1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO hộ NÔNG dân HUYỆN QUẾ võ TỈNH bắc NINH

111 743 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  NGUYỄN THỊ PHẤN GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN HUYỆN QUẾ VÕ - TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  NGUYỄN THỊ PHẤN GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN HUYỆN QUẾ VÕ - TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60.34.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU THỊ KIM LOAN HÀ NỘI, NĂM 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phấn 1 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam, khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh; cảm ơn các thầy, cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Chu Thị Kim Loan - người đã dành nhiều thời gian, tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn về phương pháp khoa học và cách thức thực hiện các nội dung của đề tài. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và các anh chị em học viên lớp Quản trị kinh doanh E – K21 đã chia sẻ, động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Trong quá trình làm nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn, đã tham khảo nhiều tài liệu và đã trao đổi, tiếp thu ý kiến của thầy, cô và bạn bè. Song, do điều kiện về thời gian và trình độ nghiên cứu của bản thân còn nhiều hạn chế nên nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phấn 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 PHẦN I 3 MỞ ĐẦU 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 31 3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu 44 b. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ 96 c.Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 97 d.Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ khuyến nông cơ sở và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật 99 e.Mở rộng thị trường 100 f.Hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý 101 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Thực tiễn quá trình sản xuất nông nghiệp của nước ta trải qua hàng ngàn năm sản xuất theo kinh nghiệm, tuy có những bước tiến quan trọng, nhưng về căn bản vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, kĩ thuật lạc hậu mang nặng tính độc canh, tự cung, tự cấp là chính. Những năm gần đây, nông nghiệp và nông thôn nước ta đã có sự phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu đáng khích lệ với năng suất và sản lượng ngày càng tăng. Có sự chuyển biến tích cực đó là nhờ vào sự đổi mới chính sách kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước đó là quyết định tiến hành công cuộc đổi mới chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Nhất là từ khi có Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng (1981) về “cải cách công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp”, đặc biệt Nghị quyết 10 của Bộ chính trị Trung ương Đảng (1988) về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Với Nghị quyết này hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế tự chủ góp phần quan trọng vào sự phát triển của nông nghiệp nước ta trong những năm qua. 3 Tuy nhiên bên cạnh mặt đạt được, vẫn còn tồn tại những khó khăn. Đây là tất yếu khách quan. Đó là nền kinh tế hàng hoá đã tạo ra sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, vấn đề chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn ngày một rõ. Hiện nay, hơn 70% dân số nước ta ở nông thôn. Đây là nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được sử dụng hợp lý, tuy nhiên nó cũng là một thách thức về vấn đề giải quyết việc làm tạo thu nhập cho người lao động. Bởi vì hiện nay ruộng đất có hạn mà dân số ngày càng tăng lên. Do vậy việc duy trì thu nhập đã khó nâng cao, thu nhập cho hộ nông dân lại càng khó hơn bởi nông thôn thì sản suất nông nghiệp vẫn còn là chủ yếu. Quế Võ là một huyện của tỉnh Bắc Ninh, có lợi thế trong giao lưu phát triển kinh tế. Nhìn chung, so với nhiều địa phương khác, mặt bằng kinh tế hộ của huyện không phải là quá thấp. Bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được hiện nay, mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong kinh tế hộ qua nhiều năm cũng đã bộc lộ gay gắt thể hiện thông qua: thất nghiệp gia tăng, năng suất lao động thấp, phân hoá giàu nghèo một cách sâu sắc thu nhập của nông hộ không ổn đinh… Chính vì vậy, giải quyết vấn đề thu nhập cho hộ nông dân nói chung và cư dân huyện Quế Võ nói riêng là yêu cầu cần thiết và cần có sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, các đoàn thể. Với lý do nêu trên, để góp phần thúc đẩy kinh tế hộ của huyện Quế Võ phát triển, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh ”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng thu nhập của hộ nông dân ở huyện Quế Võ, tìm ra những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4 - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nông hộ và nâng cao thu nhập của nông hộ. - Đánh giá thực trạng thu nhập của hộ nông dân huyện Quế Võ, phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân ở Quế Võ - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Khái niệm về hộ, hộ nông dân? - Phương pháp tính thu nhập của hộ nông dân? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân? - Kinh nghiệm nâng cao thu nhập của hộ nông dân của 1 số quốc gia là gì? Tình trạng thu nhập của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu? - Đặc điểm nhân khẩu, lao động, tiền vốn, đất đai của hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu như thế nào? - Tổng thu, chi phí sản xuất và thu nhập của nhóm hộ điều tra trên địa bàn nghiên cứu như thế nào? - Những nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân điều tra là gì? - Các giải pháp nào để nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thu nhập của nông hộ trên địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Đối tượng khảo sát của đề tài là các hộ nông dân thông qua điều tra, phỏng vấn để thấy được thực trạng về thu nhập của các hộ nông dân trong huyện, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập cho các nông hộ trong điều kiện hiện nay. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu 1.4.2.1. Phạm vi về thời gian - Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2013 – tháng 10/ 2014. 5 - Số liệu sử dụng trong luận văn từ năm 2011 – 2013, số liệu điều tra được thực hiện ở năm 2013. 1.4.2.2. Phạm vi về không gian Địa bàn nghiên cứu là huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh 1.4.2.3. Phạm vị nội dung Do điều kiện về thời gian cũng như kiến thức có hạn, đề tài chỉ đi sâu tập trung nghiên cứu thực trạng thu nhập và các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Quế Võ – Tỉnh Bắc Ninh. 6 PHÂN II TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm về hộ Xoay quanh vấn đề về hộ vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau như: - Tại hội thảo về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, trên quan điểm sản xuất đến các đại biểu thống nhất cho rằng: “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan tới sản xuất, tái sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”. - Về phương diện thống kê, Liên Hợp Quốc cho rằng: “Hộ là những người sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung ngân quỹ”. Khi nghiên cứu quá trình đô thị hoá Châu á, GS.MC.GEE (1989) nguyên giám đốc học viện Châu á thuộc đại học Colombia - Hoa Kỳ có quan điểm thiên về thu nhập. Theo ông, thành viên của hộ không nhất thiết phải là sống chung dưới một mái nhà miễn là họ có đóng góp vào ngân quỹ chung. Dưới góc độ nhân chủng học, RAUL (1989) khẳng định: “Hộ là tập hợp những người chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính mình”. Một số học giả khác như: MEGE (1989); Nguyễn Văn Huân; Mai Văn Vũ (1990) Qua nghiên cứu thực tế đã khẳng định các thành viên của hộ không nhất thiết có chung huyết tộc. Trên thực tế, cũng có sự thống nhất về khái niệm hộ, song với các ý kiến nêu trên, khái niệm hộ được khái quát như sau: “Hộ là nhóm người chung huyết tộc hoặc không chung huyết tộc, họ không nhất thiết cùng sống chung dưới một mái nhà nhưng có chung nguồn thu nhập và ăn chung. Các thành viên của hộ cũng tiến hành các hoạt động sản xuất và có cùng chung ngân quỹ”. 7 “Ăn chung” được hiểu theo nghĩa là các thành viên trong hộ được phân phối bởi nguồn thu nhập chung, cái mà họ đã cùng sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Theo GS. Đào Thế Tuấn (1996): “Hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc sống chung hay không sống chung với những người khác huyết tộc trong cùng một mái nhà. Ăn chung và có chung ngân quỹ, có phân phối chung nguồn thu nhập mà các thành viên của họ sáng tạo ra”. 2.1.1.2. Khái niệm hộ nông dân Theo GS .Đào Thế Tuấn (1996): “Hộ nông dân là những người có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất, chủ yếu sử dụng lao động gia đình cho sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng thành phần vào thị trường với mức độ hoàn hảo không cao”. Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá đang và sẽ còn tiếp tục diễn ra làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ đó hoạt động kinh tế của nông hộ cũng có những biến đổi sâu sắc. Xã hội chắc chắn sẽ xuất hiện những nông hộ vì lý do nào đó không có đất canh tác mà phải đi làm thuê tạo thu nhập. Cũng có hộ chuyển sang nghề khác và cho thuê đất sản xuất của mình theo kiểu “Phát canh thu tô”. Tất cả những hộ này đều được coi là hộ nông dân. Ngược lại, những hộ không kinh doanh kiếm lợi từ ruộng đất mà hoạt động kinh tế trong lĩnh vực ngành nghề phi nông nghiệp tuy sống ở nông thôn nhưng không được coi là hộ nông dân. 2.1.1.3. Khái niệm kinh tế hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân là tổ chức cơ sở của nền sản xuất xã hội trong đó các nguồn lực như: đất đai, lao động, nguồn vốn và các tư liệu sản xuất khác của nông hộ là nguồn lực chung để tiến hành sản xuất. Theo quan điểm của Macxit: “Kinh tế nông dân là một đơn vị kinh tế luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn, tham gia từng phần vào đơn vị sản xuất của nông hộ tự nó chưa bao giờ là một phương thức sản xuất. Hộ không thuê lao động hoặc thuê lao động với tỷ lệ thấp để đảm bảo với thời vụ nên 8 [...]