việc tổ chức sảnxuất trong nông hộ diễn ra tương đối linh hoạt và thống nhất, cơ cấu tổ chức rất đơngiản

- Quy mô sản xuất nhỏ, hơn nữa các nguồn lực có thể được huy động haythu hồi dễ dàng nên các nông hộ hoàn toàn có khả năng thích nghi và tự điều chỉnhtốt Gặp điều kiện thuận lợi, nông hộ có thể phát huy tối đa nguồn lực cho sản xuấtngay cả khi giảm khẩu phần ăn tất yếu của mình Trong hoàn cảnh bất lợi, sản xuấtđược thu hẹp, thậm chí có thể quay về với sản xuất giản đơn

- Quan hệ huyết thống, họ tộc, văn hoá và đặc biệt là lợi ích kinh tế chungcủa các thành viên Tất cả nằm đan xen trong một trật tự tổ chức hết sức đa dạng

và phức tạp, song chúng cùng tác động tạo nên sự đồng tâm, hiệp lực giữa cácthành viên, họ cùng tự giác lao động để phát triển kinh tế mà không cần đến thưởngphạt

- Kinh tế hộ được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường Chính

vì thế, trên thị trường đầu vào, hộ chỉ bán từng phần nguồn lực của mình như: đất

Trang 25

đai, sức lao động với thị trường đầu ra, nông hộ chỉ mua những gì mà họ không

có khả năng tự túc như: quần áo, thuốc men hay các đồ gia dụng khác

- Kinh tế hộ nông dân sử dụng sức lao động, nguồn vốn của mình là chủyếu Chỉ khi nào quy mô sản xuất vượt quá nguồn lực sẵn có, các hoạt động muabán hay đi thuê mới diễn ra

Với các đặc trưng trên, có thể khẳng định rằng kinh tế nông hộ luôn là hìnhthức tổ chức kinh tế rất thích hợp với sản xuất nông nghiệp Bởi vì, đối tượng sảnxuất của nông nghiệp là các sinh vật sống rất cần sự chăm sóc trực tiếp và thườngxuyên của con người Người lao động trong nông hộ với ý thức trách nhiệm cao, có

sự gắn bó mật thiết với cây trồng vật nuôi nên hoàn toàn có thể đảm nhận công việcđó

2.1.4 Vai trò của kinh tế hộ nông dân trong điều kiện hiện nay

Trong nền kinh tế quốc dân, sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh

tế, các phương thức sản xuất là hoàn toàn khách quan Kinh tế nông hộ là một bộphận cấu thành của nền kinh tế Từ trước đến nay kinh tế hộ dù phát triển dưới bất

kỳ hình thức nào cũng đều là nhân tố quan trọng giúp cho nền kinh tế quốc dânphát triển Kinh tế nông hộ có sắc thái riêng về kinh tế nhân văn và xã hội

Ở Việt Nam, giá trị sản phẩm nông nghiệp còn chiếm một tỷ trọng lớn trongnền kinh tế Mặt khác đối với nông nghiệp sản xuất hàng hoá chưa cao nên kinh tếnông hộ càng có vai trò hết sức to lớn, nó thúc đẩy nông nghiệp và nông thôn pháttriển Theo ước tính thì kinh tế hộ nông dân đã cung cấp cho xã hội khoảng 90%sản lượng thịt và cá, 90% sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây

ăn quả Đẩy mạnh xuất khẩu và góp phần sử dụng tốt hơn tài nguyên đất, lao động,vốn, rừng, biển nâng cao thu nhập cho người nông dân Từng bước phát triển cácngành nghề dịch vụ ở nông thôn theo tinh thần mà Đảng và Nhà nước ta đanghướng tới là công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn

Trong cơ chế phát triển của nền kinh tế chúng ta đang chủ trương xoá bỏ thếđộc canh tiến đến đa canh cây trồng vật nuôi và phát triển ngành nghề, dịch vụ ởnông thôn theo điều kiện từng vùng, từng bước xoá bỏ cơ chế sản xuất tự cung tựcấp sang sản xuất hàng hoá theo hình thức trang trại gia đình để tăng khả năng đầu

Trang 26

tư cũng như các tiềm lực khác, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi,phát triển các ngành nghề dịch vụ, nâng cao thu nhập cho người nông dân, từngbước “thành thị hoá” trong lòng nông thôn để phát triển một nền nông nghiệpmạnh và bền vững.

