1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên cham chu tỉnh tuyên quang

134 456 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THANH LỊCH GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN NGHÈO KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHAM CHU TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THANH LỊCH GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN NGHÈO KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHAM CHU TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60.34.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ YẾN THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, và chƣa từng đƣợc sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thanh Lịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này đƣợc hoàn thành là quá trình nghiên cứu và tích luỹ kinh nghiệm của tác giả. Trƣớc hết tôi xin đƣợc bày tỏ lời cảm ơn chân thành đối với lãnh đạo Ban quản lý dự án cơ sở Cham chu (Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Cham chu) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đối với Ban giám hiệu trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, lãnh đạo Khoa Đào tạo Sau đại học trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Để có đƣợc kết quả này, tôi xin chân thành cảm ơn ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn tôi làm luận văn là Tiến sỹ Nguyễn Thị Yến – Giảng viên trƣờng đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên Luận văn này đƣợc hoàn thành không thể không nhắc tới sự giúp đỡ của các cán bộ lãnh đạo các Phòng Lao động, TB&XH, Phòng Nông nghiệp, Phòng Giáo dục - Đào tạo, Phòng Tài nguyên và môi trƣờng, Chi cục Thống kê của hai huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho tôi trong việc thu thập số liệu, nghiên cứu địa bàn …. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi ngƣời! Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thanh Lịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH ...........................................................................................x MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................2 3. Đối tƣợng, nội dung và phạm vi nghiên cứu...........................................................2 4. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................3 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU NHẬP VÀ NGHÈO ĐÓI ..........................................................................................4 1.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................4 1.1.1. Lý luận về hộ nông dân .....................................................................................4 1.1.2. Lý luận về thu nhập ...........................................................................................6 1.1.2.1. Các khái niệm cơ bản .....................................................................................6 1.1.2.2. Đặc điểm thu nhập của hộ gia đình ................................................................7 1.1.2.3. Nâng cao thu nhập ..........................................................................................8 1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ nông dân .................................10 1.1.2.5. Những chỉ tiêu đánh giá thu nhập hộ nông dân ...........................................11 1.1.3. Một số vấn đề lý luận về nghèo đói ................................................................13 1.1.3.1. Khái niệm về nghèo đói ...............................................................................14 1.1.3.2. Các lý thuyết liên quan đến nghèo đói .........................................................14 1.1.3.3. Phƣơng pháp xác định đối tƣợng nghèo: ....................................................18 1.1.3.4. Nguyên nhân của nghèo đói ........................................................................18 1.2. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho hộ nghèo trên thế giới và ở Việt Nam .....27 1.2.1. Nâng cao thu nhập cho hộ nghèo ở một số nƣớc trên thế giới........................27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ iv 1.2.2. Thu nhập của ngƣời dân vùng núi phía bắc Việt Nam ...................................30 1.2.2.1. Thuận lợi ......................................................................................................30 1.2.2.2. Khó khăn ......................................................................................................32 1.3. Các công trình nghiên cứu mới đây về thu nhập và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân miền núi ở Việt Nam ................................................................................34 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ........................................36 2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................36 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................36 2.2.1. Phƣơng pháp tiếp cận ......................................................................................36 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................37 2.2.2.1. Phƣơng pháp điều tra chọn mẫu ...................................................................37 2.2.2.2. Xác định chuẩn nghèo ..................................................................................37 2.2.2.3. Mô hình kinh tế lƣợng ..................................................................................37 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHAM CHU, TỈNH TUYÊN QUANG .......40 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu- khu bảo tồn thiên nhiên cham chu tỉnh Tuyên Quang .............................................................................................................40 3.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................40 3.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................40 3.1.1.2. Địa hình ........................................................................................................41 3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn ...........................................................42 3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên .................................................................................42 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................43 3.1.2.1.Tình hình dân sinh-xã hội .............................................................................43 3.1.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu .........................................................49 3.1.3. Đánh giá chung ...............................................................................................52 3.1.3.1. Thuận lợi ......................................................................................................52 3.1.3.2. Khó khăn ......................................................................................................53 3.2. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo thuộc khu bảo tồn thiên nhiên cham chu, tỉnh Tuyên Quang ..........................................................................53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ v 3.2.1. Một số đặc điểm cơ bản về hộ nông dân đã điều tra tại khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang ........................................................................53 3.2.1.1. Đặc điểm của chủ hộ ....................................................................................53 3.2.1.2. Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra .........................................................54 3.2.1.3. Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra .......................................................55 3.2.2. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang ........................................................................61 3.2.2.1. Thu và cơ cấu các khoản thu ........................................................................61 3.2.2.2. Chi và cơ cấu các khoản chi của hộ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang năm 2013 .....................................................................................73 3.2.2.3. Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu cho đời sống của các nhóm hộ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang năm 2013................................................79 3.2.2.4. Tiết kiệm của nhóm hộ thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang năm 2013 ............................................................................................82 3.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang....................................................84 3.2.3.1. Mô tả dữ liệu điều tra ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................................84 3.2.3.2. Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................92 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN NGHÈO KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHAM CHU TỈNH TUYÊN QUANG ..........................................................................................97 4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển ..................................................97 4.1.1. Quan điểm nâng cao thu nhập cho hộ dân ......................................................97 4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu .....................97 4.2. Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang .......................................................................100 4.2.1. Diện tích đất hộ gia đình ...............................................................................101 4.2.2. Vấn đề đi làm xa ............................................................................................102 4.2.3. Vấn đề giáo dục và học vấn ...........................................................................103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vi 4.2.4. Vấn đề làm nông của hộ gia đình ..................................................................104 4.2.5. Số tiền vay .....................................................................................................105 4.2.6. Hệ thống nông hộ và phát triển bền vững .....................................................106 4.2.7. Những hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................107 KẾT LUẬN ............................................................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................110 PHỤ LỤC ...............................................................................................................112 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT bq : Bình quân HTX : Hợp tác xã KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên LĐTBXH : Lao động thƣơng binh xã hội NLKH : Nông lâm kết hợp TN : Thu nhập UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tỷ lệ nghèo và khoảng cách nghèo (BCPTVN, 2013) .............................20 Bảng 1.2: Trình độ học vấn của ngƣời nghèo ở Việt Nam .......................................22 Bảng 1.3: Nhân khẩu trong gia đình nhiều và số lao động có việc làm thấp ............23 Bảng 1.4: Diện tích đất sử dụng theo dân tộc ...........................................................25 Bảng 1.5: Chi tiêu công ở nông thôn và giảm nghèo ................................................26 Bảng 3.1: Thành phần dân tộc sinh sống trong khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang ..................................................................44 Bảng 3.2: Mật độ và dân số các xã thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu ........45 Bảng 3.3: Lao động và phân bố lao động của các xã thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu ......................................................................................46 Bảng 3.4: Các loại đất đai trong khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu .........49 Bảng 3.5: Thồng tin cơ bản về chủ hộ điều tra ........................................................53 Bảng 3.6: Đặc điểm về điều kiện sản xuất của các hộ điều tra năm 2012 ................54 Bảng 3.7: Tình hình sản xuất theo cơ cấu hộ thuộc các dân tộc trên địa bàn nghiên cứu................................................................................................56 Bảng 3.8: Thực trạng chăn nuôi tại các hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang ........................................................57 Bảng 3.8a: Số liệu theo xã điều tra ...........................................................................57 Bảng 3.8b: Theo điều kiện kinh tế hộ .......................................................................58 Bảng 3.8c: Theo ngành nghề sản xuất ......................................................................58 Bảng 3.8d: Theo dân tộc ...........................................................................................59 Bảng 3.9: Thực trạng tổng thu của hộ điều tra năm 2013 (tính bình quân 1 hộ) ......63 Bảng 3.10: Thu và cơ cấu khoản thu từ nông nghiệp của các nhóm hộ .................65 Bảng 3.11: Tầm quan trọng của các cây trồng đối với ngƣời dân nông thôn khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang 2013 ..............................66 Bảng 3.12: Tầm quan trọng của các loại vật nuôi đối với hộ nông thôn nghèo ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu năm 2013 ........................................67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ix Bảng 3.13: Thu và cơ cấu các khoản thu từ sản xuất lâm nghiệp các nhóm hộ điều tra năm 2013 (tính bình quân 1 hộ) .................................................67 Bảng 3.14: Tầm quan trọng của các loại cây trồng trong sản xuất lâm nghiệp ........69 Bảng 3.15: Tầm quan trọng của các hoạt động phi nông nghiệp ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang 2013 ...........................................71 Bảng 3.16: Tầm quan trọng của các nguồn thu nhập đối với hộ nông dân khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang .......................................72 Bảng 3.17: Chi phí sản xuất nông nghiệp bình quân 1 hộ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu 2013 .............................................................................75 Bảng 3.18: Thực trạng chi tiêu của hộ điều tra năm 2013 ........................................81 Bảng 3.19: Thực trạng tiết kiệm của hộ nông dân nghèo Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu năm 2013 (tính bình quân 1 hộ) ..................................82 Bảng 3.20: Mô hình Logit về nghèo ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang ...........................................................................................93 Bảng 3.21: Ƣớc lƣợng xác suất nghèo theo tác động biên từng yếu tố .....................94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ x DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo theo thành phần dân tộc ...................................................85 Hình 3.2. Làm nông và thành phần dân tộc của chủ hộ ............................................86 Hình 3.3. Trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ..................................................86 Hình 3.4. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo giới tính chủ hộ................................................87 Hình 3.5. Tỷ lệ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra ...........................................87 Hình 3.6. Số con và trình độ học vấn của chủ hộ .....................................................88 Hình 3.7. Số ngƣời phụ thuộc và tình trạng của hộ gia đình ....................................88 Hình 3.8. Số con và tình trạng của hộ gia đình .........................................................89 Hình 3.9. Làm nông và tình trạng của hộ gia đình .....................................................89 Hình 3.10. Số con và việc làm của chủ hộ .................................................................90 Hình 3.11. Đi làm xa và tình trạng của hộ gia đình ..................................................90 Hình 3.12. Tình trạng hộ gia đình và sở hữu đất ......................................................91 Hình 3.13. Tình trạng hộ gia đình và có đƣờng ô tô .................................................91 Hình 3.14. Vốn vay và tình trạng của hộ g ia đình ..................................................92 Hình 4.1. Các nhân tố Môi trƣờng và hệ thống Nông hộ ........................................107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Theo số liệu thống kê của 4 cuộc điều tra hộ VLSS (điều tra mức sống dân cƣ) 1993, VLSS 1998, VLSS 2002 và VLSS 2012 đã cho thấy rằng Việt Nam đã đạt đƣợc thành tích xuất sắc trong việc nâng cao thu nhập cho hộ trong thời kỳ 1993- 2012. Nếu nhƣ năm 1993, tỷ lệ nghèo tính theo chi tiêu là 58,1% đến năm 2012 chỉ còn khoảng 10%, một sự cắt giảm 48,1 điểm phần trăm trong vòng 19 năm. Tỷ lệ nghèo năm 2012 chỉ bằng 1/5 của năm 1993 là thành tựu nổi bật nếu đem so sánh với mục tiêu thiên niên kỷ đầu tiên của Liên hiệp quốc là giảm một nửa tỷ lệ ngƣời cực nghèo, trong một khoảng thời gian dài hơn từ năm 1990 đến năm 2015. Mặc dù thu nhập đƣợc cải thiện đáng kể, nhƣng ngƣời dân nông thôn vẫn chiếm đa số trong cộng đồng ngƣời nghèo tại Việt Nam. Sự chênh lệch về tỷ lệ nghèo giữa thành thị và nông thôn là lớn và kéo dài trong suốt 4 cuộc khảo sát mặc dù tỷ lệ nghèo nông thôn đã giảm nhanh chóng kể từ năm 1998. Đến năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a bình quân khoảng 45%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo nông thôn còn 16 % (giảm từ mức tỷ lệ cao 66% năm 1993), tƣơng đƣơng với 14,2 triệu ngƣời dân trong tổng số 60 triệu dân nông thôn vẫn sống trong cảnh nghèo khó với mức sống thấp. Điều này tƣơng phản với tỷ lệ dân nghèo thành thị giảm từ mức 25% năm 1993 xuống chỉ còn khoảng 3 % năm 2012, do vậy nâng cao thu nhập cho hộ nghèo chủ yếu chỉ còn là vấn đề lớn ở khu vực nông thôn. Khu bảo tồn thiên nhiên cham chu có Vị trí địa lý: 22o04' - 22o21' vĩ độ Bắc,104o53' - 105o14' kinh độ Đông, nằm trong địa giới hành chính của 5 xã: Trung Hà, Hà Lang, Hòa phú (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang), Phù Lƣu, Yên Thuận (Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là 40.274,1 ha, trong đó diện tích rừng đặc dụng là 15.262,3 ha, diện tích rừng đặc dụng nằm trên địa bàn huyện Hàm Yên là 6.168,4, và diện tích rừng đặc dụng nằm trên địa bàn huyện Chiêm Hóa là 9.093,9 ha, với hàng nghìn loài thực vật, động vật quý hiếm. Cũng chính vì sự phong phú của đa dạng sinh học dẫn đến yêu cầu bảo tồn rất cao, điều này làm cho thu nhập của các hộ nông dân sống trong khu bảo tồn vốn chỉ quen sống dựa vào các nguồn thu từ rừng bị giảm đi rất nhiều. Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của bản thân các hộ gia đình kết hợp với các chƣơng trình hỗ trợ nhằm nâng cao thu nhập của Nhà nƣớc, thu nhập của hộ nông dân khu bảo tồn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2 thiên nhiên Cham chu đã có những cải thiện đáng kể. Tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các phƣơng thức tổ chức sản xuất mới, các mô hình sản xuất mới ra đời và phát triển với tốc độ khá cao trên thực tế đã mang lại những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, những thành tựu đạt đƣợc chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của vùng. Đặc biệt là đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân nông thôn còn thấp (Thu nhập bình quân toàn vùng đạt 4,7 triệu đồng/ngƣời/năm), tỉ lệ hộ nghèo cao (Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong 5 xã thuộc khu bảo tồn là 60%), nhất là vùng đồng bào dân tộc, khu vực sống có điều kiện khó khăn, điều này đã phát sinh nhiều vấn đề xã hội và môi trƣờng bức xúc. Trƣớc những cơ hội và thách thức trong quá trình phát triển, để có thể thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ về vấn đề tăng thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo đói, đặc biệt là tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho hộ nông dân ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham chu cần phải có những giải pháp mang tính toàn diện và đột phá. Chính vì lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng thu nhập của hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang. Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống các cơ sở luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo. - Đánh giá thực trạng nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang. - Nghiên cứu các quan điểm, định hƣớng kết hợp với thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp, gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang. 3. Đối tƣợng, nội dung và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Thu nhập, các nguồn lực và cách thức sử dụng nguồn lực của hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang. 3.2. Nội dung nghiên cứu Đánh giá thực trạng thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang. Đƣa ra một số giả pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang. 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phân tích, đánh giá thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010-2012. - Về Không gian: Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - tỉnh Tuyên Quang - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2010 - 2012. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Kết cấu luận văn gồm 4 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hộ nông dân và nâng cao thu nhập hộ nông dân Chương 2: Phương pháp nghiên cứu của đề tài Chương 3: Thực trạng thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘ NÔNG DÂN VÀ NÂNG CAO THU NHẬP HỘ NÔNG DÂN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận về hộ nông dân a. Khái niệm hộ nông dân Hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ bản trong nông nghiệp, ra đời rất sớm trong lịch sử và tồn tại qua nhiều phƣơng thức sản xuất, nhiều chế độ xã hội. Sự bền vững, đặc điểm và vai trò của kinh tế hộ nông dân đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Hộ nông dân (nông hộ) là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn lực (đất đai, tƣ liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động…) đƣợc góp thành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dƣới một mái nhà, ăn chung, mọi ngƣời đều hƣởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là ngƣời lớn trong hộ gia đình. Nhƣ vậy kinh tế hộ nông dân là một loại hình kinh tế đặc biệt, nó có thể thích ứng và tồn tại trong mọi phƣơng thức sản xuất xã hội, sự khác biệt với các hình thức tổ chức sản xuất khác đó là sử dụng sức lao động gia đình là chính, chính đặc điểm này khiến cho kinh tế hộ nông dân tồn tại ngay khi khủng hoảng kinh tế, các nhà tƣ sản và các doanh nghiệp có thể bị phá sản trong khi đó kinh tế hộ nông dân vẫn tồn tại. Từ những nghiên cứu trên chúng tôi thống nhất kinh tế hộ nông dân đƣợc khái quát trên các nội dung sau: Hộ gia đình nông dân là đơn vị xã hội có chung một cơ sở kinh tế. Các nguồn lực đất đai, tƣ liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động đƣợc góp thành vốn chung, có chung một ngân quỹ. Cùng sống chung dƣới một mái nhà, ăn chung, mọi ngƣời đều hƣởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của thành viên trong gia đình và quyết định thuộc quyền của chủ hộ. b. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ nông dân Việt Nam * Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế phổ biến của nông thôn vùng núi Việt Nam với hƣớng sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp. Hình thức tổ chức kinh tế này có những đặc trƣng sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 - Kinh tế hộ nông dân có lịch sử ra đời và phát triển lâu dài, có nhiều biến đổi trong tổ chức và quản lý, có nhiều hình thức đa dạng, nhƣng chủ yếu đƣợc tổ chức ở quy mô gia đình, các hình thức của kinh tế hộ bao gồm: - Trang trại gia đình nông, lâm nghiệp: lao động chủ yếu là lao động gia đình, một phần sử dụng lao động của họ hàng, ít sử dụng lao động làm thuê, ngành nghề sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, lâm nghiệp, đƣợc quản lý bởi chủ hộ. - Liên doanh: các hộ nông dân liên kết với trang trại hoặc đơn vị kinh doanh khác thành một đơn vị thống nhất với tƣ cách pháp nhân thuộc hộ gia đình. Hộ nông dân gần nhà máy sẽ cung cấp nguồn nguyên liệu cho công ty, ví dụ công ty cổ phần mía đƣờng Sơn Dƣơng (Tuyên Quang), Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Tân Thành (Hàm Yên, Tuyên Quang), công ty cổ phần chè Mỹ Lâm (Tuyên Quang) theo mô hình này, hộ nông dân trong vùng là những vệ tinh cung cấp nguyên liệu cho các công ty. Đây là những hình thức liên kết tốt trong sản xuất, tận dụng nguồn đất đai, nhân lực của hộ nông dân trong vùng. - Công ty cổ phần: Hình thức tổ chức sản xuất này nhằm tiến hành sản xuất, chế biến, tiêu thụ với quy mô lớn - Hình thức uỷ thác: chủ hộ có ruộng, có rừng, họ uỷ thác cho anh em, bà con tiếp tục duy trì thay họ để sản xuất. Có nhiều mô hình kiểu này hiện nay đang xuất hiện ở vùng trung du và miền núi nhƣ trang trại cây ăn quả, trang trại nuôi cá, trang trại vƣờn rừng ở vùng núi. - Các hộ nông, lâm nghiệp tự nguyện hợp tác với nhau trong sản xuất dịch vụ để sản xuất kinh doanh: Các công ty Nông, Lâm nghiệp trực tiếp lo phần dịch vụ lâu dài (Giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác) và bao tiêu sản phẩm. - Hộ nông dân nông, lâm nghiệp sản xuất độc lập tự chủ: Các hộ này sử dụng sức lao động gia đình tiến hành sản xuất và từ tích luỹ nhằm duy trì cuộc sống của hộ. ở vùng núi nƣớc ta loại này hiện nay là phổ biến. * Kinh tế hộ nông dân miền núi phát triển theo hƣớng tổng hợp nhiều ngành, mức độ chuyên môn hoá cao, nông lâm kết hợp tạo thành hệ thống bền vững. Do sản xuất nông lâm nghiệp chịu rủi ro nhiều, để chống lại rủi ro đó, phòng những thời gian mất mùa, thiên tai hộ nông, lâm nghiệp phải phát triển theo hƣớng tổng hợp nhiều ngành nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp. Trong từng ngành, hộ tiến hành trồng nhiều loại cây trồng, nuôi nhiều con gia súc khác nhau với mục đích tự sản tự tiêu, song một mặt phòng khi giáp hạt, rải thời vụ, thời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 tiết khó khăn gây mất mùa loại này thì còn có loại khác thay thế. Trong hệ thống nông nghiệp của hộ ngoài ngành trồng trọt và chăn nuôi gia súc ở miền núi hộ còn có tiềm năng đất rừng đƣợc gắn bó với nhau tạo thành mô hình kinh tế bền vững. * Hộ nông dân là một đơn vị độc lập tự chủ nhƣng đồng thời là một đơn vị xã hội với những đặc trƣng riêng của nó - Về quan hệ sở hữu tƣ liệu sản xuất: Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất đặc biệt quý giá của hộ nông lâm nghiệp. Hộ nông dân đƣợc sử dụng lâu dài ruộng, đất và chỉ nhƣ vậy hộ mới phát huy đƣợc quyền tự chủ trong sản xuất nông, lâm nghiệp, cùng với các quyền cho thuê sử dụng. Do có nhiều tƣ liệu vừa phục vụ sản xuất vừa phục vụ đời sống nên hộ không thể tiến hành tính khấu hao một cách rõ ràng nhƣ các doanh nghiệp sản xuất khác. - Quan hệ quản lý: do làm chủ về tƣ liệu sản xuất nên hộ hoàn toàn có khả năng làm chủ về quản lý, quyền này thuộc về thế hệ bố mẹ trong gia đình. - Quan hệ phân phối: hộ nông dân sẽ tự mình định đoạt những sản phẩm do gia đình làm ra sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nƣớc. Hộ dùng một phần thu nhập của mình để trang trải chi phí sản xuất, còn một phần hộ dùng để tiêu dùng đảm bảo đời sống cho gia đình, và phần còn lại đề tích luỹ. * Hộ nông dân không những là một đơn vị kinh tế mà còn là một đơn vị xã hội: Tính chất này là đặc trƣng trong kinh tế hộ, bố mẹ có trách nhiệm với con cái đến lúc con cái trƣởng thành, con cái có trách nhiệm với bố mẹ đến lúc tuổi già, đau ốm, quá cố. Quan hệ hàng xóm láng giềng, làng bản thông qua các thể chế, già làng, trƣởng bản. Có thể nói hộ nông, lâm nghiệp bị chi phối rất lớn bởi quan hệ này. * Phát triển kinh tế hộ nông dân miền núi theo hình thái nông, lâm nghiệp phù hợp với yêu cầu phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng từng vùng sinh thái. Bởi vậy việc phát triển kinh tế hộ theo hình thái nông lâm nghiệp là yêu cầu khách quan và tất yếu trong việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái của vùng và của cả nƣớc. 1.1.2. Lý luận về thu nhập 1.1.2.1. Các khái niệm cơ bản Khi nghiên cứu thu nhập của hộ nông dân chúng ta thƣờng đề cập đến các khái niệm sau: - Tổng thu của hộ là toàn bộ giá trị nhận đƣợc từ các nguồn thu bằng tiền của hộ dân chủ yếu là từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, rừng, làm thuê, ngành nghề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 7 thủ công, dịch vụ, nguồn thu từ ngân sách và các nguồn thu khác trong một khoảng thời gian thƣờng tính là 1 năm. + Các khoảng thu đó có thể bao gồm có thu hiện vật và thu bằng tiền, thu từ sản xuất kinh doanh và thu ngoài sản xuất kinh doanh. Thu trong sản xuất kinh doanh là thu từ sản xuất, làm thuê, lƣơng,... Thu từ ngoài sản xuất kinh doanh là các nguồn từ nƣớc ngoài gửi về, từ anh em họ hàng, từ các hợp đồng kinh tế. - Tổng chi của hộ là toàn bộ chi phí bằng tiền mà hộ bỏ ra bao gồm chi cho sản xuất và chi cho tiêu dùng. + Chi sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí khác bằng tiền để sản xuất ra sản phẩm (chi phí khả biến mua ở bên ngoài). + Chi tiêu dùng là các khoản chi ngoài sản xuất phục vụ cho đời sống hàng ngày của hộ. - Thu nhập thực tế hay con gọi là thực thu của hộ: bằng tổng thu trừ đi các chi phí cho sản xuất của hộ. - Tiết kiệm của hộ bằng tổng thu trừ đi toàn bộ chi phí bao gồm cả chi sản xuất và chi tiêu dùng của hộ. Thu nhập thực tế mới phản ánh đúng và có liên quan đến đời sống của ngƣời dân. Nếu hộ dân thực hiện đƣợc hạch toán kinh tế hộ thì cần thiết tính đƣợc thực thu hay thu nhập thực tế từ sản xuắt kinh doanh bằng cách: Tổng thu - chi phí khả biến = Tổng thu nhập ròng Tổng thu nhập ròng - tổng chi phí bất biến = Thu nhập thực tế Thu nhập thực tế - trả lãi tiền vay = Thực kiếm Thực kiếm + Thu từ các hoạt động khác = Thực thu của hộ (Theo Đỗ Kim Chung (1997) [1]) 1.1.2.2. Đặc điểm thu nhập của hộ gia đình Thu nhập của hộ nông dân miền núi luôn có một đặc trƣng cơ bản là gắn liền với đất và rừng. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự thay đổi về quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất, Thu nhập của các hộ nông dân miền núi đã có những biến đổi và ngày càng có chiều hƣớng đa dạng hơn. Qua thực tế cho thấy, ngoài thu nhập từ đất canh tác nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất rừng và sản phẩm rừng (săn bán, hái lƣợm), các hộ dân tộc còn có các nguồn thu từ chăn nuôi, nghề phụ, làm thuê, bán hàng, hoạt động du lịch sinh thái, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 8 và mới nhất là thu từ dịch vụ môi trường rừng và thu từ chuyển nhượng chứng chỉ các bon. Đặc điểm thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm các khoản thu nhập sau: * Thu nhập từ nông nghiệp: Bao gồm thu từ trồng trọt (thu từ cây lƣơng thực, thực phẩm nhƣ lúa, ngô, khoai, sắn thu trồng cây ăn quả nhƣ vải nhẵn, hồng xiêm, bƣởi, mít; thu từ trồng cây công nghiệp nhƣ chè, cà phê, sắn); thu từ chăn nuôi (trâu bò, lợn, gà, dê,...). * Thu nhập từ lâm nghiệp: bao gồm thu từ khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ (gỗ, củi, tre nứa, song, mây, thu hái cây thuốc, ong rừng...), thu từ chặt gỗ lậu, thu từ săn bắt động vật và chim thú rừng; thu từ các hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, thu từ dịch vụ môi trƣờng rừng và chuyển nhƣợng chứng chỉ các bon... * Thu nhập từ thuỷ sản bao gồm nuôi cá, ếch, ba ba, rắn... * Thu nhập phi nông nghiệp bao gồm: Thu nhập từ ngành nghề thủ công truyền thống bao gồm sản phẩm mây tre đan, chế biến dƣợc liệu, dệt vải... Thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm thu từ bàn hàng, phục vụ ăn ở, phục vụ tham quan văn hoá truyến thống bản làng, hƣớng dẫn du lịch... Thu nhập phi nông nghiệp còn lại bao gồm cắt tóc, làm thuê, thợ nề, thợ mộc, chạy xe ôm... Thu nhập khác bao gồm lƣơng hƣu, trợ cấp... 1.1.2.3. Nâng cao thu nhập a. Nâng cao thu nhập bền vững Nâng cao thu nhập là tăng tổng thu và thu nhập thực tế của hộ nông dân năm sau cao hơn năm trƣớc. Theo tƣ tƣởng của hội nghị Brundthand, thu nhập bền vững đƣợc xem là lƣợng thu nhập lớn nhất trong một khoảng thời gian nhất định mà nó không làm giảm khả năng thu nhập có thể có trong tƣơng lai. Khái niệm này không những thể hiện lƣợng thu nhập hiện hành mà còn có cả sự biến đổi tài nguyên. Nếu tài nguyên gia tăng tức là thu nhập tăng, tài nguyên mất đi tức là thu nhập giảm. Bản chất của khái niệm này đã đƣợc John Hicks phát biểu từ nửa thế kỷ trƣớc: thu nhập bền vững là giá trị lớn nhất của một ngƣời có thể tiêu thụ trong một khoảng thời gian mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 9 không bị suy giảm vào cuối thời gian đó. Quản lý kinh tế hiệu quả đòi hỏi chính phủ của mỗi nƣớc cần biết lƣợng tài nguyên lớn nhất mà quốc gia đó có thể sử dụng mà không làm cho đất nƣớc nghèo đi. Thu nhập bền vững, theo chúng tôi đó là lƣợng thu nhập đảm bảo đủ mức sống trung bình trở lên trong một thời gian tƣơng đối dài của hộ gia đình và cộng đồng dân cƣ mà không làm ảnh hƣởng (suy giảm) đến việc bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học. b. Các hướng nâng cao thu nhập Tăng thu nhập có thể đƣợc chia thành các hợp phần sau: - Tăng thu nhập từ trồng trọt: + Mở rộng dện tích: Có thể bằng khai hoang phục hoá hay giảm thời gian để hoang của đất. + Tăng hệ số sử dụng ruộng đất: tăng số vụ trong năm bằng cách áp dụng các giống cây có thời gian sinh trƣởng ngắn hơn, hay bằng cách tăng số vụ trong năm. + Tăng năng suất: năng suất cao hơn thƣờng đƣợc tính bằng sản lƣợng trên một đơn vị diện tích gieo trồng, nâng cao năng suất đi liền với việc sử dụng nhiều hơn hoặc hiệu quả hơn đầu vào hiện đại, kiểm soát nƣớc tƣới tốt hơn và/hoặc phƣơng pháp canh tác tốt hơn. + Giá nông sản cao hơn: Điều này có thể có đƣợc nhờ sự tự do hoá thƣơng mại, hạ tầng nông thôn tốt hơn hoặc sự phối hợp tốt hơn giữa nông dân với ngƣời mua. - Đa dạng hoá cây trồng: ngay cả khi giá cả, năng suất cây trồng, hệ số sử dụng ruộng đất và diện tích không thay đổi, ngƣời nông dân vẫn có thể tăng thu nhập bằng cách chuyển đổi từ cây có giá trị kinh tế thấp (đặc trƣng là cây lƣơng thực) sang cây cây trồng có giá trị cao hơn (đặc trƣng là cây hàng hoá). - Tăng thu nhập từ lâm nghiệp: đây là một nguồn thu quan trọng của ngƣời dân vùng núi, thu từ lâm nghiệp là các giá trị thu đƣợc từ sản phẩm của rừng hoặc thu đƣợc từ việc cho thuê môi trƣờng rừng và chuyển nhƣợng chứng chỉ các bon. Điều quan trọng là thu nhập từ lâm nghiệp phải là thu nhập bền vững. - Tăng thu nhập từ dịch vụ: mô hình du lịch sinh thái rất có tƣơng lai khi đời sống ngƣời dân các khu vực thành thị ngày càng nâng cao. - Tăng thu nhập từ công nghiệp: một số ngành công nghiệp có thể phát triển ở những vùng miền núi nhƣ: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp khai khoáng (Tuy nhiên công nghiệp khai khoáng thƣờng gây tác động xấu tới môi trƣờng). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 10 * Hướng nâng cao thu nhập có thể khái quát lại thành: 1. Nâng cao thu nhập theo hƣớng chuyển sang các hoạt động có giá trị cao hơn: là quá trình ngƣời nông dân chuyển từ cây trồng và hoạt động có giá trị thấp sang cây trồng và hoạt động có giá trị cao hơn. Ba chỉ số đo lƣờng là tỷ lệ hộ tham gia vào hoạt động phi trồng trọt, tỷ lệ hộ trồng cây phi lƣơng thực và tỷ lệ diện tích dành cho cây phi lƣơng thực 2. Tác động đến các yếu tố đầu vào nhằm tăng năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng, tăng vụ, tiếp cận thị trƣờng tăng giá cả nông sản hàng hóa. 3. Đa dạng nguồn thu nhập: có nghĩa là số lƣợng nguồn thu nhập tăng lên làm cho tổng thu nhập tăng lên. Nâng cao thu nhập với ý nghĩa thƣơng mại hóa: những năm gần đây hƣớng nâng cao thu nhập này càng đƣợc quan tâm và áp dụng rộng rãi. Nâng cao thu nhập đƣợc xem nhƣ là quá trình chuyển từ sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp các cây lƣơng thực chủ yếu sang sản xuất nhiều loại hàng hóa nông sản hơn và hoạt động phi nông nghiệp. Chúng ta có thể xác định đƣợc mức đo lƣờng nâng cao thu nhập với ý nghĩa thƣơng mại hóa. + Thứ nhất: “Thƣơng mại hóa cây trồng” đƣợc xác định bằng tỷ trọng giá trị cây trồng đem bán và trao đổi so với tổng giá trị cây trồng sản xuất đƣợc + Thứ hai: “Thƣơng mại hóa nông nghiệp” đƣợc xác định bằng tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp (gồm cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp) đem bán và trao đổi so với tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp sản xuất đƣợc. + Thứ ba là “Thƣơng mại hóa thu nhập” đƣợc xác định dƣới dạng tổng thu nhập bằng tiền mặt so với tổng thu nhập của hộ. 1.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân * Các yếu tố nguồn lực sản xuất của hộ Hộ nông dân muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp thì vấn đề có tính quyết định trƣớc tiên là các yếu tố sản xuất bao gồm đất đai, lao động, cơ sở vật chất nhƣ tƣ liệu sản xuất và tiền vốn, các yếu tố này quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của từng hộ. - Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thay thế trong hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. Nếu quỹ đất nhiều, chất đất tốt, cơ cấu đất đai phong phú thì càng có điều kiện sản xuất thuận lợi cho hộ nông dân lựa chọn phƣơng thức canh tác phù hợp. Nếu quỹ đất nhỏ, chất đất không màu mỡ sẽ gây trở ngại đến quá trình sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 11 xuất của hộ. Đối với các hộ nông dân ở miền núi, đặc biệt là ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đất rừng có một vai trò cực kỳ quan trọng đối với thu nhập hợp pháp của nông hộ, các hộ có diện tích rừng lớn có thể có thu nhập cao từ lâm sản ngoài gỗ, du lịch sinh thái, cho thuê môi trƣờng rừng, chuyển nhƣợng chứng chỉ các bon. - Lao động là yếu tố sản xuất không thể thiếu đƣợc của bất kỳ quá trình sản xuất xã hội nào. Khi nghiên cứu yếu tố lao động phải kể đến số lƣợng và chất lƣợng của lao động. Chất lƣợng lao động thể hiện ở trình độ học vấn để có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, đó là kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm tập quán sản xuất đƣợc tích luỹ từ lâu đời. Số lƣợng lao động là yếu tố mặt lƣợng bao gồm số thành viên trong gia đình hộ nông dân có khả năng lao động. Nó chi phối đến kết quả sản xuất của nông hộ, đặc biệt là những vùng chậm phát triển thì nhân tố lao động là nhân tố cơ bản để tạo ra của cải vật chất cho gia đình. ở vùng núi cao, vốn không nhiều, đất đai rộng lao động sẽ là nguồn lực chính góp phần duy trì và phát triển kinh tế nông hộ. - Vốn là điều kiện rất quan trọng trong sản xuất. Vốn có thể mua những tƣ liệu sản xuất khác cần thiết. Đối với hộ nông dân miền núi, khái niệm sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả là khá xa lạ. - Tư liệu lao động là một yếu tố quan trọng, nếu có tƣ liệu lao động tốt, có khả năng cơ giới hoá cao, ngƣời nông dân sẽ đỡ vất vả năng xuất lao động tăng, góp phần tăng thu nhập đáng kể cho hộ. Những năm gần đây các hộ có điều kiện cơ khí hoá trang bị thêm nhƣ máy bơm, máy tuốt lúa … nhằm giảm nhẹ công việc nặng nhọc cho mọi thành viên trong gia đình. Một đặc điểm của tƣ liệu lao động trong kinh tế hộ nông dân là tƣ liệu lao động phục vụ sản xuất nhiều khi dùng cho sinh hoạt và ngƣợc lại đặc biệt ở những vùng núi. * Yếu tố về trình độ sản xuất, trình độ văn hóa, tay nghề lao động, tập quán canh tác, văn hóa của từng vùng cũng ảnh hƣởng lớn đến thu nhập của hộ, tuy không có tính chất quyết định và để thay đổi các yếu tố này nhằm nâng cao thu nhập là rất khó song đây cũng là một hƣớng tác động nhằm giải quyết những khó khăn mà hộ miền núi gặp phải. 1.1.2.5. Những chỉ tiêu đánh giá thu nhập hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân mới đƣợc các nhà khoa học ở Việt Nam nghiên cứu nhiều vào những năm 1980 trở lại đây. Qua kết quả các công trình nghiên cứu của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 12 nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc, chúng tôi thấy có 2 cách tính chỉ tiêu đánh giá thu nhập hộ nông dân. * Cách tính thứ nhất: Do kinh tế hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, vì vậy những chỉ tiêu dùng để đánh giá thu nhập của hộ có thể sử dụng trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Với cách tính này các chỉ tiêu dùng để đánh giá kinh tế hộ là: Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm của hộ nông dân sản xuất ra tƣơng ứng với giá thị trƣờng ở thời điểm điều tra. Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ những khoản chi phí vật chất mà hộ nông dân đã phải bỏ ra trong quá trình sản xuất. Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị tăng thêm sau khi đã trừ đi chi phí trung gian. Thu nhập hỗn hợp (MI): Là một phần của giá trị tăng thêm sau khi trừ đi thuế và khấu hao tài sản cố định. Trên cơ sở đó sẽ xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, đánh giá kinh tế hộ nông dân. * Cách tính thứ hai: Cơ sở khoa học của quan điểm này dựa trên lý thuyết kinh tế hộ nông dân của Trayanốp (1925), của Đỗ Kim Chung [1], Kim Thị Dung [12], ... Các chỉ tiêu đó là: Tổng thu: Là toàn bộ sản phẩm thu đƣợc của hộ tính theo giá thị trƣờng ở thời điểm điều tra (kể cả bán và tiêu dùng). Chi phí: Do không phải bất cứ yếu tố đầu vào của hộ đều đƣợc trao đổi trên thị trƣờng nên chi phí là bao gồm chi phí vật chất và chi phí khác bằng tiền để sản xuất ra sản phẩm (chi phí khả biến mua ở bên ngoài). Thu nhập thực bằng tổng thu trừ đi chi phí sản xuất, do kinh tế hộ nông dân sử dụng yếu tố nguồn lực của hộ, nên không thể tính tất cả mọi khoản chi phí theo giá thị trƣờng, hộ nông dân sản xuất chủ yếu bằng sức lao động của gia đình, không đi thuê hoặc ít sử dụng lao động làm thuê, vì thế thu nhập của hộ là chỉ tiêu cơ bản dùng để tiến hành phân tích kinh tế hộ nông dân. Với đặc thù kinh tế hộ vùng nghiên cứu là vùng cao, lại là ở một khu bảo tồn thiên nhiên, sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp là chính. Vì thế để phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng nghiên cứu chúng tôi thống nhất sử dụng cách tính thứ hai để đánh giá thu nhập hộ nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 13 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế hộ nông dân: Nhiều tác giả đã cho rằng hiệu quả kinh tế là mối tƣơng quan so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với chi phi bỏ ra (đã đƣợc lƣợng hoá). Kết quả đó là tổng thu, thu nhập và thu nhập ròng của hộ và của từng ngành. Chi phí bỏ ra của hộ đó là giá trị các nguồn lực đƣợc sử dụng nhƣ đất đai, lao động, tiền vốn đầu tƣ... Các chỉ tiêu đánh giá có thể tính bằng số tƣơng đối, số tuyệt đối hoặc so sánh phần tăng thêm giữa chi phí bỏ ra với phần tăng thêm của kết quả thu đƣợc của hộ. Trên cơ sở đó chúng tôi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá thu nhập hộ nông dân đƣợc cụ thể hoá trong phần phƣơng pháp nghiên cứu. Tính thu nhập từ bảng số liệu điều tra là tổng của các doanh thu ròng từ các hoạt động khác nhau: trồng trọt, sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp, chăn nuôi, tiền lƣơng, trợ cấp và thu nhập khác. Doanh thu từ các cây trồng đƣợc tính trực tiếp từ bảng câu hỏi. Giá trị tiêu dùng của sản phẩm do gia đình tự sản xuất đƣợc tính bằng cách nhân lƣợng tiêu thụ báo cáo với giá bán trung bình theo vùng của hàng hóa trong câu hỏi điều tra. Chi phí sản xuất trồng trọt, bao gồm gống, phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí thuê đất, thuê lao động, lƣu kho và tiếp thị. Trong trồng trọt do không tách đƣợc một số chi phí (thuê lao động, thuê thiết bị, lƣu kho) nên chúng tôi phân bổ cho nhóm loại cây trồng chứ không thể phân bổ cho từng loại cây. Doanh thu từ chăn nuôi bao gồm doanh thu từ việc bán gia súc và lƣợng tiêu dùng thịt gia súc trong gia đình trừ đi chi phí mua giống, cộng với tiền bán và lƣợng tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của gia đình nhƣ sữa, trứng. Lƣợng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đƣợc tính từ phần chi tiêu của bảng câu hỏi. Doanh thu ròng từ các hoạt động phi nông nghiệp của hộ có thể tính theo 2 cách. Doanh thu từ hoạt động phi nông nghiệp trừ đi chi phí đƣợc tính riêng cho từng hoạt động phi nông nghiệp nhƣ thuê lao động, thuê máy móc thiết bị, thuê nhà xƣởng, kho, bến bãi… tất cả đều có trong bảng câu hỏi điều tra. Thu nhập từ tiền lƣơng là tổng thu nhập tiền lƣơng cả năm và tiền thƣởng Tiền trợ cấp bao gồm trợ cấp tƣ nhân (quà tặng, tiền của thân nhân gửi về) và trợ cấp công cộng (từ các chƣơng trình của chính phủ) trong 12 tháng qua. Các thu nhập khác là tiền lƣơng hƣu, trúng xổ số và tiền cho thuê đất đai nhà cửa, tài sản. Doanh thu từ bán nhà cửa, phƣơng tiện, đồ trang sức không đƣợc tính vào thu nhập trong báo cáo này. 1.1.3. Một số vấn đề lý luận về nghèo đói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 14 1.1.3.1. Khái niệm về nghèo đói Việt Nam sử dụng khái niệm về nghèo đói theo chủ trƣơng của Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng (tổ chức ở Thái Lan năm 1993) và đƣợc các quốc gia trong khu vực thống nhất. Khái niệm nầy cho rằng: “ Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy đã được thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương”. Một khái niệm khác nhƣng cụ thể hơn về nghèo đói đƣợc đƣa ra tại hội nghị thƣợng đỉnh thế giới tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995: “Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn 1 đô la Mỹ (USD) một ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Theo Ngân hàng Thế giới, nghèo là tình trạng không có khả năng để có mức sống tối thiểu, chúng bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu nhƣ giáo dục, y tế, dinh dƣỡng. Tóm lại: Tất cả những quan niệm trên về nghèo đói đều phản ảnh ba khía cạnh chủ yếu sau đây: Những ngƣời đƣợc xem là nghèo đói khi: * Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình. * Không đƣợc thụ hƣởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con ngƣời. * Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. 1.1.3.2. Các lý thuyết liên quan đến nghèo đói a. Lý thuyết về phát triển kinh tế: Theo Nguyễn Trọng Hoài (2007), phát triển kinh tế, hiểu một cách đầy đủ, thƣờng bao hàm những thay đổi toàn diện, liên quan đến những vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội và thể chế. Một khái niệm khác thƣờng đƣợc đề cập đến trong giai đoạn hiện nay đó là phát triển bền vững. Trong hội nghị Rio de Janerio, 1992, khái niệm này đƣợc nhấn mạnh nhƣ sau: Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại nhƣng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Muốn cho dân giàu, nƣớc mạnh và xã hội phồn vinh thì Chính phủ phải duy trì đƣợc mức tăng trƣởng kinh tế ổn định trong dài hạn. Đây là điều kiện tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác của quá trình phát triển. Nền kinh tế có tăng trƣởng thì ngân sách nhà nƣớc ngày càng mở rộng, thu nhập của ngƣời dân cũng nâng lên và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 15 nhƣ vậy mới có điều kiện nâng cao mức hƣởng thụ về vật chất cũng nhƣ tinh thần cho ngƣời dân (thông qua tăng cƣờng ngân sách cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc y tế, xóa đói giảm nghèo …). Mặt trái của phát triển kinh tế có thể gặp phải đó là, mặc dù nền kinh tế tăng trƣởng nhanh, nhƣng chỉ một bộ phận nhỏ dân cƣ đƣợc hƣởng lợi từ sự tăng trƣởng này, trong khi phần lớn bộ phận dân cƣ khác vẫn trong tình trạng thu nhập thấp và nghèo đói, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cƣ ngày càng lớn. Tuy nhiên, tình trạng bất bình đẳng về thu nhập trong phân phối không những là hệ quả cần thiết của tăng trƣởng kinh tế mà còn là nguyên nhân ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế. Do đó, bất kỳ một sự “hấp tấp, vội vã” nào trong chính sách nhằm nhanh chóng xóa bỏ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của giai đoạn đầu phát triển kinh tế sẽ ảnh hƣởng tới tăng trƣởng kinh tế của quốc gia. b. Lý thuyết tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn: Rao CHH và Chopra K (1991) tranh luận về mối quan hệ này nhƣ sau: Trong quá trình tăng trƣởng nông nghiệp, hai phƣơng thức chủ yếu đƣợc thực hiện là quảng canh (tăng sản lƣợng do mở rộng diện tích) và thâm canh (tăng năng suất trên đơn vị diện tích bằng cách tăng cƣờng sử dụng các yếu tố đầu vào do ngành công nghiệp hóa chất sản xuất). Phƣơng thức quảng canh, do bóc lột chất dinh dƣỡng tự nhiên trong đất, mở rộng diện tích do phá rừng thì tăng trƣởng nông nghiệp có thể đạt trong ngắn hạn, nhƣng khi môi trƣờng tự nhiên bị suy thoái, sản lƣợng và thu nhập sẽ sụt giảm trong khi dân số tăng và hệ quả là thất nghiệp và sự nghèo đói xuất hiện. Phƣơng thức thâm canh, để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng nhanh trong nông nghiệp, tình trạng lạm dụng các hóa chất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng làm suy thoái tài nguyên đất và nƣớc. Khi sự suy thoái này xuất hiện thì năng suất và thu nhập giảm dần, trong khi dân số tăng, nông thôn không thu hút đƣợc việc làm và hệ quả là thất nghiệp và sự nghèo đói xuất hiện. Shepherd A (1998) cho rằng ngay cả việc đảm bảo không suy thoái tài nguyên môi trƣờng bằng kỹ thuật tốt cũng xuất hiện sự nghèo đói, do đặc điểm tự nhiên khác nhau theo vùng và hiệu quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật cũng đem lại kết quả khác nhau. Giai đoạn đầu áp dụng kỹ thuật mới, do đòi hỏi tăng nhanh đầu tƣ về giống, phân bón, thuốc sâu, làm đất, thủy nông nội đồng … nên cũng gắn với rủi ro cao, và nhƣ vậy chỉ các hộ giàu ở vùng nông thôn mới có khả năng thực hiện và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 16 hƣởng lợi ích lớn từ việc đi tiên phong đầu tƣ các kỹ thuật mới. Sau đó, với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc thông qua tài trợ giá đối với các yếu tố sản xuất đầu vào và ƣu đãi về tín dụng thì nông dân nghèo mới có điều kiện áp dụng rộng rãi những kỹ thuật đó. Tuy nhiên, khi đại bộ phận nông dân có thể áp dụng đƣợc mô hình này, sản lƣợng sẽ tăng nhanh và giá sẽ rớt xuống làm giảm hiệu quả đầu tƣ của nông dân. Nếu quá trình này tiếp tục, họ sẽ bị rơi vào gánh nặng nợ nần, từ bỏ việc đầu tƣ, trong khi dân số tăng, làm tăng thất nghiệp và tình trạng nghèo đói sẽ trầm trọng. Trong bối cảnh nhƣ vậy, những ngƣời nông dân sẽ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa tự nhiên của bộ phận dân cƣ có thu nhập cao bằng cách khai thác nguồn lực tự nhiên (hàng hóa công) nhƣ săn bắn, phá rừng để tăng thu nhập. Hệ quả là môi trƣờng tự nhiên tiếp tục bị suy thoái, thu nhập ngƣời dân giảm, và lại rơi vào vòng lẩn quẩn của nghèo đói. Nhƣ vậy, một hệ thống nông nghiệp mà không đảm bảo sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho ngƣời dân nông thôn thì không thể nào là hệ thống nông nghiệp bền vững đƣợc. Hay nói cách khác, mô hình nông nghiệp bền vững là mô hình sử dụng các phƣơng thức sản xuất tiến bộ nhƣng không làm suy thoái môi trƣờng, mất cân bằng tự nhiên và vẫn đảm bảo đƣợc sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho nông dân. Biểu hiện của nông nghiệp bền vững trên khía cạnh này có thể đo lường bằng các chỉ tiêu: tỷ lệ hộ nghèo đói, tỷ lệ lao động thất nghiệp ở nông thôn. c. Lý thuyết về nông nghiệp với phát triển kinh tế Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động này không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn liền với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp nếu xét theo đối tƣợng sản xuất của nó sẽ bao gồm các ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Vẫn còn một bộ phận lớn dân cƣ sống ở vùng nông thôn với thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp. Trong khi đó, tốc độ tăng trƣởng của nông nghiệp vẫn ảnh hƣởng đáng kể đến tốc độ tăng trƣởng chung của nền kinh tế và công nghiệp chƣa đủ sức để lôi kéo hết lao động thặng dƣ trong nông nghiệp thì nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của nhiều nƣớc đang phát triển. Nông nghiệp chỉ có thể phát huy đƣợc vai trò tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế khi đƣợc quan tâm đầu tƣ đúng mức và thoát khỏi sự trì trệ lạc hậu. Do đó, phát triển nông nghiệp cũng đặt trong mối quan hệ với phát triển kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 17 Những năm qua, nông nghiệp là “lá chắn” vững chắc bảo vệ nền kinh tế nƣớc ta trƣớc các tác động bất lợi từ bên ngoài. Ngay cả trong những thời điểm đất nƣớc gặp khó khăn nhất, nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn có mức tăng trƣởng đều và là nhân tố tạo sự bình ổn cho kinh tế - xã hội của nƣớc nhà. Michael Porter, chuyên gia về lợi thế cạnh tranh quốc gia của Đại học Harvard, Hoa Kỳ, khi đƣợc hỏi điều gì đáng nói nhất về Việt Nam, Ông đã trả lời: Lao động và nông nghiệp. Ruộng đất sử dụng trong nông nghiệp đƣợc coi là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, nên việc bảo tồn quỹ đất và nâng cao chất lƣợng đất là vấn đề tồn tại của nông nghiệp. Nông nghiệp có địa bàn sản xuất rộng lớn, nhƣng lại mang tính khu vực nên các chính sách kinh tế xã hội cho phát triển nông nghiệp phải thích hợp cho từng khu vực. Lý giải cho tình trạng tụt hậu của nhiều nƣớc đang phát triển, các nhà kinh tế mô tả “Vòng lẩn quẩn của nghèo đói”. Tác động thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho dân cƣ là cơ sở để thoát khỏi vòng lẩn quẩn này. Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của các nƣớc đang phát triển, nông nghiệp cũng đƣợc chọn là một lĩnh vực sản xuất quan trọng để tác động đến tăng trƣởng. Điều này càng quan trọng hơn đối với những nƣớc có ƣu thế về tiềm năng tự nhiên gắn với nông nghiệp. Nông nghiệp tham gia giải quyết những khó khăn của tình trạng kém phát triển ở các nƣớc đang phát triển Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 18 thông qua vai trò kích thích tăng trƣởng và đóng góp của nông nghiệp vào mức tăng trƣởng GDP của nền kinh tế. d. Lý thuyết về thay đổi và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp: Theo Nicolas Kaldor (1957), nguồn gốc tăng trƣởng kinh tế không chỉ duy nhất phụ thuộc vào gia tăng vốn sản xuất mà còn tùy thuộc vào sự phát triển tiến bộ kỹ thuật tức trình độ công nghệ. Khác với Kaldor, năm 1976, trong nghiên cứu thực nghiệm, Sung Sang Park cho rằng nguồn gốc của sự tăng trƣởng phụ thuộc vào kỹ năng của lực lƣợng lao động. Kỹ năng này đƣợc tích lũy qua quá trình phát triển của con ngƣời. Vì vậy, theo Park, vốn đầu tƣ của quốc gia cần đƣợc phân bổ cho đầu tƣ phát triển con ngƣời (văn hóa kiến thức, kỹ năng, đời sống vật chất - tinh thần). Ngoài yếu tố kỹ thuật và con ngƣời, Hayami và Ruttan (1971) phát biểu rằng, nông nghiệp do sự phát triển theo thời gian, một vài nguồn lực trở nên khan hiếm và chi phí của chúng nâng cao tƣơng đối so với một số nguồn lực khác. Đối với những nƣớc có nguồn lao động dồi dào nhƣng khan hiếm về đất nông nghiệp, con đƣờng phát triển nông nghiệp là tìm kiếm những công nghệ nhằm tăng năng suất trên một đơn vị diện tích (sử dụng công nghệ sinh học, phân bón, giống, nƣớc). Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp sẽ mang lại sự gia tăng năng suất cho cây trồng và các cán bộ khuyến nông là những ngƣời giúp bà con nông dân có đƣợc những kiến thức đó. 1.1.3.3. Phương pháp xác định đối tượng nghèo: Có nhiều cách phân loại giàu nghèo nhƣ: phân loại theo chi tiêu, phân loại theo thu nhập, vẽ bản đồ nghèo, phân loại giàu nghèo theo tiêu chí của địa phƣơng và xếp hạng giàu nghèo. Mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu, khuyết điểm riêng và có thể đƣợc áp dụng tùy lúc, tùy nơi, tùy mục đích. Nhìn chung, hầu hết các nƣớc phát triển đã thống kê về tình trạng nghèo thông qua mức thu nhập. Vì ở các nƣớc này, thuế thu nhập đƣợc theo dõi rất chặt chẽ, thu nhập của ngƣời dân đƣợc khai báo đầy đủ, thể hiện cụ thể qua các tài khoản ngân hàng. 1.1.3.4. Nguyên nhân của nghèo đói Hiện rất khó để có thể chỉ ra đƣợc tất cả những nguyên nhân của nghèo và cũng khó để phân biệt trong những yếu tố cơ bản có ảnh hƣởng đến nghèo, đâu là nguyên nhân còn đâu là kết quả. Tuy nhiên nhìn chung, nghèo ở Việt Nam cũng có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 19 những nét riêng biệt đƣợc tạo nên từ nhiều nguyên nhân tổng hợp có nguồn gốc từ những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội và điều kiện lịch sử. Theo báo cáo của diễn đàn miền núi Ford (2004), các yếu tố có thể tác động mạnh đến tình trạng đói nghèo tại các địa phƣơng miền núi, vùng biên giới bao gồm: sống ở khu vực nông thôn, ngƣời dân tộc, quy mô hộ gia đình, tỉ lệ phụ thuộc, tình trạng giáo dục, khả năng tiếp cận đƣờng ô tô, giao thông chở khách, tiếp cận đƣợc chƣơng trình khuyến nông và hộ sinh sống gần trung tâm chợ xã hoặc liên xã. Theo chƣơng trình Phân tích hiện trạng nghèo đói vùng KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC (2003) do AusAID tài trợ, tình trạng nghèo đói có thể từ những nguyên nhân sau: mất đất đai hay không có đất để canh tác, tình trạng thiếu việc làm, những yếu tố có liên quan tới thành phần dân tộc, chất lƣợng nguồn nhân lực, cơ hội tiếp cận thị trƣờng, hạ tầng ở nông thôn. Theo PPA (2008) ở tỉnh Tuyên Quang thì nguyên nhân gây ra nghèo đói có thể là do: không có đất; không có vốn, không có nhà, không có việc làm ổn định, bệnh nhiều, đông con, con không đƣợc đi học. Riêng tại khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, theo tài liệu điều tra của chúng tôi ngoài nguyên nhân chung của tỉnh Tuyên Quang nhƣ đã nêu trên, còn có một nguyên nhân khác cực kỳ quan trọng đó là do yêu cầu bảo vệ nghiêm ngặt đa dạng sinh học của khu bảo tồn, dẫn tới ngƣời dân gần nhƣ không thể cải thiện thu nhập từ rừng qua các hoạt động thông thƣờng nhƣ săn bắn, khai thác lâm sản. Theo Đinh Phi Hổ - Chiv Vann Dy (2008) các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến nghèo đói bao gồm: Nghề nghiệp, tình trạng việc làm, trình độ học vấn, giới tính của chủ hộ, quy mô hộ và số ngƣời sống phụ thuộc, quy mô diện tích đất của hộ gia đình, những hạn chế của ngƣời dân tộc thiểu số và khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng. Theo Nguyễn Trọng Hoài (2005) trong nghiên cứu về tình trạng đói nghèo ở các tỉnh Đông Nam Bộ cho thấy các nhóm yếu tố tác động chính đến tình trạng đói nghèo bao gồm: tình trạng việc làm, tình trạng sở hữu đất đai, khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức, vấn đề dân tộc thiểu số, quy mô hộ và giới tính của chủ hộ. Theo Lilongwe và Zomba (2001), Tình trạng đói nghèo ở Malawi là do: tuổi ngƣời đứng đầu gia đình, tỉ lệ ngƣời phụ thuộc, quy mô hộ gia đình, tình trạng giáo dục của chủ hộ, việc làm nông nghiệp của chủ hộ, khả năng tiếp cận với các nguồn lực và điều kiện địa lý mà hộ đang sinh sống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 20 Theo Võ Tất Thắng (2004), tình trạng đói nghèo ở Ninh Thuận chịu ảnh hƣởng nhiều nhất từ 6 yếu tố, đó là: tình trạng việc làm, tình trạng sở hữu đất đai, khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức, vấn đề dân tộc thiểu số, quy mô hộ và giới tính của chủ hộ. Theo Trƣơng Quang Vũ (2007), thì những yếu tố tác động đến nghèo đói tại khu vực ven biển đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2003 – 2004 bao gồm: Giới tính của chủ hộ, lao động không có hoạt động tạo thu nhập, số năm đi học của những ngƣời trƣởng thành, loại việc làm của chủ hộ, có đƣờng ô tô đến thôn và đất canh tác. Theo Trần Kỳ Việt (2009), tình trạng nghèo đói ở huyện An Phú, tỉnh An Giang là do các nguyên nhân: Giới tính của chủ hộ, thành phần dân tộc, trình độ học vấn, quy mô hộ gia đình, việc làm của chủ hộ, thiếu đất, hạn chế tiếp cận với các nguồn lực chính thức và khả năng phát triển kinh tế biên giới. 1.1.