... độ khác nhau cho nên thu nhập hộ nông dân cúng được nhìn nhận và khái niệm khác nhau Quan điểm của Traianop về thu nhập của hộ nông dân trong điều kiện không tồn tại thị trường sức lao động Theo ông, thu nhập hộ nông dân không giống thu nhập của các xí nghiệp tư bản Thu nhập trong nông hộ không chỉ có tiền lãi kinh doanh mà bao gồm toàn bộ giá trị lao động Như vậy, thu nhập của hộ nông dân là phần còn... viên trong hộ tham gia vào các hoạt động sản xuất khác ngoài nông hộ như làm trong các nhà máy, xí nghiệp, đi xuất khẩu lao động hay làm cho các hộ nông dân khác có tiền 11 đóng góp vào ngân quỹ chung của hộ nông dân Nguồn thu này còn có được từ các tổ chức hay cá nhân như quà biếu, cho tặng, lương hưu, trợ cấp, lãi suất cho vay , b Phương pháp tính tổng thu nhập cho hộ nông dân * Tính tổng thu Thu từ... khoản thu từ hoạt động ngoài nông hộ Một phần 12 thu nhập sẽ được hộ sử dụng vào chi tiêu đời sống, sinh hoạt, một phần dùng để đầu tư cho quá trình SX tiếp theo hay gửi tiết kiệm Phương pháp tính thu nhập TN của hộ = Tổng thu của hộ - Tổng chi phí sx Tổng TN của hộ = TN từ hoạt động SXNN + TN từ phi NN + TN khác 2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân Trong SXNN, kinh tế hộ nông dân. .. trợ cấp xã hội hoặc các nguồn thu nhập bất thường khác 2.1.2.2 Nội dung và phương pháp tính tổng thu nhập của hộ nông dân a Nội dung Tổng thu của hộ nông dân được tạo nên từ sự đóng góp bằng tiền họăc hiện vật của các bộ phận riêng lẻ nhưng được kết hợp ăn ý với nhau từ các thành viên trong nông hộ Có nghĩa rằng tổng thu của hộ nông dân có được từ hoạt đông sản xuất khác nhau trong nông hộ do các thành... gánh vác tạo ra Một số khác cho rằng việc kiếm được từ các công việc khác ngoài nông hộ như làm thu , lương hưu, trợ cấp cũng làm tăng nguồn thu nhập cho hộ Như vậy, tổng thu nhập của hộ có được từ ba nguồn chính là thu từ hoạt động SXNN, thu từ hoạt động phi nông nghiệp và thu từ các khoản thu nhập khác Sản xuất nông nghiệp trong nông hộ là các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp bao gồm trồng trọt,... đời sống là tùy thu c vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện thu n lợi để phát triển 2.1.2 Thu nhập của hộ nông dân 2.1.2.1 Khái niệm về thu nhập Thu nhập là một trong những phương tiện giúp con người định hướng giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống Chính vì vậy, khi nghiên cứu về hộ nông dân, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm đến thu nhập của hộ nông dân Song do được... lao động của gia đình, cho tích lũy và tái sản xuất mở rộng nếu có Thu nhập của hộ phụ thu c vào kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện Có thể phân thu nhập của hộ thành 3 loại: Thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập từ phi nông nghiệp và thu khác - Thu nhập nông nghiệp: Bao gồm thu nhập từ các hoạt động sản xuất trong nông nghiệp (gồm cả nghề rừng và nghề cá theo nghĩa rộng) như: Trồng... trong phần thu nhập của hộ sẽ bao hàm tiền công lao động của chủ hộ, tiền công lao động của các thành viên và lãi kinh doanh Xuất phát từ các quan điểm trên và đặc trưng về hộ nông dân ở Việt Nam chúng tôi tổng quát về thu nhập của hộ nông dân như sau: Thu nhập của một hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tích lũy... hóa và tăng thu nhập cho hộ nông dân d Ảnh hưởng của trình độ tổ chức, quản lý đến thu nhập Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân, việc lựa chọn phương án sản xuất và cách bố trí sản xuất phù hợp với nguồn lực hiện có vai trò quyết định đến thu nhập của hộ nông dân Yếu tố này phụ thu c vào trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất và nhạy bén với thị trường của chủ hộ e Ảnh hưởng... nhận kinh tế nông hộ là thành phần kinh tế cơ bản của nông nghiệp và nông thôn Hộ gia đình nông dân được giao quyền sử dụng đất lâu dài khẳng định quyền tự chủ của hộ gia đình nông dân, hộ nông dân có quyền tự chủ trong việc đầu tư thâm canh Chính từ đây kinh tế nông hộ mới trở thành tự chủ, nông dân mới dồn hết tâm huyết và trí lực của mình vào sản xuất làm giàu cho gia đình, cho xã hội trên mảnh . dân huyện Quế Võ, phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân ở Quế Võ - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh 1.3 nghiên cứu - Khái niệm về hộ, hộ nông dân? - Phương pháp tính thu nhập của hộ nông dân? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân? - Kinh nghiệm nâng cao thu nhập của hộ nông dân của. trạng thu nhập của hộ nông dân ở huyện Quế Võ, tìm ra những yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới thu nhập của nông hộ từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Quế

Ngày đăng: 22/01/2015, 21:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w