Ở các nước châu Á, chế độ phong kiến kéo dài, kinh tế nông nghiệp sản xuấthàng hóa ra đời chậm hơn Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhiều quốc gia châu Á đãtiến hành cải cách ruộng đất với những nội dung và mức độ khác nhau nhằm chuyểngiao ruộng đất cho những người nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Việt Nam là một nước đang phát triển, tình hình thu nhập của hộ nông dâncòn ở mức rất thấp so với các nước trên thế giới và khu vực Đối với các nước châu

Âu và châu Mỹ thì trình độ phát triển kinh tế hộ nông dân đang ở trình độ cao Do đókhi nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân Việt Nam, chúng tôi chỉ tìm hiểu tìnhhình nâng cao thu nhập của hộ nông dân ở một số nước châu Á

Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ người, trong đóhơn 800 triệu người sống trong ngành nông nghiệp Trung Quốc trong những nămgần đây phát triển rất mạnh trong lĩnh vực đầu tư cho nông nghiệp nông thôn Mộttrong những thành tựu của Trung Quốc trong cải cách mở cửa là phát triển nôngnghiệp hương trấn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng với tốc

độ cao Trung Quốc đặc biệt coi trọng kinh tế hộ nông dân với ba mũi nhọn cơ bản

đó là dựa vào chính sách, dựa vào đầu tư, dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Về chính sách: năm 1984, Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành chuyển giao

Trang 27

quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, khuyến khích mở rộng ngành nghề, dịch vụ,phát triển hàng hóa, khuyến khích thành phần kinh tế trong nông thôn phát triển Cụthể, Trung Quốc đã đề ra và thực hiện tốt chính sách “ly nông bất ly hương”, “muađắt, bán rẻ”, “lấy công bù nông”…

- Về đầu tư: tiến hành nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn… Bêncạnh đó, Chính phủ còn tăng cường đầu tư tài chính mở thêm nhiều hình thức tíndụng để nông hộ có điều kiện vay vốn phát triển sản xuất

- Chuyển giao khoa học công nghệ: việc kết hợp khoa học công nghệ với tiềmnăng kinh tế đã huy động và tận dụng mọi nguồn lực trong nông hộ, tạo được hiệuquả cao trong sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, giảm tối đa số hộ nghèo

Năm 1985, cả nước có khoảng 25 triệu hộ sản xuất chuyên canh trong tổng số

180 triệu nông hộ (Nguyễn Sinh Cúc và Nguyễn Văn Tiêm, 1996) Chỉ sau 10 nămthực hiện cải cách, bộ mặt nông thôn Trung Quốc đã thay đổi nhanh chóng, bìnhquân hàng năm giá trị sản lượng trồng trọt tăng 4,6%, chăn nuôi tăng 9%, thu nhậpbình quân một người tăng 10,7%, quy mô xí nghiệp hương trấn ngày càng được mởrộng Năm 1987, có 1,524 triệu xí nghiệp hương trấn, năm 1991 có 19,08 triệu xínghiệp với tổng giá trị sản phẩm 846,1 tỷ nhân dân tệ, giải quyết việc làm cho 20%lao động ở nông thôn (Vũ Thị Ngọc Trân, 1997)

Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia điển hình cho vùng Đông Bắc Á Mặc dù các nông

hộ có quy mô nhỏ bé nhưng trong quá trình công nghiệp hóa đã ứng dụng rộng rãi,

có hiệu quả cao các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại về giống cây trồng vậtnuôi, các loại vật tư kỹ thuật nông nghiệp, phân bón cho cây trồng, thức ăn côngnghiệp cho gia súc, năng lượng cơ điện, nước, gió, các máy móc thiết bị nông nghiệp

và ứng dụng đồng bộ vào các chu trình sản xuất và chế biến, bảo quản nông, lâm,thủy sản tạo ra năng suất cây trồng, vật nuôi cao và năng suất lao động nông nghiệpcao

Ở Nhật Bản năm 1946 – 1949, nhà nước đã mua 1,95 triệu ha đất của các chủruộng để bán cho nông dân thiếu ruộng hoặc không có ruộng Nhìn chung, việc tiếnhành cải cách ruộng đất đã có tác dụng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển

Trang 28

các trang trại gia đình theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa Quy mô ruộng đấtbình quân một trang trại ở Nhật Bản năm 1990 là 1,2 tăng lên 1,5 lần trong vòng 40năm Số trang trại chuyên làm nông nghiệp trong giai đoạn 1960 – 1998 giảm trên 3lần, từ 2 triệu xuống chỉ còn 620.000 cơ sở Các trang trại có thu nhập từ nông nghiệpgiảm dần, nghề ngoài nông nghiệp tăng lên (Nguyễn Sinh Cúc và Nguyễn Văn Tiêm,1996)

