1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cho hộ nông dân trên địa bàn huyện hương khê – tỉnh hà tĩnh

139 699 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ---***---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

-*** -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KHUYẾN NÔNG CHO CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG KHÊ – TỈNH HÀ TĨNH

Tên sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Hạnh Chuyên ngành đào tạo: Phát triển nông thôn

Giảng viên hướng dẫn: Ths Hồ Ngọc Cường

Hà Nội – 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận

là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luậnnày đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã đượcghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2015

Người thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban Giám đốc Học Viện, toàn thểcác thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế tàinguyên và môi trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạođiều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS.Hồ Ngọc Cường đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi

hoàn thành quá trình nghiên cứu đề tài này

Qua đây tôi cũng xin cảm ơn toàn thể cán bộ Phòng điều phối Nôngthôn mới huyện Hương Khê, Phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê, Trungtâm ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ huyện Hương Khê, PhòngThống kê huyện Hương Khê, UBND và nhân dân ba xã Gia Phố, HươngThủy, Hương Liên Trong thời gian tôi về thực tế nghiên cứu đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đãđộng viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập vàthực hiện đề tài

Trong quá trình nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan, khách quan Khóaluận không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được sựthông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên.Xin chân th nh c m n!ành cảm ơn! ảm ơn! ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2015

Người thực hiện

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Trang 4

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế thị trường như hiện nay,việc áp dụng những tiến bộ, khoa học kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất là rất cầnthiết.Trong khi trình độ nhận thức của người dân cũng như kỹ năng sản xuấttheo hướng hàng hóa còn nhiều hạn chế thì việc nâng cao khả năng tiếp cậncác dịch vụ khuyến nông cho người dân là một hướng đi đúng đắn và cầnđược đẩy mạnh Tại huyện Hương Khê, người dân chủ yếu làm nông nghiệp,thu nhập còn thấp, nhận thức của người dân còn hạn chế, lao động phổ thôngchưa qua đào tạo nghề Do đó, nhiều năm qua hoạt động khuyến nông luônđược huyện quan tâm Mặc dù vậy, công tác khuyến nông cũng như việc cungcấp các dịch vụ khuyến nông vẫn gặp phải những bất cập, hạn chế nên hiệuquả chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân Xuất phát từ những

vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao khả năng

tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cho hộ nông dân trên địa bàn Huyện Hương Khê – Tỉnh Hà Tĩnh”.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài là: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lýluận và thực tiễn về khuyến nông, tiếp cận khuyến nông của hộ nông dân,nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông; Đánh giá thực trạng tiếpcận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê trong nhữngnăm qua; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụkhuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê; Đề xuất một số giải phápphù hợp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộnông dân huyện Hương Khê trong những năm tới Thông qua việc tìm hiểucác khái niệm về khuyến nông, dịch vụ khuyến nông, khả năng tiếp cận dịch

vụ khuyến nông, nâng cao khả năng dịch vụ khuyến nông; các vai trò củakhuyến nông của dịch vụ khuyến nông; tìm hiểu đặc điểm, nội dung, các yếu

tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông để làm cơ sở lý luận

và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài

Trang 5

Trong quá trình thực hiện đề tài, các thông tin thứ cấp được thu thậpqua tài liệu, sách báo, trang web về các văn bản chính sách về việc cung cấpcác dịch vụ khuyến nông; các báo cáo kinh tế xã hội của địa phương Cácthông tin sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn bảng hỏi đối với 20 cán bộkhuyến nông và 90 hộ nông dân của ba xã Gia Phố, Hương Thủy, Hương Liên.Các thông tin thu thập được tổng hợp, tính toán bằng bảng tính Excel và phântích bằng phương pháp thống kê so sánh, thống kê mô tả

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tình hình cung cấp các dịch vụ khuyếnnông huyện Hương Khê diễn ra khá sôi nổi, có sự kết hợp giữa khuyến nôngNhà nước với các tổ chức khác Bằng nhiều dịch vụ phong phú như tập huấn,xây dựng mô hình, thông tin tuyên truyền Hoạt động cung cấp dịch vụkhuyến nông đã góp phần nâng cao kiến thức về sản xuất nông nghiệp chonông dân,tiếp cận những kiến thức phục vụ sản xuất Tuy nhiên việc cung ứngcác dịch vụ khuyến nông nơi đây còn nhiều hạn chế do chưa đáp ứng đượcnhu cầu của người dân

Theo điều tra cho thấy khả năng tiếp cận DVKN của các hộ nông dânhuyện Hương Khê tương đối khá, và đặc biệt là các nhóm hộ có kinh tế kháhơn Tuy nhiên còn bộc lộ nhiều hạn chế do những hạn chế như các DVKNchưa xuất phát từ nhu cầu của người dân, nội dung chưa đa đạng chủ yếuđang tập trung vào kỹ thuật, phương pháp vẫn mang tính áp dụng từ trênxuống Nhận thức, tiếp nhận kiến thức và kỹ năng mới có ảnh hưởng khôngnhỏ đến việc áp dụng TBKT vào sản xuất của người dân Kết quả tiếp nhậnDVKN ở huyện tương đối khá nhưng còn một số hộ còn cho rằng TBKTđược khuyến nông cung cấp mặc dù có hiệu quả nhưng còn khá áp dụng vàothực tiễn vì chưa phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, khó tìm đượcđầu ra cho sản phẩm Các hộ khá, giàu có nhiều khả năng áp dụng TBKT vàothực tiễn nhiều hơn nên có hiệu quả kinh tế cao hơn

Trang 6

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông

của các hộ nông dân trên địa bàn huyện bao gồm: chính sách khuyến nông;nhân lực và năng lực CBKN; kinh phí hoạt động khuyến nông; điều kiện kinh

tế hộ gia đình; trình độ của người dân; ngành ngề của hộ; đất đai, lao động,tuổi tác, giới tính của hộ…

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng về khả năngtiếp cận các dịch vụ khuyến nông, dựa theo định hướng phát triển khuyếnnông của huyện đề xuất các giải pháp như: hoàn thiện mạng lưới khuyến nông

cơ sở; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa khuyến nông; nâng cao năng lực cho cán

bộ khuyến nông;tiến hành đánh giá nhu cầu của người dân trước và sau khi tổchức hoạt động khuyến nông; tăng nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt độngkhuyến nông; người dân chủ động trong việc tiếp cận các dịch vụ khuyếnnông và tích cực tham gia các tổ chức xã hội ở địa phương

Trang 7

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt khóa luận iii

Mục lục vi

Danh mục các bảng ix

Danh mục biểu đồ, sơ đồ xi

Danh mục hộp xii

Danh mục viết tắt xiii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Lý luận về khuyến nông 5

2.1.2 Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân 11

2.2 Cơ sở thực tiễn 23

2.2.1 Thực tiễn về khuyến nông và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông ở một số nước trên thế giới 23

2.2.2 Thực tiễn về khuyến nông và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông ở Việt Nam 26

2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 39

Trang 8

2.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên

cứu 41

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 42

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 42

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 46

3.1.3 Kết quả phát triển kinh tế - xã hội 50

3.2 Phương pháp nghiên cứu 55

3.2.1 Phương pháp tiếp cận 55

3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 55

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 56

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu 57

3.2.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 57

3.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 58

3.3.1 Chỉ tiêu thể phản ánh thực trạng năng lực khuyến nông 58

3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh thực trạng tiếp cận khuyến nông của các hộ nông dân 58

3.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả tiếp cận của hộ nông dân 58