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói a. Những hạn chế của người dân tộc Tày, Dao, Hoa, H’Mông, Cao Lan : Số liệu của phòng LĐTBXH huyện Hàm Yên và huyện Chiêm Hóa cho biết, ngƣời Tày, Dao, H’Mông, Cao Lan chiếm 38,31 % dân số nhƣng hộ nghèo ngƣời Tày, Dao, H’Mông, Cao Lan lại chiếm 47,29% số hộ nghèo trong toàn huyện. Theo Chƣơng trình phân tích hiện trạng đói nghèo tại 7 tỉnh miền núi phía bắc thì nguyên nhân tỷ lệ nghèo ngƣời Tày, Dao, H’Mông, Cao Lan cao hơn ngƣời Kinh và Hoa là do: Đa số ngƣời Tày, Dao, H’Mông, Cao Lan cƣ trú tại vùng sâu, vùng xa, nơi mà đất trồng trọt có chất lƣợng thấp và thƣờng xuyên bị hạn hán, mặt khác do cơ sở hạ tầng và kênh mƣơng thủy lợi yếu kém nên họ ít có điều kiện phát triển kinh tế gia đình và trao đổi hàng hóa với những địa phƣơng khác. Trong canh tác, họ ngại ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất mới. Ngƣời Tày, Dao, H’Mông, Cao Lan thƣờng quần cƣ theo dòng họ, do vậy ngƣời Tày, Dao, H’Mông, Cao Lan ít khi rời xa quê cũ. Bảng 1.1: Tỷ lệ nghèo và khoảng cách nghèo (BCPTVN, 2013) Tỷ lệ nghèo Thành thị Nông thôn Kinh & Hoa Dân tộc ít ngƣời Nghèo lƣơng thực 2004 58,1 25,1 66,4 53,9 86,4 24,9 2006 37,4 9,2 45,5 31,1 75,5 15,0 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2008 28,9 6,6 35,6 23,1 69,3 10,9 2010 19,5 3,6 25,0 13,5 60,7 7,4 2012 16,0 3,9 20,4 10,3 52,3 6,7 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 21 Thành thị Nông thôn Kinh & Hoa Dân tộc ít ngƣời Khoảng cách nghèo Thành thị Nông thôn Kinh & Hoa Dân tộc ít ngƣời 7,9 29,1 20,8 52,0 18,5 6,4 21,5 16,0 34,7 2,5 18,6 10,6 41,8 9,5 1,7 11,8 7,1 24,2 1,9 13,6 6,5 41,5 6,9 1,3 8,7 4,7 22,8 0,8 9,7 3,5 34,2 4,7 0,7 6,1 2,6 19,2 1,2 8,7 3,2 29,2 3,8 0,7 4,9 2,0 15,4 b. Giới tính của chủ hộ: Ở các nƣớc đang phát triển, nơi mà những thành kiến về vai trò của ngƣời phụ nữ còn tƣơng đối khắt khe thì giới tính của chủ hộ cũng có khả năng ảnh hƣởng đến sự nghèo đói của hộ. Những hộ có chủ hộ là nữ giới có nhiều khả năng rơi vào cảnh nghèo hơn so với chủ hộ là nam giới. Phụ nữ ở đây đóng một vai trò quan trọng trong việc lao động và cả trong việc quản lý tài chánh của gia đình nhƣng họ thƣờng phải đối mặt với việc bị phân biệt đối xử. Ngƣời phụ nữ ở nông thôn phải gánh vác công việc đồng áng, ngoài ra họ còn phải tham gia làm thuê hay buôn bán trong những lúc nông nhàn, chuyện cái ăn, cái mặc cho gia đình đã chiếm hết thời gian, họ ít có điều kiện giao lƣu ra bên ngoài xã hội hay mở mang tri thức. Mặc dù đã có nhiều thay đổi để thực hiện khẩu hiệu “nam nữ bình đẳng” nhƣng ở nông thôn, trong gia đình, thƣờng là ngƣời đàn ông sẽ quyết định mọi việc. c. Trình độ học vấn của chủ hộ: Theo các nghiên cứu trƣớc đây, trình độ học vấn có tƣơng quan nghịch với tỷ lệ đói nghèo. Ngƣời nghèo không có đủ tiền để trang trải chi phí học tập cho nên thƣờng bỏ học rất sớm hay thậm chí là không đi học. Trình độ học vấn thấp sẽ là rào cản để ngƣời nghèo tìm kiếm một việc làm có thu nhập ổn định hoặc ứng dụng khoa học và kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, trình độ học vấn của chủ hộ còn có ảnh hƣởng đến các quyết định có liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dƣỡng hay cho con cái đi học. BCPTVN (2013) đã xem xét chi phí cơ hội của việc đƣa trẻ đến trƣờng. Đối với các hộ nghèo, sức lao động của trẻ có giá trị hơn nhiều so với việc để chúng tới trƣờng. Lợi ích dài hạn của giáo dục không thể bù đắp đƣợc những tổn thất về thu nhập trong ngắn hạn. Cũng theo báo cáo này, nhóm nghèo nhất chi bình quân khoảng 130.000 đồng cho giáo dục tiểu học (chiếm 1,9% trong chi tiêu của hộ) và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 22 khoảng 225.000 đồng cho giáo dục trung học cơ sở (chiếm 2,9% trong chi tiêu của hộ) cho con cái của họ trong một năm. Một trong những hạn chế của phƣơng pháp dựa vào thu nhập để đo nghèo đói là nó đòi hỏi rất nhiều số liệu. Theo BCPTVN (2013), ở những nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta, phƣơng pháp đo nghèo đói bằng chi tiêu tỏ ra là một phép đo tốt. Theo Ngân hàng Thế giới (2010) và BCPTVN (2013), để xác định ngƣỡng nghèo, có 2 tiêu chí: - Ngƣỡng nghèo đói lƣơng thực thực phẩm: đo lƣờng mức chi tiêu cần thiết để đảm bảo một hộ gia đình mua đƣợc một lƣợng lƣơng thực thực phẩm đủ cung cấp cho mỗi thành viên trong gia đình là 2100 calo/ngày. - Ngƣỡng nghèo chung: Đo lƣờng mức chi phí đủ để mua một lƣợng lƣơng thực thực phẩm cung cấp 2100 calo/ngày và một số mặt hàng phi lƣơng thực thực phẩm. Đối với Việt Nam, sử dụng ngƣỡng nghèo căn cứ quyết định số 09/2011/QĐTTg ngày 30/01/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ. Theo đó chuẩn nghèo của Việt Nam là thu nhập 400.000 đồng/ngƣời/tháng ở khu vực nông thôn và 500.000 đồng/ngƣời/ tháng ở khu vực thành thị. Trong nghiên cứu này, chúng tôi áp dụng chuẩn nghèo theo đề xuất của Bộ LĐTBXH, chi tiêu bình quân của mỗi ngƣời trong mẫu điều tra nhỏ hơn hay bằng 400.000 đồng/tháng sẽ xem nhƣ diện nghèo. Bảng 1.2: Trình độ học vấn của ngƣời nghèo ở Việt Nam Không đƣợc đi học 57 Tỷ lệ tính trong tổng số ngƣời nghèo (%) 12 Tiểu học 42 39 35 Phổ thông cơ sở 38 37 36 Phổ thông trung học 25 8 12 Dạy nghề 19 3 6 Đại học 4 0 3 Tổng cộng 37 100 100 Trình độ học vấn cao nhất Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ tính trong tổng dân số ( %) 8 (Nguồn: Trương Thanh Vũ (2012) Các nhân tố tác động đến nghèo đói ở vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2010-2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 23 Theo Lê Thanh Sơn (2009), tỷ lệ nghèo đói có liên quan tới trình độ học vấn. Tỷ lệ đói nghèo của những ngƣời chƣa hoàn thành tiểu học ở vùng cao phía bắc là 30% (thấp hơn so với tỉ lệ 40% của cả nƣớc) trong khi hầu nhƣ không có tình trạng đói nghèo trong số những ngƣời có trình độ học vấn cao hơn hoặc học nghề. Nếu không có trình độ học vấn nhất định, công nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học hỏi những kỹ năng và kỹ thuật mới để nâng cao năng suất. Các bậc cha mẹ có trình độ học vấn thấp thƣờng không nhận thức đƣợc tầm quan trọng và lợi ích của giáo dục, từ đó, không cố gắng tạo điều kiện cho con em đến trƣờng. d. Quy mô của hộ gia đình: Trẻ con nhiều và số ngƣời sống phụ thuộc cao, vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của nghèo đói. Theo Võ Tất Thắng (2004) tỷ lệ sinh trong các hộ nghèo còn cao, số con bình quân trên một phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm giàu nhất. Hơn nữa, công việc của các hộ nghèo là lao động phổ thông hay chăn thả súc vật, cho nên nhiều con có nghĩa là có nhiều sức lao động. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình (2002) cho thấy 13,5% trẻ em ở độ tuổi từ 13 đến 16 làm việc trên đồng ruộng của gia đình nhƣng tỷ lệ nầy ở trẻ em ngƣời dân tộc là 33,5%. Tỷ lệ phụ thuộc cao nghĩa là có nhiều ngƣời ăn theo nhƣng có ít ngƣời lao động để tạo thu nhập. Điều nầy khiến các thành viên tham gia lao động phải chịu gánh nặng về tiền bạc chi tiêu trong nhà. Trong trƣờng hợp thu nhập không bù đƣợc mức chi tiêu, các hộ gia đình dễ rơi vào vòng nghèo túng. Do đó ngƣời ta cho rằng tỷ lệ phụ thuộc trong một hộ tỷ lệ thuận với khả năng và mức độ nghèo. Bảng 1.3: Nhân khẩu trong gia đình nhiều và số lao động có việc làm thấp Chỉ tiêu Tổng số hộ nghèo Nhân khẩu / hộ nghèo Tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên ổn định ở tuổi lao động Đơn vị tính Năm 2012 Hộ 36.283 Ngƣời % 5,2 22,75 (Nguồn: Hiện trạng đói nghèo 7 tỉnh miền núi phía bắc (2012) do AusAID tài trợ) Bảng trên cho thấy nhân khẩu trung bình của hộ nghèo là khá cao 5,2 ngƣời/hộ. Trong điều kiện phần lớn là làm thuê mƣớn, tỷ lệ lao động có việc làm thƣờng xuyên chỉ 22,75% nên các hộ nghèo rất khó khăn trong việc mƣu sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 24 e. Vấn đề làm nông nghiệp của hộ gia đình: Theo Niên giám Thống kê của tỉnh Tuyên Quang (2012) hiện có 28,41 % số dân sống tại khu vực thành thị và 71,59% dân số trong tỉnh sống tại vùng nông thôn và vùng núi. Một đặc điểm của nghề nông là nông dân phải thƣờng xuyên chịu áp lực về thiên tai, dịch bệnh, sản phẩm hàng hóa nhiều nhƣng chất lƣợng kém. Sức cạnh tranh của hàng hóa nông nghiệp yếu, trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất còn thấp. Giá cả đầu vào và đầu ra không ổn định, cụ thể: nông dân mua nguyên liệu, vật tƣ, phân bón, cây, con giống … để sản xuất nhƣng khi bán thì ngƣời mua lại quyết định giá cả mà nông dân phải chấp nhận. Theo Lê Thanh Sơn (2009) có hơn 77% số hộ nghèo làm việc trong các ngành nhƣ nông nghiệp, lâm nghiệp và ngƣ nghiệp, 9% làm việc trong ngành công nghiệp và 13% làm việc trong ngành dịch vụ. Trong các hộ nông dân, những hộ nghèo thƣờng là những hộ thiếu hoặc không có đất, do vậy, cuộc sống của họ phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập từ làm thuê. Trình độ học vấn thấp khiến họ ít có cơ hội tìm kiếm việc làm ngoài công việc trong nông nghiệp vốn không ổn định và thu nhập thấp. Vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế để nhằm giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế, các ngành chế biến nông sản và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chƣa phát triển. f. Số năm định cư tại địa phương của hộ gia đình: Tìm hiểu số năm định cƣ của hộ gia đình để phần nào phản ảnh đƣợc tình hình di dân của các hộ gia đình. Theo BCPTVN (2012), ngƣời di cƣ thƣờng chiếm số đáng kể trong những hộ nghèo ở huyện lỵ, tỉnh lỵ. Giống nhƣ tình trạng nghèo ở nông thôn ngày càng tập trung ở nhóm dân tộc thiểu số thì hộ nghèo ở đô thị càng có xu hƣớng tập trung ở những ngƣời di cƣ. g. Hộ có người đi làm xa: (trong tỉnh, ngoài tỉnh, nƣớc ngoài): Theo BCPTVN (2012) tìm kiếm công ăn việc làm ở ngoài tỉnh là cách giúp cho hộ gia đình tạo thêm thu nhập. Các hình thức tìm kiếm việc làm đó có thể bao gồm: làm theo mùa vụ, đi làm thuê trong nông nghiệp ở vùng núi, làm theo mùa vụ trong nông nghiệp ở vùng xa. Theo Chƣơng trình phân tích hiện trạng đói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 25 nghèo tại KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC (2003) do AusAID tài trợ, tỷ lệ lao động thất nghiệp của tỉnh Tuyên Quanglà 9,2% trên tổng số lực lƣợng lao động. Do vậy, tìm việc làm ở nơi xa cũng là một giải pháp mà ngƣời dân lựa chọn để sang sẻ gánh nặng kinh tế gia đình cùng ngƣời thân. h.Nhóm các yếu tố có liên quan đến nguồn lực sản xuất và cơ sở hạ tầng:  Vấn đề đất sản xuất: Các nguồn lực cơ bản và cần thiết cho sản xuất nông nghiệp là đất đai và vốn. Ngƣời nghèo thiếu các nguồn lực đó nên nghèo lại hoàn nghèo. Diện tích và chất lƣợng đất đóng vai trò quyết định đến mức sống của những hộ sống bằng nông nghiệp. Không có đất hoặc thiếu đất canh tác sẽ khiến cho hộ nông dân rơi vào hoàn cảnh sản xuất không đủ lƣơng thực và thu nhập thấp. Thêm vào đó, ngƣời nghèo chƣa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất nhƣ khuyến nông, khuyến ngƣ nên khó có thể nâng đƣợc giá trị của sản phẩm cây trồng, vật nuôi. Bảng 1.4: Diện tích đất sử dụng theo dân tộc Vùng sinh sống Đất canh tác Có đất (%) hàng năm Diện tích (m2) Đất trồng cây Có đất (%) lâu năm Diện tích (m2) Đất rừng Có đất (%) Diện tích (m2) Đông Bắc Tây bắc Tây Nguyên Kinh & Dân tộc Kinh & Dân tộc Kinh Dân tộc Hoa ít ngƣời Hoa ít ngƣời & Hoa ít ngƣời 88 98 75 99 48 90 2.457 4.995 5.436 11.855 7.745 11.399 33 25 30 20 66 38 2.471 3.617 3.561 3.582 12.193 10.782 17 50 - 22 2 4 13.487 17.645 - 22.199 - - (Nguồn: BCPTVN (2012). Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích được tính cho các hộ có ít nhất một thửa đất, “-“ có nghĩa là số mẫu quá nhỏ không cho được ước tính tin cậy.)  Vay ngân hàng: Không có vốn thì không thể hoạt động sản xuất kinh doanh gì cả. Thiếu vốn đầu tƣ dẫn đến năng xuất thấp, kéo theo thu nhập thấp, tiết kiệm thấp, đầu tƣ thấp, thu nhập lại tiếp tục thấp … Nhƣ vậy hộ gia đình sẽ rơi vào vòng lẩn quẩn của sự nghèo đói. Các nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy ngƣời nghèo hay gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của Chính phủ, trong khi đó những nguồn tín dụng phi chính thức chỉ mang giải pháp tình thế chứ ít có khả năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 26 giúp hộ gia đình thoát nghèo. Có nhiều nguyên nhân, nhƣng nếu loại trừ nguyên nhân do sự nhũng nhiễu của những ngƣời có trách nhiệm thì nguyên nhân còn lại là do ngƣời nghèo thiếu hiểu biết, không có tài sản thế chấp, không biết cách làm ăn dẫn đến không có khả năng trả đƣợc nợ.  Khoảng cách đến chợ và khả năng tiếp cận với cơ sở hạ tầng: Theo BCPTVN (2012), đầu tƣ vào giao thông đƣợc coi là một công cụ quan trọng để giảm chênh lệch về mức sống giữa những vùng thành thị và nông thôn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng núi nơi mà phần lớn việc chuyên chở và đi lại của ngƣời dân đều bằng đƣờng bộ. Nên đƣờng giao thông nông thôn đƣợc xem là một đóng góp đáng kể vào hoạt động kinh tế ở địa phƣơng, đồng thời giúp xóa đói giảm nghèo. Theo Trƣơng Thanh Vũ (2007), có đƣờng ô tô tới xã là một trong những yếu tố quan trọng quyết định mức chi tiêu bình quân của hộ gia đình và tác giả cũng cho thấy ở những nơi không có họp chợ thƣờng xuyên thì thu nhập theo giờ lao động của hộ thấp đáng kể. Đƣờng giao thông thuận lợi từ nhà đến chợ để bà con có thể trực tiếp trao đổi hàng hóa, không phải qua thƣơng lái trung gian, cũng góp phần tăng thu nhập cho bà con vùng huyện biên giới nầy. Mặc dù theo số liệu thống kê thì hầu hết các xã đều có đƣờng ô tô. Nhƣng, thực tế chất lƣợng đƣờng giao thông ở nông thôn và vùng xa, vùng sâu rất kém, nhất là vào mùa mƣa lũ. Bảng 1.5: Chi tiêu công ở nông thôn và giảm nghèo Số ngƣời thoát nghèo Nghiên cứu trên mỗi tỷ đồng đầu tƣ nông nghiệp Tƣới tiêu Miền núi phía Bắc Đƣờng xá Giáo dục 11,8 311,6 54,6 7,0 278,8 34,8 Bắc Trung Bộ 13,4 686,7 69,5 Duyên hải miền Trung 11,7 302,2 54,4 Tây Nguyên 17,7 362,1 66,3 8,5 73,1 16,5 10,1 248,6 54,1 Đồng bằng sông Hồng Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Cả nƣớc 27 10,6 270,6 46,8 (Nguồn: BCPTVN 2012) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 27 Nhƣ vậy, theo ƣớc tính của báo cáo trên, khi chi đầu tƣ một tỷ đồng vào đƣờng nông thôn sẽ có tác động giảm nghèo nhiều nhất là 270,6 ngƣời, sau đó nếu đầu tƣ một tỷ đồng vào giáo dục thì sẽ có 46,8 ngƣời thoát nghèo và cuối cùng là đầu tƣ một tỷ đồng vào thủy lợi sẽ có 10,6 ngƣời thoát nghèo. 1.2. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho hộ nghèo trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Nâng cao thu nhập cho hộ nghèo ở một số nước trên thế giới Theo tài liệu của FAO, trong 1.476 triệu ha đất nông nghiệp trên thế giới thì chúng ta có tới 973 triệu ha chiếm 65,9% diện tích là vùng miền núi, trong đó 377 triệu ha có độ dốc 100 trở lên. Vùng Châu Á, Thái Bình Dƣơng trong tổng diện tích 453 triệu ha đất nông nghiệp thì có tới 351 triệu ha ở vùng miền núi chiếm 77,48%. Chính do diện tích miền núi lớn, quyết định đến môi trƣờng và nguồn nƣớc cho cuộc sống con ngƣời, trong khi đó đời sống các hộ vùng này lại nghèo nhất nên các nƣớc và các nhà khoa học trên thế giới rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của ngƣời dân vùng này.  Ở Nhật Bản, Rừng núi chiếm 71% diện tích đất tự nhiên, năm 1995 có 25 triệu ha rừng và 5 triệu ha đất ruộng, trong 10 vùng sản xuất nông nghiệp, hầu nhƣ tỉnh nào cũng có đồi núi và thung lũng nhỏ hẹp xen kẽ nhau. Bức tranh phổ biến ở đây là các trang trại gia đình tập trung thành các tụ điểm dân cƣ ở sƣờn đồi, thung lũng. Trên đỉnh đồi các cây rừng, phần sƣờn dốc các cây ăn quả, chân đồi trồng cây hoa màu hằng năm, ở lòng chảo là các cánh đồng lúa nƣớc.  Thái Lan, là một nƣớc láng giềng trong khu vực Đông Nam á, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều chính sách để đƣa từ một nƣớc lạc hậu trở thành một nƣớc có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Một số chính sách liên quan đến việc phát triển kinh tế miền núi ban hành từ những năm 1980 mà hiện nay vẫn phát huy tác dụng: Thứ nhất: xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở nông thôn đặc biệt khu vực miền núi. Mạng lƣới đƣờng bộ bổ sung cho mạng lƣới đƣờng sắt, phá thế cô lập ở các vùng ở xa, đầu tƣ xây dựng nhiều đập nƣớc ở các vùng sâu, xa. Thứ hai: chính sách mở rộng diện tích canh tác và đa dạng hóa sản phẩm nhƣ cao su ở vùng đồi phía nam, ngô, mía, bông, sắn, cây lấy sợi ở vùng đông bắc. Thứ ba: đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản, Thái Lan đã xuất khẩu ngô sang Nhật Bản, sắn sang cộng đồng châu âu, và đặc biệt xuất khẩu gạo sang các nƣớc trên thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 28 Thứ tư: thực hiện chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài và thay thế nhập khẩu trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ. Các điều khoản đầu tƣ thuận lợi đối với ngƣời nƣớc ngoài, nhằm thu hút vốn đầu tƣ của các công ty nƣớc ngoài vào Thái Lan. Nhà nƣớc cũng thực hiện chính sách trợ giúp tài chính cho nông dân vay tiền với lãi suất thấp, ứng tiền trƣớc cho nông dân cam kết mua hoặc bán sản phẩm với giá ấn định trƣớc. .. cùng với nhiều chính sách khác đã thúc đẩy kinh tế vùng núi Thái Lan phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Song trong quá trình thực hiện có bộc lộ một số vấn đề tồn tại đó là: việc mất cân bằng sinh thái, đó là hậu quả của một nền nông nghiệp làm nghèo kiệt quệ hoá đất đai. Kinh tế vẫn mất cân đối giữa các vùng, xu hƣớng nông dân rời bỏ nông thôn ra thành thị lâu dài hoặc rời bỏ theo mùa vụ [6,13].  Đài Loan là một hòn đảo có diện tích bằng 1/10 diện tích của nƣớc ta. Địa hình chủ yếu là thung lũng và đồi núi giống địa hình phía bắc nƣớc ta. Vào những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20, thu nhập bình quân đầu ngƣời chỉ đạt 50USD/ đầu ngƣời, số ngƣời mù chữ chiếm 50%, 92% số dân trên đảo là nông dân [6,14]. Chính sách an dân đƣợc gọi là quốc sách. Tại Đài Loan hiện nay có 30 vạn ngƣời dân tộc thiểu số sinh sổng ở vùng cao song đã có đƣờng đi lên núi là đƣờng nhựa, nhà có đủ điện nƣớc, có ô tô riêng đầy đủ tiện nghi. Từ năm 1974 họ là nông dân từ do thành lập nông trƣờng, nông hội, trồng những sản phẩm quý hiếm nhƣ cao su, sơn, trà, bán các mặt hàng đặc sản của rừng nhƣ thịt hƣơu, nai khô,.. cùng các kỷ vật nông dân sản xuất đƣợc ở miền núi. 15 năm trở lại đây nhờ đun nấu bằng điện, và hơi đốt nên không còn hiện tƣợng phá rừng ở Đài Loan nữa. Do đất rừng cằn cỗi nên ngƣời dân không khai thác bằng nguồn lợi kinh tế mà chủ yếu phủ xanh đất bằng cách trồng rừng, cải tạo môi trƣờng, chống xói mòn [6,45]. Chính sách thuế và ruộng đất của chính quyền thì phân biệt giữa hai đối tƣợng “nông mại nông” (nông dân bán đất cho nông dân khác để tiếp tục canh tác) thì miễn thuế. “Nông mại bất nông” (bán đất cho các đối tƣợng phi nông nghiệp) thì đóng thuế gấp 3 lần. Vì vậy nguồn lao động trẻ ở nông thôn rất dồi dào, nhƣng không giảm mà chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tại chỗ theo hình thức ly nông bất ly hƣơng. Chính quyền khuyến khích nông dân giảm trồng lúa tăng cƣờng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và cây cảnh có giá trị kinh tế cao. Các cơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 29 quan khoa học ở Đài Loan rất mạnh dạn nghiên cứu cải tạo giống mới phù hợp với điều kiện sản xuất của ngƣời dân, nông dân áp dụng không phải trả tiền [6,46-47].  Philipin là nƣớc có điển hình về các mô hình sử dụng đất dốc bền vững. Từ năm 1970 – 1982, trung tâm đời sống nông thôn Philipin đã tổng kết thực tế xây dựng và hoàn thiện 4 loại hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác đất nông nghiệp trên đất dốc bền vững gọi tắt là SALT.  Inđônêxia thực hiện kế hoạch 5 năm 1969 – 1974, mỗi hộ di cƣ đều đƣợc trợ cấp của Chính phủ nhƣ tiền cƣớc vận chuyển đi quê mới, một căn nhà 2 buồng, 0,5 ha đất thổ cƣ và 2 ha đất canh tác (1ha cây lâu năm và 1 ha cây hàng năm), một năm lƣơng thực khi đến khu định cƣ mới. Đƣợc chăm sóc y tế, giáo dục, đƣợc vay vốn với lãi suất ƣu đã, vay đầu tƣ cho cây nông nghiệp, đến kỳ thu hoạch mới trả nợ. Có trƣờng hợp Nhà nƣớc đầu tƣ trồng sẵn cây dài ngày, nông dân đến nhận vƣờn cây, chăm sóc, thu hoạch xong mới phải thanh toán cho nhà nƣớc. Hiện nay, Inđônêxia có trên 80.000 – 100.000 hộ đến các vùng kinh tế mới chi phí bình quân trên mỗi hộ từ 5000 – 7000USD [13,22].  Malaysia đã có kinh nghiệm tổ chức thực hiện các chƣơng trình di dân gắn với phát triển nông thôn. Chƣơng trình do cục quy hoạch gọi tắt là FELDA thực hiện và thu đƣợc thành công đáng kể, trong 18 năm FELDA đã mở ra 210 chƣơng trình khai hoang với diện tích 40.000 ha, định cƣ cho 41.000 hộ, góp phần tạo ra nông sản có giá trị xuất khẩu cao cho đất nƣớc. Thành công này là do sự chỉ đạo đồng bộ một số vùng trọng điểm – ổn định kế hoạch di dân gắn với chƣơng trình xuất khẩu, đặt dƣới sự chỉ đạo của một số chuyên trách gọn mà hiệu quả [19,27,28].  Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ các nước khác: Hệ thống khuyến nông, khuyến lâm huấn luyện và thăm cơ sở ở nhiều nƣớc, tập trung chủ yếu vào 2 khâu trọng yếu là huấn luyện nông dân và thăm cơ sở tập trung ở vùng núi cao, vùng sâu, xa. Ngày đồng ruộng đƣợc tổ chức ở Australia ở một điểm cố định tại trung tâm miền Nam New Wales, trong thời gian 3 ngày vào tháng 11 hàng năm đã thu hút các nhà sản xuất, chế biến trình diễn trong và ngoài nƣớc. Từng năm ngày này tập trung vào những chuyên đề trọng điểm đƣợc nhiều nhà nông nghiệp nhiều nƣớc quan tâm, thông qua đó tạo cho các ngành, các nhà sản xuất, dịch vụ thực tiễn quảng bá sản phẩm của mình và giúp nông dân phát triển sản xuất [8]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30 Tóm lại: Qua nghiên cứu kinh nghiệm một số nƣớc và phát triển kinh tế hộ nông dân chúng tôi rút ra những bài học sau: * Sự hỗ trợ của Nhà nƣớc là đặc biệt quan trọng đối với vùng núi chậm phát triển đó là việc đầu tƣ để thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế của vùng, xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu cho miền núi nhƣ điện, đƣờng, trƣờng học, trạm xá, chú ý tới phát triển toàn diện cả về kinh tế, kỹ thuật, xã hội để phấn đấu đƣa nông nghiệp nông thôn miền núi phát triển bền vững, toàn diện. Việc đầu tƣ quy hoạch lãnh thổ gắn liền với quy hoạch vùng sản xuất. Cần phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm khuyến khích kinh tế hộ phát triển, bởi vì công tác quy hoạch của chúng ta trƣớc đây chƣa gắn giữa việc quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trƣờng tiêu thụ, gắn với nơi sản xuất chế biến phục vụ xuất khẩu. * Đối với vùng núi việc phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm. * Phát triển hệ thống canh tác đất dốc, đặc biệt đối với vùng núi đã bị khai thác kiệt quệ tài nguyên rừng,cần có những chính sách phù hợp tạo đà cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại sản xuất nông sản hàng hoá cùng song song phát triển trong nền kinh tế bền vững miền núi nhằm giảm bớt khoảng cách giữa vùng núi và vùng xuôi, giữa nông thôn và thành thị. 1.2.2. Thu nhập của người dân vùng núi phía bắc Việt Nam Mục tiêu phát triển kinh tế cả nƣớc ta từ nay đến năm 2020 là phấn đấu cơ bản đƣa nƣớc ta thành một nƣớc công nghiệp. Quá trình này chắc chắn sẽ đƣợc diễn ra khẩn trƣơng và mạnh mẽ ở miền núi, bởi vì đây là khu vực chiếm phần lớn lãnh thổ cả nƣớc ta. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế ở vùng núi không diễn ra một cách dễ dàng nhƣ ở các vùng khác trong nƣớc. Có thể nói miền núi phía Bắc đang đứng trƣớc những thuận lợi và thách thức to lớn. 1.2.2.1. Thuận lợi * Trƣớc hết đó là tài nguyên đất và rừng: Tính đến nay, miền núi có khoảng 19,8 triệu ha đất có thể trồng rừng trong đó có 46,78% ha là rừng tự nhiên và 4,2% diện tích rừng trồng lại còn 48,98% đất chƣa chƣa có rừng. Nếu chúng ta có điều kiện giúp đỡ hộ nông lâm nghiệp đầu tƣ khoanh nuôi diện tích đất này theo phƣơng thức nông lâm kết hợp thì sẽ có một vốn rừng vô cùng quý giá. Với vốn rừng nhƣ vậy sẽ cung cấp cho nền kinh tế quốc dân hàng chục triệu mét khối gỗ, hàng tấn lâm sản thô để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 31 Đồng thời cũng cho phép giải quyết việc làm, thu hút sức lao động, tạo điều kiện tăng thu nhập cho hộ nông dân miền núi. [14,34-48]. Đất đai, thời tiết khí hậu vùng núi phía bắc rất thích hợp cho việc phát triển các cây trồng, vật nuôi với quy mô lớn nhƣ quế, hồi, cây ăn quả, cây dƣợc liệu và chăn nuôi đại gia súc. * Miền núi là nơi đầu nguồn của các con sông lớn ở nƣớc ta, với khí hậu nóng, ẩm, mƣa nhiều, độ dốc cao đã tạo cho miền núi một khả năng to lớn về thuỷ năng. Chính vì thế, miền núi giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với ngành công nghiệp năng lƣợng của đất nƣớc. * Miền núi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ nhƣ hang Pắc Bó, suối Lê Nin ở Cao Bằng, hồ Ba Bể ở Bắc Cạn… và nhiều khu di tích lích sử nổi tiếng. Có nền văn hoá phong phú mang đặc trƣng của nhiều dân tộckhác nhau nhƣ văn hoá Thái, Mƣờng, ở Tây Bắc, văn hoá Tày, Nùng ở Việt Bắc… Thiên nhiên và con ngƣời nơi đây đã tạo nên những sản phẩm đặc thù đƣợc sản xuất ở vùng núi, những sản phẩm này đã và đang vƣơn lên thâm nhập thị trƣờng khu vực và thế giới nhƣ sản xuất đồ tre, trúc mỹ nghệ ở Bắc Cạn, quế, hồi và thảo quả ở vùng Đông Bắc... hộ nông dân trong tỉnh có điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp du lịch sinh thái, cải thiện đời. * Miền núi phía Bắc chứa đựng phần lớn tài nguyên khoáng sản và năng lƣợng có giá trị nhất Việt Nam, bao gồm 98% trữ lƣợng than, 45% trữ lƣợng thiếc, 100% trữ lƣợng đồng, 35% trữ lƣợng sắt, 58% trữ lƣợng đá vôi… cung cấp 20% nƣớc ngọt và 54% thuỷ điện. Với những thuận lợi trên hộ nông dân vùng núi nếu biết phát huy những thuận lợi nêu trên thì những khó khăn trong đời sống của họ sẽ đƣợc khắc phục. * Chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đầu tƣ cho vùng núi phía Bắc. Từ những năm 1990 Đảng và Nhà nƣớc ta đã chú ý đầu tƣ cho vùng núi phía bắc nên đã có những thay đổi đáng kể, một số tuyến dƣờng quan trọng đƣợc xây dựng nhƣ: 6, 70, 3, 2, 4A, 4C, 4B, 4D, 18. Phong trào xây dựng nông thôn miền núi đã huy động đƣợc 694,3 tỷ đồng trong đó ngân sách trung ƣơng và tỉnh là 16,5%, Bộ Giao thông hỗ trợ 2,7%, nguồn vốn định canh định cƣ 5,1%, ngân sách giao thông 12%. Với những nỗ lực ấy đã nâng cấp trên 2000 km, làm mới 600 km đƣờng giao thông nông thôn, thêm 120 xã có đƣờng ô tô đi tới xã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 32 Nhiều công trình thuỷ lợi đƣợc đầu tƣ xây dựng và đã đƣa vào hoạt động nhƣ: Hồng Đại (Cao Bằng), suối Clanh (Bắc Thái), Nhƣ Xuyên (Tuyên Quang)... Xây dựng mới và kiên cố hoá công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ nhƣ hồ, đập tràn, trạm bơm, kênh dẫn để phục vụ sản xuất. Tóm lại: Hộ nông dân miền núi có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, trên thực tế trong những năm qua cả miền núi và miền xuôi đã khai thác gần nhƣ kiệt quệ sự thuận lợi trên, chúng ta đã có những công trình thuỷ điện, hàng ngàn m3 gỗ, rất nhiều động thực vật quý hiếm bị khai thác mà không có sự bù đắp, bổ xung vì vậy có thể nói kinh tế vùng núi vẫn là vùng khó khăn nhất nƣớc ta. Trong tƣơng lai, kinh tế hộ nông dân miền núi có thể phát triển nếu có thể giải quyết một loạt những khó khăn nảy sinh trong quá trình phát triển. 1.2.2.2. Khó khăn Có 7 nhân tố khó khăn ở vùng cao phía Bắc Việt Nam bao gồm: cơ sở vật chất kỹ thuật quá nghèo nàn, môi trƣờng bị phá huỷ nghiêm trọng, nền kinh tế kém phát triển, trình độ văn hoá thấp, sự tăng nhanh dân số, sự thất nghiệp, giáo dục và đào tạo cán bộ chuyên môn tại địa phƣơng còn yếu. Một số yếu tố gây cản trở đến quá trình phát triển kinh tế miền núi: Địa hình chia cắt phức tạp, hiểm trở. Vùng núi và vùng cao phía Bắc có 14% diện tích có độ cao trên 1000m, còn lại bằng hoặc trên 200m, địa hình bị chia cắt có trên 50% là các sƣờn dốc trên 20% , việc xây dựng đƣờng xá khó khăn, có ít đất bằng phẳng để làm ruộng lúa, buộc nông hộ phải làm nƣơng rẫy trên các vùng núi dốc. Phần lớn lƣợng mƣa tập trung và thời gian ngắn, nên thƣờng gây lũ quét, gây thiệt hại đến tài sản và các công trình hạ tầng. Các ruộng không phải bậc thang bị xói mòn. Đất phần lớn là nghèo dinh dƣỡng do bị phong hoá mạnh nên rất dễ bị suy thoái do xói mòn nếu lớp phổ thực vật bị dọn sạch, Chất vi lƣợng trong đất khan hiếm. Năm 1973 trong một cuộc thảo luận về tiềm năng phát triển của các dân tộc thiểu số vùng núi đã cho rằng: "Các dân tộc thiểu số sống trong một vùng núi rộng lớn bao la. Trong số 16 triệu ha ở miền bắc thì có tới 11 triệu ha là rừng. Nhƣng rừng là "vàng xanh", một tài nguyên không thể cạn kiệt với vô số cây gỗ nhiệt đới". Chỉ trong vòng 20 năm sau, các tài nguyên tƣởng không thể cạn kiệt đó đã bị khai thác kiệt quệ để lại vùng đất nghèo nàn về mặt kinh tế. Nhƣ vậy thách thức lớn nhất đối với miền núi phía Bắc hiện nay không phải là bảo vệ nguồn tài nguyên mà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 33 cần đầu tƣ rộng lớn để khôi phục các hệ sinh thái đã bị suy thoái nghiêm trọng. Mặc dù trong những năm trở lại đây màu xanh của rừng đã có những thay đổi đáng kể, nhiều khu rừng đã đƣợc bảo vệ và trồng mới, song nguồn tài nguyên này cũng tăng ở mức chậm. Về khai thác khoáng sản đƣợc tập trung chủ yếu ở vùng núi, hầu hết các huyện vùng cao phía đông bắc do cơ sở hạ tầng phát triển. Những công trình tầm cỡ quốc gia đƣợc thi công ở miền núi nhƣ thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Tạ Pú ở Sơn La, thủy điện Tuyên Quang... đã và sẽ sản xuất đƣợc nguồn năng lƣợng để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Tuy vậy hiện nay, những vấn đề này đang trở thành mối lo ngại đối với miền núi vì đã để lại một bộ phận dân cƣ nghèo với một môi trƣờng suy thoái nghiêm trọng. Khó khăn về cơ sở hạ tầng: một số tuyến đƣờng liên huyện ô tô không thể đi lại. Số còn lại đại bộ phận là rất hẹp, bẩn, khó đi ngay trong cả mùa khô. Số xã có đƣờng ở Lào Cai chỉ chiếm có 56%, trị số trung bình của miền núi phía Bắc là 82,6% [11,326]. Việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ rơi vào mâu thuẫn cổ điển: Nếu thiếu cơ sở hạ tầng sẽ kìm hãm trình độ hoạt động thƣơng mại ở miền núi, kìm hãm việc tiếp cận thị trƣờng của hộ nông dân, do đó làm cho vùng luôn trong tình trạng nghèo nàn về kinh tế. Nhƣng phát triển cơ sở hạ tầng miền núi hộ nông dân ở quá hẻo lánh, trình độ thƣơng mại quá thấp thì không đủ sinh lời để có thể bảo quản đƣợc. Bởi vậy, ít nhất trong tƣơng lai gần vì một nền quốc phòng, vì an toàn xã hội, vì sự công bằng của cả nƣớc, nhằm tăng cƣờng giao lƣu kinh tế giữa các vùng thì nhất thiết phải đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng núi một cách hiệu quả nhất. Trong những năm gần đây Nhà nƣớc đầu từ nhiều đƣờng dây tải điện tới các vùng núi cao, trạm tiếp sóng về thông tin liên lạc, vô tuyến truyền hình ở các vùng miền núi là thực sự có ý nghĩa đối với đời sống hộ nông dân vùng cao. Song số hộ nông dân này hiện nay đƣợc hƣởng lợi từ các nguồn công cộng này còn ít, tỷ lệ xã có truyền thanh, truyền hình năm 2005 mới chiếm 76%, số hộ dùng điện là 82%. Miền núi là nơi cung cấp năng lƣợng chủ yếu của cả nƣớc nhƣng chỉ nhận đƣợc nguồn điện thƣơng phẩm bình quân đầu ngƣời khoảng từ 10-15% bình quân chung của cả nƣớc., tập trung chủ yếu ở thị xã, thị tứ nên hạn chế nhiều đến việc phát triển công nghiệp chế biến quy mô vừa và nhỏ, tất cả những vấn đề trên cho thấy vùng dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam vẫn là bộ phận lạc hậu trong sự phát triển chung của cả nƣớc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 34 Kinh tế, chậm phát triển: thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp hơn nhiều so với bình quân chung của cả nƣớc, hộ nông dân chƣa quen với sản xuất hàng hoá. do sản xuất thuần nông là chủ yếu, mang nặng tính chất tự cung tự cấp, sản phẩm hàng hoá chƣa phát triển. Trong khi đó hộ nông dân hầu hết là phải mua hàng hoá từ miền xuôi nhƣ muối, dụng cụ bằng sắt, dầu hoả, quàn áo, nhƣng khối lƣợng mua lại nhỏ, điều đó phản ánh sức mua thấp trong khi chi phí vận chuyển hàng hoá lên miền núi rất cao. Hoạt động mua bán trao đổi chủ yếu diễn ra ở chợ, trong khi đó chỉ có 81% xã trong vùng có chợ. Sản phẩm trao đổi chủ yếu là lƣơng thực và hàng tiêu dùng thiết yếu, rất đơn điệu. Đây là một vòng luẩn quẩn khi mọi sự cố gắng để tăng sản xuất đều gặp khó khăn vì thiếu hoạt động thƣơng mại, nhƣng việc phát triển chợ lại gặp khó khăn vì không có gì để bán. 1.3. Các công trình nghiên cứu mới đây về thu nhập và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân miền núi ở Việt Nam Ở nƣớc ta từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, kinh tế hộ nông dân đƣợc thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn. Đã có một số công trình khoa học về kinh tế hộ nông dân đƣợc công bố. Thời gian gần đây có những công trình nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân: * Tác phẩm của Vũ Ngọc Kỳ, Trần Đức, Vũ Sửu về “ Kinh tế trang trại gia đình ở miền núi tỉnh Yên Bái”, đã đi sâu nghiên cứu mô hinh kinh tế trang trại của tỉnh Yên Bái. * Tác phẩm của Trần Đức về “ Trang trại gia đình ở Việt Nam và trên thế giới” đã đi sâu nghiên cứu về lịch sử trang trại trê thế giới và Việt Nam. * Tác phẩm của Đào Thế Tuấn “Kinh tế hộ nông dân” đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế hộ nông dân. * Tác phẩm của tập thể tác giả nhà Khoa học xã hội “Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam” đã làm rõ cơ sở lý luận, hiện trạng về phát triển kinh tế hộ giữa các vùng trong nƣớc. * Một số luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế đã bảo vệ thành công nhƣ Nguyễn Thị Nghệ, Mai Văn Xuân... gần đây nhất là Đỗ Thanh Phƣơng đã đi sâu giải quyết từng khía cạnh của kinh tế hộ nhƣ: Phát triển kinh tế hộ theo hƣớng sản xuất hàng hoá, vai trò của kinh tế hộ trong xã hội nông thôn, kinh tế hộ với vấn đề sản xuất hàng hoá, kinh tế hộ trong cơ chế thị trƣờng... Nhìn chung trong mỗi công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 35 trình nghiên cứu về kinh tế hộ, từng tác giả đã đi sâu khai thác làm sáng tỏ và phong phú thêm kiến thức về kinh tế hộ nông dân. Kết luận chƣơng 1 Qua kết quả của các công trình nghiên cứu trƣớc đây, chúng ta đã xác định đƣợc một số nguyên nhân chủ yếu có thể ảnh hƣởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình ở cấp địa phƣơng và ở phạm vi tỉnh Tuyên Quang. Để cho công tác giảm nghèo của các cấp Chính quyền đạt đƣợc kết quả tốt thì việc xác định nguyên nhân gây ảnh hƣởng đến tình trạng nghèo của hộ gia đình là vô cùng quan trọng. Chống đói nghèo là một cuộc chiến đấu lâu dài và quyết liệt. Mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhƣng Nhà nƣớc vẫn ƣu tiên giành những nguồn lực để phục vụ cho công tác xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở những vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc nhƣng lại có yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhƣ khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang. Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, gắn chặt với mục tiêu giảm nghèo và nâng cao mức hƣởng thụ của ngƣời dân, nhất là nông dân, những ngƣời chịu nhiều tác động tiêu cực nhất nhƣng lại hƣởng lợi ít nhất từ quá trình tích lũy cho công nghiệp hóa của đất nƣớc trong thời gian qua. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 36 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng thu nhập của hộ nông dân khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu? Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang? Để nâng cao thu nhập, cần phải có những giải pháp nào? 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tiếp cận Để nghiên cứu, đề tài này sử dụng 3 tiếp cận, đó là tiếp cận từ dƣới lên, tiếp cận hệ thống và tiếp cận vùng miền. cụ thể nhƣ sau: Tiếp cận từ dưới lên: Cách tiếp cận từ dƣới lên với sự tham gia của hộ nông dân, cán bộ chủ chốt và các cấp chính quyền tại địa bàn nghiên cứu. Tiếp cận hệ thống: Cách tiếp cận này dựa trên những phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về thu nhập, cũng nhƣ mối quan hệ biện chứng giữa thu nhập với các yếu tố khác. Cách tiếp cân này sẽ đảm bảo tính toàn diện và hệ thống trong phân tích đánh giá vấn đề nghiên cứu. Tiếp cận vùng miền: Để nghiên cứu khu vực bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang, đề tài sử dụng cách tiếp cận vùng miền. Đây là cách thức tiến hành nghiên cứu mà trong đó chọn ra những cộng đồng xã hội có những nét tƣơng đồng hay khác biệt để làm đối tƣợng khảo cứu theo mục đích đã định. Trong vùng miền đó có một số cộng đồng đƣợc chia ra nghiên cứu nhằm phát hiện những quy luật và tính quy luật về sự vận động và phát triển của vùng miền đó. Kết quả nghiên cứu của cách tiếp cận này là những vấn đề có tính khái quát, đảm bảo độ tin cậy và mang tính đại diện cho vùng. Hƣớng tiếp cận của đề tài đặt trọng tâm vào phân tích quá trình biến đổi của hệ thống sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và mối tƣơng quan của sự biến đổi này ảnh hƣởng đến sự thay đổi trong thu nhập. Điều này đòi hỏi cần có sự phân tích tổng hợp nhiều vấn đề khác nhau trong điều kiện thực tế của khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, phƣơng pháp tiếp cận hệ thống và lịch sử sẽ đƣợc sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài. 37 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu Phƣơng pháp chọn mẫu: chọn mẫu theo hệ thống (systematic sampling). Đầu tiên, chúng tôi xác định quy mô mẫu cần phải chọn, theo các nghiên cứu trƣớc đây, chúng tôi chọn quy mô mẫu là 180 mẫu, gồm có: xã Phù Lƣu: 60 mẫu (thuộc huyện Hàm Yên); xã Trung Hà: 60 mẫu và xã Hà Lang: 60 mẫu (xã Trung Hà và Hà Lang là 2 xã thuộc huyện Chiêm Hóa). Cụ thể cách chọn mẫu hệ thống nhƣ sau: - Đầu tiên: Chia đám đông theo quy mô mẫu mong muốn để có bƣớc nhảy, ví dụ: Toàn bộ số dân của 05 xã trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Cham Chu có 6.832 hộ với 29.703 khẩu. Chọn ra số hộ trong 3 xã Phù Lƣu, Trung Hà và Hà Lang. Quy mô mẫu cần chọn trong 3 xã là mỗi xã chọn ngẫu nhiên 60 mẫu, bƣớc nhảy sẽ là 40. - Chọn điểm xuất phát: chọn một hộ ngẫu nhiên trong danh sách các hộ dân trong xã làm hộ thứ nhất, hộ tiếp theo sẽ là hộ thứ nhất cộng thêm 40 hộ. Quá trình lần lƣợt nhƣ vậy cho đến khi hoàn tất danh sách các hộ trong từng xã. Sở dĩ tác giả chọn các địa phƣơng dƣới đây để thu thập thông tin là do: - Xã Phù Lƣu thuộc huyện Hàm Yên là trung tâm của khu bảo tồn thiên nhiên, với hầu hết các ngành nghề trong cơ cấu kinh tế nhƣ: nông lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, khách sạn nhà hàng, khai thác đá… tỷ lệ hộ nghèo của xã là 14,47% , điều kiện đất đai của xã rất đa dạng nhƣ: núi, ruộng cao, ruộng thấp. - Xã Trung Hà và Hà Lang thuộc huyện Chiêm Hóa có nhiều ngƣời dân tộc sinh sống, ngƣời Dao, H’Mông, Cao Lan chiếm tỷ lệ 98% dân số toàn xã, Tỷ lệ hộ nghèo là của 2 xã này lần lƣợt là: 27,14% và 23,54%. 2.2.2.2. Xác định chuẩn nghèo Trong nghiên cứu của luận văn, tác giả chọn chi tiêu bình quân của mỗi ngƣời trong hộ gia đình để làm tiêu chí xét hộ có là diện nghèo hay không. Căn cứ trên đề xuất của Bộ LĐTBXH, theo đó, khi chi tiêu bình quân của mỗi ngƣời trong hộ nếu nhỏ hơn 400.000 đồng / tháng thì hộ xem nhƣ diện nghèo. 2.2.2.3. Mô hình kinh tế lượng Nhƣ phân tích ở trên, tình trạng nghèo của hộ gia đình xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Điều đó có nghĩa là khả năng nghèo của hộ gia đình sẽ là một hàm phụ thuộc vào những yếu tố ảnh hƣởng đến nó. Để xác định một số biến số có khả năng tác động đến xác suất nghèo của hộ, tác giả thiết lập mô hình hồi 38 quy logistic mà biến phụ thuộc có giá trị bằng 1 nếu hộ là nghèo và có giá trị bằng 0 nếu hộ không nghèo. Mô hình có dạng nhƣ sau: Y = f(dientich, dilamxa, hocvan, lamnong, sotienvay, dantoc, duongoto, gioitinhchu, khoangcach, phuthuoc, sonam) Khi đó hàm sản xuất Cobb- Douglass có dạng: Y= a0*dienticha1*dilamxaa2*hocvana3*lamnonga4*sotienvaya5*dantoca6*duongotoa7* gioitinhchua8*khoangcacha9*phuthuoca10*sonama11*eu Logarit hóa hai về ta đƣợc: Ln Y=Lna0+Ln(dienticha1*dilamxaa2*hocvana3*lamnonga4*sotienvaya5*dantoca6* duongotoa7* gioitinhchua8*khoangcacha9*phuthuoca10*sonama11) + u Trong đó: Biến phụ thuộc: Dạng hộ ( ký hiệu là Y): là biến giả + Y=1 nếu hộ thuộc diện nghèo +Y= 0 nếu hộ không thuộc diện nghèo. Biến độc lập: (1)Dientich: Là biến thể hiện diện tích đất của hộ gia đình (1.000 m2), kỳ vọng mang dấu (-). (2)Dilamxa: là biến giả, kỳ vọng mang dấu (-). + Nhận giá trị 1 nếu hộ có ngƣời đi làm xa. + Nhận giá trị 0 nếu hộ không có ngƣời đi làm xa. (3)Hocvan: là biến thể hiện số năm đi học của chủ hộ, kỳ vọng mang dấu (-) (4)Lamnong: là biến giả, kỳ vọng mang dấu (+). +Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ làm việc liên quan tới nghề nông. +Nhận giá trị 0 nếu chủ hộ làm việc trong các ngành phi nông nghiệp. (5)Sotienvay: là biến cho biết giá trị số tiền của hộ gia đình vay từ các tổ chức tín dụng chính thức (triệu đồng), kỳ vọng mang dấu (-). (6)Dantoc: là biến giả, kỳ vọng mang dấu (+). +Nhận giá trị 1 nếu hộ là dân tộc thiểu số (không phải ngƣời kinh và Hoa). +Nhận giá trị 0 nếu hộ là ngƣời Kinh và Hoa. (7)Duongoto: là biến giả, kỳ vọng mang dấu (-). +Nhận giá trị 1 nếu hộ có đƣờng ô tô đến tận nhà. +Nhận giá trị 0 nếu hộ không có đƣờng ô tô đến nhà. 39 (8)Gioitinh: là biến giả, kỳ vọng mang dấu (-). +Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam giới. +Nhận giá trị 0 nếu chủ hộ thuộc nữ giới. (9)Khoangcach: là biến thể hiện số Km từ hộ gia đình đến chợ, kỳ vọng mang dấu (+). (10)Phuthuoc: là biến thể hiện tổng số ngƣời sống phụ thuộc trong hộ gia đình, kỳ vọng mang dấu (+). (11) Sonam: là biến chỉ số năm mà hộ gia đình đã sinh sống tại địa phƣơng, kỳ vọng mang dấu (-). e. là sai số ngẫu nhiên.  Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phần mềm phân tích thống kê SPSS (Statistical Package for Social Sciences) để mô tả sự tác động qua lại giữa các nhóm yếu tố và áp dụng mô hình logistic để phân tích sự tác động của các yếu tố ảnh hƣởng đến xác suất nghèo của hộ gia đình. Với các kết quả phân tích, tác giả lựa chọn và đề xuất các chính sách nhằm tăng thu nhập cho hộ nghèo thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang. Kết luận chƣơng 2 Sau khi xác định đƣợc phƣơng pháp để tìm hiểu vấn đề cần nghiên cứu, tác giả cố gắng xác định những yếu tố có thể ảnh hƣởng trực tiếp đến thu nhập của hộ gia đình ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang. Khi tiến hành cho các yếu tố này biến động theo chiều hƣớng khác nhau thì xác suất nghèo của hộ gia đình sẽ thay đổi nhƣ thế nào. Giảm nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản đƣợc Nhà nƣớc Việt Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là một bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc. Mặc dù, chúng ta đã đạt đƣợc thành tựu rất to lớn trong thời gian qua, song những thách thức sắp tới đối với công cuộc giảm nghèo sẽ luôn là vấn đề cần đƣợc các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu và phải có những giải pháp hữu hiệu, đồng bộ để công tác xóa đói, giảm nghèo của chúng ta tiếp tục thu đƣợc những thành tựu mới. 40 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG THU NHẬP HỘ NÔNG DÂN NGHÈO KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHAM CHU, TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu- khu bảo tồn thiên nhiên cham chu tỉnh Tuyên Quang 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu nằm trên địa phận hai huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. Năm 2000 đã đƣợc Cục Kiểm lâm - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất vào danh mục các khu rừng đặc dụng Việt Nam trực thuộc sự quản lý của UBND tỉnh Tuyên Quang. Theo Tổ chức Động thực vật Quốc tế (FFI) và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, KBTTN Cham Chu là một điển hình về sự đa dạng sinh học cả về hệ sinh thái rừng, thảm thực vật rừng và động thực vật rừng; đặc biệt có loài Voọc mũi hếch, là loài quý hiếm và đặc hữu của Việt Nam và Thế giới. Năm 2001, Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang đã phối hợp với Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tiến hành xây dựng Dự án KBTTN Chạm Chu, UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt tại Quyết định số 1536/QĐ-UB ngày 21 tháng 9 năm 2001 và đƣợc ghi vào trong tổng số 62 Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Khu Bảo tồn thiên nhiên Cham Chu có tổng diện tích tự nhiên là 40.274,1 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 34.277,9 ha với 15.262,3 ha là rừng đặc dụng, trên diện tích hành chính của 05 xã Trung Hà, Hà Lang, Hoà Phú huyện Chiêm Hoá; xã Yên Thuận, Phù Lƣu huyện Hàm Yên. Khu Bảo tồn giới hạn từ 22o04’ đến 22o21’ vĩ độ Bắc, từ 104o53’ đến 105o14’ kinh độ Đông. Khu Bảo tồn thiên nhiên Cham Chu nằm ở vùng núi Cham Chu, nằm giữa 2 con sông là: Sông Lô ở phía Tây và sông Khuổi Guồng thuộc lƣu vực sông Gâm ở phía đông. Phía Nam là nơi hội lƣu của 2 con sông này. Đặc điểm địa hình, hình thành khu hệ động thực vật đa dạng và phong phú. + Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang. + Phía Đông giáp các xã Minh Quang, Tân Mỹ, Phúc Thịnh và Tân Thịnh huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. 41 + Phía Nam giáp các xã: Bình Xa (huyện Hàm Yên) và xã Yên Nguyên (huyện Chiêm Hoá), tỉnh Tuyên Quang + Phía Tây giáp xã Yên Lâm và Yên Phú (huyện Hàm Yên), tỉnh Tuyên Quang. 3.1.1.2. Địa hình Phần lớn diện tích Khu Bảo tồn thiên nhiên Cham Chu có kiểu địa hình núi trung bình (701 - 1700 m); độ cao trung bình toàn khu vực khoảng 900 m. Có ba đỉnh cao ở trung tâm gồm Cham Chu (1.587m), Pù Loan (1.154m) và Khau Vuông (1.218m). Có thể chia địa hình Khu BTTN Cham Chu thành một số kiểu sau: * Địa hình núi: - Phía Đông Bắc có dãy Khau Coóng chạy đến tận ranh giới khu bảo tồn, đƣờng đỉnh (đƣờng phân thủy) của dãy cũng là đƣờng ranh giới giữa 2 xã Trung Hà và Hà Lang. - Phía Đông Nam và Nam có hệ thống núi Đèn, Đèo Gà, Khao Kiêng; đƣờng phân thủy của các hệ thống núi này cũng là ranh giới của các xã Hà Lang - Tân An và Tân An - Hoà Phú. Độ cao giảm dần theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. - Phía Tây Khu bảo tồn là 2 dông núi tạo thành cánh cung kẹp lấy thung lũng xã Phù Lƣu với cánh cung Tốc Lũ ở phía Nam và cánh cung Lăng Bán ở phía Bắc. - Phía Tây - Bắc có hệ thống núi đá vôi nằm trên địa bàn 2 xã Trung Hà và Yên Thuận; các dãy núi chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam (núi Khuổi My, Núi Cánh Tiên, núi Quân Tinh). * Địa hình đồng bằng: - Phía Đông núi Cham Chu là dải đất tƣơng đối bằng phẳng dài hơn 21 km (đƣờng chim bay). Là nơi sinh sống của hầu hết dân cƣ xã Trung Hà, Hà Lang và Tân An; - Phía Tây là dải đất bằng dài hơn 20 km; nơi sinh sống, định cƣ và canh tác của 5 xã Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khƣơng, Minh Dân và Phù Lƣu, huyện Hàm Yên. * Kiểu địa hình ngập nƣớc Ngoài 2 kiểu địa hình kể trên, địa hình ngập nƣớc cũng đƣợc coi là khá quan trọng, tuy diện tích không lớn nhƣng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành vi khí hậu của kiểu sinh thái ngập nƣớc, là nguồn cung cấp nƣớc, hình thành hệ sinh thái tự nhiên giàu tính đa dạng sinh học của khu vực; địa hình này tồn tại ở các dạng: Ao, hồ, sông, suối và các thủy vực. 42 3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn * Khí hậu: Vùng Cham Chu có những nét tƣơng đồng với chế độ khí hậu vùng Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,90C; Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất xuống đến 15,50c vào tháng 1, tháng cao nhất lên đến 28,20C rơi vào tháng 7. Tổng lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1661mm đặc biệt 4 tháng có lƣợng mƣa trung bình trên 2000mm là các tháng 6,7,8,9 chiếm đến 65,24% tổng lƣợng mƣa năm. Điều này gây nên hiện tƣợng lũ lụt, xói mòn đất và các thiệt hại về ngƣời, môi trƣờng và kinh tế. trong 3 năm liền 1999, 2000, 2001 lũ lụt thƣờng xuyên xảy ra trên địa bàn khu vực nghiên cứu, gây thiệt hại lớn về ngƣời và của cải. Thời kỳ khô hạn là thời kỳ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, đây là thời kỳ khô hạn đối với sự phát triển của hệ sinh thái. * Thuỷ văn: Bên cạnh sự đa dạng phong phú về các loài động, thực vật Khu Bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là thƣợng nguồn của một số con suối lớn cung cấp nƣớc sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp cho ngƣời dân ở khu vực và các xã lân cận nhƣ xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hoá; xã Tân Thành, huyện Hàm Yên. Một đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc là hệ thống sông suối dày đặc, cộng với lƣợng mƣa năm lớn (1661mm), hệ thống sông suối góp phần tạo nên độ ẩm không khí cao về mùa mƣa. Tổng chiều dài sông suối trong toàn bộ khu vực đạt đến 1113,7 km tƣơng ứng khoảng 1,9 km/km2. Phía Tây là sông Lô đây cũng là ranh giới của Khu bảo tồn, phía Đông có hệ thống sông Khuổi Guồng bắt nguồn từ thũng lũng xã Trung Hà chảy qua địa phận xã Hà Lang, hợp lƣu với hệ thống sông Tân Thành và sông Phúc Ninh ở phía Tây Nam khu bảo tồn. 3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên Khu BTTN có khu hệ động, thực vật phong phú, đặc trƣng bởi hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi vùng Đông Bắc Việt Nam. a . Các hệ sinh thái rừng Khu BTTN Cham Chu là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật: Thực vật nhiệt đới Đông nam châu Á (Baltzert et al, 2001), rừng á nhiệt đới Nam Trung Quốc và rừng Á nhiệt đới núi cao Đông Himalaya; bƣớc đầu xác định tại Khu BTTN Cham Chu có 7 kiểu rừng: (1) Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi; (2) Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm á nhiệt đới trên núi trung bình, núi cao (>700m); (3) Rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới núi thấp; 43 (4) Rừng hỗn giao tre nứa- cây lá rộng; (5) Rừng tre nứa; (6) Rừng thứ sinh, rừng trồng; (7) Thảm tƣơi (trảng cỏ), cây bụi; b. Sự đa dạng về khu hệ thực vật Đến nay đã thống kê đƣợc 906 loài thuộc 425 chi, 136 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong đó có 58 loài quí hiếm thuộc 55 chi 36 họ; nằm trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 có 43 loài thuộc 40 chi, 33 họ; trong Danh lục đỏ của IUCN năm 2009 có 23 loài thuộc 25 chi, 16 họ; trong Nghị định 32/CP của Chính phủ về quản lý các loài động thực vật quí hiếm có 16 loài thuộc 15 chi, 15 họ. c . Đa dạng về khu hệ động vật Khu hệ thú: có 33 loài đã đƣợc ghi nhận ở Khu BTTN Cham Chu, trong đó có 01 loài bị đe doạ ở cấp quốc gia; 2 loài ở cấp độ thế giới; 9 loài ghi trong NĐ/32 của Chính Phủ (32/2006/NĐ-CP); có 21 loài thuộc diện ƣu tiên bảo tồn. Khu hệ chim: Khu hệ chim ở Khu BTTN bƣớc đầu xác định có 47 loài thuộc 19 họ; trong đó có 03 loài thuộc diện nguy cấp. Khu hệ bò sát - ếch nhái: đã ghi nhận với tổng số 11 loài thuộc 3 bộ, 11 họ; 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1.Tình hình dân sinh-xã hội Dân số sinh sống ở khu vực giáp ranh và bên trong KBTTN có 28.411 ngƣời. Các dân tộc chủ yếu là Kinh, Tày, Dao, Hoa, H’Mông. Trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, đời sống kinh tế khó khăn nên phần lớn còn sống phụ thuộc vào rừng và các sản phẩm từ rừng. Đây là áp lực rất lớn có tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên. Chính vì vậy, KBTTN Cham Chu đã đánh giá nhu cầu bảo tồn và kế hoạch các hoạt động trình tự ƣu tiên, trình lên Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam xin hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động làm giảm sự tác động đến mức tối thiểu của cộng đồng vào tài nguyên thiên nhiên khu bảo tồn.  Dân tộc. Toàn bộ KBTTN Cham Chu có 5 dân tộc chính đang sinh sống là: Kinh, Tày, Dao, Hoa, H’Mông chiếm 98,2%, các dân tộc Cao Lan chỉ chiếm một số lƣợng rất ít 1,8%). Từ kết quả đƣợc tổng hợp ở bảng 3.1 cho thấy: Trong 5 dân tộc chính sinh sống trong vùng, Dân tộc Tày có số dân đông nhất bằng 17.047 ngƣời (chiếm 60%) 44 sau đó đến dân tộc Dao 6.768 ngƣời (chiếm 23,8%) và ít nhất là dân tộc H’Mông (chiếm 1,28%). Bảng 3.1: Thành phần dân tộc sinh sống trong khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang Tên dân tộc TT Số khẩu Tỉ lệ (ngƣời) (%) 1 Kinh 3.316 11,7 2 Tày 17.047 60,0 3 Dao 6.768 23,8 4 Hoa 407 1,43 5 H’Mông 365 1,28 6 Các dân tộc khác (Cao Lan, nùng…) 508 1,79 28.411 100 Tổng cộng (Nguồn: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang) Ngƣời Tày: Thuộc nhóm Tày - Thái, sống chủ yếu ở vùng thung lũng chân núi và một phần vùng đồi. Bản của ngƣời Tày thƣờng ở chân núi hay ven suối. Tên bản thƣờng gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, suối, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 đến 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Ngƣời Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá phát triển với đủ loại cây trồng nhƣ lúa, ngô, đậu, cây ăn quả …và rau xanh, mùa nào thức đó. Ngƣời Tày với các lễ hội Lồng tồng, giã cốm đƣợc tổ chức và duy trì hàng năm đã mang đến cho du khách những ấn tƣợng sâu sắc về nét văn hóa làng quê. Ngƣời Dao: Ngƣời Dao ở KBTTN Cham Chu thuộc ngành Dao đỏ có nguồn gốc từ Quảng Đông (Trung Quốc) vƣợt biên di cƣ đến đất Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) trong khoảng thế kỷ XV- XVIII. Từ đó họ đi sâu vào trong đất liền cƣ trú tại một số vùng thuộc tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Tuyên Quang. Ngƣời Dao hiện sống tập trung ở hầu hết các xã, nhƣng phân bố nhiều ở các xã: Yên Thuận, Phù Lƣu, Trung Hà, Ngƣời Dao cƣ trú ở KBTTN Cham Chu lâu đời, tập quán của ngƣời Dao là trồng lúa nƣơng, ruộng nƣớc và hoa màu, hát Páo dung; nghề thủ công: dệt, rèn, may... phát triển. Khả năng sử dụng thuốc nam từ cây rừng rất phong phú. Tuy nhiên, đây là bộ phận đồng bào có các hoạt động sản xuất liên quan và tác động 45 nhiều tới rừng và môi trƣờng, cần có sự hỗ trợ để đồng bào phát triển kinh tế nhƣng vẫn bảo vệ đƣợc tài nguyên rừng và môi trƣờng sinh thái. Ngƣời Kinh: Ngƣời Kinh di cƣ đi khai hoang đến để tìm vùng đất mới sinh sống. Một số ngƣời từ vùng lân cận nhƣ Thái Nguyên, Hà Giang, Bắc Kạn... số còn lại ở các tỉnh xa hơn nhƣ Hải Dƣơng, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Hƣng Yên...đến khai hoang, sinh cơ lập nghiệp. Đến nay nhóm ngƣời Kinh có mặt ở hầu hết các xã thuộc KBTTN Cham Chu. Ngƣời kinh với tập quán sản xuất lúa nƣớc, chăn nuôi và tham gia dịch vụ, thƣơng mại. Đây là bộ phận tiên phong trong tiến trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội. Ngƣời Kinh với một số lễ hội truyền thống chính nhƣ: Hội làng hàng năm là một dịp sinh hoạt hấp dẫn ở hầu hết các thôn, làng nhất là vào dịp đầu xuân. Các dân tộc khác nhƣ Sán Chay, Nùng, Hoa, H’Mông...đều có những phong có lễ hội thu hút nhiều ngƣời, nhiều lứa tuổi khác nhau, Những giá trị văn hóa mang bản sắc riêng cho từng dân tộc nêu trên cần đƣợc bảo tồn, phát triển và có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện hỗ trợ đồng bào giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của từng dân tộc. Đây chính là tiềm năng, nguồn tài nguyên đầy triển vọng trong việc xây dựng các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch lễ hội trong tƣơng lai;  Dân số và lao động: Dân số nằm trong vùng đệm và vùng lõi KBTTN có 6.227 hộ với 28.411 nhân khẩu. Dân số phân bố tƣơng đối đồng đều giữa các xã trong khu vực, mật độ cao nhất là xã Hòa Phú (99 ngƣời/km2), thấp nhất là xã Hà Lang (41 ngƣời/km2). Bảng 3.2: Mật độ và dân số các xã thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu TT Đơn vị hành chính (xã) Diện tích tự nhiên 2 (km ) Số khẩu Tỷ lệ Mật độ (ngƣời) (%) (ngƣời/km2) 1 Phù Lƣu 88,55 8047 28,3 91 2 Yên Thuận 75,11 4897 17,2 65 3 Hòa Phú 58,03 5756 20,3 99 4 Hà Lang 78,32 3182 11,2 41 5 Trung Hà 102,73 6529 23,0 63 Tổng 402,74 28.411 100 (Nguồn: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang) 46 Số lƣợng nhân khẩu tập trung đông nhất ở 4 xã đó là Phù Lƣu, Yên Thuận huyện Hàm Yên, Trung Hà, Hòa Phú huyện Chiêm Hóa chiếm 88,8%, cho thấy sức ép của ngƣời dân từ các xã này vào rừng là rất lớn. Xã có số dân ít nhất là Hà Lang huyện Chiêm Hóa chỉ chiếm 11,2%, chứng tỏ sức ép của ngƣời dân từ xã này là thấp hơn. Tính trung bình mỗi hộ gia đình có từ 4 –5 ngƣời. Nhƣ vậy số ngƣời sinh con thứ 3 thứ 4 vẫn còn phổ biến, tạo ra áp lực to lớn về dân số và vấn đề giải quyết việc làm rất nặng nề trong những năm tiếp theo. Lực lƣợng lao động và sự phân bố lao động trong 05 xã thuộc tại KBTTN thống kê tại biểu sau: Bảng 3.3: Lao động và phân bố lao động của các xã thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu Đơn vị hành chính Tổng số Nữ Nam Số ngƣời Tỉ lệ (%) Số ngƣời Tỉ lệ (%) Phù Lƣu 8047 3658 45,46 4389 54,54 Yên Thuận 4897 2440 49,9 2457 50,1 Hòa Phú 5756 2879 50,1 2877 49,9 Hà Lang 3182 1645 51,6 1537 48,3 Trung Hà 6529 3163 48,4 3366 51,6 28.411 13.785 Tổng 14.626 (Nguồn: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang) Lực lƣợng lao động trong khu vực phần lớn là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp với thu nhập thấp. Diện tích trồng lúa chủ yếu 2 vụ trên năm, một số diện tích trên cao trồng cam, cây cam là nguồn thu nhập chính cho nông dân ở đây và sắn. Một số ít trong số lao động này làm trong các lĩnh vực khác nhƣ giáo dục, y tế, dịch vụ, công nhân lâm nghiệp thuộc các Công ty Lâm Nghiệp. Với lực lƣợng lao động nhiều nhƣng cơ cấu ngành nghề đơn điệu (chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, năng suất lao động thấp) dƣ thừa lao động và nhiều thời gian nông nhàn đang là sức ép đến tài nguyên rừng vì kế mƣu sinh. Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế bằng chăn nuôi gia súc theo phƣơng thức thả tự do vào rừng cũng là nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học ở KBTTN Cham Chu.  Giao thông vận tải Tất cả các xã trong Khu bảo tồn đều có đƣờng ô tô tới trung tâm xã; có 162 thôn, bản có đƣờng ô tô đến thôn, đạt 58%. Tuy nhiên, đƣờng giao thông 47 chất lƣợng còn thấp, chủ yếu là đƣờng đất, một số ít là đƣờng bê tông và đƣờng cấp phối đƣợc đầu tƣ từ chƣơng trình phát triển nông thôn mới, khả năng sử dụng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là vào mùa mƣa. Mạng lƣới giao thông đến các xã của huyện Hàm Yên mới chỉ có đƣờng ô tô cấp phối đến trung tâm xã, đƣờng gập ghềnh, nhỏ hẹp, nhiều ổ gà, ổ voi. Rất khó khăn cho việc đi lại. Hệ thống giao thông của các xã thuộc huyện Chiêm Hóa đã đƣợc rải nhựa từ huyện đến trung tâm xã. Vị trí của Ban quản lý KBTTN Cham Chu đặt tại thôn Làng Bát xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, đƣờng đi lại tới các xã trong Khu Bảo tồn xa. Từ trụ sở làm việc của KBTTN Cham Chu đi đến cuối xã Trung Hà huyện Chiêm Hoá dài hơn 90km.  Thuỷ lợi Các công trình tƣới, hệ thống kênh mƣơng, phai đập, hồ chứa nƣớc với khối lƣợng 294 công trình đầu mối; có 249,5 km kênh mƣơng trong đó có 146,4 km đã đƣợc kiên cô hóa và xây dựng 29 công trình cấp nƣớc sạch....đƣợc đầu tƣ từ chƣơng trình phát triển nông thôn mới đã góp phần nâng cao hệ số sử dụng đất và chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân trong vùng. Mặc dù vậy, các công trình thuỷ lợi hiện tại đảm bảo tƣới, tiêu cho 70% diện tích lúa và rau màu của các xã. Tuy nhiên, một số các công trình đƣợc xây dựng từ lâu, do tác hại của thiên tai và mƣa lũ, kinh phí để duy tu sửa chữa thƣờng xuyên còn thiếu, công tác quản lý khai thác còn nhiều bất cập, dẫn đến các công trình bị xuống cấp không đảm bảo năng lực thiết kế. Do đó, trong thời gian tới, các công trình cần sớm đƣợc tu bổ, sửa chữa, nâng cấp và xây mới để đáp ứng tốt hơn cho sản xuất của ngƣời dân. Bên cạnh đó, tăng cƣờng công tác bảo vệ rừng đặc dụng lƣu vực đầu nguồn nhằm hại chế tác hại của thiên tai tới các công trình xây dựng..  Đường điện Toàn bộ 05 xã: Phù Lƣu, Yên Thuận, Hòa Phú, Hà Lang, Trung Hà đều đã có điện lƣới quốc gia. Tuy nhiên đƣờng dây tải điện còn yếu, và thƣờng xảy ra mất điện.  Y tế : Toàn vùng có 2 bệnh viện huyện và 100% các xã đều có trạm y tế xã, mỗi trạm đều có 3-4 ngƣời y, bác sỹ hay hộ lý và trên 70% số thôn, bản có cán bộ y tế. Nhƣng do khó khăn về cơ sở hạ tầng vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn về thuốc men, điều kiện về vệ sinh không đƣợc đảm bảo và đội ngũ cán bộ y tế có năng lực và chuyên môn cao còn thiếu. Hoạt động chủ yếu của các trạm y tế chỉ đáp ứng 48 chữa trị một số bệnh thông thƣờng và chỉ là nơi giáo dục, tuyên truyền để giúp cho bà con chống lại các bệnh dịch. Các loại bệnh phổ biến trong vùng là bệnh đƣờng ruột, bệnh đau mắt, bệnh da liễu, các loại bệnh đƣờng hô hấp…  Giáo dục: Hệ thống giáo dục hầu hết của các xã đã đƣợc nâng cấp. Tuy nhiên ở một số cộng đồng ngƣời H’Mông, Cao Lan tỉ lệ đi học còn thấp, đặc biệt là cộng đồng ngƣời H’Mông. UBND xã và cán bộ giáo viên đã xuống tận thôn vào hộ gia đình đã vận động, giải thích cho con em họ đi học trở lại. Tuy nhiên tình trạng bỏ học vẫn thƣờng xảy ra. Chƣơng trình 135 của Chính phủ, dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn (RIDP) đã xây dựng các phòng học kiên cố tại các xã, tập trung cho hộ nghèo, vốn tín dụng, nƣớc sạch, ngƣời dân địa phƣơng cũng đóng góp để thực hiện các chƣơng trình này, hội phun nữ tham gia quản lý. Tuy nhiên số phòng kiên cố không nhiều, một số lớp học dựng tạm bợ của các lớp học phổ biến ở các thôn chủ yếu là ở cấp I và lớp mẫu giáo. Có nhiều thôn không có lớp học, học sinh đi bộ khoảng 4-5km để đến trƣờng phổ biến khá đông. Trang thiết bị phục vụ học tập nhƣ: bàn, ghế, bảng học rất xộc xệch, giáo cụ còn thiếu thốn. Số học sinh trong một lớp học cao, độ tuổi lại rất chênh lệch nhau. Đội ngũ giáo viên còn thiếu, tỷ lệ giáo viên ngƣời dân tộc địa phƣơng còn khiêm tốn và phân bố không đều, chủ yếu là dạy các lớp mầm non và cấp I, số giáo viên dạy cấp II, cấp III thƣờng là các thầy cô giáo ở tỉnh, huyện và một số tỉnh miền xuôi lên công tác nhƣng do điều kiện về thiếu thốn về chỗ ở, thiếu thông tin, thiếu thốn tình cảm và ít đƣợc sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Điều này khiến các thầy cô không thật sự yên tâm công tác và hạn chế khẳ năng phấn đấu chuyên môn của các thầy cô giáo.  