Đài Loan

Ý thức được xuất phát điểm của mình có vị trí quan trọng là nông nghiệpnhưng ở trình độ thấp, nên ngay từ đầu Đài Loan đã coi trọng và chú ý đầu tư chonông nghiệp Trong những năm 1950 đến 1960 chủ trương “Lấy nông nghiệp nuôinông nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”, từ năm 1949 đã có mộtchương trình cải cách ruộng đất theo ba bước: giảm tô, giải phóng đất công (1951),bán đất cho tá điền với giá thấp, thực hiện người cày có ruộng (1953 – 1954)

Theo Đạo luật Cải cách ruộng đất của Đài Loan, địa chủ chỉ được giữ lại 3 hanếu là ruộng thấp và 6 ha nếu là ruộng cao, số còn lại nhà nước trưng mua để bán cho

tá điền với giá thấp và được trả dần Từ năm 1974, họ thành lập nông trường, hộnông dân trồng những sản phẩm quý hiếm như “cao sơn trà”, bán các mặt hàng sảnphẩm của rừng như cao các loại, thịt hươu, nai khô… cùng các sản vật nông dân sảnxuất được trong vùng Về chính sách thuế và ruộng đất, chính quyền phân biệt giữahai đối tượng “nông mại nông” (nông dân bán đất cho nông dân khác) thì miễn thuế,

“nông mại bất nông” (bán đất cho đối tượng phi nông nghiệp) thì phải đóng thuế gấp

3 lần tiền mua, nguồn lao động trẻ ở nông thôn rất dồi dào nhưng không di chuyển rathành thị, mà dịch vụ tại chỗ theo kiểu “ly nông bất ly hương”, các cơ quan khoa học

ở Đài Loan rất mạnh dạn nghiên cứu cải tạo giống mới cho nông dân, nông dânkhông phải trả tiền (Đỗ Văn Viện và Đặng Văn Tiến, 2000)

Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển ổn định và

là một quốc gia đứng đầu về xuất khẩn gạo trên thế giới Tại quốc gia này các hìnhthức nông hộ, nông trại rất phát triển, nó cung cấp hầu hết nông sản hàng hóa chotiêu dùng và cho xuất khẩu Chính sách của Thái Lan trước hết là chú trọng vào

Trang 29

nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đủ mạnh để thúc đẩy được kinh tế pháttriển Bên cạnh việc củng cố cơ sở hạ tầng và cung cấp đầy đủ các yếu tố đầu vàocho sản xuất, Thái Lan còn đẩy mạnh công tác ổn định và mở rộng thị trường trongnước và quốc tế, nâng cao tính cạnh tranh, quảng bá sản phẩm… Để giúp ngườinông dân tiếp cận gần và dễ dàng hơn với thị trường quốc tế, chính phủ Thái Lan

đã xây dựng hệ thống các đại lý cung cấp các thông tin về thị trường để hạn chế tối

đa sự chèn ép giá của các tư thương và các trung gian Mặt khác để đáp ứng tốtnhất các yếu tố đầu vào trong sản xuất, trong thời kỳ “cách mạng xanh” chính phủcho phép nhập khẩu phân bón và một số vật tư khác không tính thuế, từ đó có cácchính sách tương ứng với các sản phẩm đầu ra, điều tiết các hàng xuất khẩu và dựtrữ trong nước …

Những nhà lãnh đạo Thái Lan đẩy mạnh hoạt động tín dụng, tạo nguồn vốncho các hộ đầu tư sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động của hệ thống các ngânhàng quốc gia, ngân hàng ngoại thương, ngân hàng nông nghiệp… Ngoài ra các hộcòn tự thu hút vốn nhàn rỗi trong dân

Malaysia

Ở Malaysia, kinh tế hộ nông dân đã góp phần quan trọng vào phát triển nôngnghiệp, kinh tế hộ sản xuất hàng hóa ngày càng chiếm ưu thế Năm 1990, kinh tế hộgia đình đã góp 9% kim ngạch xuất khẩu và 11 % GDP, thu hút 88% lực lượng laođộng nông nghiệp, góp phần rõ rệt trong việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập

và liên kết các bản nghèo xa xôi vào sự thống nhất kinh tế đa sắc tộc của quốc gia(Nguyễn Sinh Cúc – Nguyễn Văn Tiêm, 1996)

- Chính sách nông nghiệp lần thứ 3 (NAP3) giai đoạn 1998 – 2010: Mục tiêucủa chính sách này là tận dụng các nguồn lực sẵn có để tạo nên một nền SXNN bềnvững, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh cao, bảo vệ môitrường như việc tạo và sử dụng phân hữu cơ từ các chất thải trên đồng ruộng