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 59

4.1 Thực trạng tổ chức và cung cấp các dịch vụ khuyến nông của huyện Hương Khê 59

4.1.1 Hệ thổng tổ chức 59

4.1.2 Kết quả cung cấp dịch vụ khuyến nông của TTƯDKH&CGCN huyện Hương Khê 63

4.1.3 Đánh giá chung công tác khuyến nông huyện Hương Khê 66

4.2 Thực trạng khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của các hộ nông dân huyện Hương Khê 68

Trang 9

4.2.1 Điều kiện tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của các nhóm hộ điều

tra 68

4.2.2 Khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ điều tra 71

4.3 Đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê 89

4.3.1 Đánh giá kết quả tiếp cận các hoạt động khuyến nông 89

4.3.2 Đánh giá khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của các hộ điều tra 92

4.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê 93

4.4.1 Từ phía các cơ quan chức năng 93

4.4.2 Từ phía người dân 95

4.5 Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê 99

4.5.1 Định hướng 99

4.5.2 Các giải pháp 101

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105

5.1 Kết luận 105

5.2 Kiến nghị 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

PHỤ LỤC 110

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hương Khê giai đoạn

2011- 2013 47 Bảng 3.2 Tình hình sân số lao động của huyện Hương Khê giai đoạn

2011- 2013 49 Bảng 3.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hương Khê giai

đoạn 2011-2013 51 Bảng 4.1: Nguồn nhân lực CBKN của huyện Hương Khê 62 Bảng 4.2 Trình độ chuyên môn của CBKN 63 Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu kết quả triển khai các DVKN của

TTƯDKH&CGCN của huyện Hương Khê 64 Bảng 4.4 Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra 69 Bảng 4.5 Khả năng nhận thức về khuyến nông của các hộ điều tra tại

huyện Hương Khê 71 Bảng 4.6 Số hộ và tỷ lệ các hộ điều tra tiếp xúc với CBKN 73 Bảng 4.7 Số hộ và tỷ lệ các hộ điều tra tham gia tập huấn khuyến nông.75 Bảng 4.8 Đánh giá của hộ tham gia tập huấn về công tác tổ chức ở huyện

Hương Khê 77 Bảng 4.9 Nhận thức và khả năng tiếp cận của các hộ điều tra về MHTD

79

Bảng 4.10 Kết quả đánh giá của các hộ tham gia MHTD ở huyện Hương Khê

81

Bảng 4.11 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tiếp cận thông tin KN của các hộ

điều tra tại huyện Hương Khê 82 Bảng 4.12 Nhận thức và đánh giá Tư vấn DVKN của các hộ điều tra tại

huyện Hương Khê 85

Trang 12

Bảng 4.13 Tiếp cận giới trong các hoạt động khuyến nông của các hộ điều

tra trên địa bàn huyện Hương Khê 87 Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả điều tra tiếp cận các dịch vụ khuyến nông

của các hộ điều tra tại huyện Hương Khê 90 Bảng 4.15 Kết quả áp dụng TBKT của các hộ điều tra tại huyện Hương Khê

92

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến khả năng tiếp cận

DVKN của các hộ điều tra 95

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến khả năng tiếp cận các dịch vụ

khuyến nông của các hộ điều tra 98

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ:

Biểu đồ 4.1 Trình độ văn hóa các hộ nông dân được điều tra tại

Huyện Hương Khê 70 Biểu đồ 4.2 Số hộ điều tra tham gia tập huấn và áp dụng vào sản xuất 76

Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ áp dụng TBKT vào sản xuất sau khi tham gia hoạt động

khuyến nông của các hộ điều tra 93

SƠ ĐỒ:

Sơ đồ 2.1 Vai trò của khuyến nông trong chuyển giao công nghệ 8

Sơ đồ 2.2 Mô phỏng mối quan hệ giữa kinh tế hộ nông dân với khuyến nông

17

Sơ đồ 2.3 Thay đổi hành vi nhận thức và tiếp cận dịch vụ khuyến nông.19

Sơ đồ 2.4 Tổ chức khuyến nông Việt Nam 31

Sơ đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức của TTƯDKH&CGCN huyện Hương Khê 60

Trang 14

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 : Nhận thức của người dân về khuyến nông 72

Hộp 4.2 Nhận xét của nông dân về tập huấn 74

Hộp 4.3 Ý kiến về việc áp dụng sau tập huấn 78

Hộp 4.4 Ý kiến của người dân về thông tin khuyến nông 83

Hộp 4.5 Nhận thức và đánh giá của người dân về tư vấn dịch vụ khuyến nông 86

Hộp 4.6 Vai trò của tiến bộ kỹ thuật 92

Trang 15

CN-TTCN Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp

CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa

ƯDKH&CGCN Ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ

Trang 16

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng, nó chính là nhân tố đầu tiên,

là cuội nguồn của mọi vấn đề xã hội Trên thế giới bất kỳ quốc gia nào sảnxuất nông nghiệp cũng ra đời sớm nhất Cùng với sự phát triển của nôngnghiệp là ra đời của các hoạt động khuyến nông Trải qua các giai đoạn lịch

sử hoạt động khuyến nông với nhiều nội dung, hình thức khác nhau đã gópphần rất lớn vào sự nghiệp phát triển sản xuất nông nghiệp, xoá đói giảmnghèo, tăng thu nhập cho người dân

Hiện nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp với dân số khu vực nôngthôn chiếm 67,64%, lao động nông thôn chiếm 69,8% lực lượng lao động xã hội

Để phấn đấu trở thành một nước công nghiệp, theo kịp sự phát triển nhanhchóng của các nước trên thế giới đòi hỏi Đảng và nhà nước phải có chủ trươngchính sách phù hợp với từng vùng, từng địa phương trong từng giai đoạn pháttriển Khi nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường, sản xuất tự cấp tựtúc không còn đảm bảo được điều kiện sống cho người dân, không còn phù hợpvới xu thế phát triển kinh tế hiện nay Khắp mọi nơi chúng ta có thể thấy một xuthế cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và chỉ có người dân hoạt động hiệu quả caomới đứng vững được Nhưng một thực trạng hiện nay chúng ta có thể thấy, đó

là sự thiếu hụt các thông tin về thị trường, giá cả, khoa học kỹ thuật, trình độ sảnxuất của phần lớn người dân còn yếu…Vì vậy, việc giúp đỡ, cung cấp cho ngườidân những thông tin cần thiết là một yêu cầu bức thiết trong vấn đề phát triểnnông nghiệp, nông thôn hiện nay

Trước tình hình đó ngày 02/03/1993 chính phủ đã ban hành Nghị định

13/CP về công tác khuyến nông, thông tư liên bộ số 02/LB/TT ngày02/08/1993 hướng dẫn thi hành nghị định 13/CP Từ khi ra đời Nghị định đã

Trang 17

đem lại kết quả khả quan cho nông nghiệp, nông thôn Hệ thống khuyến nôngnước ta đã không ngừng lớn mạnh về cả số lượng và chất lượng Đang gópphần vào việc chuyển giao TBKT, góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ

về năng suất, chất lượng sản phẩm nông- lâm- ngư nghiệp Tăng thu nhập vàmức sống cho người dân, có vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói ,giảm nghèo vào sự phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn Tuy nhiên,trên thực tế, dịch vụ khuyến nông còn có nhiều bất cập như: Nhận thức củanông dân về khuyến nông còn thấp, số nông dân được tập huấn, đào tạo vàgiáo dục ngay trên thực địa sản xuất về kỹ năng phát triển sản xuất nôngnghiệp, về thị trường còn ít mà nguyên nhân là do tiếp cận đầy đủ, toàn diệnđến các dịch vụ khuyến nông còn rất khó khăn với hộ nông dân Thực trạngnày đòi hỏi hoạt động khuyến nông cần phải cải thiện hơn nữa, góp phần giúpcho nông dân tiếp cận chương trình khuyến nông ngày càng hiệu quả

Hương Khê là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh , nơi đây ngànhnông nghiệp là ngành đóng vai trò chính trong thu nhập của các hộ nông dân.Thực trạng phát triển nông nghiệp cũng như công tác khuyến nông ở đâycũng gặp phải những bất cập nêu trên nên hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứngđược nhu cầu sản xuất hàng hóa.Từ những bất cập trên đặt ra những câu hỏisau :

1 Hộ nông dân huyện Hương Khê nhận thức và tiếp cận các dịch vụkhuyến nông như thế nào?

2 Thực trạng cung cấp dịch vụ khuyến nông của huyện Hương Khênhư thế nào?

3 Kết quả tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân huyệnHương Khê ra sao?

4 Những yếu tố nào ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụkhuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê?