Thông tin văn hóa: Mạng lƣới thông tin, văn hoá khá phát triển; 100% số xã đều thu đƣợc tín hiệu phát thanh truyền hình, Hầu hết các thôn có hệ thống loa truyền thanh; toàn vùng có 5 điểm bƣu điện văn hóa xã và 11 nhà văn hoá thôn bản, hoạt động văn hóa 49 từng bƣớc đi vào nề nếp, các giá trị văn hóa dân tộc đƣợc bảo tồn, đặc biệt là duy trì và tổ chức tốt các lễ hội truyền thống của dân tộc (chọi trâu, hội xuống đồng...); 3.1.2.2. Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu Bảng 3.4: Các loại đất đai trong khu vực khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu Xã Tổng (ha) Đất Nông Đất Lâm Đất cây nghiệp nghiệp công (ha) (Ha) nghiệp(Ha) Đất khác (Ha) Phù Lƣu 8.855 1.119,7 7.453 214,2 68,1 Yên Thuận 7.511 651,9 6.482 181,3 195,8 Hòa Phú 5.803 388,81 4.767,7 139,55 506,94 Hà Lang 7.832 213,5 7.140,2 187,68 290,62 Trung Hà 10.273 748,81 8.435 228,42 860,77 Tổng 40.274 3.122,72 34.277,9 949,15 1.922,23 (Nguồn: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang) Từ số liệu trên ta thấy, diện tích đất lâm nghiệp trong vùng rất lớn, với 34.277,9 ha chiếm 85,1% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua đó ta thấy rằng tiềm năng của hoạt động sản xuất lâm nghiệp là rất lớn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế vùng. Đất nông nghiệp của 05 xã là 3.122,72 ha chiếm 7,7%, tổng diện tích tự nhiên. Nhƣ vậy đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp và phân bố không đồng đều, xã có nhiều đất nông nghiệp nhất là Phù Lƣu (huyện Hàm Yên) 1.119,7 ha, xã có ít là Hà Lang (huyện Chiêm Hóa) 213,5 ha. Đất sản xuất cây công nghiệp (Cam, Quýt, Sắn, Chè, …) chiếm 2,36% phân bố không tập trung, chƣa đƣợc quy hoạch kế hoạch sử dụng đất dài hạn cụ thể, phần lớn là sản xuất tự phát với trình độ sản xuất lạc hậu, năng suất cây trồng thấp.  Sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ đạo của 2 huyện, nhƣng với diện tích gieo trồng còn nhỏ hẹp, năng suất cây trồng thấp nên đời sống của ngƣời dân chỉ dựa vào nông nghiệp là rất khó khăn. Hàng năm vẫn còn 25% số hộ thiếu lƣơng thực trong những tháng giáp hạt. Sản xuất cây công nghiệp nhƣ Cam, Quýt, Sắn, Ngô đang là một giải pháp xoá đói giảm nghèo của nhân dân trong KBTTN. Nhƣng với quỹ đất hạn hẹp, chƣa có quy hoạch nên sản xuất còn diễn ra manh mún và tự phát cùng với kỹ thuật canh tác lạc hậu nên năng suất cây trồng không cao. Bên cạnh đó đầu ra của sản phẩm 50 không ổn định là những nguyên nhân khiến cho ngƣời dân không chuyên tâm vào sản xuất, đầu tƣ giống mới có năng xuất cao.. Ngoài các loài cây trồng chính nhƣ đã nêu trong khu vực còn có một số loài cây trồng khác chiếm diện tích đáng kể nhƣ rau, đậu, vừng, lạc…  Sản xuất công nghiệp và dịch vụ: Sản xuất công nghiệp và dịch vụ chiếm vị trí rất nhỏ, hầu nhƣ không đáng kể trong nguồn thu của các xã nằm trong khu vực. Các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Sản xuất hàng hoá trong lĩnh vực thủ công nghiệp đang từng bƣớc hình thành; một số hộ gia đình có điều kiện kinh tế bắt đầu hình thành mạng lƣới dịch vụ buôn bán; sản phẩm chủ yếu là các nhu yếu phẩm tiêu dùng, vật liệu xây dựng (xi măng, sắt thép...), vật tƣ nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ nông nghiệp...). Khu vực KBTTN Cham Chu không có các cơ sở sản xuất công nghiệp, chỉ có một số lò gạch sản xuất gạch thủ công (gạch nung) phục vụ tại chỗ nhƣng hiện nay quy mô hoạt động nhỏ và có tính chất thời vụ phục vụ xây dựng tại chỗ là chủ yếu. Các cơ sở dịch vụ chủ yếu phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống sinh hoạt trên địa bàn. Điều này cho thấy sản xuất nông nghiệp thuần tuý vẫn đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ lệ cao và thu hút, sử dụng phần lớn lao động của khu vực. Du lịch, dịch vụ vẫn chỉ là tiềm năng, lợi thế nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng thì rất nhỏ bé thiếu đầu tƣ.  Chăn nuôi và thuỷ sản: Chăn nuôi: Do có thuận lợi về diện tích rừng rộng lớn, đồi núi thấp nhiều, thành phần loại thức ăn phong phú thích hợp với việc chăn nuôi đại gia súc vì vậy chăn nuôi trâu, bò khá phát triển trong vùng. Phƣơng thức chăn nuôi theo tập quán thả rông vào rừng, không kiểm soát quản lý, chỉ khi cần mới đƣợc tìm về. Gia cầm chủ yếu là gà, vịt đƣợc nuôi ở quanh nhà. Bình quân mỗi gia đình nuôi từ 1-2 con lợn, 2-3 con trâu hoặc bò, nhiều gia đình có tới 5-10 con trâu, bò thả rông trong rừng. Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào trong KBTTN, chăn nuôi không những cung cấp nguồn thức ăn tại chỗ mà còn cung cấp sức kéo cũng nhƣ phân bón cho sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng cũng nhƣ việc cải tạo đồng ruộng. Nhƣng phƣơng thức nuôi thả tự do gia súc vào rừng đang gây ra những mối nguy hại cho đa dạng sinh học của KBTTN. 51 Thuỷ sản: hệ thống sông, suối nhiều, do đó nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản khá phát triển, trung bình mỗi năm ngƣời dân trong vùng khai thác từ 10 – 15 tấn cá các loại cùng với nhiều loại thuỷ sản khác nhƣ tôm, ốc, ếch…phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho ngƣời dân.  Sản xuất lâm nghiệp Trong phạm vi KBTTN có 2 tổ chức kinh tế quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Chiêm Hóa (Chuyển đổi từ Lâm trƣờng Chiêm hóa) và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp Tân Thành (Chuyển đổi từ lâm trƣờng Tân Thành). Các hoạt động chủ yếu của các công ty này là trồng mới, bảo vệ, tu bổ làm giầu rừng và khai thác. Những năm qua ngƣời dân KBTTN đã thực hiện các chƣơng trình theo Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 (các lâm trƣờng giao khoán rừng và đất rừng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình công nhân viên chức và hộ nông dân trên địa bàn) và Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 của Chính phủ (Giao lại cho chính quyền địa phƣơng những diện tích không sử dụng để giao cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác sử dụng). Trong các chƣơng trình 327, chƣơng trình 661 ngƣời dân đã tham gia trực tiếp vào các dự án trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, nhận khoán bảo vệ rừng trên diện tích đất KBTTN và các lâm trƣờng (Nay là các công ty lâm nghiệp). Các hoạt động tham gia quản lý bảo vệ rừng: Trong năm 2011-2012 Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Cham Chu cùng với chính quyền địa phƣơng các xã trong KBTTN tổ chức đƣợc hơn 200 cuộc họp dân ở các thôn bản để tuyên truyền các văn bản liên quan về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và ký các cam kết bảo vệ rừng với các thôn bản. Một số kinh nghiệm của ngƣời dân có thể áp dụng cho bảo tồn: Bảo tồn các loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng theo mô hình gia đình: Các loài cây quý hiếm nhƣ Rau sắng, Ba mƣơi, Vang nhuộm, các loài cây làm thuốc …Các loài động vật hoang dã thông thƣờng nhƣ chim trĩ, nhím, dúi v.v..đƣợc trồng, nuôi trong vƣờn nhà vừa có thể làm thức ăn, làm thuốc và các lợi ích khác trong gia đình đã làm tăng số lƣợng cá thể của các loài cây quý hiếm và các loài động vật hoang dã.  Du lịch * Tài nguyên du lịch Nằm trên độ cao từ 200 đến trên 1000 mét so với mặt nƣớc biển, KBTTN Cham Chu là một quần thể sông núi, ao hồ, thác nƣớc.. sơn thủy hữu tình; một số giá trị thiên nhiên có thể đƣa vào khai thác phục vụ du lịch và giáo dục môi trƣờng: 52 - Hệ sinh thái rừng tự nhiên Khu BTTN Cham Chu với sự đa dạng cao của các loài động thực vật là môi trƣờng phục vụ thăm quan kết hợp với đào tạo và nghiên cứu khoa học. - Thác Lụa (Hòa Phú), thác Bản Ba (Trung Hà) huyện Chiêm Hóa; Khau Nàng (Yên Thuận), Mạ Héc, Nậm Lƣơng (Phù Lƣu), Xít Sa (Minh Khƣơng) huyện Hàm Yên là điểm du lịch sinh thái khá hấp dẫn nếu đƣợc đầu tƣ kết cấu hạ tầng và các dịch vụ ăn, nghỉ, hƣớng dẫn thăm quan du lịch.... - Những thôn bản ngƣời Dao, ngƣời Tày với các tập tục truyền thống và lễ hội là những điểm đến lý tƣởng phục vụ du lịch khám phá, chiêm ngƣỡng cho các chuyến đi cuối tuần đầy hấp dẫn; - Khí hậu cũng là một tiềm năng du lịch của rừng đặc dụng Cham Chu. Do nằm ở độ cao trên 200 - 1000 m so với mặt nƣớc biển, khí hậu khá mát mẻ, môi trƣờng không khí trong lành là nơi lý tƣởng cho việc xây dựng những khu nghỉ dƣỡng. Trong những năm qua, các cấp chính quyền của tỉnh Tuyên Quang và huyện Hàm Yên, Chiêm Hóa luôn xác định muốn bảo tồn phát triển bền vững KBTTN phải phát triển dịch vụ du lịch, nhằm tạo kế sinh nhai cho ngƣời dân, giảm áp lực dân số, đói nghèo lên tài nguyên rừng. Tuy nhiên, phát triển dịch vụ và du lịch của KBTTN Cham Chu vẫn chỉ dừng ở tiềm năng, chƣa khai thác đƣợc lợi thế về tự nhiên, xã hội để phát triển kinh tế xã hội các địa phƣơng trong vùng. 3.1.3. Đánh giá chung 3.1.3.1. Thuận lợi Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu thuộc huyện miền núi có nhiều lợi thế so sánh về đất đai và lao động, về kinh tế vƣờn đồi, tài nguyên khoáng sản và phát triển du lịch gắn với dịch vụ. Là huyện miền núi nhƣng có vị trí tƣơng đối thuận lợi nằm gần với vùng kinh tế trọng điểm phía bắc và nhiều thành phố lớn trong khu vực, thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế và hội nhập phát triển. Cơ sở hạ tầng của khu bảo tồn thiên nhiên trong những năm qua đƣợc củng cố và tăng cƣờng, đặc biệt là hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện... Là khu bảo tồn thiên nhiên có truyền thống lịch sử cách mạng và tinh thần đoàn kết gắn bó, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, an ninh chính trị ổn định, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý điều hành của cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở ngày càng đƣợc nâng lên. Đồng thời địa phƣơng tiếp tục đƣợc hƣởng các chính sách ƣu tiên đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nƣớc... tạo cho khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu sức mạnh để tiếp tục xây dựng và phát triển. 53 3.1.3.2. Khó khăn Thuộc huyện miền núi có điểm xuất phát thấp so với mặt bằng chung của tỉnh và khu vực. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã đƣợc cải thiện song còn rất khó khăn. Trình độ dân trí còn hạn chế. Trong sản xuất nông nghiệp đã có nhiều thành công nhất định nhƣng còn phân tán, manh mún. Trình độ công nghệ trong sản xuất kinh doanh còn lạc hậu, công nghệ chế biến chƣa phát triển dẫn đến trình trạng chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất chƣa cao. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá thấp, vấn đề tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả và cây công nghiệp còn khó khăn. Công nghiệp - TTCN và TM- DV còn nhỏ bé, khả năng thu hút các nguồn đầu tƣ cho phát triển còn hạn chế, nội lực nền kinh tế còn yếu, nguồn thu ngân sách không ổn định, còn mất cân đối. Quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế quốc doanh và HTX còn thấp, chƣa làm tốt vai trò chu đạo thức đẩy hộ gia đình và các thành phần kinh tế phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo thiếu việc làm còn cao. Đời sống nhân dân miền núi vùng cao còn nhiều khó khăn là áp lực lớn đối với công tác quản lý và điều hành. 3.2. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo thuộc khu bảo tồn thiên nhiên cham chu, tỉnh Tuyên Quang 3.2.1. Một số đặc điểm cơ bản về hộ nông dân đã điều tra tại khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang 3.2.1.1. Đặc điểm của chủ hộ Bảng 3.5: Thồng tin cơ bản về chủ hộ điều tra Diễn giải ĐVT Tổng điều tra Phù Lƣu 1. Số chủ hộ điều tra Ngƣời 180 60 2. Tỷ lệ chủ hộ là nữ % 18.03 21.52 3. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 48.33 44.00 Trong đó: Tuổi BQ chủ hộ là nữ Tuổi 43.33 39.00 4. Trình độ văn hóa chủ hộ < lớp 7 Ngƣời 47.00 12.00 Từ lớp 7 - 12 Ngƣời 122.00 43.00 Trên lớp 12 Ngƣời 11.00 5.00 5. Tỷ lệ chủ hộ tham gia tập huấn % 59.53 23.00 (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Chia ra Trung Hà 60 18.38 47.00 45.00 Hà Lang 60 14.20 54.00 46.00 15.00 41.00 4.00 74.59 20.00 38.00 2.00 81.00 54 Trong tổng 180 hộ điều tra có 18,03% chủ hộ là nữ, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là ở Phù Lƣu với 21,52% và thấp nhất ở Hà Lang với 14,2%. Tuổi bình quân chủ hộ là nữ thƣờng thấp hơn so với bình quân chung từ 5 - 8 tuổi, chứng tỏ các hộ gia đình trẻ đang có đƣợc sự bình đẳng về giới trong suy nghĩ của mình. Xã có số chủ hộ có trình độ trên lớp 12 cao nhất là Phù Lƣu với 5 ngƣời và đây cũng là xã có số chủ hộ dƣới lớp 7 thấp nhất. Nhìn chung trình độ học vấn chung của các xã điều tra là thấp số chủ hộ có trình độ tập trung chủ yếu từ lớp 712, các xã xa trung tâm huyện thị thì mức học vấn càng là vấn đáng quan tâm. Tỷ lệ chủ hộ tham gia các lớp tập huấn còn thấp, bình quân là 59,53 % trong đó cao nhất là ở Hà Lang và thấp nhất là ở Phù Lƣu. Các lớp tập huấn này chủ yếu thuộc các chƣơng trình khuyến nông, các dự án nông lâm nhằm thay đổi tập quán canh tác và chuyển giao công nghệ sản xuất cho ngƣời dân. 3.2.1.2. Điều kiện sản xuất của các hộ điều tra Bảng 3.6: Đặc điểm về điều kiện sản xuất của các hộ điều tra năm 2012 Diễn giải ĐVT Tổng Chia ra điều tra Phù Lƣu Trung Hà Hà lang m2 7075.96 6248.56 1. DT đất bq 1 hộ - Trong đó đất canh tác m2 3981.95 3453.00 2. Tỷ lệ hộ có DT đất canh -tác Dƣới 1500m % 28.26 33.33 - Từ 1500 - 5000m % 65.43 60.00 - Trên 5000m % 6.30 6.67 Ngƣời 4.02 3.63 3. Số nhân khẩu bq 1 hộ Ngƣời 2.16 2.12 4. Số lao động bq 1 hộ trđ/năm 6.83 7.30 5. Số vốn SX bq 1 hộ - Trong đó: vốn vay trđ/năm 3.10 2.8 (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) 7003.27 3985.12 7976.05 4507.73 30.29 64.30 6.83 3.98 2.07 6.85 3.50 21.17 72.00 5.41 4.46 2.28 6.34 3.00 Qua bảng ta thấy, diện tích đất bình quân 1 hộ các xã điều tra là 7075,96m2 trong đó xã có diện tích bình quân hộ cao nhất là Hà Lang là 7976,05m2, đất canh tác bình quân 1 hộ là 3981,85m2 phần lớn diện tích này là đất nông nghiệp, lâm nghiệp, diện tích dành cho nuôi trồng thủy sản là rất ít chỉ chiếm khoảng 0.75% tổng diện tích đất canh tác. Số hộ có diện tích trên 5000m2 tập trung 55 cao nhất ở Trung Hà chiếm 6,83% tổng số hộ. Số hộ có diện tích từ 1500m25000m2 là phổ biến, chiếm 65,43% tổng số hộ. Số nhân khẩu bình quân 1 hộ là 4,02 ngƣời và lao động bình quân 1 hộ là 2,16 ngƣời. Hà Lang là xã có số nhân khẩu bình quân 1 hộ cao nhất 4,46 ngƣời số nhân khẩu cao tập trung chủ yếu ở các hộ dân tộc thiểu số sống theo tập quán cũ (đại gia đình). Phù Lƣu có số nhân khẩu bình quân hộ là thấp nhất do sống gần trung tâm huyện thƣờng xuyên đƣợc tuyên truyền vấn đề kế hoạch hóa gia đình, nâng cao ý thức của ngƣời dân. Số vốn đầu tƣ cho sản xuất bình quân 1 hộ dao động từ 6,3 triệu đến 7,3 triệu, Phù Lƣu là xã đầu tƣ cho sản xuất cao nhất, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề phi nông nghiệp, hộ đi vay không nhiều chứng tỏ tiềm lực kinh tế của các hộ Phù Lƣu rất lớn. Vốn đầu tƣ thấp nhất là Hà Lang, tập trung vào sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp là chính. Trung Hà là xã có lƣợng vốn vay cao nhất, nguồn vốn vay chủ yếu là từ các dự án mà hộ đang tham gia. 3.2.1.3. Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra  Sản xuất nông nghiệp * Sản xuất trồng trọt Qua các biểu ta thấy, 100% các hộ dân đều tham gia sản xuất 1 loại cây, trong đó phổ biến nhất vẫn là cây lúa nƣớc với 174/180 hộ tham gia trồng, tiếp đến là rau đậu (những thực phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày của hộ). Cây lâu năm đƣợc trồng nhiều nhất là cam và quýt, diện tích cam và quýt đang đƣợc ngƣời dân mở rộng. Theo các xã, diện tích các loại cây trồng bình quân mỗi hộ không chênh lệch nhau đáng kể, năng suất lúa nƣớc cao nhất đạt đƣợc ở xã Phù Lƣu với 81,94 tạ/ha, thấp nhất ở Hà Lang với 79 tạ/ha. Rau đậu là cây trồng là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời dân Trung Hà, rau đậu thích hợp với điều kiện đất đai nơi đây nên đƣợc trú trọng phát triển tăng diện tích. Cam là cây đem lại hiệu quả cao nên đƣợc các hộ đầu tƣ phát triển mạnh nhất, diện tích và năng suất cao nhất đạt đƣợc ở Phù Lƣu, Trung Hà tập trung đầu tƣ cho cây cam, Hà Lang đầu tƣ cho cây quýt. Năng suất các loại cây trồng của hộ nghèo thấp hơn hẳn so với hộ khá và trung bình điều này liên quan đến chi phí đầu tƣ mà hộ bỏ ra. Các hộ này đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu vƣờn tạp sang diện tích vải sớm, bình quân mỗi hộ có 0,21 ha với năng suất 63tạ/ha. 56 Đây cũng là hƣớng đi đúng giúp các hộ nghèo nâng cao thu nhập mà các cấp chính quyền đang khuyến khích các hộ dân phát triển. Trồng trọt không phải là nguồn thu nhập chính và duy nhất của hộ kiêm ngành nghề nên diện tích gieo trồng bình quân 1 hộ và năng suất các loại cây trồng luôn thấp hơn các loại hộ khác. Hộ thuần nông có diện tích bình quân cao nhất nhƣng năng suất đứng sau hộ nông lâm kết hợp. Điều này chứng tỏ hộ nông lâm kết hợp là loại hộ có kỹ thuật canh tác và mức đầu tƣ hợp lý trong trồng trọt. Bảng 3.7: Tình hình sản xuất theo cơ cấu hộ thuộc các dân tộc trên địa bàn nghiên cứu Theo dân tộc Hộ dân tộc Kinh Hộ dân tộc thiểu số DT BQ DT BQ NS BQ Số hộ NS BQ Số hộ DT BQ NS BQ Số hộ 1 hộ 1 hộ (tạ/ha) (hộ) (tạ/ha) (hộ) 1 hộ(ha) (tạ/ha) (hộ) (Ha) (ha) Chung các hộ Diễn giải A.Cây hàng năm 1. Lúa nƣớc 2. Lúa nƣơng 3. Lạc, vừng 4. Rau, đậu B. Cây lâu năm 1.Cam 2. Quýt 3. Hồng, na 0.28 0.10 0.07 0.09 80.09 174.00 70.36 74.00 32.03 110.00 55.92 121.00 0.34 0.04 0.07 0.10 81.30 110.00 73.00 35.00 32.60 86.00 57.70 93.00 0.19 0.15 0.10 64.53 91.00 70.30 73.00 43.77 50.00 0.21 65.00 64.00 0.12 76.00 41.00 0.11 45.00 39.00 0.17 0.15 0.08 0.05 78.00 68.00 30.00 50.00 64.00 39.00 24.00 28.00 0.15 63.40 27.00 0.20 63.00 32.00 0.06 39.40 11.00 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Lúa nƣơng là cây trồng vẫn đƣợc đông đảo các hộ dân tộc thiểu số tham gia trồng cấy tuy nhiên năng suất loại cây này chỉ đạt 68 tạ/ha thấp hơn nhiều so với lúa nƣớc (80tạ/ha), diện tích này theo điều tra phỏng vấn hộ thì phần diện tích này không đem lại thu nhập đáng kể cho ngƣời dân tuy nhiên hộ vẫn trồng vì thời gian nhàn rỗi và chi phí đầu tƣ thấp hầu nhƣ là tận dụng. Hộ kinh tập trung mở rộng diện tích cam sớm còn các hộ dân tộc thiểu số lại giữ lại cây trồng truyền thống là quýt, hồng và na mới đƣợc 11/66 hộ dân thiểu số thử nghiệm với diện tích cũng rất khiêm tốn là 0,06ha/1 hộ. Nhƣ vậy các hộ mạnh dạn đầu tƣ nhƣ hộ khá, hộ nông lâm kết hợp, hộ dân tộc Kinh luôn có năng suất cao hơn các loại hộ khác, bên cạnh đó hộ đƣợc các dự án 57 hỗ trợ kỹ thuật và vốn nhƣ Trung Hà, Hà Lang cũng đang mở rộng diện tích và nâng cao năng suất các loại cây trồng chủ đạo nhằm tăng thu nhập. * Chăn nuôi Vật nuôi chính và phổ biến nhất trên vùng nghiên cứu là trâu, bò, lợn, gà. Có 71/180 hộ nuôi bò trâu, 5% hộ nuôi bò đàn. Trâu bò đƣợc xem là tài sản có giá trị trong nhà, phát triển chăn nuôi bò mạnh tập trung ở một số hộ và hình thức chăn nuôi là chăn thả hoặc thả rông ở vƣờn, cánh đồng, bãi cỏ. Mỗi hộ gia đình cho xuất chuồng trung bình từ 2-2,5 lứa lợn mỗi năm, mỗi con từ 75kg – 85kg. Đàn dê cũng đang đƣợc nghiên cứu đƣa vào mô hình chăn nuôi của hộ. Những hộ chăn nuôi dê thƣờng phải có bãi chăn thả, đồi hoặc vƣờn rừng. Nuôi dê theo nghiên cứu rất phù hợp với điều kiện đồi núi của khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang ngoài ra nó còn mang tính chất sản xuất hàng hóa hàng năm đem lại một nguồn thu nhập đáng kể. Điều tra hộ cho thấy nuôi trồng thủy sản rất kém phát triển (6% số hộ tham gia nuôi trồng thủy sản) điều này cũng cho biết địa hình địa thế khó khăn nhiều đồi núi ảnh hƣởng đến nuôi trồng thuỷ sản, tuy nhiên nếu hộ phát triển đƣợc nuôi trồng thủy sản thì nguồn thu nhập này rất cao. Một số hộ cũng đang tiến hành chăn nuôi thỏ, tuy nhiên thu nhập đem lại không đáng kể. Bảng 3.8: Thực trạng chăn nuôi tại các hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang Bảng 3.8a: Số liệu theo xã điều tra Tổng điều tra Vật nuôi Phù Lƣu Số con Số hộ bq nuôi 1 hộ (hộ) (con) 13.00 3.50 Số hộ Số con nuôi bq 1 hộ (hộ) (con) Trung Hà Số con Số hộ bq nuôi 1 hộ (hộ) (con) 23.00 3.00 Bò 61.00 3.76 Trâu 10.00 2.15 3.00 2.00 2.00 Lợn 159.00 3.58 52.00 2.50 Gà/vịt 177.00 24.01 60.00 Dê 15.00 19.27 Thỏ 11.00 Ao cá 7.00 Hà Lang Số hộ Số con nuôi bq 1 hộ (hộ) (con) 25.00 4.60 1.50 5.00 2.50 51.00 4.00 56.00 4.20 22.00 58.00 21.00 59.00 29.00 4.00 15.00 6.00 24.00 5.00 17.00 12.82 4.00 12.00 4.00 15.00 3.00 11.00 3014.29 4.00 3150.00 2.00 2000.00 1.00 4500.00 (Nguồn số liệu từ phiếu điều tra) 58 Bảng 3.8b: Theo điều kiện kinh tế hộ Tổng điều tra Vật Hộ khá Hộ trung bình Số hộ Số con bq Số hộ Số con bq Số hộ nuôi 1 hộ nuôi 1 hộ nuôi (hộ) (con) (hộ) (con) (hộ) Bò 61 3.76 9 2.40 24 Trâu 10 2.15 2 1.75 Lợn 159 3.58 58 Gà/vịt 177 24.01 Dê 15 Thỏ Ao cá nuôi Hộ nghèo Số hộ Số con Số con bq 1 hộ (con) nuôi bq 1 hộ (hộ) (con) 4.80 28 3.30 4 2.50 4 2.00 4.70 53 3.50 48 2.33 65 28.50 62 14.50 50 30.00 19.27 4 26.00 6 19.00 5 14.00 11 12.82 0 0.00 4 14.20 7 12.00 7 3014.29 4 4052.00 2 1934.00 1 1024.00 (Nguồn số liệu từ phiếu điều tra) Bảng 3.8c: Theo ngành nghề sản xuất Hộ thuần nông Số Số con Số Số con Số Số con Số hộ bq 1 hộ bq 1 hộ bq 1 hộ nuôi hộ nuôi hộ nuôi hộ nuôi (hộ) (con) (hộ) (con) (hộ) (con) (hộ) Bò 61 3.76 32 4.40 21 3.64 8 1.50 Trâu 10 2.15 6 2.30 3 2.20 1 1.00 Lợn 159 3.58 65 4.12 52 3.80 42 2.50 Gà/vịt 177 24.01 68 30.70 60 23.84 49 15.00 Dê 15 19.27 2 23.50 10 19.00 3 17.30 Thỏ 11 12.82 3 12.00 6 13.00 2 13.50 Ao cá 7 3014.29 4 3010.00 1 2513.00 2 3275.00 Vật nuôi Hộ NLKH Hộ kiêmngành Tổng điều tra (Nguồn số liệu từ phiếu điều tra) nghề Số con bq 1 hộ (con) 59 Bảng 3.8d: Theo dân tộc Tổng điều tra Vật Số hộ nuôi Số con bq Hộ dân tộc kinh Số hộ Số con bq 1 hộ Hộ dân tộc thiểu số Số hộ Số con bq nuôi (hộ) 1 hộ (con) nuôi (hộ) 1 hộ (con) nuôi (hộ) Bò 61 3.76 43 3.35 18 4.70 Trâu 10 2.15 3 1.30 7 2.50 Lợn 159 3.58 94 3.80 65 3.28 Gà/vịt 177 24.01 112 18.00 65 34.50 Dê 15 19.27 12 18.30 3 23.00 Thỏ 11 12.82 9 14.00 2 7.50 Ao cá 7 3014.29 6 3006.00 1 3065.00 (con) (Nguồn số liệu từ phiếu điều tra)  Khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ * Khai thác lâm sản Nhƣ đã phân tích ở trên, đời sống nhân dân thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí chƣa cao, thiếu đất sản xuất, nhân dân không thƣờng xuyên tiếp cận với cơ hội tìm kiếm việc làm bên ngoài. Thêm vào đó ranh giới giữa rừng và đất sản xuất chƣa rõ ràng nên dẫn đến hiện tƣợng phá rừng, khai thác củi gỗ bừa bãi,… Những năm trƣớc đây ngƣời dân vùng này cho rằng việc sử dụng tài nguyên rừng nhằm đảm bảo nhu cầu đời sống trƣớc mắt là vấn đề hiển nhiên vì vậy khai thác gỗ lậu là hoạt động diễn ra khá phổ biến và thƣờng xuyên. Tuy nhiên đứng trƣớc vấn đề đó không nhƣ những năm trƣớc đây chính quyền và nhân dân địa phƣơng luôn nhìn nhận vấn đề theo hƣớng bảo tồn và phát triển. Trong 3 năm trở lại đây, hoạt động khai thác lâm sản chủ yếu là khai thác lấy củi với mục đích là cải thiện đời sống và tăng thu nhập. Thân cành ngọn của cây khô, cây sâu bệnh đƣợc dùng làm củi đun hoặc bán lấy tiền. Những vụ vi phạm trái phép diễn ra năm 2010 là 94 vụ giảm 60 xuống ở năm 2012 là 75 vụ trong đó chặt phá rừng và mua bán trái phép gỗ là 27 vụ còn lại là chăn thả gia súc không đúng nơi quy định và hành vi khác. * Khai thác lâm sản ngoài gỗ Lâm sản ngoài gỗ trong vùng đƣợc chia theo nhóm mà mỗi nhóm có công dụng, đặc tính riêng. Nhóm lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng, nhóm lâm sản ngoài gỗ theo dạng sống... Trong đó điển hình là ngƣời ta phân loại theo giá trị sử dụng nhƣ sau: (1) Nhóm cây gỗ quý gồm 354 loài nhƣ: Pơ mu, Hoàng đàn, Nghiến, Giổi … (2) Nhóm cây ăn quả gồm 119 loài nhƣ: Sấu, Trám, Bứa, Dọc, Gắm, Cóc, Muối…; (3) Nhóm cây tinh dầu gồm 52 loài nhƣ: Gù hƣơng, màng tang…; (4) Nhóm cây cảnh gồm 152 loài nhƣ: Phong lan, Vạn Tuế, Hoa chuông…; (5) Nhóm cây dƣợc liệu 374 loài nhƣ: Dây dang, Hoa mộc, Mức trâu, Ngũ gia bì, Sâm thơm, La tán chân vịt...; (6) Nhóm cây cho tinh bột 7 loài nhƣ: Củ mài, Dong giềng… (7) Nhóm cây khác có nhiều giá trị sử dụng (Làm nguyên vật liệu, làm thực phẩm, làm thuốc v.v..): Tre nứa các loại, bò khai, rau sắng v.v... Lâm sản ngoài gỗ ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu chủ yếu là tre nứa các loại, có một số thuộc nhóm cây cảnh và thuốc nam nhƣng số lƣợng không nhiều. Qua điều tra cho thấy phần lớn các loài tre nứa nhằm mục đích khai thác măng và thân cây, ngoài ra còn khai thác mo nang. Các loài khác nhau có mùa vụ khai thác khác nhau nhƣng tập trung chủ yếu vào tháng 5,6,7 vì đây là những tháng mƣa nhiều măng mọc rộ. Số kg măng thu đƣợc trên hộ nhiều nhất là Hà Lang trung bình khoảng 3.000kg/ha/năm. Tuy nhiên giá măng ngày càng lên cao sẽ thúc đẩy việc khai thác có tính tận thu triệt để dẫn đến sự phát triển không bền vững nguồn thu nhập này. Với lƣợng khai thác nhƣ trên tuy mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngƣời dân nhƣng nó sẽ ảnh hƣởng tới sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên này. Có thể thấy, dân mới chỉ tập trung khai thác nhóm lâm sản ngoài gỗ tre trúc là chính, phƣơng thức khai thác là thủ công chặt, đào. ý thức ngƣời dân chỉ lo trƣớc 61 mắt nên nguồn thu nhập này khai thác cạn kiệt. Lãnh đạo huyện cũng nhƣ ngƣời dân chƣa hƣớng vào các loài lâm sản ngoài gỗ nhƣ cây cảnh, cây thuốc nam.... 3.2.2. Thực trạng về thu nhập của hộ nông dân nghèo thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang 3.2.2.1. Thu và cơ cấu các khoản thu Cũng giống nhƣ bao hộ dân ở các vùng núi và trung du phía bắc khác, nhu cầu về cuộc sống và thu nhập của hộ nông dân nghèo thuộc khu bảo tồn Cham Chu tỉnh Tuyên Quang luôn gắn liền với đất và đồi. Về nguồn thu nhập cũng rất đa dạng phong phú, ngoài những nguồn thu chủ yếu nhƣ trồng trọt, chăn nuôi, lƣơng… họ còn thu đƣợc những nguồn làm dịch vụ du lịch, thợ xây, may, buôn bán... và đặc biệt là khai thác các sản phẩm từ rừng. Hoạt động sản xuất của hộ nông dân vùng núi cũng theo mùa vụ, họ còn có thể đi làm thuê trong những thời gian nhàn rỗi, một số hộ còn có thu nhập từ ngƣời nhà đi xa gửi về, các nguồn này đều trực tiếp làm tăng thu nhập của hộ. Bên cạnh đó các hộ còn đƣợc hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần từ hoạt động của các dự án của các tổ chức. Thu và cơ cấu các khoản thu tính bình quân 1 hộ của từng nhóm hộ đƣợc thể hiện ở bảng 3.9. Qua số liệu ở bảng 3.9 có thể thấy: Tổng thu bình quân 1 hộ năm 2013 là 18.175 nghìn đồng, trong đó thu từ nông nghiệp là chủ yếu chiếm 70,31%, thu từ lâm nghiệp là 11,02%, thu từ hoạt động phi nông nghiệp là 14,37%. Thực trạng này thể hiện riêng ở các nhóm hộ nhƣ sau: Tuy các hộ ở Trung Hà và Hà Lang đƣợc hỗ trợ từ các dự án nhƣng tổng thu bình quân 1 hộ vẫn thấp hơn so với Phù Lƣu, điều này do các hộ Phù Lƣu tập trung nhiều vào các hoạt động phi nông nghiệp. Trong tổng thu của hộ Phù Lƣu có tới trên 30% tổng thu ngoài nông nghiệp trong khi các hộ Hà Lang vẫn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp với 73% tổng thu từ nông nghiệp. Các hộ có điều kiện kinh tế nghèo đang cố vƣơn lên thoát nghèo nhờ các hoạt động nông nghiệp và lâm nghiệp, nguồn thu này chiếm 87,17% và 9,89% tổng thu của hộ. Hộ có điều kiện kinh tế khá do có vốn nên đầu tƣ vào những cây con có giá trị cao nhƣ vải, na hồng, chăn nuôi gà đồi, bò shin… ngoài ra hộ còn tập trung vào các ngành nghề phi trồng nông nghiệp do đó ổn định đƣợc kinh tế và dần phát triển. 62 Nông nghiệp là nguồn thu chính của hộ thuần nông nên các hộ này luôn có tổng thu thấp hơn các hộ khác chỉ đạt 14.657 nghìn đồng 1 hộ. Tập trung vào các hoạt động dịch vụ đem lại tổng thu đáng kể cho các hộ kiêm ngành nghề, bình quân 1 hộ có tổng thu 22.156 nghìn đồng, trong đó thu ngoài nông nghiệp chiếm 43.88% tổng thu của hộ. Sự chênh lệch tổng thu giữa các hộ dân tộc kinh và các hộ dân tộc thiểu số là khá cao, hộ Kinh bình quân tổng thu đạt 19.133 nghìn đồng, hộ dân tộc thiểu số đạt 16.523 nghìn đồng. Nguồn thu chủ yếu của các hộ đều từ nông nghiệp nhƣng hoạt động dịch vụ thƣơng mại của hộ kinh phát triển hơn rất nhiều đem lại 17% tổng thu, trong khi nguồn thu này chỉ mang lại 9,1% cho các hộ dân tộc thiểu số. 63 Bảng 3.9: Thực trạng tổng thu của hộ điều tra năm 2013 (tính bình quân 1 hộ) Phân loại hộ 180 60 60 60 180 66 64 50 180 68 60 52 180 114 66 Nông nghiệp Giá trị Tỷ lệ (%) (1000đ) 19643.00 18031.00 16853.00 18175.70 13475.10 12625.31 12186.40 12778.59 68.60 70.02 72.31 70.31 1834.66 9.34 1963.58 10.89 2163.93 12.84 2002.93 11.02 3091.81 2776.77 2022.36 2611.51 15.74 15.40 12.00 14.37 1241.44 665.34 480.31 782.67 6.32 3.69 2.85 4.31 28635 15469 7834 18175.70 18489.91 11537.26 6828.54 12778.59 64.57 74.58 87.17 70.31 3213.71 11.22 1713.55 11.08 775.13 9.89 2002.93 11.02 5168.04 18.05 1899.97 12.28 147.64 1.88 2611.51 14.37 1763.34 318.23 82.68 782.67 6.16 2.06 1.06 4.31 14657.00 18714.00 22156.00 18175.70 13573.85 12176.08 12433.83 12778.59 92.61 65.06 56.12 70.31 192.46 1.31 4248.26 22.70 1779.74 8.03 2002.93 11.02 384.93 2.63 1063.60 5.68 7309.33 32.99 2611.51 14.37 505.76 1226.06 633.09 782.67 3.45 6.55 2.86 4.31 19132.60 16523.00 18175.70 12436.19 13369.92 12778.59 65.00 80.92 70.31 2588.58338 13.53 991.38 6.00 2002.93 11.02 3252.542 17.00 1504.33654 9.10 2611.51 14.37 855.28462 657.36756 782.67 4.47 3.98 4.31 (Nguồn số liệu từ phiếu điều tra) 62 1. Theo xã Phù Lƣu Trung Hà Hà Lang Bq chung 2. Điều kiện KT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Bq chung 3.Ngành nghề SX Nông nghiệp NLKH Hộ kiêm Bq chung 4. Hộ dân tộc Kinh Thiểu số Bq chung Số hộ Tổng thu BQ (hộ) 1hộ (1000đ) Trong đó Lâm nghiệp Phi nông nghiệp Thu khác Giá trị Giá trị Giá trị Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (1000đ) (1000đ) (1000đ) 64 Đi sâu xem xét cơ cấu thu của từng ngành sản xuất của hộ tôi có nhận định nhƣ sau. a. Thu và cơ cấu thu ngành sản xuất nông nghiệp Số liệu ở bảng 3.9 ta thấy trong tổng thu từ nông nghiệp, thu từ ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng chủ yếu 75,85%, ngành chăn nuôi chiếm 24.15%. Ở các xã điều tra, Trung Hà là xã có cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi giữ ở mức bình quân 3 xã là 75,92% và 24,08%. Các hộ dân Hà Lang thu đƣợc từ trồng trọt chiếm 79,86% thu từ nông nghiệp, các hộ dân Phù Lƣu thu từ trồng trọt chiếm 72,16% thu từ nông nghiệp. Nguồn thu từ trồng trọt không mang lại thu nhập đáng kể cho ngƣời dân nên hộ khá vẫn là hộ có tỷ trọng chăn nuôi cao nhất trong các loại hộ chiếm 29,66% tổng thu từ nông nghiệp, họ có vốn và biết dùng đồng vốn vào chăn nuôi sao cho có hiệu quả hơn là chỉ tập trung vào trồng trọt nhƣ các hộ nghèo. Hộ thuần nông do có nguồn thu từ nông nghiệp là chính nên cơ cấu thu từ nông nghiệp của họ cũng khá hợp lý với 29% thu từ chăn nuôi và 71% thu từ trồng trọt, trong khi các hộ kiêm ngành nghề lại không tập trung vào chăn nuôi chỉ chiếm tỷ trọng 20% tổng thu từ nông nghiệp của hộ. Hộ NLKH giữ cơ cấu trồng trọt chăn nuôi thấp hơn mức bình quân chung là 78% và 22%. Một số hộ dân tộc thiểu số vẫn thiến hành chăn nuôi theo phƣơng thức chăn thả rông, tuy số con trong đàn đông nhƣng hiệu quả lại không cao nên chăn nuôi chỉ mang lại 15,37% thu từ nông nghiệp của hộ. Đầu tƣ hợp lý, cách chăm sóc có khoa học (thức ăn tinh, thức ăn tăng trọng, chăn nuôi trong chuồng trại) nên thu từ chăn nuôi của hộ Kinh chiếm 29,77% thu từ nông nghiệp của hộ. Nhƣ vậy, các hộ dân vẫn tập chung chủ yếu vào trồng trọt, chăn nuôi vẫn chƣa đƣợc chú trọng phát triển. Việc tìm ra và thử nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chăm sóc tốt chƣa mang tính định hƣớng, hầu hết là tự phát cá nhân nên chƣa nâng cao thu nhập cho hộ. 65 Bảng 3.10: Thu và cơ cấu khoản thu từ nông nghiệp của các nhóm hộ (tính bình quân 1 hộ điều tra) Chỉ tiêu 1. Theo xã - Phù Lƣu - Trung Hà - Hà Lang - Bq chung 2.Theo điều kiện KT - Hộ khá - Hộ TB - Hộ nghèo - Bq chung 3. Ngành nghề SX - Nông nghiệp - NLKH - Hộ kiêm - Bq chung 4. Hộ dân tộc - Kinh - Thiểu số - Bq chung Thu từ sản xuất nông nghiệp bq 1 hộ (1000đ) Trong đó Trồng trọt Chăn nuôi Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%) 13475.10 12625.31 12186.40 12762.27 9723.63 9585.13 9732.06 9680.18 72.16 75.92 79.86 75.85 3751.47 3040.17 2454.34 3082.09 27.84 24.08 20.14 24.15 18489.91 11537.26 6828.54 12762.27 13006.26 9114.43 6013.90 9680.18 70.34 79.00 88.07 75.85 5483.64 2422.82 814.65 3082.09 29.66 21.00 11.93 24.15 13573.85 12176.08 12433.83 12762.27 9637.43 9497.34 9947.07 9680.18 71.00 78.00 80.00 75.85 3936.42 2678.74 2486.77 3082.09 29.00 22.00 20.00 24.15 12436.19 8733.74 70.23 13369.92 11314.96 84.63 12762.27 9680.18 75.85 (Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra) 3702.45 2054.96 3082.09 29.77 15.37 24.15 Xét kỹ ngành trồng trọt thì cây trồng phổ biến là lúa có tới 96,67% số hộ trồng, lạc vừng 61.11% số hộ trồng, rau đậu 62,77%, vải 50,56% nhãn là 40,56%. Cây trồng đem lại nguồn thu cao nhất là lúa, đem lại 3.367 nghìn đồng cho 1 hộ gieo trồng, tiếp đến là vải 2.017 nghìn đồng. Qua đây ta thấy, lúa là cây trồng truyền thống và nhãn, vải, na là cây trồng quan trọng trong hệ thống cây trồng của hộ. Các loại lạc, vừng ngày càng mất đi sức hấp dẫn hộ nông dân do không hợp chất đất hiệu quả kinh tế không cao. Sắn là cây trồng do có thể thích ứng với những diện tích đất dốc nên vẫn đƣợc một số hộ trồng. 