- Chính sách nông lâm kết hợp: đây là một trong những mục tiêu của chínhsách NAP3 Nội dung của chính sách này là khuyến khích kết hợp các loại cây rừng,mây tre, cây dược liệu với canh tác cây cung cấp thực phẩm, cao su, chăn nuôi gia

Trang 30

súc và thủy sản quy mô lớn nhằm vận dụng phế thải của ngành này phục vụ chongành khác Thực hiện chủ trương lấy ngắn nuôi dài, đồng thời cho phép các hộ cóthể giảm chi phí nhân công và tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác.

- Một chính sách khác để tăng thu nhập cho người nông dân là Chính phủkhuyến khích kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt nhằm tận dụng các sản phẩm phụ củahai ngành bổ trợ cho nhau (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2000)

2.2.2 Tình hình thu nhập của các hộ nông dân ở Việt Nam

2.2.2.1 Thực trạng thu nhập của các hộ nông dân Việt Nam

Thành tựu nổi bật những năm đổi mới là đã giải quyết vững chắc vấn đề lươngthực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ một nước thiếu lươngthực thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới liên tục từ những năm 1988 theohướng năm sau cao hơn năm trước trong nhiều năm liền Những sản phẩm hàng hóa

về cây công nghiệp, cây ăn quả có nhiều khởi sắc Thu nhập bình quân đầu người mộttháng của thành thị và nông thôn tăng lên, cụ thể ở bảng 2.1

Kinh tế hộ nông dân từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổimới quản lý kinh tế nông nghiệp (4/1988), sản xuất đã phát triển toàn diện, liên tụctăng trưởng cao (đạt tốc độ 4,3%/năm) Hằng năm, kinh tế hộ nông dân đã sản xuấtkhoảng 98% sản lượng lương thực, 99% sản lượng rau các loại, 95% sản lượng câycông nghiệp ngắn ngày và 97% sản lượng chăn nuôi gia súc gia cầm của cả nước

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp vàdịch vụ (chiếm khoảng 30% GDP nông thôn) (Nguyễn Hữu Mai, 2003)

Trang 31

Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng

2.2.2.2 Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập của hộ nông dân ở Việt Nam

Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế tự chủ, là hình thức tổ chức kinh tế

cơ sở của nền sản xuất xã hội, phát triển kinh tế hộ gia đình là tiền đề để nâng caothu nhập cho các hộ nông dân do vậy kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho hộnông dân ở nước ta gắn liền với quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình

Thực hiện tư tưởng đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, ngày5/4/1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 10 về “ Đổi mới quản lý kinh tế nôngnghiệp” (thường gọi là khoán 10) Nghị quyết 10 chỉ rõ: “Giao khoán ruộng đất ổnđịnh dài hạn cho nông dân từ 10 đến 15 năm; Hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩmcuối cùng đến hộ xã viên; Xoá bỏ chế độ phân phối công điểm, xã viên chỉ có mộtnghĩa vụ nộp thuế; Hộ xã viên được quyền tự chủ về ruộng đất, hưởng trên 40%sản lượng khoán”.Như vậy với Nghị quyết này, lực lượng sản xuất được giải phóng

Trang 32

mạnh hơn khỏi sự trói buộc của cơ chế cũ Hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế

tự chủ Những thay đổi lớn về vị trí, vai trò của kinh tế hộ này đã khơi dậy các tiềmnăng to lớn ẩn dấu trong từng hộ gia đình nông dân, từ chỗ không thiết tha đếnruộng đất, nông dân đã có ý thức chăm sóc, bồi bổ và sử dụng đất đai có hiệu quảhơn So với giai đoạn thực hiện khoán 100, thì ở giai đoạn này vai trò tự chủ của hộnông dân được khẳng định và xác lập trên thực tế Hộ nông dân tự chủ không phảichỉ trong 3 khâu như giai đoạn trước mà trong toàn bộ quá trình sản xuất Mức độ

tự chủ cũng cao hơn, trên cả 3 phương diện: sở hữu, quản lý và phân phối Do đó,động lực mới mạnh hơn và chắc chắn được phát huy được trong thời gian dài Ởnhiều địa phương, hộ nông dân đã bỏ công sức để khai phá diện tích đất hoang hoáđưa vào sản xuất, chủ động mua sắm máy móc công cụ để sản xuất Về số lượng,cho tới năm 1993, nông thôn nước ta có khoảng 11 triệu hộ nông dân được phân bốtrong 7 vùng nông nghiệp Bình quân mỗi xã có 1000 hộ và mỗi thôn ấp có khoảng