Trang 18

5 Những giải pháp nào phù hợp để nâng cao khả năng tiếp cận cácdịch vụ khuyến nông của hộ nông dân?

Xuất phát từ những vấn đề này tôi thấy nâng cao khả năng tiếp cận cácdịch vụ khuyến nông cho hộ nông dân trên địa bàn huyện là rất quan trọng và

cần thiết.Vì vậy, tôi chọn thực hiện đề tài : “Giải pháp nâng cao khả năng

tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cho các hộ nông dân trên địa bàn huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về khuyến nông,

tiếp cận khuyến nông, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nôngcủa các hộ nông dân

- Đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nôngdân huyện Hương Khê trong những năm qua

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụkhuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch

vụ khuyến nông của hộ nông dân huyện Hương Khê trong những năm tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn các vấn đề liên quan tới vấn đềnâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cho các hộ nông dân

Trang 19

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu về khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyếnnông của các nhóm hộ nông dân khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng đến khảnăng tiếp cận của hộ Thực trạng kinh tế nông hộ của các hộ nông dân Nhữnggiải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông để pháttriển kinh tế nông hộ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh

1.3.2.2 Phạm vi không gian

Đề tài thực hiện trên phạm vi huyện Hương Khê Một số nội dung chủyếu sẽ được tiến hành khảo sát các nhóm nông dân tại 3 xã đại diện theo vùngkinh tế thuộc huyện Hương Khê (Hương Liên, Hương Thủy và Gia Phố)

1.3.2.3 Phạm vi thời gian của số liệu

- Các số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm2011- 2013

- Các số liệu sơ cấp được điều tra năm 2014

- Các giải pháp đề xuất được sử dụng trong giai đoạn 2015-2020

Thời gian nghiên cứu đề tài: bắt đầu từ ngày 20 tháng 05 năm 2014 đếnngày 27 tháng 11 năm 2014

Trang 20

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý luận về khuyến nông

2.1.1.1 Khái niệm khuyến nông

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâmnhiều hơn tới việc đẩy mạnh công tác khuyến nông ở tất cả các tỉnh, huyệntrong cả nước Vậy khuyến nông là gì?

Theo nghĩa Hán Văn “khuyến” có nghĩa là khuyến khích khuyên bảo triển khai, còn “nông” là nông - lâm - ngư nghiệp, nông dân, nông thôn

-“Khuyến nông” là khuyên mở mang phát triển trong nông nghiệp

Năm 1886, ở Anh sử dụng khá phổ biến thuật ngữ “Extension” - cónghĩa là “triển khai - mở rộng” Trong công tác nông nghiệp, khi ghép với từ

“Agriculture” thành từ ghép “Agriculture extension” có nghĩa là tăng cườngtriển khai mở rộng phát triển nông nghiệp Ở các trường đại học Cambridge,Oxford…cũng như trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - nông thôn ở Anh

sử dụng khá phổ biến từ “Agriculture extension” Thời gian không lâu sau đótất cả các quốc gia trên mọi châu lục đều sử dụng thống nhất từ Agricultureextention cho công tác phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn

Theo tổ chức FAO: “Khuyến nông khuyến lâm được xem như một tiếntrình của việc hòa nhập các kiến thức KHKT hiện đại Các quan điểm, kỹnăng để quyết định cái gì cần làm, cách thức làm trên cơ sở cộng đồng địaphương sử dụng các nguồn tài nguyên tại chỗ với sự trợ giúp từ bên ngoài để

có khả năng vượt qua các trở ngại đó”

Theo Malla: “Khuyến nông khuyến lâm là làm việc với nông dân, lắngnghe những khó khăn, các nhu cầu và giúp họ tự giải quyết vấn đề chính của họ”

Trang 21

Theo Falconer: “Khuyến nông khuyến lâm là một quá trình giáo dục.Các hệ thống khuyến nông khuyến lâm thông báo, khắc phục và kết nối conngười, thúc đẩy các dòng thông tin giữa nông dân và các đối tượng sử dụngtài nguyên khác, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo”.

Theo Thomas: “Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất các các côngviệc có liên quan đến sự nghiệp phát triển nông thôn, đó là một hệ thống giáodục ngoài nhà trường, trong đó người già và người trẻ học bằng cách thực hành”

Qua rất nhiều định nghĩa chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểukhuyến nông theo hai nghĩa:

Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung để chỉ tất cảnhững hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn

Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp: Là một tiến trình giáo dục khôngchính thức mà đối tượng của nó là nông dân Tiến trình này đem đến cho nôngdân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn

đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống Khuyến nông hỗ trợ các hoạt độngsản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộcsống của nông dân và gia đình họ (Đỗ Tuấn Khiêm và cs, 2005)

2.1.1.2 Mục tiêu, vai trò và chức năng của khuyến nông

* Mục tiêu của khuyến nông

Trong thực tế có nhiều loại hình tổ chức khuyến nông, mỗi tổ chức lại

có mục tiêu của riêng mình Tuy vậy, các tổ chức khuyến nông vẫn có nhữngmục tiêu chung như sau:

(1) Làm thay đổi nông dân hay nông trại, tạo động cơ để nông dân thựchiện quyết định của mình

(2) Giáo dục và huấn luyện nông dân giúp họ thành lập các tổ chức,các hội nông dân cùng nhau phát triển sản xuất kinh doanh

(3) Giúp nông dân quyết định mục tiêu, đạt được mục đích, cho họ lờikhuyên đúng lúc để họ nhận thức được vấn đề nông dân có thể lựa chọn,thông báo cho họ kết quả mong đợi của mọi sự lựa chọn

Trang 22

Như vậy, hoạt động của một tổ chức khuyến nông phải luôn mang theomục tiêu làm lợi cho dân, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn.

* Vai trò của khuyến nông

- Vai trò trong sự nghiệp phát triển nông thôn

Qua nhiều năm hình thành và phát triển Trung tâm Khuyến nông quốcgia đã có nhiều thành tích đóng góp cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn.Lực lượng khuyến nông không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, là nhữngchiến sĩ tiên phong trong lĩnh vực đem KHKT nông nghiệp về nông thôn vàđến với nông dân Thông qua công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo huấnluyện, nhiều thông tin đã được chuyển tải cho người dân, nhiều hộ nông dânthông qua đó tự đầu tư nhân rộng và đã vượt khó vươn lên làm giàu; làm thayđổi tập quán sản xuất của bà con dân tộc thiểu số từ chỗ sản xuất tự túc tự cấpsang sản xuất theo hướng hàng hóa Hoạt động khuyến nông đã trở thành nhucầu cần thiết của sản xuất nông nghiệp và nông dân trong cả nước

Khuyến nông góp phần liên kết nông dân, thúc đẩy hợp tác nông dânvới nông dân

Việc đổi mới quản lý trong nông nghiệp cho từng hộ nông dân từngbước khắc phục sự ỉ lại, dựa dẫm vào nhau, hạn chế được những tiêu cực khácphát sinh ở nông thôn