66 Bảng 3.11: Tầm quan trọng của các cây trồng đối với ngƣời dân nông thôn khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang 2013 Nguồn thu Lúa Lạc, vừng Rau, đậu Sắn Vải Nhãn Hồng, na % hộ có TN từ cây trồng Tổng thu bình quân 1 hộ này 96,67 61,11 67,22 9,00 50,56 40,56 27,78 (Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra) (1000đ/hộ) 3367 385 287 223 2017 1864 763 Nhƣ vậy tình trạng độc canh cây lúa ở Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là không còn, ngƣời dân đã chuyển từ cây trồng có giá trị thấp là lúa nƣơng, sắn sang những cây trồng có giá trị cao nhƣ lúa nƣớc chất lƣợng cao, vải, hồng, na vừa thích hợp với điều kiện đất đai vừa đem lại giá trị hàng hóa cao cho ngƣời dân Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu. Đối với ngành chăn nuôi, hầu hết các hộ dân ở Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu (97%) đều có thu nhập từ chăn nuôi. Mặc dù tỷ trọng trung bình của chăn nuôi chỉ chiếm trên 24% trong tổng thu từ nông nghiệp của hộ. Thu từ chăn nuôi gồm thu bán vật nuôi sống, thu bán sản phẩm chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi tiêu dùng trong gia đình. Vật nuôi phổ biến nhất là gia cầm (98.33% số hộ nuôi) và lợn (86% số hộ nuôi). Về mặt giá trị, trâu bò là vật nuôi đem lại nguồn thu cao nhất với 1.704 nghìn đồng 1 hộ 1 năm nhƣng đồng vốn bỏ ra cao nên ít hộ tham gia chăn nuôi, tiếp đến là lợn 1.530 nghìn. Gia cầm và giống chiếm khoảng 1.300 nghìn. Gà, lợn là các vật nuôi quan trọng và quyết định đến thu nhập của hộ nhƣng trong những năm gần đây hiện tƣợng bệch dịch đang đe dọa đàn gia súc, gia cầm làm hạn chế các quyết định trong chăn nuôi của hộ. Một số vật nuôi mới đƣợc đƣa vào hệ thống vật nuôi của hộ nhƣ thỏ, ong nhƣng chƣa khẳng định đƣợc vị thế của mình do đó các hộ vẫn chƣa đầu tƣ phát triển. Dê đang là vật nuôi đƣợc các cấp chính quyền và hộ đƣa vào trong định hƣớng chăn nuôi, thu nhập đem lại cho hộ là 1.551 nghìn chứng tỏ đây là vật nuôi tiềm năng của hộ. 67 Bảng 3.12: Tầm quan trọng của các loại vật nuôi đối với hộ nông thôn nghèo ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu năm 2013 Nguồn thu Trâu bò Lợn Gia cầm Con giống Trứng Dê Sản phẩm khác Tổng thu bình quân 1 hộ (1000đ) 1704 1530 724 590 242 1551 106 % hộ có TN từ vật nuôi này (%) 38,89 88,00 98,33 21,00 70,00 8,33 6,00 (Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra) Nhƣ vậy, nổi bật nhất trong các nguồn kiếm sống của các hộ nông dân khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang là trồng trọt và chăn nuôi trong đó hộ trồng cây lƣơng thực nhƣ lúa nƣớc là chủ yếu và chăn nuôi những vật nuôi nhƣ lợn, gà, trâu bò… Những cây trồng có thể đem lại một nguồn thu lớn cho hộ trong tƣơng lai là nhãn, vải, và một số cây ăn quả đang đƣợc mở rộng diện tích và hứa hẹn nhiều tiềm năng nhƣ hồng, na, mơ mận. b. Thu và cơ cấu thu ngành sản xuất lâm nghiệp Bảng 3.13: Thu và cơ cấu các khoản thu từ sản xuất lâm nghiệp các nhóm hộ điều tra năm 2013 (tính bình quân 1 hộ) Diễn giải 1. Theo xã Phù Lƣu Trung Hà Hà Lang Bq chung 1. Điều kiện KT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Bq chung 2.Ngành nghề SX Nông nghiệp NLKH Hộ kiêm Bq chung 3. Hộ dân tộc Kinh Thiểu số Bq chung Thu từ sản xuất lâm nghiệp (1000đ) Trong đó Măng các loại Gỗ các loại Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu (1000đ) (%) (1000đ) (%) Củi Giá trị Cơ cấu (1000đ) (%) 1834.66 1963.58 2163.93 2002.93 880.63 706.89 1276.72 954.87 48.00 36.00 59.00 47.51 610.21 834.72 378.69 607.94 33.26 42.51 17.50 27.72 343.81 421.97 508.52 440.13 18.74 21.49 23.50 24.77 3213.71 1713.55 775.13 2002.93 1526.51 831.58 358.11 954.87 47.50 48.53 46.20 47.51 1096.52 451.69 163.01 607.94 34.12 26.36 21.03 27.72 590.68 430.27 254.01 440.13 18.38 25.11 32.77 24.77 192.46 4248.26 1779.74 2002.93 98.16 2142.40 704.07 954.87 51.00 50.43 39.56 47.51 44.84 1308.47 533.92 607.94 23.30 30.80 30.00 27.72 49.46 797.40 541.75 440.13 25.70 18.77 30.44 24.77 2588.58 991.38 2002.93 1237.34 465.95 954.87 47.80 47.00 47.51 851.64 185.39 607.94 32.90 18.70 27.72 499.60 340.04 440.13 19.30 34.30 24.77 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) 68 Tổng thu bình quân từ sản xuất lâm nghiệp 1 hộ là 2.002 nghìn đồng 1 năm chiếm 11,2% tổng thu của hộ. Với diện tích đất đồi rừng khá lớn thì con số này chƣa khai thác hết tiềm năng của khu bảo tồn. Nguồn thu lâm nghiệp chủ yếu là từ măng, gỗ và củi. Măng mang lại 47,51% tổng thu từ lâm nghiệp, các hộ Hà Lang do có dự án trồng măng triển khai trên địa bàn xã nên phần lớn nguồn thu từ lâm nghiệp là từ măng chiếm 59%, Trung Hà thu đƣợc từ gỗ là cao nhất với 42,51% thu từ lâm nghiệp. Củi là nguồn thu chủ yếu của hộ nghèo chiếm 32,77% thu từ lâm nghiệp, ngƣời dân thƣờng tận dụng những lúc nhàn rỗi đi nhặt, không phải bỏ chi phí đầu tƣ mà lại là nguồn thu thƣờng xuyên, ổn định của hộ. Cây mang lại sản phẩm măng đƣợc các hộ phát triển khá mạnh, bình quân mỗi năm hộ thu hộ khá và hộ trung bình thu đƣợc 47,50% và 48,53% từ nguồn này. Hộ NLKH có thu từ lâm nghiệp khá lớn là 4.248 nghìn đồng mỗi năm tuy nhiên nguồn thu này không đều mỗi năm do phụ thuộc vào từng loại cây và kế hoạch khai thác cũng nhƣ tuổi của mỗi loại. Măng đem lại 50,43%, từ gỗ là 30,08% cho hộ NLKH, đây là 2 sản phẩm chính mà loại hộ này tập trung phát triển. Không còn nhƣ trƣớc đây (hộ dân tộc thiểu số phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu từ rừng) mà hiện nay chính các hộ kinh lại đầu tƣ và thu từ lâm nghiệp nhiều hơn với 2.588 nghìn mỗi năm trong khi hộ dân tộc thiểu số chỉ có 991 nghìn. Qua đây ta thấy rừng đã đƣợc khoán cho ngƣời dân và những ngƣời mạnh dạn trong đầu tƣ sẽ thu đƣợc hiệu quả cao hơn từ rừng.Củi là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu của hộ dân tộc thiểu số. Phần đông số hộ (59%) cho biết họ có tham gia sản xuất lâm nghiệp. Cây trồng mang lại sản phẩm măng là cây phổ biến nhất với 39,21% số hộ trồng. Thu gom củi đem lại thu nhập khá cao trong hộ 541 nghìn đồng 1 năm, thu nhập từ củi có thể không đƣợc tính bằng tiền mặt mà đƣợc tính bằng tiền mua chất đốt hộ không phải bỏ ra do từ nhặt củi. Keo và bạch đàn là 2 loại cây không mấy phổ biến nhƣng đem lại thu nhập cao thứ 2 trong hệ thống cây lâm nghiệp của hộ. Phát triển lâm nghiệp cũng là một hƣớng đi tuy không mới nhƣng cũng rất khả quan trong việc cải thiện thu nhập của hộ. Tuy nhiên, lựa chọn các loại cây phù hợp và giá trị kinh tế của chúng vẫn còn là vấn đề mà ngƣời dân Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu đang gặp khó khăn. 69 Bảng 3.14: Tầm quan trọng của các loại cây trồng trong sản xuất lâm nghiệp Loại cây Tre, trúc, mƣơng, vầu Bạch đàn Keo Cây lâm nghiệp khác Củi % hộ có TN từ loạt cây này (%) 39,21 35,02 21,50 18,00 62,00 (Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra) TNR/hộ (1000đ) 1664 325 350 268 541 Qua đây ta thấy, trong cơ cấu thu nhập lâm nghiệp, các hộ nông dân Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu có nguồn quan trọng nhất là măng và một số cây lấy gỗ khác nhƣ bạch đàn, keo. Tuy rằng cây măng mới chỉ đƣợc đem vào hệ thống cây lâm nghiệp của vùng vài năm gần đây nhƣng đã tỏ rõ thế mạnh của mình và là cây chủ lực không thể thiếu trong hệ thống cây trồng trên đất canh tác rừng đồi. Thu nhập khai thác gỗ, lấy củi tuy không phải là nguồn thu chính song cũng có ảnh hƣởng lớn đến cuộc sống của ngƣời dân đặc biệt là các hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp. Nguồn thu này góp phần ổn định cuộc sống và nâng cao thu nhập nhất là đối với các hộ kinh tế khó khăn. c. Tổng thu từ dịch vụ và các hoạt động phi nông nghiệp Các hoạt động dịch vụ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu nhƣ đã nói ở trên là rất phong phú và đa dạng tuy nhiên thiếu tập trung nhất quán. Hoạt động này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện về thị trƣờng, trình độ dân trí sự nhạy bén và năng động của ngƣời dân... do đó hoạt động dịch vụ cũng phản ánh phần nào điều kiện trên của Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu. Phù Lƣu là xã gần trung tâm huyện thị, nơi diễn ra các hoạt động dịch vụ thƣơng mại khá nhộn nhịp nên thu từ nguồn này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu của hộ là 15,74%. Là một xã đƣợc hỗ trợ bởi nhiều dự án trong đó có dự án hỗ trợ ngành nghề sản xuất nên Trung Hà cũng thu từ dịch vụ 15,4%. Tổng thu bình quân của 1 hộ từ hoạt động phi nông nghiệp là 2.611 nghìn trong đó hộ khá có thu từ các hoạt động này là cao nhất với 18,05% tổng thu ứng với 5,168 triệu, chủ yếu thu từ các hoạt động bán hàng và làm gỗ, tiếp đến là hộ kinh tế trung bình với 12,28% tổng thu ứng với 1.900 nghìn và thấp nhất là hộ kinh tế nghèo với 1,88% chủ yếu tập trung vào các hoạt động đan lát, bán hàng khô hoặc rau ở chợ. Nhìn chung các hộ kinh tế khá tiếp cận đƣợc thông tin thị trƣờng, nhanh nhạy trong các quyết định sản xuất do đó luôn có thu nhập cao trong nguồn thu này, các hộ kinh tế nghèo vừa không có vốn vừa không nhanh 70 nhạy trong nắm bắt thông tin thị trƣờng do đó không có thế mạnh trong các hoạt động phi nông nghiệp. Rõ ràng có sự chênh lệch trong tổng thu từ hoạt động phi nông nghiệp giữa các nhóm hộ vì nó thể hiện hƣớng sản xuất chính của hộ. Hộ thuần nông chỉ có hoạt động sản xuất nông nghiệp và thỉnh thoảng đem bán một số củ quả thu hoạch đƣợc nên thu từ hoạt động phi nông nghiệp chỉ chiếm 2,63% tổng thu của hộ, hộ nông lâm kết hợp có tỷ trọng là 5,68% thu từ hoạt động phi nông nghiệp tƣơng ứng với 1.063 nghìn. Và lẽ đƣơng nhiên hộ kiêm ngành nghề, dịch vụ có nguồn thu loại này chiếm tỷ trọng cao nhất là 32,99% tƣơng ứng với 7,309 triệu, trong đó các hoạt động bán hàng chiếm 42%, các hoạt động xây, mộc chiếm 42% còn lại là các hoạt động nhỏ lẻ khác nhƣ may mặc, đan lát, xe ôm, cắt tóc... Chênh lệch về tổng thu giữa 2 nhóm hộ cao nhất và thấp nhất lên tới hơn 20 lần cho thấy tổng thu từ các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm vị trí quan trọng hơn trong phát triển kinh tế hộ gia đình hiện nay vì đây là nguồn thu lớn, ổn định và ít rủi ro hơn trồng trọt, chăn nuôi tuy nhiên hoạt động này cần nhiều vốn và quan trọng hơn nữa là sự nhạy bén năng động trọng việc ra quyết định. Theo cơ cấu dân tộc, hộ kinh có thu từ các hoạt động phi nông nghiệp là 3.253 nghìn trong khi các hộ dân tộc thiểu số là 1.504 nghìn sự chênh lệch này là đáng kể chứng tỏ hộ dân tộc thiểu số vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn phƣơng hƣớng và ra quyết định sản xuất kinh doanh, chúng ta sẽ phân tích nguyên nhân của hiện tƣợng này khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ. Theo số liệu điều tra cho thấy, khoảng 1/3 hộ nông dân ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang có hoạt động phi nông nghiệp. Hoạt động này đóng góp khoảng 14,38% tổng thu của hộ. Các hoạt động này cũng rất khác nhau và không có một hoạt động nào có vị thế đặc biệt quan trọng, chiếm tỷ trọng trong cơ cấu ngành phi nông nghiệp của huyện. Phổ biến nhất là chế biến lƣơng thực và kinh doanh bán lẻ khoảng trên 10% số hộ. Về mặt giá trị, chế biến lƣơng thực và kinh doanh bán lẻ chiếm khoảng 61% tổng thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp của vùng. Các hoạt động làm công ăn lƣơng ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang- 2013 diễn ra không có gì khác biệt với các năm khác và 71 các khu vực khác trong vùng. Thu nhập từ lƣơng khá phổ biến và chiếm vị trí quan trọng hơn so với kinh doanh buôn bán. Khoảng 40% số hộ cho biết hộ có thu nhập từ lƣơng và chiếm khoảng 16% thu nhập của hộ. Loại việc làm công ăn lƣơng phổ biến nhất là làm ở các cơ quan nhà nƣớc (giáo viên, cán bộ huyện xã, thôn, công an, thợ điện, y tế, cán bộ dịch vụ...) hoạt động làm công ăn lƣơng quan trọng nhất tính theo giá trị là giáo viên, công an, cán bộ huyện chiếm khoảng 1/4 thu nhập từ lƣơng. Nhƣ vậy, qua tổng thu từ các hoạt động phi nông nghiệp của hộ nông dân Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu đã cho thấy các hoạt động nhƣ thợ xây, thợ mộc, bán hàng... đã tạo ra một nguồn thu lớn đứng thứ hai trong hộ sau hoạt động nông nghiệp. Các hoạt động này đã giải quyết công ăn việc làm và tạo thu nhập ngay trong thời vụ và trong lúc nhàn rỗi. Bảng 3.15: Tầm quan trọng của các hoạt động phi nông nghiệp ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang 2013 % số hộ có TN từ Tổng thu bình quân hoạt động này (%) 1 hộ (1000đ) Chế biến thực phẩm 13.00 2082 May mặc 2.00 1652 Mộc, đan 3.00 7760 Xây dựng 3.20 4961 Bán buôn 2.50 9984 Bán lẻ 12.00 7025 Dịch vụ vận chuyển 1.50 2357 Dịch vụ cho thuê đồ 1.30 2013 Hoạt động khác 3.00 1200 Hoạt động (Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra) d. Tổng thu từ các nguồn khác Thu khác trong hộ từ các nguồn từ nhận tiền khoán trông coi bảo vệ rừng, các khoản trợ cấp lƣơng và các khoản thu từ ngƣời thân trong gia đình gửi về... Tổng bình quân mỗi hộ có thu từ các nguồn này là 782,670 nghìn mỗi năm trong đó theo phân loại kinh tế hộ thì hộ khá chiếm tỷ trọng và giá trị cao nhất với 1.763 nghìn tƣơng ứng với 6,16% tổng thu của hộ, tiếp đến là hộ kinh tế trung bình 72 với 318 nghìn mỗi năm tƣơng ứng với 2,06% tổng thu của hộ, và thấp nhất là hộ nghèo với 1,06% tỷ trọng và giá trị là 82,680 nghìn. Loại thu này cũng không khác nhau nhiều giữa các nhóm hộ phân theo ngành nghề kinh doanh. Hộ có tỷ trọng cao nhất là hộ nông lâm kết hợp với 6,55% và hộ thấp nhất là hộ kiêm ngành nghề với 2,86%. Hộ dân tộc thiểu số cũng có nguồn thu khác tƣơng đối cao mà chủ yếu là từ ngƣời thân đi làm xa gửi về và một phần trợ cấp xã hội con số này là 657 nghìn chiếm 3,98% tổng thu của hộ. Thu khác của hộ không phải là nguồn thu chính nhƣng lại rất ổn định, lâu dài và khá bền vững, nó không thể hiện vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển nhƣng lại là nguồn bổ xung cần thiết và quan trọng đối với thu nhập của hộ. Tổng hợp các nguồn thu của các hộ điều tra tại 3 xã đại diện đƣợc thể hiện qua bảng 3.16. Bảng 3.16: Tầm quan trọng của các nguồn thu nhập đối với hộ nông dân khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang Nguồn thu % hộ có TN từ hoạt động này Tổng thu bình quân 1 hộ (1000đ/hộ) Trồng trọt 100,00 9680 Chăn nuôi 97,00 3194 Ngƣ nghiệp 7, 14 1018 Lâm nghiệp 59,22 3382 Phi NN 35,94 3420 Tiền lƣơng 25,00 5530 TN khác 30,08 2602 (Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra) Số liệu bảng 3.16 cho thấy, tất cả các hộ nông dân khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu đều trồng một hoặc một số loại cây nào đó (100% mẫu điều tra) với mức thu nhập là 9.680 nghìn đồng 1 hộ mỗi năm. Chăn nuôi cũng đƣợc tiến hành bởi hầu hết các hộ nhƣng mức đóng góp vào tổng thu của chăn nuôi nhỏ hơn nhiều so với trồng trọt, chỉ là 3.194 nghìn đồng. Lâm nghiệp cũng là hoạt động đƣợc đa số các hộ tham gia 59,22%, thu từ hoạt động này trong năm 2006 mang lại là 3.382 nghìn đồng. Thu từ lâm nghiệp có chu kỳ không cố định là một năm mà có thể rải 73 rác ở các năm hoặc tập trung vào một năm thu hoạch, có những hộ năm 2006 thu từ lâm nghiệp tới 40 triệu nhƣng có những hộ chỉ đầu tƣ mà không thu về trong năm. Khoảng 1/7 số hộ nông dân khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang có nguồn thu lƣơng và đây cũng là nguồn thu đều đặn hàng năm, hàng tháng của hộ. Các hoạt động buôn bán nhỏ, dịch vụ phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhỏ trong huyện mang lại một phần thu tuy không lớn nhƣ trồng trọt và chăn nuôi nhƣng cũng thu hút đƣợc đông đảo các hộ tham gia (35,94%). Qua đây ta thấy, cũng nhƣ các hộ gia đình miền núi và trung du Bắc bộ các hộ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang kiếm sống chủ yếu từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Các ngành nghề khác cũng đóng góp vào tổng thu hộ mặc dù không đáng kể nhƣng trong xu hƣớng phát triển chung của nền kinh tế nông thôn cả nƣớc thì chính các ngành này cho giá trị lớn trong cơ cấu kinh tế nông thôn Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu. 3.2.2.2. Chi và cơ cấu các khoản chi của hộ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang năm 2013 Các khoản chi của các hộ dân Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu bao gồm chi cho sản xuất kinh doanh và chi cho đời sống của gia đình. a. Chi phí sản xuất kinh doanh Chi cho sản xuất kinh doanh của hộ gia đình bao gồm chi sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thƣơng mại đƣợc tổng hợp từ các tài liệu điều tra thể hiện bảng 3.16. Số liệu ở bảng 3.16 cho thấy: tổng chi cho sản xuất kinh doanh bình quân 1 hộ điều tra năm 2013 là 3.756 nghìn đồng, trong đó chi cho sản xuất nông nghiệp chiếm 58,07%, sản xuất lâm nghiệp chiếm 5,98% và các ngành sản xuất khác chiếm 25,94%. Hà Lang là xã đƣợc tiếp cận với hoạt động của các dự án nên tổng chi phí cho sản xuất của các hộ dân nơi đây là thấp nhất 3.560 nghìn mỗi năm, hộ dành phần lớn chi phí cho sản xuất nông nghiệp 71,36% và đầu tƣ ít nhất cho lâm nghiệp (do đƣợc hỗ trợ từ các dự án trồng rừng). Các hộ dân Phù Lƣu có chi phí cho sản xuất cao nhất 4.059 nghìn, họ đầu tƣ nhiều vào hoạt động ngoài nông nghiệp (35,73%), họ chỉ dành cho sản xuất nông nghiệp là 64,27% tổng chi phí sản xuất của hộ. Điều kiện kinh tế không chỉ thể hiện ở thu nhập mà còn thể hiện ở chi phí sản xuất của hộ. Hộ dân nghèo do ít vốn nên chỉ đầu tƣ 2.110 nghìn đồng vào sản 74 xuất trong khi các hộ có kinh tế khá và trung bình đàu tƣ lần lƣợt là 5.152 và 3.604 nghìn đồng. Trong đó các hộ vẫn tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, hộ có chi phí sản xuất nông nghiệp cao nhất là hộ trung bình với 73,81% tổng chi phí sản xuất. Lẽ đƣơng nhiên hộ kiêm ngành nghề có cơ cấu chi phí cho họat động phi nông nghiệp là cao nhất trong các nhóm hộ với 30,81% tổng chi phí sản xuất. Các hộ NLKH có chi phí cho lâm nghiệp chiếm 15,47%, trong khi họ thuần nông dành hầu hết chi phí sản xuất của mình cho nông nghiệp nên sự đa dạng về nguồn thu của nhóm hộ này là rất hạn hẹp. Các hộ dân tộc thiểu số có tổng chi phí sản xuất là 3.026 nghìn, thấp hơn rất nhiều so với hộ kinh (4.179 nghìn). Do hộ thiểu số hầu hết chỉ sản xuất nông nghiệp, hoạt động lâm nghiệp đơn thuần là thu lƣợm củi, hoạt động phi nông nghiệp là buôn bán nhỏ tại chợ nên chi phí cho các hoạt động này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi của hộ thiểu số. Nhƣ vậy, xu hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra mạnh nhất ở các hộ kiêm ngành nghề và hộ khá, các hộ này đầu tƣ dàn trải cho nhiều ngành nghề khác ít đầu tƣ cho nông nghiệp còn các hộ nông, lâm nghiệp, hộ trung bình và hộ nghèo vẫn tập trung cao cho trồng trọt và chăn nuôi. Đi sâu xem xét chi và cơ cấu các khoản chi trong từng ngành sản xuất của các hộ dân Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tôi thấy nhƣ sau:  Ngành sản xuất nông nghiệp Chi phí sản xuất đầu từ cho nông nghiệp bao gồm chi phí cho trồng trọt và chi phí cho chăn nuôi (cả chi phí nuôi trồng thủy sản). Chi phí cho trồng trọt bao gồm chi phí trồng và chăm sóc cây lƣơng thực nhƣ lúa, ngô, khoai, sắn cây tại vƣờn nhà, vƣờn đồi. Chi phí cho chăn nuôi bao gồm chi tu sửa, xây mới chuồng trại, chi thức ăn tinh, chi thuốc thú y phòng và chữa bệnh... cho trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê, thỏ..., kết quả đƣợc tổng hợp tại bảng 3.16. Trong tổng chi phí sản xuất thì chi phí dành cho nông nghiệp bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất ở các hộ nông dân miền núi và Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang- cũng không là ngoại lệ. 75 Bảng 3.17: Chi phí sản xuất nông nghiệp bình quân 1 hộ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu 2013 Chỉ tiêu 1. Xã điều tra Phù Lƣu Trung Hà Hà Lang Bq chung 2. Điều kiện KT Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Bq chung 3. Ngành nghề SX Nông nghiệp NLKH Hộ kiêm Bq chung 4. Hộ dân tộc Kinh Thiểu số Bq chung CP SX Trong đó nông Trồng trọt Chăn nuôi Số hộ nghiệp BQ (hộ) Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu 1 hộ (1000đ) (%) (1000đ) (%) (1000đ) 60 60 60 2608.7193 2522.8016 2540.416 2557.312 1848.8 1854.8 2009.7 1904.4 70.87 73.52 79.11 74.47 180 66 3410.21 2318.94 68.00 64 2660.00 2048.20 77.00 50 1300.00 1173.12 90.24 2557.312 1904.4 74.47 180 68 2998.00 2203.53 73.50 60 2133.04 1717.10 80.50 52 2470.50 1729.35 70.00 2557.312 1904.4 74.47 180 114 2620.22 1830.22 69.85 66 2448.55 2032.53 83.01 2557.312 1904.4 74.47 (Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra) 759.92 668.04 530.69 652.88 29.13 26.48 20.89 25.53 1091.27 611.80 126.88 652.88 32.00 23.00 9.76 25.53 794.47 415.94 741.15 652.88 26.50 19.50 30.00 25.53 790.00 416.02 652.88 30.15 16.99 25.53 Chi tiết về chi phí sản xuất nông nghiệp ở các hộ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang: Qua điều tra cho thấy, bình quân mỗi hộ dành 2.557 nghìn cho sản xuất nông nghiệp trong đó 74,47% dành cho trồng trọt và 25,53% dành cho chăn nuôi. Phù Lƣu là xã có những hộ tiên phong trong nuôi trồng các loại giống mới nhƣ dê, ong, thỏ, họ dành 29.13% chi phí sản xuất nông nghiệp cho trồng trọt trong khi các hộ Hà Lang với cơ cấu giống địa phƣơng là chủ yếu chỉ dành 20,89% chi phí sản xuất nông nghiệp cho chăn nuôi. Hộ nghèo tập trung vốn sản xuất vào trồng trọt là lớn nhất chiếm tới 90,24% tổng chi phí, còn chăn nuôi do chỉ tận dụng cơm thừa canh cặn nên chi phí cho ngành này rất thấp. Ngƣợc lại hộ khá tập trung vào chăn nuôi nên ngành này chiếm 32% chi phí sản xuất nông nghiệp của hộ, chi phí này tập trung chủ yếu vào đầu tƣ chuồng trại và thức ăn tinh, hộ khá thƣờng cho xuất chuồng từ 2 - 2,5 lứa lợn 76 mỗi năm, ngoài chăn nuôi lấy thịt ra họ còn chăn nuôi lấy trứng và giống, nghĩa là nguồn thu từ chăn nuôi của hộ khá cũng đa dạng hơn các loại hộ khác. Các loại hộ phân theo hƣớng sản xuất kinh doanh lựa chọn cơ cấu không có sự khác biệt đáng kể, hộ nông lâm kết hợp dành ít chi phí cho chăn nuôi nhất 19.5% tuy nhiên có một số hộ trong loại hộ này đang áp dụng mô hình chăn thả gia súc trên vƣờn đồi đƣợc giao, vật nuôi đƣợc chọn là dê và bò. Trong tổng chi phí cho nông nghiệp thì hộ nông lâm kết hợp đầu tƣ cho trồng trọt là nhiều nhất với 80.5% và chăn nuôi lại ít đƣợc chú trọng hơn cả với 19.5% tổng chi phí cho sản xuất nông nghiệp. Xét theo cơ cấu dân tộc, hộ kinh có chi phí cho sản xuất nông nghiệp là 2.620 nghìn trong khi đó hộ dân tộc thiểu số là 2.392 nghìn, tuy nhiên hộ kinh lại tập trung đầu tƣ cho chăn nuôi nhiều hơn với 30,15% còn hộ dân tộc thiểu số chỉ dành 16,99%. Chăn nuôi của nhóm hộ dân tộc vẫn mang tính chất tận dụng, vẫn còn hiện tƣợng thả rông gia súc do đó chăn nuôi đôi khi lại có ảnh hƣởng tiêu cực đối với sản xuất.  Các hoạt động lâm nghiệp Chi phí đầu tƣ cho lâm nghiệp bao gồm các khoản chi giống trồng rừng (đối với các hộ nhận khoán rừng trồng mới), các khoản chi lấy gỗ củi, mật ong… Tuy nhiên có một đặc điểm rất khác biệt trong chi phí đầu tƣ lâm nghiệp là toàn bộ chi phí về giống, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh... đều đƣợc cấp từ ngân quỹ huyện hoặc của các dự án, do đó phần chi phí cho lâm nghiệp phản ánh chƣa hết thực tế hiệu quả đầu tƣ (chỉ tính những chi phí do hộ bỏ ra). Trung Hà và Hà Lang là 2 xã đƣợc tham gia và hƣởng lợi từ các dự án trong đó có các dự án trồng và chăm sóc rừng nên các hộ nơi đây cũng đầu tƣ cho rừng nhiều hơn. Hà Lang dành 7,11%, Trung Hà dành 5,96%. Tuy nhiên đay không phải là con số phản ánh chi phí thực tế cho lâm nghiệp của các hộ do phần lớn chi phí về giống, phân bón các hộ đƣợ hỗ trợ, hộ chỉ bỏ công chăm sóc và thu hoạch. Xét cả về giá trị và cơ cấu hộ khá đầu tƣ cho lâm nghiệp là cao nhất bình quân mỗi năm là 342 nghìn chiếm 6,3% cơ cấu, tiếp đến là hộ trung bình là 5,8% và cuối cùng là hộ nghèo với 113 nghìn, phần chi phí này của hộ nghèo chủ yếu là chi cho hoạt động thu nhặt củi đun và thu hoạch măng tre. Ta thấy, sự chênh lệch này là không đáng kể do chi phí cho lâm nghiệp chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng chi phí sản xuất của hộ. 77 Theo ngành nghề sản xuất, đƣơng nhiên hộ nông lâm kết hợp đầu tƣ cho lâm nghiệp cao nhất với 15,47% tổng chi phí cho sản xuất tƣơng ứng với 551 nghìn, tiếp đến là hộ kiêm ngành nghề với 2,9% tức 142 nghìn. Hộ thuần nông có thể có những chi phí cho nhặt củi đun nhƣng đều là thời gian tận dụng nên chi phí dành cho lâm nghiệp hộ thuần nông bằng không. Hộ dân tộc thiểu số đầu tƣ chi phí cho sản xuất lâm nghiệp rất ít, mặc dù họ có tập quán sống dựa vào rừng từ nhiều đời nay nhƣng theo điều tra thì hộ kinh lại đầu tƣ cho lâm nghiệp nhiều hơn với 302 nghìn mỗi năm, trong khi hộ dân tộc thiểu số chỉ có 90,780 nghìn mỗi năm. Điều này do, hầu hết rừng bây giờ đƣợc khoán kinh doanh và những hộ nhận khoán lại là những hộ dân tộc kinh là chủ yếu. Nhƣ vậy có thể nhận xét rằng cơ cấu đầu tƣ cho lâm nghiệp của các hộ dân Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang là không nhiều, những hộ có rừng thì không biết đầu tƣ vào trồng cây gì để có hiệu quả cao mà chỉ trồng một số cây bán địa. Số hộ điển hình trong lâm nghiệp trong những năm qua giảm chứng tỏ rằng sản xuất lâm nghiệp tuy là một ngành gắn bó với nông dân miền núi nhƣng ngày nay nó càng mất đi sức hấp dẫn trong định hƣớng đầu tƣ của hộ.  Các hoạt động phi nông nghiệp Nhƣ đã nêu trên lĩnh vực phi nông nghiệp ở Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang bao gồm các hoạt động đi làm công ăn lƣơng, làm thuê, thợ xây, thợ mộc, may... Hoạt động này diễn ra khá phong phú đa dạng và thu hút đƣợc đông đảo lao động tham gia. Bình quân mỗi năm chi phí cho hoạt các hoạt động này chiếm 15,47% tổng chi phí dành cho sản xuất của hộ. Các hoạt động phi sản xuất nông nghiệp diễn ra ở Phù Lƣu sôi nổi hơn ở các xã khác, bình quân mỗi hộ dành 666 nghìn mỗi năm, trong khi ở Hà Lang và Trung Hà bình quân mỗi hộ dành 485,584 và 564,234 nghìn đồng cho hoạt động này. Nhƣ vậy xã thƣờng xuyên đƣợc tiếp cận với thông tin thị trƣờng sẽ nhanh nhạy hơn trong việc lựa chọn ngành nghề sản xuất và biết đầu tƣ đúng hƣớng để có thể nâng cao thu nhập của hộ mình. Chi phí bình quân cho hoạt động phi sản xuất nông nghiệp ở hộ khá và hộ trung bình là cao nhất, hộ khá đầu tƣ 15,03% tổng chi phí sản xuất tƣơng ứng với 774,350 nghìn, hộ trung bình là 15,54% tƣơng ứng với 560 nghìn, đầu tƣ ít nhất là hộ nghèo với 320 nghìn chiếm 15,17% chi phí sản xuất của hộ. Nhƣ vậy hộ có kinh tế khá bao giờ cũng dễ và có điều kiện thay đổi cơ cấu sản xuất hơn các hộ còn lại, hộ trung bình có tiềm năng rất lớn trong các hoạt động phi nông nghiệp và các hoạt 78 động có chi phí cao nhƣng đem lại thu nhập bằng tiền mặt cao bao giờ cũng hấp dẫn các hộ có điều kiện kinh tế tham gia nhiều hơn. Các hộ dân có các ngành nghề phụ chi phí cho các hoạt động phi sản xuất nông nghiệp vƣợt trội hơn so với các nhóm hộ khác, tỷ trọng chi phí cho hoạt động này chiếm 30,81%, tƣơng ứng với 1.508 nghìn mỗi năm, trong khi đó các hộ khác hầu nhƣ không có, hoặc có nhƣng không đáng kể. Phần chi phí đầu tƣ của hộ kiêm là tƣơng đối cao nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng. Các hộ dân tộc kinh chi phí cho hoạt động phi nông nghiệp chiếm 17% tổng hi phí sản xuất của hộ tƣơng ứng với 710 nghìn, hộ dân tộc đầu tƣ 10,98% tƣơng đƣơng với 332 nghìn đồng. Các hoạt động của hộ dân tộc thiểu số chủ yếu là phục vụ du lịch, may, dệt và buôn bán nhỏ. Theo quan sát thực tế, ngƣời dân có xu hƣớng xa rời dần các hoạt động chân tay nặng nhọc tuy nhiên những nghề nhƣ đan lát, may mặc, thêu.. đã ăn sâu vào tiềm thức và là nghề truyền thống của hộ gia đình do đó tuy thu nhập của những nghề này thấp nhƣng hộ vẫn tiếp tục tham gia và rất khó chuyển đổi trong một sớm một chiều. b. Chi phí khác Loại chi phí này bao gồm các khoản chi phí phát sinh ngoài sản xuất nhƣ chi phí vốn vay, chi phí nấu rƣợu (tiêu dùng trong hộ)… ở hộ khá phần chi phí này tƣơng đối cao chiếm 12,48% tƣơng ứng với 642 nghìn đồng mỗi năm chi phí này chủ yếu là chi phí vốn vay vì các hộ khá mỗi năm thƣờng vay từ 5-20 triệu. Hộ nghèo trả 377 nghìn đồng cho phần chi phí này, các hộ có kinh tế trung bình lại là loại hộ có chi phí vốn vay ít nhất là 175 nghìn, chứng tỏ tiềm lực kinh tế của hộ trung bình là khá lớn. Các hộ thuần nông có chi phí vay vốn ít nhất, trung bình chỉ có 57 nghìn đồng mỗi năm chiếm 1,87% tổng chi phí. Tỷ trọng chi phí vay vốn của hộ nông lâm kết hợp chiếm 13,23% tức 472 nghìn đồng, hầu hết số vốn vay này đầu tƣ vào trồng rừng và mua giống gia súc chăn thả. Các hộ kiêm ngành nghề cần vốn bằng tiền mặt nên họ dành 15,83% tổng chi phí tức 774 nghìn đồng cho phần chi phí này. Mặc dù ngƣời dân tộc thiểu số nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc vay vốn và tiếp cận với tín dụng tuy nhiên các hộ này chủ yếu là vay vốn ƣu đãi dó đó chi phí vốn vay là rất thấp, ngoài ra chi phí nấu rƣợu của hộ dân tộc lại chiếm phần lớn trong phần chi phí này, trong khi hộ kinh là 13,07% và chủ yếu là chi phí vốn vay. 79 Qua nghiên cứu ta thấy, phần lớn các hộ tập trung vào đầu tƣ cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nƣớc và chăn nuôi lợn, gà. Một số hộ đầu tƣ vào lĩnh vực phi trồng trọt và chăn nuôi nhƣ lâm nghiệp, dịch vụ, tuy nhiên các hoạt động sản xuất cho thu nhập ngay trong năm, thời gian thu hồi vốn nhanh, ít chi phí vẫn thu hút đông đảo lao động tham gia do đó trồng trọt và chăn nuôi là hoạt động phổ biến nhất của Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Tuyên Quang. Bên cạnh đó, hai hoạt động này còn có tác động tƣơng hỗ lẫn nhau trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Các hoạt động phi nông nghiệp có thể đem lại nhiều thu nhập hơn nhƣng khả năng thu hồi vốn và vòng quay vốn chậm nhiều rủi ro nên thu hút đƣợc những hộ nhiều vốn, mạo hiểm tham gia. 3.2.2.3. Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu cho đời sống của các nhóm hộ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang năm 2013 Chi tiêu trong hộ dân Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu bao gồm các khoản: 1. Chi cho lƣơng thực thực phẩm; 2. chi cho y tế; 3. chi cho giáo dục đào tạo; 4. chi cho quần áo giầy dép; 5. chi cho thông tin liên lạc; 6. chi cho chất đốt; 7. chi cho hiếu hỉ hội hè; 8. các khoản lệ phí, thuế, quỹ; 9. chi điện nƣớc. Các khoản chi này đều là chi tiền mặt, có một số không đƣợc tính trong các khoản trên đƣợc đƣa vào chi khác. Từ kết quả điều tra các hộ tại 3 xã chúng tôi tập hợp các khoản chi ngoài sản xuất kinh doanh của hộ dân Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu năm 2013 đƣợc thể hiện qua bảng 3.18. Số liệu bảng 3.18 cho thấy: tổng chi phí ngoài sản xuất kinh doanh (còn đƣợc gọi là chi tiêu dùng) bình quân của hộ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là 4.837 nghìn đồng một năm, trong đó hộ chi cho lƣơng thực, thực phẩm là chủ yếu chiếm 53,6%. Chi phí cho mua sắm chiếm 11,54%, chi cho đi lại chiếm 5,93%, điện nƣớc chiếm 7,78% đặc biệt chí cho hiếu hỷ có tỷ trọng khá lớn là 7,95% tổng chi tiêu của hộ. 80 Ngoài chi cho lƣơng thực và thực phẩm của gia đình, các hộ dân ở Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu còn chi rất nhiều khoản nhƣ khám chữa bệnh, học hành cho con em, thuế, lệ phí,... Do nhiều khoản chi nên cũng ảnh hƣởng đến thu nhập và đời sống của hộ. Nhƣ vậy, chi tiêu của các hộ là một phần không thể thiếu trong đó chi cho lƣơng thực, thực phẩm vẫn là phần chi chiếm tỷ trọng cao nhất, điều này chứng tỏ an ninh lƣơng thực tuy nói là đã đƣợc giải quyết nhƣng thực sự chƣa triệt để và vẫn tiêu tốn một lƣợng tiền của tƣơng đối lớn của nhân dân. Hộ vẫn còn chi nhiều cho những cái không mấy hợp lý nhƣ hội hè, hiếu, hỉ và đặc biệt điều này còn xảy ra nhiều trong hộ kinh tế nghèo. Có một điều đáng chú ý là tuy thu nhập thấp hơn rất nhiều so với hộ khá và hộ trung bình nhƣng hộ nghèo vẫn dành không ít hơn để chi cho giáo dục, họ đã ý thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề trình độ dân trí ảnh hƣởng thế nào đến thu nhập của hộ. 81 Bảng 3.18: Thực trạng chi tiêu của hộ điều tra năm 2013(tính bình quân 1 hộ điều tra) Nội dung Tỷ trọng trong tổng chi phí ngoài sản xuất kinh doanh Lệ phí Mua Đi lại Chất Điện LT-TP Y tế GD-ĐT Hiếu hỉ quỹ, sắm TTLL đốt nƣớc thuế Chi khác 54.00 53.6 53.20 53.60 2.20 1.46 1.80 1.81 4.86 3.94 5.97 4.92 13.50 12.00 9.00 11.54 3.40 6.12 8.27 5.93 2.85 0.76 0.30 1.30 9.46 8.63 5.29 7.78 6.71 8.67 8.50 7.95 2.60 1.12 0.63 1.45 0.42 3.70 7.04 3.75 8614.00 3109.00 2066.00 4837.78 42.00 64.21 55.32 53.60 1.62 1.33 2.68 1.81 5.13 4.02 5.80 4.92 18.00 8.60 6.80 11.54 9.21 4.63 3.27 5.93 1.85 1.37 0.50 1.30 8.88 7.23 7.04 7.78 7.80 6.50 10.00 7.95 1.11 0.36 3.30 1.45 4.40 1.75 5.29 3.75 5004.00 5163.00 4245.00 4837.78 49.32 52.80 60.13 53.60 2.34 1.64 1.32 1.81 3.97 5.17 5.89 4.92 13.00 11.98 9.13 11.54 7.32 8.10 1.60 5.93 1.78 0.23 1.90 1.30 6.60 9.00 7.90 7.78 8.50 9.40 5.60 7.96 1.80 1.00 1.50 1.45 5.37 0.68 5.03 3.75 4206.15 5928.00 4837.78 52.77 55.00 53.60 2.00 5.62 14.00 3.96 1.47 3.70 7.30 9.32 1.81 4.92 11.54 5.93 (Nguồn số liệu từ phiếu điều tra) 2.00 0.08 1.30 6.82 9.43 7.78 8.31 7.35 7.96 1.50 1.35 1.45 3.02 5.00 3.75 180 66 64 50 180 68 60 52 180 114 66 80 1. Xã điều tra Phù Lƣu Trung Hà Hà Lang Bq chung 2. Theo điều kiện kinh tế Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Bq chung 3. Ngành nghề SX Nông nghiệp NLKH Hộ kiêm Bq chung 4. Theo dân tộc Kinh Thiểu số Bqchung Chi ngoài Số hộ sản xuất (hộ) BQ/hộ (1000đ) 180 60 5245.31 60 4759.64 60 4507.98 4837.78 82 3.2.2.4. Tiết kiệm của nhóm hộ thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang năm 2013 Trên cơ sở tổng hợp và cân đối thu - chi của các nhóm hộ, tôi tính toán khoản tiền mà hộ dân Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tiết kiệm đƣợc thể hiện qua bảng 3.19. Bảng 3.19: Thực trạng tiết kiệm của hộ nông dân nghèo Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu năm 2013 (tính bình quân 1 hộ) ĐVT: 1000đ Chỉ tiêu 1. Theo xã Phù Lƣu Trung Hà Hà Lang Bq chung 2. Loại hộ Hộ khá Hộ TB Hộ nghèo Bq chung 3. Ngành nghề SX Nông nghiệp NLKH Hộ kiêm Bq chung 4. Hộ dân tộc Kinh Thiểu số Bq chung Số hộ Tổng thu/ Tổng chi sx/ Tổng chi Tiết kiệm/ (hộ) 180 60 60 60 hộ hộ tiêu/ hộ hộ 19643.00 18031.00 16853.00 18175.70 4059.00 3652.00 3560.00 3756.60 5245.31 4759.64 4507.98 4837.78 10338.69 9619.36 8785.02 9581.32 28635.00 15469.00 7834.00 18175.70 5152.00 3604.00 2110.00 3756.60 8614.00 3109.00 2066.00 4837.78 14869.00 8756.00 3658.00 9581.32 14657.00 18714.00 22156.00 18175.70 3055.00 3564.00 4896.00 3756.60 5004.00 5163.00 4245.00 4837.78 6598.00 9987.00 13015.00 9581.32 19132.60 4179.45 4206.15 16523.00 3026.00 5928.00 18175.70 3756.60 4837.78 (Nguồn: Số liệu từ phiếu điều tra) 10747.00 7569.00 9581.32 180 66 64 50 180 68 60 52 114 66 Số liệu ở bảng 3.19 cho thấy: bình quân mỗi hộ có lƣợng tiết kiệm là 9.581 nghìn mỗi năm. Các hộ dân ở Phù Lƣu có chi phí sản xuất và tiêu dùng cao nhất nhƣng tổng thu của hộ cao nên lƣợng tiết kiệm là 10.339 nghìn đồng mỗi năm, trong khi hộ Hà Lang vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống nên hộ chỉ tiết kiệm đƣợc 8.785 nghìn. Hộ Trung Hà có lƣợng tiết kiệm là 9.619 nghìn đồng. 83 Hộ khá tiết kiệm đƣợc14.869 nghìn hộ có lƣợng tiết kiệm thấp nhất là hộ nghèo với 3.658 nghìn, hộ trung bình 8.756 nghìn. Nhƣ vậy có thể thấy hộ khá vẫn là hộ có tiềm năng về kinh tế nhất. Hộ trung bình cũng có sức mạnh tiềm ẩn do lƣợng tiết kiệm cũng khá cao. Nhóm hộ nghèo đã có những tích lũy nhất định nhƣng con số này còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận trong nhƣng năm gần đây khoảng cách giàu nghèo đã đƣợc rút ngắn đặc biệt đối với hộ nông dân miền núi do các cấp, ban ngành đã có sự quan tâm đúng mức đến nhóm đối tƣợng này và từ bản thân họ cũng thấy đƣợc những vấn đề mà họ đang gặp phải và tìm cách giải quyết. Số tiền tiết kiệm bình quân một hộ thuần nông đạt đƣợc là 6.598 nghìn đồng mỗi năm, hộ nông lâm kết hợp dành dụm đƣợc 9.987 nghìn và hộ kiêm ngành nghề 13.015 nghìn. Qua đây cho ta thấy các hoạt động ngoài nông nghiệp mang lại phần tiết kiệm đáng kể cho hộ nông dân và đa dạng các hoạt động sẽ là một giải pháp hữu hiệu nhằm tăng thu nhập cho hộ đặc biệt là hộ nông dân miền núi. Nhƣ vậy sống phụ thuộc vào đất chƣa đem lại nguồn thu lâu dài và bền vững cho ngƣời dân miền núi mà hoạt động đem lại nguồn sinh kế cao cho ngƣời dân bây giờ là hƣớng ra các hoạt động phi nông nghiệp có nghĩa là ít phụ thuộc vào đất hơn. Hộ dân tộc thiểu số có lƣợng chi cho sản xuất thấp hơn so với hộ kinh nhƣng lại có lƣợng chi tiêu lớn hơn do đó tổng thu hộ kinh cao hơn nên tiết kiệm của loại hộ này cũng cao hơn so với hộ dân tộc thiểu số. Các hoạt động đem lại thu nhập cho hộ thiểu số chỉ tập trung chủ yếu vào canh tác lúa và nƣơng rẫy với một số loại cây chủ yếu nhƣ măng, sắn, đót... nên chƣa phát huy đƣợc thế mạnh của mình, cần định hƣớng cho loại hộ này lựa chọn những hoạt động thích hợp nhằm cải thiện thu nhập của mình * Đánh giá chung Các hộ dân miền núi Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu vẫn sống dựa chủ yếu vào các hoạt động nông nghiệp mà ở đây phần lớn là trồng trọt, làm vƣờn, chăn nuôi. Các hoạt động lâm nghiệp và phi nông nghiệp vẫn chƣa đƣợc chú trọng đúng mức do đó chƣa đem lại nguồn thu nhƣ tiềm năng của nó. Sản xuất nông nghiệp vẫn tạo ra nguồn thu chính cho hộ, bên cạnh đó trồng rừng và các nguồn thu từ rừng tận dụng đƣợc điều kiện của vùng và đem lại nguồn thu lâu dài cho hộ đồng thời giải quyết đƣợc vấn đề an ninh năng lƣợng và môi trƣờng cho vùng. 84 Các hộ kiêm ngành nghề đều có cuộc sống khá giả hơn do đó có thể khẳng định rằng muốn nâng cao thu nhập cần chuyển dịch cơ cấu sản xuất của hộ theo hƣớng phát triển các ngành nghề, dịch vụ. 3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân nghèo thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang 3.2.3.1. Mô tả dữ liệu điều tra ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang Đề tài tiến hành thu nhập thông tin từ 180 mẫu đƣợc lấy ngẫu nhiên ở Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu. Trong đó, xã Phù Lƣu 60 mẫu, xã Trung Hà 60 mẫu và xã Hà Lang 60 mẫu. Số lƣợng hộ nghèo trong mẫu quan sát là 54 hộ, chiếm tỷ lệ 29,67%, tỷ lệ nầy cao hơn tỷ lệ nghèo của Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu công bố vào đầu năm 2013 là: 21,97%. Vì thời điểm hiện nay, khu bảo tồn vẫn dùng chuẩn nghèo căn cứ theo quyết định số: 09/2011/QĐ- TTg ngày 30/02/2022: Thu nhập từ 400.000 đồng ngƣời / tháng ở khu vực nông thôn và 500.000 đồng ngƣời/tháng ở khu vực thành thị. Trong luận văn, xét tình hình thực tế tại địa phƣơng, chúng tôi xét hộ nghèo theo đề nghị của Bộ LĐTBXH và lấy ngƣỡng nghèo là thu nhập 400.000 đồng ngƣời / tháng ở khu vực nông thôn, do vậy, tỷ lệ nghèo trong mẫu điều tra có tăng hơn số liệu của Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu công bố. Cũng theo số liệu điều tra, tỷ lệ hộ nghèo tại xã Trung Hà cao nhất 41,67%; kế đó là xã Hà Lang 24,19% và cuối cùng là xã Phù Lƣu 23,33%. Với một tỷ lệ hộ nghèo trong toàn mẫu là: 29,67%, cao nhất tỉnh, dù rằng, Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu có nhiều tiềm năng về đất đai, khoáng sản, đa dạng về cảnh quan và phong phú về di tích lịch sử. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích và tìm ra giải pháp để cải thiện tình trạng trên. a. Nghèo đói phân theo thành phần dân tộc Đồng bào dân tộc ở Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu chủ yếu là ngƣời Kinh và ngƣời Tày, Dao, Cao Lan sống ở các xã: Phù Lƣu, Trung Hà và Hà Lang. Nhƣ đã phân tích ở trên, do phong tục tập quán nghìn đời nên ngƣời Tày, Dao, Cao Lan sống quanh quẩn trong các cụm dân cƣ gần bìa rừng, suối và xa đƣờng lộ, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông, chăn nuôi và tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ. Thực tế điều tra cho thấy, bà con dân tộc chƣa tiếp cận đƣợc với những tiện nghi tối thiểu: còn 84,29% hộ chƣa có nhà vệ sinh, 55,71% nhà vẫn còn nền đất, 31,43% hộ dân tộc chƣa có điện và 72,86% hộ dân chƣa đƣợc sử dụng nƣớc máy. Theo thống kê năm 2012, toàn khu vực đã có mạng lƣới điện, thế nhƣng từ đƣờng 85 dây hạ thế vào tới nhà dân còn lắm khó khăn, nhất là đối với ngƣời nghèo. Tiếp cận đƣợc với những tiện nghi sẽ giúp cho chất lƣợng cuộc sống của bà con đƣợc nâng lên và từng bƣớc đẩy lùi những hủ tục vẫn còn sót lại đâu đó trong cộng đồng. 17.86 Tày, Dao, Cao Lan 82.14 Nghèo Không nghèo 48.57 Khác 51.43 0 20 40 60 80 100 Hình 3.1. Tỷ lệ hộ nghèo theo thành phần dân tộc Theo hình 3.1 cho thấy tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc khác là 48,57% và tỷ lệ hộ nghèo của ngƣời Tày, Dao, Cao Lan là 17,86%. Qua thực tế cho thấy, do bất đồng ngôn ngữ, cách biệt về văn hóa và trình độ chuyên môn hạn chế nên họ rất khó tìm việc làm trong các cơ quan, xí nghiệp để tạo thu nhập ổn định, điều nầy cũng khiến cho tỷ lệ hộ nghèo của họ cao hơn so với ngƣời Kinh. Cũng theo mẫu điều tra, tỷ lệ hộ nghèo ngƣời dân tộc khác cao hơn tỷ lệ hộ nghèo của ngƣời Tày, Dao, Cao Lan là 2,7 lần. Thế nhƣng, chi tiêu bình quân đầu ngƣời của ngƣời Tày, Dao, Cao Lan cho ma chay, cƣới hỏi bằng 75% so với ngƣời Kinh. 86 39.29 Kinh - Hoa 60.71 Làm nông Nghề khác 62.86 Dân tộc khác 37.14 0 20 40 60 80 Hình 3.2. Làm nông và thành phần dân tộc của chủ hộ Tỷ lệ làm nông của đồng bào dân tộc là 62,86% và đối với ngƣời Tày, Dao, Cao Lan là 39,29%. (hình 3.2) Theo thực tế điều tra cho thấy, do tập quán định cƣ nơi vùng đất gò, đồi ven theo chân núi, đất đai ít màu mỡ, nên vào mùa hạn, bà con dân tộc gặp khó khăn trong việc tƣới tiêu. Mặc khác, do thói quen canh tác theo truyền thống, nhìn chung ngƣời Tày, Dao, Cao Lan ngại việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Điều nầy cũng là một bất lợi so với những ngƣời Kinh cùng làm nông nghiệp. b. Nghèo và giới tính của chủ hộ Trung học phổ thông 11.68 8.89 Trung học cơ sở 21.17 8.89 Nam Nữ Tiểu học 32.12 Không học 24.44 35.04 0 20 57.78 40 60 80 100 Hình 3.3. Trình độ học vấn và giới tính của chủ hộ 87 Hình 3.3 cho thấy có đến 57,78% số chủ hộ là nữ không đƣợc đi học, con số đó của chủ hộ nam là 35,04%. Trình độ học vấn thấp cũng là một rào cản đáng kể đối với ngƣời nghèo trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong làm nông hoặc có thể tìm một việc làm trong khu vực phi nông nghiệp để có cơ may thoát nghèo. 29.93 Nghèo 71.11 Nam Nữ 70.07 Không nghèo 28.89 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hình 3.4. Tỷ lệ hộ nghèo phân theo giới tính chủ hộ Tỷ lệ hộ nghèo và không nghèo giữa chủ hộ nam và nữ gần nhƣ ngang bằng nhau trong mẫu điều tra (hình 3.4). Trƣờng hợp nầy ta có thể lý giải là chính sách bình đẳng giới đã phát huy tác dụng hoặc lƣợng mẫu điều tra chƣa đủ lớn để tránh sai lệch. c. Trình độ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra Trung học phổ thông Trung học cơ sở Tiểu học Không đi học 10,99% 18,13% 30,22% 40,66% Hình 3.5. Tỷ lệ học vấn của chủ hộ trong mẫu điều tra 88 Trung học phổ 10.8113.33 thông Trung học cơ sở 27.27 17.12 18.33 Từ 1 đến 2 con Từ 3 đến 4 con Tiểu học 30.63 Không đi học 41.44 0 20 36.36 40 40 Trên 5 con 36.36 28.33 60 80 100 120 140 Hình 3.6. Số con và trình độ học vấn của chủ hộ Hình 3.6 cho thấy, đối với chủ hộ không đƣợc đi học, số hộ có trên 5 con là 36,36%, từ 3 đến 4 con là 40%, từ 1 đến 2 con là 41,44%. Với chủ hộ có trình độ trung học phổ thông trở lên, không có hộ sinh con thứ 5, từ 3 đến 4 con là 13,33% và từ 1 đến 2 con là 10,81%. Theo vòng lẩn quẩn của nghèo đói thì: sinh sản nhiều, đông con, thiếu dinh dƣỡng, bệnh tật, thất học, nghèo đói …Mặc dù, trong nông thôn, theo cách thức canh tác cũ, đông con, có thể là một lợi thế, nhƣng với đà cơ giới hóa trong nông nghiệp hiện nay, đông con dễ đẩy hộ gia đình vào hoàn cảnh nghèo khó. d. Số người phụ thuộc trong hộ gia đình 1.85 Lớn hơn 3 0.78 20.37 Từ 1 đến 3 Nghèo 25 Không nghèo 77.78 Từ 0 đến 1 74.22 0 20 40 60 80 100 Hình 3.7. Số ngƣời phụ thuộc và tình trạng của hộ gia đình 89 Hình 3.7 cho thấy, không có sự khác biệt lắm giữa tỷ lệ phụ thuộc và tình trạng nghèo của hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo có ngƣời sống phụ thuộc từ 1 đến 3 là 20,37%; lớn hơn 3 là 1,85%, con số nầy đối với hộ không nghèo là 25% và 0,78%. Với xu hƣớng hiện nay, khi con cái trƣởng thành, lập gia đình thì “ra riêng”, hơn nữa, cũng theo mẫu điều tra, quy mô bình quân của hộ gia đình ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là: 4,46 ngƣời và số con trung bình của hộ là: 2,19 cũng không cao so với tỷ lệ trung bình của nƣớc ta: 2,1 con / hộ gia đình. Theo mẫu điều tra (Hình 3.7) cũng cho thấy, không có sự chênh lệch lớn giữa số ngƣời sống phụ thuộc và thành phần dân tộc. Số ngƣời phụ thuộc lớn hơn 3 trong các hộ ngƣời Kinh – Hoa là 0,89%, đối với hộ ngƣời dân tộc khác con số nầy là 1,43%. 11.11 Trên 5 con 3.91 25.93 Từ 3 đến 4 con Nghèo 35.94 Không nghèo 62.96 Từ 1 đến 2 con 60.16 0 10 20 30 40 50 60 70 Hình 3.8. Số con và tình trạng của hộ gia đình e. Tình trạng làm nông của hộ gia đình 38.64 Làm nông 61.36 Nghèo Không nghèo 21.28 Nghề khác 78.72 0 20 40 60 80 100 Hình 3.9. Làm nông và tình trạng của hộ gia đình 90 Theo mẫu điều tra tại khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu (hình 3.9), có 38,64% hộ gia đình làm nông lâm vào cảnh nghèo, hộ nghèo sinh sống bằng những nghề phi nông nghiệp là 21,28,%. Trong thời gian qua, giá vật tƣ nông nghệp biến động và giá nông sản bán ra tăng giảm bất thƣờng cộng với thiên tai, dịch bệnh cũng khiến cho nông dân lâm vào cảnh nghèo túng. Cũng qua phiếu điều tra: 43,18% số hộ làm nông không đƣợc sự hỗ trợ từ các tổ chức khuyến nông ở địa phƣơng. Trong thời buổi hiện nay, khi mà sản xuất nông nghiệp không còn là của trời cho nhƣ trồng lúa mùa khi xƣa, cứ chờ trời gần mƣa, cày sơ rồi xạ lúa giống và chờ thu hoạch. Hộ nghèo với diện tích đất không nhiều, nếu không biết ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất thì rất dễ bị thua lỗ. 33.33 T rên 5 con 2.13 Làm nông 33.33 30.85 T ừ 3 đến 4 con Nghề khác 33.33 T ừ 1 đến 2 con 67.02 0 20 40 60 80 Hình 3.10. Số con và việc làm của chủ hộ Theo hình 3.10, có đến 33,33% hộ có trên năm con làm nghề nông, con số nầy đối với nghề khác là 2,13%. Từ trƣớc đến giờ, nghề nông vốn cần nhiều nhân lực trong lao động. Trong tƣơng lai, vấn đề sẽ khác đi do cơ giới hóa, tự động hóa trên đồng ruộng, nhƣng hiện nay, lực lƣợng lao động chân tay vẫn giữ vai trò quan trọng trong công việc đồng áng. f. Đi làm xa 14.81 Có đi làm xa 28.91 Nghèo Không nghèo 85.19 Không đi làm xa 71.09 0 20 40 60 80 100 Hình 3.11. Đi làm xa và tình trạng của hộ gia đình 91 Kết quả nghiên cứu cho thấy (hình 3.11), 28,91% hộ không nghèo có ngƣời đi làm xa và đối với hộ nghèo, con số đó là 14,81%. Khi mà dân số ngày càng tăng, sự thay đổi giá trị hợp thành của các sản phẩm nông nghiệp đang dần chuyển sang công nghệ và vốn thì lực lƣợng lao động ở nông thôn sẽ trở nên dƣ thừa. Giải pháp dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị để tìm công ăn việc làm sẽ là một nhu cầu tất yếu của sự phát triển. Đối với các hộ nghèo và cận nghèo, đi làm ăn ngoài tỉnh sẽ là một cách để thoát nghèo. g. Sở hữu đất đai và tình trạng của hộ gia đình 52.34 Không nghèo 47.66 Có đất Không có đất 27.78 Nghèo 72.22 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Hình 3.12. Tình trạng hộ gia đình và sở hữu đất Theo hình 3.12 hộ nghèo không có đất chiếm tỷ lệ 72,22%, con số đó của hộ không nghèo là 47,66%. Kết quả thống kê cũng cho thấy số diện tích đất bình quân trên đầu ngƣời của hộ nghèo là 262 m2, một diện tích quá khiêm tốn để có thể sinh sống từ thuế lợi thu đƣợc. h. Đường ô tô và khoảng cách của hộ gia đình đến trung tâm chợ Hình 3.13. Tình trạng hộ gia đình và có đƣờng ô tô 92 Theo hình 3.13, có đến 39,32% hộ nghèo không có đƣờng ô tô tới tận nhà, con số đó đối với hộ không nghèo là 12,31%. Thật vậy, nhà của hộ nghèo ít khi có “mặt tiền” để có thể làm ăn, buôn bán hoặc cho thuê mặt bằng để làm phƣơng tiện sinh sống. Cơ sở hạ tầng nói chung hay đƣờng ô tô nói riêng là những điều kiện tiên quyết để cải thiện và nâng cao chất lƣợng sống của ngƣời dân thông qua việc thuận lợi trong trao đổi hàng hóa. i. Vấn đề vốn vay và tình trạng của hộ gia đình Hình 3.14. Vốn vay và tình trạng của hộ g ia đình Theo mẫu điều tra (hình 3.14) số hộ nghèo không đƣợc vay vốn từ các nguồn tín dụng chính thức là 81,48%, trong khi đó số hộ không nghèo đƣợc vay là 46,88%. Muốn làm ăn, kinh doanh mua bán đều phải cần tiền. Vốn vay từ các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng chính thức là một kênh quan trọng để giúp hộ gia đình vƣơn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, các ngân hàng, dù rằng là ngân hàng chính sách đi nữa cũng vẫn là tổ chức kinh doanh tiền tệ, cho nên họ vẫn hƣớng tới vấn đề hiệu quả trong kinh doanh. “Có thóc mới cho mƣợn gạo”, đối với ngƣời nghèo, khi họ không có gì đáng giá để thế chấp thì chuyện vay vốn sẽ gặp khó khăn. 3.2.3.2. Kết quả phân tích hồi quy Đầu tiên, chúng tôi đƣa tất cả các biến vào mô hình. 1 Sau nhiều lần hồi quy theo nguyên tắc loại bỏ dần các biến không có ý nghĩa thống kê và các biến dự đoán có khả năng đa cộng tuyến, kết quả ƣớc lƣợng nhƣ sau: 1 Xem thêm các bảng 4.11.3, 4.11.4, 4.11.5 phần phụ lục 93 Bảng 3.20: Mô hình Logit về nghèo ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang Biến số phụ thuộc: Dạng hộ (Hộ nghèo = 1; hộ không nghèo = 0) Hệ số hồi quy(Bk) S.E. Trị thống kê Z Giá trị P Các biến số độc lập Hằng số 0,222544 0,354440 0,658909 0,5100 -0,349984 0,100246 -3,491252 0,0005 -1,123436 -0,217817 1,797312 -0,108538 0,533478 0,068642 0,472358 0,049502 -2,105870 -3,173246 3,804978 -2,193512 0,0352 0,0015 0,0001 0,0283 Diện tích (1.000 m2 ) Đi làm xa (có = 1) Học vấn (từ lớp 0 - 12) Làm nông (Có = 1) Số tiền vay (triệu đồng) Căn cứ kết quả hồi quy, chúng tôi tìm đƣợc mô hình chứa năm biến độc lập có ý nghĩa thống kê là: DIENTICH, DILAMXA, HOCVAN, LAMNONG và SOTIENVAY. - Biến DIENTICH: Thể hiện diện tích đất mà hộ gia đình sở hữu, tính trên 1.000 m2. Hệ số hồi quy mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng. Ý nghĩa của biến là nếu hộ gia đình có sở hữu đất, khả năng nghèo của hộ càng ít. - Biến DILAMXA: thể hiện gia đình có ngƣời đi làm ngoài tỉnh, hệ số hồi quy mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng và biến có tác động khá lớn đến mô hình. Ý nghĩa của biến là hộ gia đình có ngƣời đi làm xa thì khả năng nghèo của hộ càng ít. - Biến HOCVAN thể hiện số năm đi học của chủ hộ mang dấu (-), phù hợp với kỳ vọng. Thể hiện nội dung, càng đƣợc giáo dục đến nơi đến chốn thì khả năng lâm vào cảnh nghèo khó của hộ gia đình càng giảm. - Biến LAMNONG, thể hiện nghề nghiệp chủ yếu của hộ là nông nghiệp, hệ số hồi quy mang dấu (+), phù hợp với kỳ vọng. Biến LAMNONG có tác động mạnh mẽ nhất trong mô hình. Giải thích ý nghĩa rằng, hoạt động thuần nông cũng là một nguy cơ đẩy hộ gia đình lâm vào cảnh nghèo túng. - Biến: SOTIENVAY: thể hiện số tiền mà hộ đƣợc vay từ các tổ chức tín dụng (triệu đồng). Hệ số hồi quy của biến mang dấu (-). Ý nghĩa của biến, khi hộ gia đình đƣợc vay thì khả năng lâm vào hoàn cảnh nghèo của hộ càng giảm. 94 Bảng 3.21: Ƣớc lƣợng xác suất nghèo theo tác động biên từng yếu tố Biến số phụ thuộc: Dạng hộ (Hộ nghèo =1; hộ không nghèo = 0) Hệ số tác động biên Xác suất nghèo đƣợc ƣớc tính khi biến độc lập thay đổi một đơn vị và xác suất ban đầu(%) (eBk) 10% Diện tích (1.000 m2) 0,644046 6,68% 13,87% 21,63% 30,04% Đi làm xa (có = 1) 0,325160 3,49% 7,52% Học vấn (từ lớp 0 - 12) 0,804272 8,20% 16,74% 25,63% 34,90% Làm nông (Có = 1) 6,033407 40,13% 60,13% 72,11% 80,09% Số tiền vay (triệu đồng) 0,897104 9,06% 20% 30% 40% Các biến số độc lập 12,23% 17,82% 18,32% 27,77% 37,42% Với xác suất nghèo ban đầu của một hộ gia đình ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là 20%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu chủ hộ đƣợc học thêm 1 năm thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 16,74%. Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này có thêm 1.000 m2 đất để canh tác thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 6,68%. Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là 10%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này có vay thêm 1 triệu đồng để làm ăn thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 9,06%. Trong tất cả các biến có ý nghĩa, biến làm nông và biến đi làm xa có ảnh hƣởng hết sức rõ nét và mạnh mẽ đối với tình trạng nghèo của hộ gia đình. Càng tăng xác suất ban đầu, sự tác động theo kỳ vọng của biến vào tình trạng nghèo của hộ càng lớn. Nếu xác suất nghèo của một hộ gia đình ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là 40%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu hộ này làm nông nghiệp thì xác suất nghèo của hộ tăng lên 80,09%. Cũng với giả định nhƣ trên, nếu hộ gia đình có đi làm xa thì xác suất nghèo của hộ giảm còn 17,82%. Các biến khoảng cách và đƣờng ô tô không có ý nghĩa thống kê. Điều nầy có thể giải thích nhƣ sau: Trong thời gian vừa qua, Nhà nƣớc đã đầu tƣ phát triển giao thông, thủy lợi, trƣờng học, trạm xá, điện nƣớc và chỉnh trang thôn xóm đặc biệt là 95 những huyện miền núi và có vùng nhiều đồng bào dân tộc nhƣ khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu. Các trục giao thông liên tỉnh, liên huyện, giao thông nông thôn đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp và cho đến nay đã có 15/15 xã, thị trấn hầu hết là đƣờng trải nhựa, đảm bảo giao thông thông suốt, xe bốn bánh lƣu thông từ huyện đến tận chợ khóm, ấp. Các biến về đặc điểm nhân khẩu học nhƣ số ngƣời phụ thuộc và số năm định cƣ của hộ gia đình không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Mặc dù theo nhận định thông thƣờng, càng đông con, càng có nhiều ngƣời phụ thuộc, gia đình càng phải mang gánh nặng về chi tiêu, hay càng định cƣ lâu thì càng ít nghèo. Tuy nhiên, do khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là một huyện nông thôn, vùng sâu, trẻ em và ngƣời rỗi việc lại có thể phụ giúp gia đình các công việc đồng áng, chăn thả súc vật, mò cua bắt ốc, hái thuốc nam … nên có thể đỡ đần phần nào chi tiêu của hộ. Ngoài ra, qua kết quả điều tra cũng cho thấy không có sự phân biệt rõ ràng giữa tình trạng nghèo của ngƣời cƣ ngụ lâu năm và ngƣời mới định cƣ tại địa phƣơng, cơ hội làm ăn, sinh sống dƣờng nhƣ vẫn chia đều cho hai nhóm ngƣời trên. Các biến dân tộc, giới tính không có ý nghĩa thống kê, một phần có thể do hạn chế của mẫu quan sát. Lý do quan trọng hơn, là những năm qua, các chính sách về dân tộc, các chƣơng trình 135 đầu tƣ phát triển vùng đồng bào dân tộc, các chƣơng trình đào tạo nghề, hƣớng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất đã phát huy mặt tích cực của nó. Vấn đề xây dựng nếp sống văn hóa mới trong hộ gia đình và thôn xóm, tuyên truyền vận động việc bình đẳng giới của chính quyền các cấp cơ sở đã phát huy tác dụng, góp phần làm giảm tỉ lệ nghèo đói và lấp dần hố cách thu nhập của vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời, hay những hộ phụ nữ neo đơn so với cộng đồng ngƣời Kinh - Hoa. Theo kết quả thực hiện chủ trƣơng giảm nghèo, UBND 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa đã xây dựng đề án về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số về việc giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đặc biệt khó khăn: cấp một nền nhà để ở, diện tích 100 m2, hỗ trợ đất nông nghiệp: 0,25 ha đất ruộng lúa nƣớc một vụ, hoặc 0,15 ha lúa nƣớc hai vụ, hoặc 0,5 ha đất đồi, gò … Có thể nói các chính sách về dân tộc và miền núi đã phát huy hiệu quả và mang đến vùng đất nầy một diện mạo mới. 96 Kết luận chƣơng 3 Qua phân tích này, chúng ta thấy những vấn đề then chốt nhƣ: đất đai, đi làm xa, trình độ học vấn của chủ hộ, làm nông và hộ vay từ các tổ chức tín dụng chính thức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác giảm nghèo của khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu. Thời gian qua, khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu đã có những tiến bộ quan trọng trong công tác giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lý do để lo ngại về tính bền vững của những thành quả này nhƣ: tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao, môi trƣờng ngày càng ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, mức hƣởng thụ văn hóa của ngƣời dân còn thấp, kết cấu hạ tầng chƣa hoàn chỉnh. Những phân tích trong nghiên cứu này cho thấy mức sống của ngƣời dân ở nơi đây vẫn còn ở mức thấp so với những xã khác trong vùng, vẫn còn nhiều hộ sống trong nhà ở tạm, thiếu điện thắp sáng, thiếu nƣớc sạch, hệ thống giao thông còn nhiều khó khăn và điều kiện học hành chƣa đảm bảo. 97 Chƣơng 4 GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO THU NHẬP CHO HỘ NÔNG DÂN NGHÈO KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHAM CHU TỈNH TUYÊN QUANG 4.