200 hộ Khác với các nông hộ thời kỳ tiền hợp tác, các hộ nông dân thời kỳ này có

sự phong phú về loại hình, về cơ cấu ngành nghề Sự phân hóa về sản xuất và khảnăng thu nhập cũng bộc lộ rõ Việc xác định vai trò kinh tế tự chủ của hộ nông dân

và thực hiện vai trò đó trong thực tế đã dẫn đến kết quả: hộ nông dân là đơn vị kinh

tế chủ yếu ở nông thôn thay thế cho vai trò độc tôn của các hợp tác xã nông nghiệpkiểu cũ trước đây Vai trò, địa vị kinh tế chủ yếu thể hiện ở chỗ hộ nông dân là hìnhthức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, cung cấp đại bộ phận nông phẩmcho xã hội Về nông sản thực phẩm, kinh tế hộ đã cung cấp 95% - 98% sản phẩmchăn nuôi và gần 100% rau quả Về sản phẩm lương thực, kinh tế hộ đã tạo ra mộtkhối lượng hàng hoá chiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 90%, trong đó thực phẩmxuất khẩu là 1,5-2 triệu tấn/ năm.Sau một thời gian “khoán 10” đi vào thực tiễn, cóthể dễ dàng thấy rằng kinh tế nông nghiệp ở nước ta phát triển mạnh phần lớn lànhờ vào sự năng động của kinh tế hộ

Tư tưởng đổi mới trong nông nghiệp nông thôn bắt đầu thể hiện từ Chỉ thị

100, Nghị quyết 10 và tiếp tục phát triển trong các chính sách sau này như:

- Luật Đất đai (16/6 – 14/7/1993 Kì họp Quốc hội lần 3 khóa IX)

Trang 33

“Hộ nông dân có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thếchấp quyền sử dụng đất” Luật đất đai cũng công nhận và xem xét đất đai là tài sảncủa người dân, hộ có quyền suy nghĩ những phương án sản xuất và sử dụng nó mộtcách có hiệu quả (Nguyễn Sinh Cúc và Nguyễn Văn Tiêm, 1996).

- Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Tiếp tục đường lối đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã khẳng địnhđường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2001 – 2010là: “… đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nềnnông nghiệp hàng hóa lớn, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh tháicủa từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động tạo việc làm thuhút nhiều lao động ở nông thôn Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ và SXNN,đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và thu nhập trên một đơn vịdiện tích…”

- Phát triển kinh tế trang trại

Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành trang trại đượcđầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn nhằm mở rộng quy

mô sản xuất hàng hóa và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơchế thị trường Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ vềkinh tế trang trại đã khẳng định “… kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuấthàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộngquy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôitrồng thủy sản” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000)

- Xây dựng các phương án phát triển nông thôn toàn diện theo vùng

Đảng và Nhà nước ta chủ trương “khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôivới xóa đói giảm nghèo, coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sựphát triển Đồng thời, có chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế, đào tạo nghề nghiệp đểtạo điều kiện để người nghèo có thể tự mình vươn lên làm ăn đủ sống và phấn đấutrở thành khá giả Các vùng giàu, vùng phát triển trước cùng Nhà nước giúp đỡ, lôicuốn các vùng nghèo, vùng phát triển sau cùng vươn lên” (Đặng Đình Đào, 2003)

Đó chính là những chủ trương, đường lối mà Đảng và nhà nước ta đã

Trang 34

khuyến khích kinh tế hộ phát triển nhằm nâng cao thu nhập cho hộ dân và kết quảđạt được một số thành tựu như:

Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho phát triển sảnxuất nông nghiệp như vốn, đất đai, lao động Bên cạnh đó tính tư duy, sáng tạotrong sản xuất của người nông dân được quan tâm, đầu tư phát triển

Về cơ bản đảm bảo được vấn đề an ninh, an toàn lương thực Chất lượngnông sản phẩm được nâng cao, đa dạng hóa về chủng loại hướng tới xuất khẩu rathị trường thế giới Riêng trong sản xuất, chế biến lương thực chúng ta tự hào lànước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới

Đại bộ phận dân cư có mức sống được cải thiện, đặc biệt là cư dân khu vựcnông thôn, miền núi Các tiêu chí đánh giá sự nghèo đói được nâng lên thể hiện sựphát triển trong cộng đồng xã hội