-Vai trò trong chuyển giao công nghệ

Nông nghiệp Việt Nam luôn là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọngtrong nền kinh tế quốc dân cũng như đối với sự phát triển của đất nước Trongbối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốcliệt và để đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững thì yêu cầu của việc tăngtrưởng theo chiều sâu, chú trọng đến chất lượng của tăng trưởng được đặt rangày càng bức thiết Khoa học kỹ thuật và công nghệ (KHKT&CN) là nhân tốhàng đầu đảm bảo cho sự tăng trưởng này Chính vì vậy, đã được Đảng vàChính phủ xác định là giải pháp then chốt đối với sự phát triển nông nghiệpnước ta trong thời gian tới

Trang 23

Trong thực tiễn đời sống cho thấy nghiên cứu chỉ có hiệu quả khi nó cótính khả thi cao và được áp dụng có hiệu quả trong thực tế đời sống, do đókhuyến nông đã là yếu tố trung gian để khâu nối các mối quan hệ đó Nhờ cóCBKN mà các tiến bộ khoa học kỹ thuật được chuyển giao tới bà con nông dân

và nhờ có khuyến nông các nhà khoa học hiểu được nhu cầu của nông dân

Nguồn: Nguyễn Hữu Thọ, 2007

Sơ đồ 2.1 Vai trò của khuyến nông trong chuyển giao công nghệ

-Vai trò đối với nhà nước

+Khuyến nông là một trong những tổ chức giúp nhà nước thực hiện cácchính sách, sách lược về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân

+ Vận động người dân tiếp thu và thực hiện các chính sách đó

+Trực tiếp góp phần cung cấp thông tin về nhu cầu, nguyện vọng củangười dân đến các cơ quan nhà nước, trên cơ sở đó nhà nước hoạch định, cảitiến đề ra chính sách phù hợp (Nguyễn Hữu Thọ, 2007)

* Chức năng của khuyến nông

- Đào tạo, tập huấn nông dân: tổ chức các khóa tập huấn, xây dựng môhình, tham quan, hội thảo đầu bờ cho nông dân

- Thúc đẩy, tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sángkiến và thực hiện thành công các ý tưởng sáng kiến của họ

Khuyến nông

Nông dân

Nhà nghiên cứu,

Viện nghiên cứu,

Trường Đại học

Trang 24

- Trao đổi, truyền bá thông tin: bao gồm việc xử lý, lựa chọn các thôngtin cần thiết, phù hợp từ các nguồn khác nhau để phổ biến cho nông dân giúp

họ cùng nhau chia sẻ và học tập

- Giúp nông dân giải quyết các vấn đề khó khăn tại địa phương

- Giám sát và đánh giá hoạt động khuyến nông

- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kỹ thuậtmới, hoặc thử nghiệm kiểm tra tính phù hợp của kết quả nghiên cứu trên hiệntrường, từ đó làm cơ sở cho việc khuyến khích lan rộng

- Hỗ trợ nông dân về kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, pháttriển sản xuất quy mô trang trại

- Tìm kiếm và cung cấp cho nông dân các thông tin về giá cả, thịtrường tiêu thụ sản phẩm (Đỗ Tuấn Khiêm và cs, 2005)

2.1.1.3 Các phương pháp khuyến nông chủ yếu

Theo FAO, trên thế giới đã và đang có 8 phương pháp khuyến nôngchủ yếu và được áp dụng như sau:

- Phương pháp khuyến nông chung: Tập trung nhiều cán bộ khuyếnnông và chi ngân sách khá lớn để thực hiện các chương trình dự án khuyếnnông Phương pháp này do Trung tâm khuyến nông tỉnh điều hành, quản lý

- Phương pháp khuyến nông chuyên ngành: Phương pháp này đượccác cơ quan chuyên ngành xây dựng, nó mang tính chuyên môn cao được ápdụng ở các vùng chuyên canh

- Phương pháp khuyến nông đào tạo và tham quan: Phương phápkhuyến nông cho nông dân tham quan mô hình trình diễn và đã thực hiệnthành công sau đó tập huấn cho nông dân thực hành theo mô hình Đây làphương pháp phổ biến hiện nay có tính thuyết phục cao

- Phương pháp khuyến nông có sự tham gia của người dân: Phươngpháp này được đánh giá cao trong việc đảm bảo tính khả thi của mô hình

Trang 25

Phương pháp này có sư tham gia của nông dân dựa trên cơ sở tích hợp kiếnthức và kinh nghiệm của nông dân sản xuất giỏi với những TBKT do cán bộnghiên cứu và cán bộ khuyến nông mạng lại cùng với việc trợ giúp về vật tư

và vốn Nhằm giải quyết khó khan,bức xúc do nông dân đặt ra

- Phương pháp khuyến nông lập dự án: Là phương pháp khuyến nông

mà nguồn tài trợ kinh phí do tổ chức cá nhân, nước ngoài tài trợ sau khi có sựthỏa đáng thông nhất về chương trình và nội dung với Chính phủ Việc tuyểncán bộ, địa điểm, kế hoạch do người cấp kinh phí thực hiện

- Phương pháp khuyến nông phát triển hệ thống nông nghiệp: Làphương pháp khuyến nông đưa đến cho người nông dân nghèo cái là cần các

kỹ thuật phù hợp, dựa trên cơ sở là hệ thống sinh thái nhân văn

- Phương pháp khuyến nông cùng chịu tổn thất: Theo phương pháp này tất

cả các bên tham gia và bên hưởng lợi của dự án đều có trách nhiệm đóng góp mộtphần phí tổn theo Nhà nước và nhân dân cùng làm Những vùng nông dân quánghèo, tổ chức khuyến nông nhà nước cử cán bộ xuống địa phương giúp nông dânhọc tập những điều kiện cần thiết để họ đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh

có hiệu quả Chính vì vậy mà nông dân sẵn sàng chịu một phần tổn phí khi họthấy chương trình thiết thực với cuộc sống của họ

- Phương pháp khuyến nông tổ chức giáo dục đào tạo: Đây là phươngpháp khuyến nông có sự tham gia của các cán bộ giảng dạy của các trườngđại học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề trong việc chuyển giao TBKT đếncác hộ nông dân

2.1.1.4 Tiến trình của công tác khuyến nông và phát triển nông thôn

Theo trình tự, công tác khuyến nông được thực hiện theo các bước sau:Bước 1: Chuẩn đoán nhu cầu khuyến nông

Đây là bước đầu tiên và một quan trọng nhằm xác định nhu cầu củangười dân hay cộng đồng cần hỗ trợ gì, khi nào? và bằng cách nào?

Trang 26

Để chuẩn đoán đúng nhu cầu của người dân, công việc chính củabước này là thu nhập được thông tin về thực trạng cộng đồng và sản xuấtnông nghiệp, phân tích đánh giá hiện trạng để phát hiện những thuận lợi, khókhăn, và nhu cầu cần hỗ trợ.

Bước 2 : Lập kế hoạch có sự tham gia

Xây dựng kế hoạch khuyến nông có sự tham gia là phương pháp đangđược áp dụng rộng rãi Tùy thuộc từng điều kiện hỗ trợ mà có sự tham gia củacán bộ khuyến nông, người dân và các tổ chức khác như đại diện chính phủ,đại diện các nhà khoa học và tổ chức dịch vụ xã hội

Bước 3: Thực hiện kế hoạch

Kế hoạch khuyến nông có thể do các tổ chức cung cấp DVKN thựchiện Hình thức tổ chức thực hiện được coi là hợp nhất là hợp đồng giữangười dân với một số tổ chức cung cấp DVKN Trong quá trình thực hiện, cán

bộ khuyến nông sẽ giám sát cụ thể về tiến bộ thực hiện và các vấn đề phátsinh để đề xuất điều chỉnh kế hoạch phù hợp

Bước 4: Giám sát và đánh giá kết quả

Đây là bước cuối cùng nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạchkhuyến nông Các tiêu chí được đặt ra để giám sát và đánh giá là tính phùhợp, tính hiệu lực, hiệu quả, tác động và bền vững Dựa trên các tiêu chí này

kế hoạch khuyến nông được đánh giá là thành công hay thất bại

2.1.2 Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân

2.1.2.1.Khái niệm về nâng cao tiếp cận và khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông

Trang 27

nghiệp…được nông dân hết sức quan tâm và chủ yếu được cung ứng bởi khuvực nhà nước.