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 35

3.1 Đặc điểm địa bàn xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình nằm ở phía nam củahuyện cách trung tâm huyện là 6,4km, giáp với 9 xã trong huyện:

+ Phía Bắc giáp xã Quang Lịch, Hòa Bình

+ Phía Nam giáp xã Quang Minh, Vũ Công

+ Phía Đông giáp xã Bình Minh, Tán Thuật, Thị trấn Thanh Nê

+ Phía Tây giáp xã Vũ Trung, Vũ Hoà, Vũ Quý

- Về sông ngòi: xã có sông Kem đi qua trung tâm xã dài 2,5km là đường giaothông chính liên tỉnh từ sông Hồng vào các xã trong huyện, có sông Kiến Giangchảy qua xã song song với đường 39B dài 1,5km, có sông nhỏ Công – Bình - Hoàphục vụ sản xuất nông nghiệp cùng các hệ thống sông, kênh, mương thuỷ lợi trongkhu dân cư và thuỷ lợi nội đồng phục vụ cho dân sinh và sản xuất nông nghiệp

- Về giao thông: xã có tuyến đường nội tỉnh 39B chạy qua xã, đoạn qua xã dài1,5km và tuyến đường thoát lũ Minh Tân - Quang Bình đoạn qua xã dài 2,5kmđang có dự án thi công cùng với hệ thống đường liên xã dài 5,5km Đường liênthôn dài 9km được xây dựng từ những năm đầu của thập kỉ 90

- Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằngphẳng, không có đồi núi, diện tích đất tự nhiên 700,17ha, dân cư 10.374 khẩu, phânchia ở 9 địa bàn thôn

- Địa hình bằng phẳng, diện tích đất canh tác không đồng đều có vùng cao –thấp - úng trũng, có triền bể nắng 37ha chạy dọc sông Kiến Giang

3.1.1.2 Khí hậu

Khí hậu thời tiết là yếu tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến sảnxuất nông nghiệp và đời sống của người dân, đặc biệt là đối với những vùng nôngthôn khi mà nông nghiệp có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của ngườidân

Cũng như tỉnh Thái Bình và huyện Kiến Xương, xã Quang Bình nằm trongvùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, khí hậu 4 mùa khác nhau: xuân, hạ, thu, đông

Trang 36

Mùa đông thường khô, lạnh bắt đầu thừ tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau,gió mùa đông bắc lạnh nhất vào tháng 1 và tháng 2 Trong mùa này lượng mưa rất

ít chiếm khoảng 20% lượng mưa cả năm Mùa xuân bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4,không khí lạnh kéo theo mưa phùn, ẩm ướt và thiếu ánh sáng Mùa hè khí hậu nóng

ẩm, mưa nhiều, lượng mưa lớn Mùa này thường kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 7,

do ảnh hưởng của gió Đông Nam làm cho không khí nóng kèm theo mưa nhiều,tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 đến tháng 8 Tháng có lượng mưa nhiều nhất

là vào tháng 7 và tháng 8 kèm theo bão Mùa thu là mùa có khí hậu dễ chịu nhấttrong năm, thời tiết mát mẻ Khoảng 70% lượng mưa trong năm tập trung vào mùa

hè và mùa thu Lượng mưa trung bình 1.450 – 1.650 mm/năm Số giờ nắng trongnăm là 1519 giờ, độ ẩm tương đối trung bình 85 – 87% Công tác thuỷ văn đều phụthuộc vào thuỷ văn của trên báo về, kênh mương là nguồn bổ sung dự trữ nước ngọtrất quan trọng phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân trong xã

3.1.1.3 Tài nguyên

- Đất đai: diện tích tự nhiên 700,17ha, về cơ bản tài nguyên chủ yếu là đất nôngnghiệp sản xuất 2 vụ lúa Do đặc tính địa bàn thuộc vùng đất thịt nặng nên khókhăn cho phát triển cây vụ đông

- Mặt nước: diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 39,79ha chủ yếu là ao hồnhỏ không thuận tiện nguồn nước nên chủ yếu là nuôi thả cá quảng canh phục vụsinh hoạt là chủ yếu

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1 Tình hình đất đai của xã Quang Bình

Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu chính và đặc biệt khôngthể thiếu được Đất đai cùng với trí lực và sức lực của con người đã tạo ra nhữngsản phẩm nuôi sống xã hội loài người Trong sản xuất nông nghiệp, đất là chỗ đứngcủa người lao động, là thức ăn, môi trường sống của cây trồng Nó có một vai tròhết sức to lớn, do vậy mà ngày nay vấn đề giải quyết đất đai cho người lao động làmột vấn đề đặt lên hàng đầu trước sức ép của sự tăng dân số quá nhanh của xã hội