Dịch vụ khuyến nông là một loạt các hoạt động thực hiện bởi các cơquan nhà nước và các bên hữu quan khác với mục tiêu cung cấp các dịch vụchuyển dao kiến thức và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, góp phầngiúp họ cải thiện, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và góp phần vào lợi íchchung của đất nước Khuyến nông xuất phát trực tiếp từ nhu cầu của người sảnxuất và yêu cầu tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp Bốnhình thức chuyển giao chính được quan tâm là thông tin tuyên truyền, bồidưỡng, tập huấn và đào tạo, xây dựng mô hình và chuyển giao công nghệ

Dịch vụ khuyến nông đóng v ai trò quan trọng trong quá trình phát triểnnông nghiệp Trong cơ chế mới, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ thìDVKN càng có ý nghĩa to lớn để nông dân tiếp cận KHKT nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh Dịch vụ khuyến nông là mộtnội dung cơ bản trong dịch vụ nông nghiệp nhằm nâng cao kiến thức thôngqua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyển dao TBKT trong các lĩnh vực trồngtrọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản (khuyến ngư), cơ khí, bảo quản chế biến,thủy nông và các ngành nghề nông thôn (khuyến công) Qua đó hỗ trợ sảnxuất, hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng vậtnuôi, phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất, hỗ trợ về KHKT Thông quacác chương trình khuyến nông – khuyến ngư, hàng triệu nông dân đã đượccung cấp kiến thức về canh tác, sử dụng giống mới, các biện pháp phòng trừdịch bệnh, chế biến và bảo quản sau thu hoạch,…Sự đầu tư này đẫ tạo tiền đềcho việc nâng cao năng xuất lao động, người nông dân có cơ hội hình thành

mô hình sản xuất, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.Song, để triển khai các DVKN cho người dân thì cần có sự tiếp cận từ nguồncung cấp dịch DVKN và nguồn có nhu cầu đúng lúc, đúng đối tượng

*Thế nào là tiếp cận và tiếp cận dịch vụ khuyến nông?

Trang 28

Theo “Từ điển tiếng việt” của Viện ngôn ngữ học thuộc Viện khoa học xãhội Việt Nam thì tiếp cận vừa là một danh từ vừa là một động từ với các nghĩanhư: ở gần, ở cạnh, đến gần, có sự tiếp xúc, hoặc là từng bước, bằng nhữngphương pháp nhất định, để tìm hiểu một đối tượng trong một hệ thống nhất định.

Tiếp cận là sự cần thiết của một hệ thống Mỗi hệ thống (hệ thống kinh

tế, hệ thống cây trồng, vật nuôi, hệ thống khuyến nông) đều có một cấu trúc tổchức riêng, có sự lãnh đạo, cố nguồn nhân lực, trang thiết bị và cơ sở vật chất

Nó cũng có chương trình hoạt động với những mục tiêu, phương pháp và kỹthuật thực hiện Nó cũng liên kết với các tổ chức khác, các cộng đồng dân cưcũng như các đối tượng mà nó phục vụ

Ví vậy, sự tiếp cận là hình thức hoạt động trong nội bộ hệ thống Nóvừa cung cấp thông tin, khích lệ, hướng dẫn về tổ chức, lãnh đạo, xây dựngchương trình, huy động, sử dụng các nguồn lực và tạo dựng các mối liên kết

Tùy theo mục tiêu, lĩnh vực nghiên cứu mà có các hướng tiếp cậnkhác nhau như tiếp cận giới, tiếp cận thị trường, tiếp cận tín dụng, tiếp cậnkhuyến nông…

Tiếp cận khuyến nông là sự thiết yếu của hệ thống khuyến nông, baogồm những hoạt động nhằm tìm hiểu, nắm bắt thông tin về khuyến nông cũngnhư điều kiện và phương thức để thiết lập mối quan hệ cung cấp dịch vụ vớicác tổ chức hoặc cơ quan khuyến nông tại một khu vực hay một địa phươngnào đó Sự tiếp cận này diễn ra theo hai hướng ngược chiều nhau, từ cơ quankhuyến nông đên nông hộ và ngược lại Trong đó cơ quan cung cấp dịch vụkhuyến nông là người sở hữu lượng giá trị và nông hộ chính là người có nhucầu sử dụng lượng giá trị này

*Khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông

Khả năng tiếp cận là một thuật ngữ có nguyên ngữ tiếng anh là

“accessibity” Thuật ngữ này dung để nói đến việc tạo ra những điều kiệnthuận lợi, dễ dàng và uyển chuyển nhất giúp cho các nhóm người dân khácnhau có thể sử dụng được một loại dịch vụ nào đó Khả năng tiếp cận bao

Trang 29

gồm nhận thức, kỹ năng và thái độ của người dân và người cung cấp dịch vụsao cho hữu dụng nhất.

Để tiếp cận được các dịch vụ khuyến nông, người nông dân cần có đủ 3điều kiện sau: Điều kiện tự nhiên, điều kiện vật chất, điều kiện tri thức (baogồm cả kiến thức, kỹ năng và nhận thức)

* Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông

Tuy chưa có một khái niệm cụ thể nào về nâng cao khả năng tiếp cậncác DVKN nhưng theo tôi thì : Nâng cao khả năng tiếp cận khuyến nông là mộtquá trình mà mục tiêu là tăng lên những điều kiện thuận lợi để người dân có thể

sử dụng được các DVKN.Việc nâng cao khả năng tiếp cận các DVKN cũng làmột trong những điều kiện để người dân sản xuất tốt và hiệu quả hơn

Nội dung của việc nâng cao khả năng tiếp cận các DVKN là:

- Tăng cường nhận thức của người dân về khuyến nông

- Tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia các DVKN như tậphuấn, tham quan, làm mô hình trình diễn…

- Xây dựng đội ngũ CBKN có trình độ, nhiệt tình

- Xây dựng nội dung các DVKN đa dạng, phong phú, phù hợp với nhucầu thực sự của bà con nông dân

Ý nghĩa của việc nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông

- Nâng cao khả năng nhận thức về khuyến nông, các DVKN chongười dân

- Mang lại hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân

2.1.2.2 Khái niệm cơ bản về hộ nông dân ,kinh tế nông hộ

*Hộ gia đình

Dựa trên quan điểm về hộ trong từ điển ngôn ngữ Mỹ (Oford Fress –1987), nhiều nhà khoa học như Gree Me (1988), Traianôp (1996), NguyễnVăn Huân (1999) đều cho rằng “Hộ là một nhóm người có cùng huyết tộc hay

Trang 30

không cùng huyết tộc, cùng sống chung một mái nhà, ăn chung một mâmcơm, cùng tiến hành sản xuất chung và có chung một ngân quỹ”.