Theo số liệu thu thập tại Ban Thống kê xã Quang Bình, tính đến thời điểm31/12/2013 quỹ đất toàn xã gồm 700,17ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 68,34%;đất phi nông nghiệp chiếm 31,66% Qua bảng 3.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên

Trang 37

của xã qua 3 năm không có sự thay đổi, đảm bảo quỹ đất là 700,17ha Tuy nhiên cơcấu các loại đất có sự thay đổi nhẹ Qua 3 năm tổng diện tích đất nông nghiệp có xuhướng giảm nhẹ (trung bình 0,72%) từ 485,41ha năm 2011 tương ứng 69,33% tổngdiện tích đất tự nhiên còn 480,21ha năm 2012 tương ứng 68,58% tổng diện tích đất

tự nhiên và năm 2013 giảm xuống còn 478,51ha tương ứng 68,34% tổng diện tíchđất tự nhiên Đồng thời diện tích đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần từ214,76ha năm 2011 đến 219,96ha năm 2012 và 221,66ha năm 2013 Nhìn chung,

sự thay đổi diễn ra không đáng kể nên không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình sảnxuất nông nghiệp

Diện tích đất cánh tác luôn chiếm phần lớn trong tổng số đất nông nghiệpcủa cả xã, diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản chiếm một phần rất nhỏ Vàqua 3 năm (2011 – 2013) thì sự biến động về cơ cấu của 2 loại đất này là nhỏ Đấtcanh tác có xu hướng giảm dần (trung bình giảm 1.4% qua 3 năm), năm 2011chiếm 91,8% trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đến năm 2013 còn 90,55%.Diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng lên từ 8,2% năm 2011lên 9,45% năm 2013

Diện tích đất canh tác giảm là do diện tích trồng lúa và một số cây trồngkhác cho hiệu quả thấp nên đã được cải tạo thành ao, đầm nuôi trồng thủy sản vàtrồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao Mặt khác diện tích đất canh tácgiảm một phần do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở

và đất chuyên dùng

Với những biến động như trên, cùng với sự biến động về dân số và lao động

đã kéo theo một số chỉ tiêu bình quân cũng có sự biến đổi như: diện tích đất nôngnghiệp bình quân hộ nông nghiệp tăng từ 0,328 ha/hộ năm 2011 đến 0,37 ha/hộnăm 2013; bình quân đất canh tác/hộ nông nghiệp năm 2011 là 0,3 ha/hộ tăng lên0,337 ha/hộ năm 2013; bình quân đất nông nghiệp trên lao động nông nghiệp cóbiến đổi không đáng kể: năm 2011 là 0,115 ha/lao động đến năm 2013 tăng lên0,127 ha/lao động

Trang 38

Bảng 3.1: Tình hình biến động đất đai xã Quang Bình giai đoạn 2011 – 2013

CHỈ TIÊU

DT(ha)

CC(%)

DT(ha)

CC(%)

DT(ha)

- Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 39,79 8,2 42,63 8,87 45,21 9,45 107,13 106,05 106,59

2 Đất phi nông nghiệp 214,76 30,67 219,96 31,42 221,66 31,66 102,42 100,77 101,6

Trang 39

yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Tình hình nhân khẩu và lao độngcủa xã Quang Bình được thể hiện qua bảng số 3.2.

Quang Bình là một xã đất chật người đông, tính đến tháng 12/2013 xã có tổng số 3010 hộ với 10374 nhân khẩu và 5258 laođộng Trong đó có 1302 hộ thuần nông tương ứng với 43,26% và 1708 hộ chuyên, kiêm ngành nghề dịch vụ chiếm với 56,74%tổng số hộ Qua 3 năm tổng số hộ trong toàn xã tăng từ 2978 năm 2011 lên 3010 hộ năm 2013 Năm 2011 số hộ thuần nông là

1467 hộ tương ứng với 49,26% tổng số hộ trên toàn xã thì đến năm 2013 giảm xuống còn 1302 hộ tương ứng với 43,26%; số hộchuyên, kiêm ngành nghề dịch vụ năm 2011 là 1520 hộ tương ứng với 50,74% đến năm 2013 tăng lên 1708 hộ tương ứng với56,74%

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dân số toàn xã mỗi năm trung bình tăng khoảng 0,27%, năm 2012 tăng 0,4% so vớinăm 2011 và năm 2013 tăng 0,15% so với năm 2012 Tổng số lao động tăng từ 5240 lao động năm 2011 lên 5311 năm 2012,nhưng đến năm 2013 lại giảm xuống 5258 Về số lượng thì cả lao động nông nghiệp và lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng

do tổng số nhân khẩu và lao động tăng lên trong 3 năm Tuy nhiên về cơ cấu lao động, số lượng lao động nông nghiệp chiếmkhoảng 2/3 và có xu hướng ngày càng giảm, lao động phi nông nghiệp chiếm khoảng 1/3 và có xu hướng ngày càng tăng lên trongtổng số lao động trong toàn xã Đây là một tín hiệu đáng mừng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn xã Quang Bìnhnói riêng và tỉnh Thái Bình nói chung, nó hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước

Trang 40

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu hộ nông dân xã Quang Bình qua 3 năm 2011 – 2013

(Nguồn: Ban Thống kê xã Quang Bình)

Ngày đăng: 18/08/2014, 01:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000). Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn , Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số chủ trương chính sách mới về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn
Tác giả: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2000
2. Nguyễn Sinh Cúc – Nguyễn Văn Tiêm (1996). Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam (1954 – 1995), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nửa thế kỷ phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam (1954 – 1995)
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc – Nguyễn Văn Tiêm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1996
3. Nguyễn Sinh Cúc (2000). “Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp nước ta 15 năm đổi mới”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 260, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thành tựu nổi bật của nông nghiệp nước ta 15 năm đổi mới”, "Tạp chí nghiên cứu kinh tế
Tác giả: Nguyễn Sinh Cúc
Năm: 2000
5. Đặng Đình Đào (2003). “Phong trào nông dân thi đua sản xuất qua các thời đại”, Tạp chí nông thôn mới,số 99/10/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào nông dân thi đua sản xuất qua các thời đại”, "Tạp chí nông thôn mới
Tác giả: Đặng Đình Đào
Năm: 2003
6. Frankellis (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp
Tác giả: Frankellis
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1993
7. Phạm Thị Thanh Hiền (2003). “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã Phương Trung, huyện Thanh oai, tỉnh Hà Tây ”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã Phương Trung, huyện Thanh oai, tỉnh Hà Tây ”
Tác giả: Phạm Thị Thanh Hiền
Năm: 2003
8. Nguyễn Thị Minh Hồng (2012). “Tìm hiểu tình hình thu nhập của nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak”., Báo cáo thực tập tổng hợp, Trường đại học Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tình hình thu nhập của nông hộ tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh ĐakLak
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hồng
Năm: 2012
9. Vũ Thị Huyền (2013). “Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã Nam Hà, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã Nam Hà, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình”
Tác giả: Vũ Thị Huyền
Năm: 2013
10. Võ Ngọc Khôi (2007). “Phân tích tình hình thu nhập hộ nông dân huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tình hình thu nhập hộ nông dân huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam”
Tác giả: Võ Ngọc Khôi
Năm: 2007
11. Tài liệu - ebook, Chuyên đề Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Ý Yên – Nam Định.http://doc.edu.vn/tai-lieu/chuyen-de-mot-so-giai-phap-phat-trien-kinh-te-ho-nong-dan-huyen-y-yen-nam-dinh-37187/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề Một số giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Ý Yên – Nam Định
12. Tài liệu nông nghiệp, Bài giảng quản lý kinh tế hộ và kinh tế trang trại.http://www.elib.lamnghenong.com.vn/load/kinh_te_nong_nghiep/do_an_bai_giang/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản lý kinh tế hộ và kinh tế trang trại
14. Lê Đình Thắng (1993). Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa
Tác giả: Lê Đình Thắng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1993
15. Tổng cục thống kê, 2013, Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng.http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=230&ItemID=13942 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng
16. Vũ Ngọc Trân (1997). Phát triển nông hộ sản xuất hàng hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nông hộ sản xuất hàng hóa ở vùng đồng bằng sông Hồng
Tác giả: Vũ Ngọc Trân
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1997
17. Đào Thế Tuấn (1997). Kinh tế hộ nông dân, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Kinh tế hộ nông dân
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
18. Đỗ Văn Viện – Đặng Văn Tiến (2000). Bài giảng kinh tế hộ nông dân, Trường đại học nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng kinh tế hộ nông dân
Tác giả: Đỗ Văn Viện – Đặng Văn Tiến
Năm: 2000
19. Chu Văn Vũ (1995), Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội.PHIẾU ĐIỀU TRA A. Thông tin chung về hộ Khác
1. Họ và tên chủ hộ:.......................................................................................Tuổi: ............................. Giới tính: Nam Nữ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w