Hộ và gia đình có nhiều tiêu thức chung để nghiên cứu như cơ sở kinh

tế, quan hệ huyết thống và hôn nhân, tình trạng cư trú Song gia đình đượcxem xét trong mối quan hệ tương quan về xã hội, còn hộ là một đơn vị kinh tếnhỏ trong nền kinh tế

- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuấtvừa là một đơn vị tiêu dùng Tuy vậy, kinh tế hộ nông dân thường nằm trong

hệ thống kinh tế lớn hơn, chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào cácthị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao

Như vậy, hộ nông dân không thể là một đơn vị kinh tế độc lập tuyệt đối

và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào hệ thống kinh tế lớn hơn của nềnkinh tế quốc dân

*Kinh tế hộ nông dân

Trước đây, kinh tế nông hộ được quan niệm là kinh tế của hộ làm nôngnghiệp bao gồm cả nông – lâm – ngư nghiệp, nhưng hiện nay chúng ta có thểthấy rằng kinh tế nông hộ là kinh tế của hộ sống ở nông thôn, bao gồm cả thu

từ nông nghiệp và phi nông nghiệp

Theo quan niệm của Frank Ellis (1988): “Kinh tế hộ nông dân là

kinh tế của những hộ gia đình có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai,

sử dụng chủ yếu sức lao động gia đình, sản xuất của hộ thường nằm trong

Trang 31

hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ không hoàn hảo vào hoạt

động của thị trường”.

Kinh tế hộ là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội,trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất đượccoi là của chung để tiến hành sản xuất Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà,

ăn chung và mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và dời sống là tùy thuộcvào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển

Kinh tế hộ có các đặc trưng sau:

- Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình quản lý và

sử dụng các yếu tố sản xuất

- Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ, trongnông hộ mọi người thường gắn bó chặt chẽ với nhau theo quan hệ huyếtthống, kinh tế nông hộ lại tổ chức với quy mô nhỏ hơn các loại hình doanhnghiệp nông nghiệp khác nên sự việc điều hành sản xuất và quản lý cũng đơngiản, gọn nhẹ

- Trong nông hộ chủ hộ thường vừa là người điều hành quản lý sảnxuất, đồng thời lại là người trực tiếp tham gia lao động, sản xuất nên tínhthống nhất giữa lao động quản lý và lao động trực tiếp rất cao

- Kinh tế nông hộ có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh rất cao

- Có sự gắn bó chặt chẽ giữa quá trình sản xuất với lợi ích của ngườilao động

- Kinh tế nông hộ là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả

- Kinh tế nông hộ sử dụng sức lao động và tiền vốn của hộ là chủ yếu

2.1.2.3 Mối quan hệ giữa kinh tế nông hộ và dịch vụ khuyến nông

Dịch vụ khuyến nông là một loạt các hoạt động được thực hiện bởi các

cơ quan Nhà nước và các bên hữu quan khác với mục tiêu cung cấp các dịch

vụ chuyển giao kiến thức và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, gópphần giúp họ có thể cải thiện, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và gópphần vào lợi ích chung của đất nước

Trang 32

Thực tế nhiều năm ở nhiều nước đã chứng minh rằng những thành tựu màkinh tế hộ đạt được là do cách mạng KHKT đưa lại thông qua các hoạt độngkhuyến nông Khuyến nông hướng dẫn cho nông dân những TBKT mới, xâydựng mô hình trình diễn Ngoài ra khuyến nông còn giúp họ liên kết với nhau đểchống thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách luật lệ của Nhà nước,giúp người nông dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ chức các hoạtđộng xã hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn, phát triển bền vững hơn Thực tếcũng cho thấy khuyến nông không phải luôn mang lại thắng lợi ở bất cứ địaphương nào và bất cứ thời điểm nào, thậm chí còn phản tác dụng.

Khuyến nông chỉ có thể thành công nếu xuất phát từ nhu cầu và lợi íchcủa người tiếp nhân KHKT , trong đó việc kết hợp giữa các kiến thức hàn lâm

và kiến thức bản địa là rất quan trọng

Kinh tế nông hộ

Trang 33

Sơ đồ 2.2 Mô phỏng mối quan hệ giữa kinh tế hộ nông dân với khuyến

nông (Chanoch Jacobesen,1996)

Như vậy giữa khuyến nông với phát triển kinh tế nông hộ có mối quan

hệ chặt chẽ Trong mối quan hệ này khuyến nông được coi như là phươngpháp tiếp cận phát triển kinh tế nông hộ và cũng là một công cụ, phương tiệnhữu hiệu để phát triển kinh tế Để khuyến nông thực sự trở thành cầu nốivững chắc, một công cụ phát triển và phương pháp tiếp cận thì các phươngpháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia cũng giữ một vai trò hết sứcquan trọng trong khuyến nông

2.1.2.4 Mục đích tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân

Trước đây, việc tiếp cận với các DVKN phục vụ nông nghiệp củangười nông dân còn rất hạn chế Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, các tổchức cung cấp DVKN ngày càng nhiều, do đó số chủ hộ và lao động chínhtrong hộ được nâng cao nhận thức về khuyến nông, được tập huấn các kỹthuật chăn nuôi, trồng trọt, được tiếp cận các thông tin khuyến nông cũng tănglên Được tham gia vào các hoạt động khuyến nông, người dân sẽ hiểu hơn vànhận thức rõ hơn vai trò cũng như tầm quan trọng của khuyến nông Khi nhậnthức của người dân tăng lên, họ sẽ tích cực tham gia từ đó người dân áp dụngnhững kiến thức và kỹ năng cơ bản về khuyến nông vào sản xuất trong gia

đình của họ có hiệu quả hơn Vì vậy mục đích tiếp cận khuyến nông để thay đổi nhận thức và hành vi Theo cách hiểu này, tiếp cận giúp con người từ

quan sát đến nhận thức, học tập và áp dụng một kỹ thuật nào đó vào trongthực tiễn Với tiếp cận khuyến nông, quy trình này giúp người dân nhận thứcđược tầm quan trọng của các hoạt động khuyến nông nói chung, sử dụng cácDVKN nói riêng, từ đó thúc đẩy họ đưa ra quyết định có tiếp nhận các hoạtđộng của DVKN hay không một cách chủ động Một dịch vụ khuyến nông chỉhiệu quả nếu người dân sẵn sàng chấp nhận nó Sự sẵn sang sẽ giúp cho quátrình học tập tích cực của người dân được thực hiện tốt Người dân có tích lũy

Trang 34

kiến thức và kỹ năng hoàn chỉnh Từ đó, những nông dân này không chỉ cókhả năng áp dụng các kiến thức kỹ năng học được mà còn chia sẻ, tuyêntruyền và đào tạo cho các thành viên khác trong cộng đồng.

Quy trình thay đổi hành vi này được thể hiện ở sơ đồ sau :

Sơ đồ 2.3 Thay đổi hành vi nhận thức và tiếp cận dịch vụ khuyến nông

2.1.2.5 Các phương pháp tiếp cận dịch vụ khuyến nông

Có nhiều cách tiếp cận DVKN đã và đang được áp dụng ở nhiều nước trênthế giới Ở đây, tôi hệ thống một cách ngắn gọn 8 phương pháp chính sau:

- Tiếp cận khuyến nông tổng quát: Giả định ở đây thường là công nghệ

và thông tin sẵn có nhưng không được nông dân sử dụng, nên nếu kiến thứcnày được chuyển tới hộ nông dân thì các hoạt động sẽ được cải thiện

Với mục đích nhằm giúp nông dân tăng sản lượng, chính phủ tài trợ vàkiểm soát kế hoạch, chương trình hoạt đông

Chưa nhận

thức

(1)

Nhận thức (2) Học tập và thử nghiệm

Đáng giá và đúc rút kinh nghiệm (6)

Tiếp cận kiến thức và kỹ năng mới (3)

Mong muốn thay đổi (4)

Trang 35

- Tiếp cận chuyên môn hóa sản xuất: Giả định ở đây là làm tăng nângsuất và sản lượng của một loại hàng hóa bằng cách tập hợp tất cả các chứcnăng có liên quan dưới sự điều kiển của một cấp quản lý, bao gồm khuyếnnông đi đôi với ngiên cứu, cung cấp đầu vào, tiêu thụ sản phẩm và thôngthường là giá cả Việc lập kế hoạch chương trình khuyến nông được kiểm soátbởi tổ chức chuyên sản phẩm đó và việc thực hiện thông qua các nhân viên cơ

sở của tổ chức này Các nguồn lực có xu hướng được cung cấp bởi tổ chứchàng hóa mà theo nó, khuyến nông được coi là một sự đầu tư đúng đắn

- Tiếp cận theo hướng tham quan và đào tạo: Các giả định là: Dưới sựchỉ đạo của cục khuyến nông, các nhân viên khuyến nông được đào tào mộtcách không đầy đủ, thiếu sự quản lý và hỗ trợ về mặt hậu cần Hơn nữa, cáchtiếp cận này giả định rằng các chuyên gia được đào tào không bài bản vàkhông tạo được mối liên hệ giữa chức năng đào tào và nghiên cứu

- Tiếp cận khuyến nông có sự tham gia: Giả định ở đây là nông dân cókhá nhiều hiểu biết về việc sản xuất nông nghiệp từ đất đai của họ, tuy nhiênmức sống của họ có thể được cải thiện bằng việc học hỏi thêm những kiếnthức bên ngoài Hơn nữa, cách tiếp cận này giả định rằng hiệu lực của côngtác khuyến nông không thể đạt được nếu thiếu sự tham gia của các hộ nôngdân, công tác nghiên cứu và các dịch vụ liên quan, và có sự tác động tăngcường của việc học hỏi theo nhóm và hoạt động nhóm, kết quả của công táckhuyến nông đạt được qua việc tập trung vào các điểm quan trọng dựa trêncác yêu cầu của người nông dân và qua việc tiếp cận với các hộ nông dân nhỏthông qua các nhóm/tổ chức của họ thay vì tiếp cận cá nhân

- Tiếp cận dự án: Cách tiếp cận này giả định rằng sự phát triển nôngnghiệp và nông thôn nhanh chóng và rằng bộ máy chính quyền trong cụckhuyến nông dường như không có một sự tác động đáng kể nào đến sản xuấtnông nghiệp và người dân nông thôn trong một khung thời gian hợp lý là cáckết quả tốt hơn có thể đạt dược thông qua cách tiếp cận dự án ở một vùng cụthể, trong một khoảng thời gian nhất định, với các hỗ trợ đáng kể các nguồnlực từ bên ngoài

Trang 36

- Tiếp cận hệ thống canh tác: Giả định ở đây là công nghệ phù hợp vớinhu cầu của nông dân là không sẵn có, đặc biệt là đối với các hộ nông dânnhỏ và công nghệ này cần được tạo ra trong địa phương mục đích của cáchtiếp cận này là cung cấp lực lượng nhân sự khuyến nông, với các kết quảnghiên cứu đáp ứng được nhu cầu và phù hợp với các điều kiện hệ thống nôngnghiệp địa phương

- Tiếp cận chia sẻ chi phí : Giả định ở đây phù hợp hơn với điều kiệnđịa phương và lực lượng nhân sự đáp ứng tốt hơn các mối quan tâm của ngườidân địa phương Cách tiếp cận này cũng giả định rằng người nông dân nôngthôn quá nghèo không để chi trả toàn bộ những chi phí trên nên chính quyềnđịa phương và khu vực sẽ chi trả hầu hết các chi phí

- Tiếp cận thể chất giáo dục: Giả định ở đây là các khoa hoặc trườngnông nghiệp có thông tin kỹ thuật phù hợp và hữu ích đối với nông dân

Mỗi phương pháp tiếp cận có nội dung, cách thức tiến hành, ưu vànhược điểm riêng, song đều hướng vào việc giúp cho người dân có điều kiện

sử dụng DVKN một cách thuận lợi, dễ dàng nhất

2.1.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dịch vụ khuyến nông

Tiếp cận các DVKN hay gọi tắt là tiếp cận khuyến nông là quá trìnhhoạt động trong hệ thống khuyến nông được diễn ra từ hai phía ngược chiều,một là các tổ chức cung cấp DVKN, hai là hộ nông dân – người có nhu cầu sửdụng các DVKN Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận cácDVKN của hộ là:

- Trình độ của CBKN: thông qua hiểu biết về kiến thức; kỹ năng giaotiếp và hành vi ứng của họ với người dân CBKN có hiểu biết rộng không chỉ

về kỹ thuật, về thị trường, về chính sách, môi trường, xã hội… lại nhiệt tình

và thân thiện với nông dân thì khả năng tiếp cận của nông dân với các DVKN

sẽ thuận lợi hơn

Trang 37

- Trình độ của hộ nông dân: Trình độ của chủ hộ và các thành viêntrong hộ được thể hiện về nhận thức, KHKT, về kiến thức kinh tế, thị trường,

xã hội môi trường do khuyến nông cung cấp Họ sẵn sàng tham gia, sử dụngcác dịch vụ hỗ trợ và giúp đỡ nông dân khác

- Nội dung và chất lượng của các DVKN: Các chương trình, dự án,hoạt động khuyến nông xuất phát từ nhu cầu của nông dân Phù hợp với khảnăng của họ, các nguồn hỗ trợ tuy ít nhưng có chất lượng mới đảm bảo uy tín

và khích lệ nông dân tham gia

- Cơ chế chính sách: Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng ở tầm vĩ mô,ngoài các chính sách về khuyến nông thì các chính sách có liên quan nhưchính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách thuế

- Điều kiện tự nhiên: Các vùng miền núi, trung du do điều kiện địahình khó khăn, nông dân ở đây trình độ thấp, khả năng tiếp cận thấp hơn cácvùng đồng bằng Điều kiện tự nhiên là yếu tố mang tính khách quan, các hoạtđộng sản xuất nông nghiệp đều chịu ảnh hưởng rất lớn của thời tiết, khí hậu,

do đó các chương trình, dự án khuyến nông có đạt hiệu quả cao hay khôngcũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết tốt hay xấu

- Phong tục tập quán: Đây là một yếu tố mang tính chất truyền thống

ở địa phương, nếu một chương trình, dự án khuyến nông triển khai không phùhợp với phong tục tập quán và điều kiện sản xuất của địa phương thì rất dễ bịthất bại

- Nguồn vốn cho hoạt động khuyến nông: Vốn là nhân tố rất quantrọng, cần thiết cho sản xuất Các chương trình khi được triển khai cần có đủvốn để thực hiện Đặc biệt đối với người nông dân, họ rất cần vốn để đưaTBKT mới vào thực tiễn sản xuất

Chất lượng DVKN hay nói một cách khác mức độ tiếp cận DVKNđang được quan tâm Nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý và xã hội đang mong

Trang 38

muốn có những công cụ để đo đếm chính xác khả năng tiếp cận cũng như chấtlượng DVKN, làm cơ sở đưa ra những chính sách phù hợp nhằm cải thiện hệthống khuyến nông Tuy nhiên đây là vấn đề vô cùng phức tạp Trên thực tế,nhiều tác giả đã có những phương pháp đánh giá khả năng tiếp cận khuyếnnông khác nhau Các phương pháp này về cơ bản được thực hiện thông quacác hình thức cơ bản sau:

- Đánh giá của người dân sử dụng DVKN: Sử dụng các bảng hỏi phỏngvấn cấu trúc, bán cấu trúc, thảo luận nhóm trọng tâm, tập huấn hội thảo… đểthu thập những ý kiến đánh giá của người sử dụng DVKN

- CBKN đánh giá: phỏng vấn, thảo luận sâu, trưng cầu ý kiến đánh giánhận xét của các CBKN, các cá nhân phát triển cộng đồng về chất lượng cácDVKN chính thống hoặc phi chính thống Những thông tin này bổ trợ rất hiệuquả cho các thông tin thu thập được từ người dân và nó khắc phục đượcnhững hạn chế do người dân thường thiếu tầm nhìn và quan tâm nhiều hơnđến lợi ích cá nhân của họ

- Đánh giá của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu kinh tế xã hội:Những chuyên gia khuyến nông và các nhà nghiên cứu kinh tế xã hội đóngvai trò quan trọng trong việc cải thiện công tác khuyến nông Họ là nhữngtác nhân bên ngoài nên có những đánh giá khách quan và đúng đắn hơn vềnăng lực cán bộ và chất lượng các DVKN Lấy ý kiến đánh giá của cácchuyên gia khuyến nông và các nhà nghiên cứu kinh tế xã hội thường đượcthực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp, hoặc gián tiếp, quacác cuộc hội thảo

Trang 39

có nền nông nghiệp phát triển (như Anh, Pháp, Mỹ) một phần cũng là nhờ tácđộng tích cực của hoạt động khuyến nông Vì vậy các nước nông nghiệp đangphát triển hiện nay (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan) cũng đang cố gắng xâydựng và hoàn thiện hệ thống khuyến nông của nước mình.

Khởi đầu là giáo sư người Pháp Rabelais, từ năm 1530 ông đã cải tiến

phương pháp giảng dạy, đưa quan điểm giáo dục nông nghiệp “Học đi đôi với hành” vào giảng dạy Ngoài việc giảng dạy lý thuyết ở lớp ông đã cho học trò

tiếp xúc với sản xuất và tự nhiên Ông đã chỉ cho họ biết cách phân biệt giốngcây và giống con, kỹ thuật nuôi cừu, bò, gà…

Đến năm 1777, giáo sư người Thụy Sĩ là Heirich Dastalozzi thấy rằngmuốn mở mang nhanh nền nông nghiệp giúp nông dân nghèo cải thiện đượccuộc sống thì phải đào tạo chính con em họ có trình độ và nắm được KTTB,biết làm thành thạo mốt số công việc như quay sợi bông, dệt vải, cày bừa

Tuy nhiên phải đến năm 1843 hoạt động khuyến nông mới có tính phổrộng và biểu hiện rõ rệt Đó là hoạt động của Uỷ ban nông nghiệp của hộiđồng thành phố NewYork (Mỹ) Uỷ ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy

ở các trường đại học nông nghiệp và các viện nghiên cứu thường xuyênxuống cơ sở để hướng dẫn giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp

Hoạt động khuyến nông ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã sớm đi vào chínhquy và chuyên nghiệp Năm 1907 ở Mỹ có 42 trường đại học đã hăng hái thựchiện công tác khuyến nông, nhiều trường đã tổ chức bộ môn khuyến nông, cókhoa khuyến nông Đến năm 1910 có khoảng 35 trường đã có bộ môn khuyếnnông, sau đó nhiều chương trình khuyến nông đã phát triển nhanh chóng vàhiệu quả Cùng thời gian đó ở hầu khắp các nước Châu Âu (Anh, Pháp, Thụy

Sĩ, Tây Ban Nha…) đều có các trường đại học nông nghiệp, có khoa khuyếnnông và thực hiện công tác khuyến nông rất thành công Ở các nước này dịch

vụ khuyến nông thường bắt đầu từ các hội nông dân, nhóm SXNN Ở Châu

Âu và Bắc Mỹ, nông dân địa phương hoặc các nhóm SXNN tham gia rất tích

Trang 40

cực vào các chương trình khuyến nông, kể cả việc thuê mướn những nhânviên khuyến nông, những kỹ sư nông nghiệp giúp họ phát triển sản xuất.Ngày nay mặc dù các nước này tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tếcòn rất nhỏ nhưng vẫn còn cơ quan khuyến nông, vẫn còn CBKN.

Ở Châu Á, ngay sau khi có hội nghị đầu tiên về khuyến nông họp tạiPhilippin (năm 1955), hoạt động khuyến nông đã có bước phát triển mạnh mẽ

Tổ chức khuyến nông các nước lần lượt được thành lập như ở Inđônêxia(1955), Ấn Độ (1960), Thái Lan (1967), Trung Quốc (1970)

* Khuyến nông ở Inđônêxia:

Hệ thống khuyến nông nhà nước được thành lập năm 1955 gồm 4 cấp:cấp quốc gia có hội đồng khuyến nông quốc gia, cấp tỉnh có diễn đàn khuyếnnông cấp 1, huyện có diễn đàn khuyến nông cấp 2, cấp xã và liên xã có cơquan khuyến nông cơ sở Tại đó có bộ phận dịch vụ khuyến nông và trungtâm thông tin phục vụ cho nhu cầu của nông dân Ngày nay Inđonêxia thườngxuyên được chọn là nơi tổ chức đào tạo CBKN cho các nước trong khu vực

* Khuyến nông ở Ấn Độ:

Tổ chức khuyến nông được thành lập từ năm 1960 theo 5 cấp: cấp quốcgia, cấp vùng, cấp bang, cấp huyện và cấp xã Nhờ có hoạt động khuyến nôngđược tổ chức tương đối tốt nên Ấn Độ đã làm cuộc “Cách mạng xanh” kháthành công, về căn bản đã giải quyết được nạn đó, tự túc được lương thực.Sau đó nước này đã thắng lợi trong cuộc “Cách mạng trắng” về sữa và đangtiếp tục tiến hành cuộc “Cách mạng nâu” về thịt

* Khuyến nông ở Thái Lan:

Tuy mãi đến năm 1967 mới có quyết định thành lập tổ chức khuyếnnông song được Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm Số CBKN của TháiLan vào năm 1992 là khoảng 15.196 người Mỗi năm Chính phủ Thái Lan chikhoảng 130 - 150 triệu USD cho hoạt động khuyến nông Vì vậy nông nghiệp

Ngày đăng: 27/01/2015, 00:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Tuấn Khiêm, Nguyễn Hữu Hồng (2005), Giáo trình khuyến nông, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình khuyến nông
Tác giả: Đỗ Tuấn Khiêm, Nguyễn Hữu Hồng
Nhà XB: NxbNông nghiệp
Năm: 2005
2. Đỗ Kim Chung (2011), Giáo trình Phương pháp khuyến nông, nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Phương pháp khuyến nông
Tác giả: Đỗ Kim Chung
Nhà XB: nhà xuấtbản Nông Nghiệp
Năm: 2011
3. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông, trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyếnnông
Tác giả: Nguyễn Hữu Thọ
Năm: 2007
5. Nguyễn Hạnh Linh (2011) “ Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyếnnông cho hộ nông dân trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
6.Nguyễn Thị Phương (2009) “Đánh giá hoạt động khuyến nông huyện Phổ yên - tỉnh Thái nguyên” Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hoạt động khuyến nông huyện Phổyên - tỉnh Thái nguyên
7.Phạm Tài Thắng (2009) “Ngiên cứu khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nông của hộ nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội” Luận án thạc sỹ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.Tài liệu là các báo cáo tại hội thảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngiên cứu khả năng tiếp cận các dịch vụ khuyến nôngcủa hộ nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
9. Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn” của Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về nông nghiệp, nông dân và nông thôn
4.Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội (2011) ,Cẩm nang về các phương pháp tiếp cận khuyến nông, NXB Nông Nghiệp, Hà NộiKhóa luận/ Luận văn/ Luận án Khác
8. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2013) Báo cáo tổng kết hoạt động 20 năm (1993-2013) và định hướng phát triển đến năm 2020 của khuyến nông Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w