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển 4.1.1. Quan điểm nâng cao thu nhập cho hộ dân Từ phân tích thực trạng sản xuất, thu nhập và các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của ngƣời dân khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu chúng tôi thấy cần thống nhất một số quan điểm nâng cao thu nhập cho ngƣòi dân miền núi khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu trong thời gian tới. - Nâng cao thu nhập bền vững trên cơ sở khai thác, sử dụng và phát huy kiến thức bản địa của ngƣời dân kết hợp với ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhằm phát triển kinh tế của cả cộng đồng, đi đôi với bảo vệ môi trƣờng sinh thái. - Nâng cao thu nhập gắn với công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng. - Nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang đòi hỏi phải có những giải pháp tổng hợp, đồng bộ, liên ngành, liên cấp. Quá trình phát triển kinh tế hộ nông dân miền núi phải bền vững và không ngừng nâng cao các nguồn thu nhập, cần phải phát triển từ một hệ thống nông nghiệp cổ truyền sang nột hệ thống nông nghiệp có tính chất hàng hóa cao. - Đa dạng các loại hình sản xuất, đa dạng cây trồng, vật nuôi để đa dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro cho ngƣời dân. - Nâng cao thu nhập cho ngƣời dân khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang nhằm phát huy thế mạnh nội tại của địa phƣơng (Đặc biệt là thế mạnh về tài nguyên phục vụ du lịch) và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài và vai trò của Nhà nƣớc. 4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu Theo định hƣớng phát triển các tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam, đến năm 2020 là: “Từng bƣớc phát triển kinh tế miền núi, khai thác thế mạnh sinh thái, đẩy mạnh đầu mối giao lƣu giữa thành thị và nông thôn, miền núi với miền xuôi, trƣớc hết cải cách từng bƣớc kết cấu cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn giàu mạnh”. Thực hiện chuyển đổi cơ bản trong nội bộ ngành nông nghiệp thông qua 3 chƣơng 98 trình trọng điểm của ngành: chƣơng trình lƣơng thực, chƣơng trình thực phẩm, chƣơng trình cây công nghiệp. - Trong lĩnh vực nông nghiệp: cần xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển theo từng ngành đảm bảo tính hợp lý về tỷ trọng các ngành nội tại. Đến năm 2020 cơ bản giảm tỷ trọng nông nghiệp còn 49% trong đó trồng trọt chiếm 56%, chăn nuôi chiếm 40% và dịch vụ nông nghiệp chiếm 4% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Thực hiện định hƣớng cho sự phát triển của một số ngành trồng trọt, khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu đã tiến hành khảo sát quy hoạch lại diện tích một số cây trồng chủ yếu. Mục tiêu đến năm 2020 cần ổn định diện tích đất canh tác trồng cây lƣơng thực (7450 ha) theo công thức luân canh hai lúa, một màu, trong đó mỗi năm có diện tích gieo cấy khoảng 6300 ha lúa và 1450 ha diện tích trồng ngô, đảm bảo sản lƣợng cây có hạt là 35.400 tấn. Để đạt đƣợc kết quả này cần đầu tƣ thâm canh tăng vụ và tăng năng suất cây trồng bằng các biện pháp thuỷ lợi và sử dụng cây giống mới có chất lƣợng cao. Đồng thời cần chuyển bớt diện tích cây lƣơng thực không ăn chắc sang sản xuất các loại cây lƣơng thực khác. Cây công nghiệp đƣợc coi là cây chủ lực của địa phƣơng, có ƣu điểm dễ chuyển đổi sản xuất theo thị trƣờng, nhu cầu tiêu dùng không hạn chế. Đồng thời đây cũng là cây dễ bảo quản sau thu hoạch nên thời gian tới cần đầu tƣ phát triển. Dự kiến năm 2015 tổng diện tích gieo trồng đạt 1.365 ha, năm 2020 đạt 1620 ha, sản lƣợng tăng từ 2.797 tấn/năm lên 3.800 tấn năm 2020. Riêng nhóm cây thực phẩm mà chủ yếu là rau xanh, nhận thấy thị trƣờng rau xanh có xu hƣớng phát triển mạnh mẽ, cần chú trọng phát triển đến năm 2020 cơ bản đạt 900 ha diện tích gieo trồng vào năm 2020 qua đó đạt sản lƣợng lên 13.500 tấn năm 2020. Đến năm 2015 diện tích cây chè đạt 330 ha trong đó 317 ha phục vụ cho mục đích kinh doanh, nâng cao sản lƣợng từ 1.204,6 tấn năm 2015 lên 2.160 tấn năm 2020. Cây ăn quả, cần tập trung cải tạo năng suất để nâng cao sản lƣợng, tăng diện tích trồng cam. quýt. Về cơ bản về năm 2020 đạt 50.000 tấn, từng bƣớc phát triển thƣơng hiệu và đƣa ra bán tại các siêu thị lớn. Hiện nay cam sành Hàm Yên đƣợc trồng chủ yếu tại xã Phù Lƣu đã có mặt tại hệ thống các siêu thị lớn nhƣ Big C, Lotte Mart. 99 Đối với ngành chăn nuôi :dự kiến năm 2020 tổng đàn gia súc đạt 106.000 con trong đó đàn lợn chiếm 81.18% tƣơng đƣơng 85.000 đầu lợn, thực hiện nhiệm vụ đó huyện chủ trƣơng khuyến khích chăn nuôi với quy mô tập trung từ 10 con/hộ/ lứa trở lên, tăng cƣờng liên doanh nhằm tranh thủ nguồn vốn, kỹ thuật. Số lƣợng trâu bò cần có sự điều chỉnh, trƣớc hết cần ổn định số lƣợng sẵn có, sau đó là tăng số lƣợng đàn bò từ 7.500 con năm 2015 lên 9.000 con năm 2020 với tỷ lệ lai Sind đạt khoảng 40% so với cả đàn. Bên cạnh đó nhằm đảm bảo tính an toàn tránh rủi ro trong kinh doanh, cần có sự phát triển về gia cầm trong mức cho phép, tránh phát triển ồ ạt. Dự kiến năm 2020, tổng đàn gia cầm đạt 3.000 con và giữ mức tăng nhẹ khoảng 200.000 con/ năm. Trong giai đoạn này, kết hợp hoạt động lựa chọn, gây giống thuần chủng nhằm xây dựng một thƣơng hiệu cho giống gà của địa phƣơng. Ngành thuỷ sản đã hình thành và đi vào ổn định, trong giai đoạn năm 20152020 sẽ có đóng góp lớn. Dự kiến năm 2020 diện tích mặt nƣớc đƣợc sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.287,5 ha với sản lƣợng 3.217,7 tấn tăng 40,47% so với năm 2015. Với sự biến đổi nhƣ vậy, ngành chăn nuôi sẽ có nhiều thay đổi trong cơ cấu giá trị sản xuất. Theo đó đến năm 2020 tổng diện tích đạt 148.975 triệu đồng, tăng 52.4% so với cùng kỳ năm 2013. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi gia súc vẫn tiếp tục đạt vai trò chủ đạo với 57.02% trong tổng giá trị và ngành chăn nuôi gia cầm cũng có những đóng góp quan trọng với 30.07%. Ngành nuôi trồng thuỷ sản đã và đang phát triển ổn định, sẽ có những đóng góp với tổng giá trị sản xuất là 7.525 triệu đồng năm 2015 và 1.2887,5 triệu đồng năm 2020. cần đƣợc đƣa vào khai thác, sử dụng và quản lý. Đến năm 2020 diện tích đất chƣa sử dụng còn 503 ha. Việc trồng rừng và rừng vƣờn là biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này. Sự phát triển các ngành trồng trọt và chăn nuôi tất yếu sẽ phát triển các ngành dịch vụ. Trong giai đoạn năm 2015 - 2020, ngành dịch vụ sẽ có sự chuyển biến tốt đẹp. Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp năm 2015 có giá trị sản xuất là 9.930 triệu đồng và đến năm 2020 đạt 16.800 triệu đồng, chủ yếu tăng trong lĩnh vực dịch vụ cung cấp giống cây, con. Với mục tiêu đƣa giống mới vào sản xuất làm cho giá trị ngành dịch vụ này nhảy vọt từ 79 triệu đồng năm 2007 lên 840 triệu năm 2010. Đi kèm với nó là các dịch vụ làm đất, bảo vệ thực vật, vật tƣ nông nghiệp sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. 100 Những năm tới huyện cần có chủ trƣơng đầu tƣ các ngành dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, ngành dịch vụ này sẽ đóng góp khoảng hơn 30 triệu đồng trong tổng giá trị sản xuất chung. Đối với ngành lâm nghiệp mục tiêu chung là bảo vệ đa dạng sinh học, phục hồi chức năng phòng hộ của rừng với môi trƣờng và chức năng cung cấp gỗ, sản phẩm rừng cho nền kinh tế, đƣa lâm nghiệp trở thành nền kinh tế thế mạnh và bền vững của địa phƣơng, phấn đấu đến năm 2010 độ che phủ của rừng đạt trên 80%, xã hội hóa nghề rừng đối với nông hộ vùng núi cao nhằm nâng cao đời sống của ngƣời dân. Với 34.277,9 ha là rừng và đất lâm nghiệp trong đó có 15.262,3 ha là rừng đặc dụng, đây là cơ sở để có các nguồn thu từ du lịch sinh thái, Dịch vụ môi trƣờng rừng, chuyển nhƣợng chứng chỉ các bon. Số tiền này đƣợc chi trả trực tiếp cho các hộ gia đình, và tổ chức có rừng. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc điều đó cần có đề án xác định phạm vi, ranh giới các khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trƣờng rừng cũng nhƣ có các nghiên cứu cụ thể khả năng hấp thu Cacbon của từng loại rừng, trên các lập địa khác nhau. Theo cách tính dựa vào lƣợng tăng trƣởng thƣờng xuyên bình quân năm của rừng trồng 13 m3/năm và rừng tự nhiên 4,5 m3/năm khả năng hấp thụ Cacbon trung bình của rừng trồng (có trữ lƣợng) khoảng 13 tấn/ha/năm, rừng tự nhiên khoảng 4,5tấn/ha/năm; Biện pháp hữu hiệu là giao khoán rừng cho các hộ gia đình, với tổng diện tích có thể giao cho các hộ gia đình là 6.462 ha (Sau khi trừ đi phần diện tích của các công ty lâm nghiệp và 15.262,3 ha rừng đặc dụng do Ban quản lý KBTTN Cham Chu làm chủ rừng), trong đó 3.140 ha cần khoán và đƣợc bảo vệ lâu dài còn lại là rừng kinh doanh khoán theo chu kỳ kinh tế của cây rừng. Bên cạnh đó còn khoanh nuôi phục hồi, diện tích này khoảng 395 ha. Đối với rừng phòng hộ và đặc dụng bị cạn kiệt cần thực hiện chính sách đóng cửa rừng trong một số năm nhất định diện tích này khoảng 421 ha. 4.2. Giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang Qua phân tích thực trạng và những yếu tố ảnh hƣởng đến tình trạng nghèo túng của bà con khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tác giả nhận xét rằng tình trạng nghèo của khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu do những yếu tố chính sau đây: diện tích đất của hộ, hộ gia đình có ngƣời đi làm xa hay không, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng làm nông nghiệp của chủ hộ, và số tiền mà hộ đƣợc vay từ các tổ chức tín dụng chính thức. Căn cứ vào những kết luận trên, tác giả xin đề xuất 101 những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giảm nghèo ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu. 4.2.1. Diện tích đất hộ gia đình Đối với những hộ nghèo có đất: Chính quyền phải có chính sách tín dụng gắn liền với chƣơng trình khuyến nông, lâm và ngƣ nghiệp để tạo sự bổ sung cần thiết cho phát triển của các chƣơng trình. Ngƣời nghèo ít có khả năng tiếp cận thông tin về thị trƣờng, và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, cho nên, Chính quyền địa phƣơng mà cụ thể là các cán bộ khuyến nông phải hƣớng dẫn và gắn sản xuất của họ theo nhu cầu của thị trƣờng, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và giảm giá thành. Những nỗ lực đó sẽ giúp họ có thể tăng giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích. Chính quyền địa phƣơng cần kiện toàn hệ thống cán bộ khuyến nông ở cấp xã, tăng cƣờng đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ khuyến nông cấp thôn, ấp để hƣớng dẫn bà con trong phƣơng pháp sản xuất thâm canh. Ngoài ra, các chính sách để ổn định giá cả vật tƣ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nhƣ: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xăng, dầu … đầu tƣ và nâng cấp hệ thống thủy lợi, các hồ chứa nƣớc để tƣới tiêu vào mùa khô là thật sự cần thiết. Do vậy, cách tốt nhất để hỗ trợ ngƣời nghèo là cho họ một cơ hội làm việc để có thể cải thiện thu nhập. Ngoài ra, các chính sách để tạo một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho tất cả các lĩnh vực kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển và cung cấp thêm việc làm cho ngƣời nghèo cần đƣợc xem là điều cốt yếu. Đối với những hộ nghèo không có đất: Chính quyền các cấp nên có chính sách tạo công ăn việc làm tại chỗ cho họ bằng các chƣơng trình giao khoán bảo vệ rừng, thuê trồng và chăm sóc rừng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thu hút đầu tƣ, chọn các loại hình và quy mô đầu tƣ phù hợp với hoàn cảnh của địa phƣơng. Ràng buộc các doanh nghiệp này bằng những cam kết sẽ phải sử dụng lao động tại chỗ, bù lại, doanh nghiệp nhận đƣợc những ƣu đãi đầu tƣ về mặt thuế má, để khai thác và sử dụng đƣợc những nguồn lực tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo cho địa phƣơng. Bên cạnh đó, tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ với việc hỗ trợ và thành lập những cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhƣ: Dệt thổ cẩm, sản xuất các mặt hàng từ mây tre, sửa chữa máy nông nghiệp và phát triển các cơ sở du lịch cộng đồng. 102 Mặt khác, khi ngƣời nghèo không có đất hay có ít đất thì phần lớn sinh kế của họ đều dựa vào làm thuê, làm mƣớn, tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp hoặc đi làm xa. Ngoài ra, họ có một nguồn thu rất có ý nghĩa là khai thác nguồn tài nguyên có sẵn của tự nhiên nhƣ: Lâm sản ngoài gỗ, cá tôm, ếch nhái … Tuy nhiên cần có các chƣơng trình, dự án cụ thể nhằm hƣớng dẫn ngƣời dân khai thác một cách hợp tránh ẩn chứa mầm họa hủy diệt: sự tuyệt chủng của các loại lâm sản ngoài gỗ, thủy sinh, thú rừng và tàn phá môi trƣờng. Việc tích tụ ruộng đất sẽ là điều chắc chắn và có xu hƣớng gia tăng, ở Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu đã có ngƣời sở hữu diện tích đất là 70 ha đất lâm nghiệp. Những chiến lƣợc phát triển kinh tế thƣờng đi kèm với sự đánh đổi. Trên một diện tích đủ lớn, ngƣời ta có thể triển khai quy trình sản xuất áp dụng cơ giới hóa, áp dụng công nghệ sau thu hoạch tiên tiến để cải thiện chất lƣợng, giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông lâm nghiệp. Nhƣng ngƣợc lại, cũng với những thành tựu đó, ngƣời nông dân mất đất lại trở thành ngƣời làm thuê trên chính mảnh đất của mình hoặc thậm chí họ có thể thất nghiệp. Vấn đề ở đây là chỗ nhà nƣớc cần có nhiều biện pháp để làm cho sự chuyển đổi đƣợc nhẹ nhàng và giúp các hộ gia đình không còn đất có thể tự trang bị cho mình những năng lực và tài sản khác để có thể có điều kiện sống ổn định hơn. Ngoài ra, Nhà nƣớc nên tăng cƣờng công tác đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng: đƣờng giao thông, trƣờng học, bệnh viện, nƣớc sạch, điện. Hiện tại, muốn thu hút các nhà đầu tƣ về vùng này thì điều kiện tiên quyết là cơ sở hạ tầng phải đáp ứng cho các doanh nghiệp hoạt động. 4.2.2. Vấn đề đi làm xa Ngƣời lao động tìm việc làm ở các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh, các khu Công nghiệp Thái Nguyên, thành phố Hà Nội nơi mà nhu cầu về lao động đang tăng nhanh trong thời gian qua, đặc biệt là ở các ngành may mặc, giày da, chế biến nông thủy sản, dịch vụ mua bán. Đây là một dấu hiệu tốt của việc chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực công nghiệp để góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phƣơng đồng thời nâng cao nhận thức và nâng cao tay nghề cho ngƣời lao động. Muốn vậy, Chính quyền các cấp đặc biệt là Phòng LĐTBXH, các tổ chức Công đoàn nên phối hợp với các Trung tâm dạy nghề để đào tạo theo nhu cầu lao động của thị trƣờng. Huyện phải có mối liên kết mật thiết với các nơi có nhu cầu để 103 tạo điều kiện cho các em học xong đều có công việc làm. Đối với các hộ nghèo, Nhà nƣớc nên có các chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí tìm việc làm. Tạo thuận lợi trong công tác tạm trú, tạm vắng cho ngƣời đi làm xa, Chính quyền địa phƣơng nên có những quan hệ gắn kết với Chính quyền nơi làm việc để ngƣời lao động, nhất là những ngƣời nghèo, có một môi trƣờng làm việc nơi xứ lạ đƣợc ổn định và an bình, tránh những cạm bẫy tệ nạn xã hội mà những ngƣời ở nông thôn ra thành thị tìm việc làm hay gặp phải. Đối với các hộ đáp ứng đƣợc yêu cầu cho xuất khẩu lao động, các cấp Chính quyền tạo điều kiện cho các hộ vay tiền để trang trải các chi phí trƣớc khi xuất ngoại nhƣ học ngoại ngữ, làm hộ chiếu, giáo dục định hƣớng, chi phí đi lại. 4.2.3. Vấn đề giáo dục và học vấn Trong xã hội hiện nay, tất cả công cuộc mƣu sinh phần lớn đều phải dựa vào trình độ học vấn. Vấn đề giáo dục luôn luôn có ảnh hƣởng lớn đến tƣơng lai của một con ngƣời. Trên một khẩu hiệu ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu có ghi: “học để có khả năng thoát nghèo” thật vậy, qua trao đổi với cán bộ làm công tác khuyến nông trong vùng, vốn kiến thức ban đầu của ngƣời dân là hết sức quan trọng để phát triển kinh tế hộ gia đình và giảm nghèo một cách bền vững. Muốn đào tạo ra một lớp ngƣời có ích cho xã hội sau này, trƣớc tiên ngành giáo dục phải cần những ngƣời Thầy có lƣơng tâm nghề nghiệp lẫn cả năng lực về sƣ phạm. Bên cạnh đó, các chính sách về lƣơng bổng phải thỏa đáng để những “kỹ sƣ tâm hồn” có thể toàn tâm, toàn ý đầu tƣ vào nghề nghiệp của mình. Nhà nƣớc nên có chính sách ƣu đãi nhƣ quỹ “thu hút nhân tài” đối với giáo viên dạy giỏi nếu họ chấp nhận về các xã có nhiều ngƣời dân tộc đặc biệt là các thôn bản vùng sâu vùng xa giao thông đi lại khó khăn. Chủ động đào tạo nguồn giáo viên giỏi là ngƣời địa phƣơng. Nhà trƣờng, gia đình và xã hội phải chung tay xây dựng một môi trƣờng giáo dục trong sạch, đó là chất xúc tác cho các em học sinh, những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc, đƣợc hoàn thiện về nhận thức và đạo đức. Bởi những con ngƣời sẽ xây dựng gia đình và xã hội ngày mai trƣớc tiên họ đã có nền tảng vững chắc trong ý thức giáo dục nhân cách ngay từ trƣờng học. Miễn giảm toàn bộ học phí và các khoản đóng góp khác cho con em các hộ nghèo. Đối với ngƣời nghèo, hàng ngày đã quá mệt mỏi trong việc cơm áo gạo tiền nên việc gánh thêm phần học phí cho con cái là vƣợt quá sức của họ. Hơn nữa, chi phí cơ hội cho con em đến trƣờng, đối với hộ nghèo thì sức lao động của trẻ có 104 giá trị hơn nhiều so với việc để chúng tới trƣờng, trẻ em trong các hộ nghèo có thể chăn thả súc vật, lên rừng lấy củi, khai thác lâm sản ngoài gỗ… Chính quyền nên quan tâm tới việc đầu tƣ xây dựng trƣờng lớp, kể cả việc trang bị công cụ, dụng cụ học tập để các em có thể tiếp cận phần nào những kiến thức hiện đại, nhất là làm quen với máy vi tính, một công cụ không thể thiếu trong việc làm ăn sau này, nhà trƣờng nên có phòng vi tính đƣợc trang bị internet miễn phí. Chú ý công tác nâng cao chất lƣợng giáo dục đi đôi với tích cực vận động cho con em những hộ nghèo phải đến trƣờng đúng tuổi theo nhƣ quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 4.2.4. Vấn đề làm nông của hộ gia đình Theo nghiên cứu này, làm nông là những hộ sinh sống chủ yếu có liên quan tới nông nghiệp: trồng lúa, hoa màu hoặc làm thuê trong nông nghiệp. Trong mẫu điều tra, số hộ làm nông là 48% và số hộ nghèo làm nông là 63%. Trƣớc hết đối với công tác khuyến nông: Nông dân muốn thu đƣợc năng suất cao thì nhất định phải ứng dụng khoa học kỹ thuật. Thế nhƣng, Theo GS TS Võ Tòng Xuân thì nông dân ta cần cù, giỏi nhƣng cũng lại rất tự do, muốn trồng gì, nuôi con gì thì cứ rần rần mà làm theo phong trào và trong sản xuất, phần lớn họ đều làm theo kiểu “cha truyền, con nối” là chính chứ ít ai chịu tuân thủ theo quy trình kỹ thuật do các nhà khoa học đƣa ra. Hiện nay, mạng lƣới cán bộ khuyến nông chỉ dừng lại ở cấp xã, Theo ý kiến đề xuất của tác giả, phải hình thành tổ chức khuyến nông tận thôn bản, nơi mà cán bộ khuyến nông có thể “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với bà con nông dân. Hiện nay trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Nông nghiệp I Hà Nội có đào tạo đội ngũ “kỹ sƣ phát triển nông thôn”. Các cấp Chính quyền nên tuyển chọn các cán bộ khuyến nông từ đội ngũ kỹ sƣ này, một điều quan trọng, chế độ lƣơng bổng phải tƣơng xứng với công sức của họ. Đối với ngƣời nông dân, việc làm ăn của họ vốn đã nhiều bất trắc. Vì vậy Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nên có những dự báo cụ thể, đừng quá sai lệch để ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của ngƣời nông dân. Những khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc trồng cây gì, nuôi con gì phải đủ sức thuyết phục, tránh điệp khúc: “trúng mùa, rớt giá”. Phát huy và điều hành chƣơng trình liên kết bốn nhà một cách thiết thực, không quá nặng về hình thức mà sao lãng nội dung của công việc. Doanh nghiệp phải tích cực đi tìm thị trƣờng và đặt hàng cho nông dân về số lƣợng, chất lƣợng và 105 thời điểm cung ứng. Muốn vậy, Nhà nƣớc phải thể hiện vai trò trung gian gắn kết và điều tiết, cụ thể: thông qua nhà khoa học, hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật để tạo ra đƣợc sản phẩm an toàn, chất lƣợng cao nhất nhƣng với giá thành cạnh tranh nhất. Chính quyền địa phƣơng nên quan tâm đến việc phân bổ các nguồn lực để đầu tƣ và khai thác đƣợc lợi thế của vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi cụ thể là: + Triển khai dự án hỗ trợ nông dân phát triển các loại đặc sản địa phƣơng nhƣ Cam sành, chè Shan, rau đặc sản (Rau sắng, rau bò khai), lợn mán, chim trĩ, gà thả rừng và xây dựng, đăng ký,quảng bá thƣơng hiệu và tên gọi xuất xứ cho những sản phẩm này + Đầu tƣ phát triển các loại hình dịch vụ du lịch nhƣ: du lịch sinh thái, du lịch leo núi, du lịch văn hóa, du lịch tín ngƣỡng với định hƣớng để du khách chi tiêu nhiều vào việc mua và thƣởng thức các sản phẩm đặc sản địa phƣơng do ngƣời nông dân địa phƣơng làm ra Du lịch cộng đồng đang là một hình thức du lịch thu hút đáng kể lƣợng khách thăm quan, đặc biệt là khách nƣớc ngoài. Do đó, cần tăng cƣờng đào tạo, mở lớp tập huấn kỹ năng cho đội ngũ tham gia hoạt động dịch vụ du lịch tại các làng bản nhƣ: Chủ khách sạn nhà hàng, chủ nhà khách, hộ gia đình dân tộc có khả năng cho khách ngủ trọ...Hỗ trợ cộng đồng trong việc gìn giữ bản sắc dân tộc, tập quán tín ngƣỡng, phát triển làng nghề truyền thống (dệt may, thổ cẩm, rèn...), làng du lịch... tạo kế sinh nhai mới Mở rộng hoạt động đào tạo nghề miễn phí cho con em của các hộ nghèo, đặc biệt là các loại hình mà ngƣời học có thể hành nghề tại nhà hoặc làm việc tại các cơ sở sản xuất nhƣ: Thêu may, đan lát, lái xe, tập huấn mô hình vƣờn ao chuồng, mô hình nông lâm kết hợp, trồng nấm … Ngoài ra, các cấp chính quyền nên có liên kết với các cơ sở tuyển dụng lao động trong và ngoài tỉnh để học viên có công ăn việc làm. 4.2.5. Số tiền vay Theo mẫu điều tra chỉ có 20% số hộ nghèo đƣợc vay từ nguồn tín dụng chính thức, con số đó đối với hộ không nghèo là 46%. Số tiền bình quân trên mỗi đầu ngƣời của hộ không nghèo vay gấp 11 lần cao hơn so với ngƣời nghèo. Cũng theo mẫu điều tra có 29,63% hộ nghèo cho rằng các thủ tục để vay ngân hàng đối với họ là quá khó. Thực tế vừa qua, chính quyền địa phƣơng tại khu bảo tồn thiên nhiên 106 Cham Chu đã có những nỗ lực trong việc hỗ trợ cho các hộ nghèo vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo, thế nhƣng còn số đông những hộ nghèo vẫn chƣa đƣợc vay vốn. Những cải tiến của các ngân hàng trong việc huy động tiết kiệm, phƣơng thức vay vốn, phƣơng thức trả lãi và điều kiện vay vốn là cần thiết đối với những hộ nghèo khi tiếp cận với nguồn tín dụng. Các cấp Chính quyền nên phổ biến thông tin và quy trình vay vốn một cách công khai, minh bạch đến các hộ gia đình để họ biết cách thức, thủ tục vay vốn mà ngay cả đối với những ngƣời ở thành thị cũng thấy quá rối rắm. Các tổ chức tín dụng nên đa dạng hóa các nguồn vốn cho vay với nhiều điều kiện vay, có thể cho vay theo hạn mức và bằng tín chấp cho các hộ nghèo thông qua các tổ chức: Hội cựu chiến binh hoặc Hội phụ nữ. Do vậy, để định chế tài chính tín dụng ở khu vực nông thôn hoạt động hiệu quả, chúng ta nên khuyến khích mở rộng nhiều hình thức tín dụng nông dân và các ngân hàng tƣ nhân ở nông thôn hoạt động nhƣng trên cơ sở có đăng ký và hoạt động theo luật và quy chế kiểm soát tài chính tín dụng của Nhà nƣớc. Khuyến khích các quỹ tín dụng này tham gia huy động vốn tại địa phƣơng và cho vay. Chính quyền địa phƣơng mà cụ thể là những cán bộ xóa đói giảm nghèo, cán bộ khuyến nông và cán bộ tín dụng phải có phƣơng án hƣớng dẫn, kiểm tra, theo dõi sao cho hộ nghèo sử dụng vốn vay một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, cần phải có chính sách khoanh nợ, giãn nợ cho các đối tƣợng nghèo đã vay vốn nhƣng gặp hoàn cảnh không may để họ có cơ hội vƣơn lên thoát nghèo. 4.2.6. Hệ thống nông hộ và phát triển bền vững Một hệ thống nông nghiệp mà không đảm bảo sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho ngƣời dân nông thôn thì không thể nào là hệ thống nông nghiệp bền vững đƣợc. Hay nói cách khác, mô hình nông nghiệp bền vững là mô hình sử dụng các phƣơng thức sản xuất tiến bộ, không làm suy thoái môi trƣờng và mất cân bằng tự nhiên nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho nông dân. Hệ thống nông hộ và các nhân tố môi trƣờng bao gồm: Văn hóa, xã hội, chính sách, thể chế, điều kiện vật lý và hệ sinh vật sẽ tác động với nhau một cách hữu cơ. Muốn phát triển kinh tế bền vững, phải tác động vào các yếu tố của môi trƣờng để từ đó môi trƣờng sẽ có những hiệu ứng tích cực lên hệ thống nông hộ. 107 Hình 4.1. Các nhân tố Môi trƣờng và hệ thống Nông hộ (Nguồn:Trần Ngọc Lân,1999) Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện tại nhƣng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Quan điểm này chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trƣờng sống cho con ngƣời trong quá trình phát triển. Hiện nay, khái niệm nầy còn đƣợc đề cập hoàn chỉnh hơn, trong đó còn lƣu tâm tới các yếu tố văn hóa - xã hội nghĩa là: phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp hài hòa giữa các mặt phát triển: tăng trƣởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trƣờng. 4.2.7. Những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo Do nguồn lực có hạn và do hạn chế về số lƣợng hoặc tính chuẩn xác của mẫu quan sát, đề tài nghiên cứu có thể chƣa lƣờng hết đƣợc những yếu tố tác động đến tình trạng nghèo của khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu. Liên quan tới mô hình nghiên cứu, tác giả chƣa thể khảo sát đƣợc những khía cạnh nhƣ: những áp lực của việc khai tác tài nguyên thiên nhiên đối với nghèo đói, có hay không sự liên quan giữa năng lực của tổ chức làm công tác xóa đói giảm nghèo đối với sự thoát nghèo của bà con, đề tài chƣa nghiên cứu tới tình trạng 108 tái nghèo hay ý chí thoát nghèo của ngƣời dân, và làm sao đo lƣờng đƣợc sự phân biệt đối xử giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo. Mục tiêu chủ yếu của tác giả là xây dựng đề tài nghiên cứu này trở thành một trong những tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, căn cứ vào tình hình thực tế để có thể đƣa ra những quyết định liên quan tới tình trạng nghèo của địa phƣơng. Tác giả đề nghị hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài nhƣ sau: - Nghiên cứu hiện trạng, chất lƣợng nguồn nhân lực và tác động của nó đến khả năng giảm nghèo của khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu. - Sự tác động của các nhân tố môi trƣờng và tình hình giảm nghèo của nông hộ. - Mối liên hệ giữa sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phƣơng và tình trạng thoát nghèo của hộ gia đình. - Nghiên cứu, đánh giá các tri thức trong cuộc sống và những định chế quản lý cộng đồng theo truyền thống của ngƣời dân tộc thiểu số và khả năng giảm nghèo của họ. 109 KẾT LUẬN Các yếu tố có ảnh hƣởng nhiều nhất tới tình trạng nghèo của hộ gia đình bao gồm: Diện tích đất của hộ, gia đình có ngƣời đi làm xa hay không, trình độ học vấn của chủ hộ, tình trạng làm nông và gia đình có vay ở ngân hàng. Việc đề ra những chính sách đúng đắn tác động vào các yếu tố này sẽ giúp ngƣời nghèo hƣởng lợi nhiều hơn từ mục tiêu tăng trƣởng trong tƣơng lai. Mặc dù, trong những năm qua số hộ nghèo trong tỉnh và huyện đã giảm mạnh, song, trên thực tế công cuộc xóa đói, giảm nghèo còn vô cùng gian nan. Những kết quả phân tích ở trên cho thấy tình trạng nghèo ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu vẫn tồn tại ở mức cao so với các huyện, thị xã, thành phố khác trong tỉnh. Nguy cơ tái nghèo có thể tăng do tác động của kinh tế thị trƣờng, do đầu tƣ phát triển kinh tế giữa các vùng chƣa đồng đều, do nguy cơ lạm phát, do cơ hội về việc làm của ngƣời nghèo ngày càng khó khăn hơn do đổi mới công nghệ trong sản xuất, hoặc do yêu cầu trình độ của ngƣời lao động ngày càng cao. Tái nghèo là vấn đề luôn rình rập một bộ phận khá lớn số hộ nghèo vừa vƣợt khỏi ngƣỡng nghèo. Chỉ cần gặp thiên tai, dịch bệnh, đau ốm hoặc biến động giá cả, các hộ này lại dễ rơi vào tình trạng đói nghèo. Không thể phủ nhận những thành quả giảm nghèo đã đạt đƣợc trong những năm qua của các cấp chính quyền ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu. Nhƣng nhƣ vậy vẫn còn chƣa đủ. Cần có sự nỗ lực phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và có sự điều phối thống nhất từ trên xuống dƣới để công cuộc giảm nghèo của khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu ngày càng hiệu quả và bền vững. Tác giả hy vọng rằng đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần bé nhỏ vào công cuộc giảm nghèo của địa phƣơng. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết các dự án đầu tƣ trên địa bàn khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang từ năm 2010 đến 2013. 2. Đỗ Kim Chung (1997), Bài giảng kinh tế hộ nông dân, Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 3. Đỗ Kim Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà (1997), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Lê Trọng Cúc, Chu Hữu Quý (2002), Phát triển bền vững miền núi Việt Nam - 10 năm nhìn lại và những vấn đề đặt ra, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Chi cục Kiểm lâm Tuyên Quang (2013), Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu đến năm 2020. 6. Đa dạng hoá thu nhập và nghèo ở vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam (2012). 7. Trần Đức (1998), Kinh tế trang trại vùng đồi núi, Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội. 8. Ellis (1993), Kinh tế gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Một số tài liệu tham khảo về lâm sản ngoài gỗ (2004), Trung tâm lâm nghiệp xã hội, Bắc Giang. 10. Nghị định 02/CP về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp (1994), Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 11. Nghị định 64/CP về giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích nông nghiệp (1993), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Nghị định 163/1999/NĐ – CP về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp (1993), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang các năm 2010 - 2012. 14. Thị trƣờng vốn tín dụng nông thôn và sử dụng vốn tín dụng hộ nông dân huyện Gia Lâm, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 1999. 15. Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ dân tộc thiểu số ở vùng đệm Vƣờn Quốc gia Ba Vì - Hà Tây, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội - 2004. 111 16. Thực trạng và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ nông dân vùng cao Bắc Thái, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội - 2000. 17. Tổng cục thống kê, (1996), Hướng dẫn điều tra giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm cho hộ nông dân, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 18. Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia. 19. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2008), Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020, Tuyên Quang - 2008. 20. Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, Phƣơng án đầu tƣ cho Nông nghiệp miền núi đến năm 2020 tỉnh Tuyên Quang, Tuyên Quang - 2013. 21. Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên, 2010 - 2013, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội huyện Hàm Yên, 2010 đến 2013. 22. Uỷ ban nhân dân huyện Chiêm Hóa, 2010 - 2013, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội huyện Chiêm Hóa, 2010 đến 2013. 23. VNRP (2010), Cơ sở lý thuyết và thực tiễn phát triển nông thôn bền vững, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 24. Hà Ngọc Vũ (2013), “Dân sinh gắn với sinh thái”, Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 31 tháng 5. 112 PHỤ LỤC PHIẾU PHỎNG VẤN DÂN CƢ Mã số phiếu: ………………… THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGHÈO Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN CHAM CHU TỈNH TUYÊN QUANG Ngày phỏng vấn: ………tháng……..năm 2013 Ngƣời đƣợc phỏng vấn:……………………………………Dân tộc: …………………………… Số điện thoại của hộ gia đình (nếu có): ………………………………………………….... Ấp:…………………………………… ……Xã:……………………………………………… Số năm hộ sinh sống ở đây:……………………………………………………………………… Phần I: Thông tin chung về hộ gia đình đƣợc phỏng vấn: 1) Xin Ông / Bà cho biết tên tuổi, giới tính, dân tộc, học vấn, nghề nghiệp của từng thành viên trong gia đình hiện nay: Họ và tên Quan hệ Giới với chủ tính Tuổi hộhộ Chủ (*) Khả Trình năng lao 2: lớp 2; độ học chuyên môn vấn (*) động 0: không đi học; 1: lớp 1; Trình độ (**) Nghề nghiệp (***) 3: lớp 3 … (**) CĐ: Cao đẳng; THCN: Trung học chuyên nghiệp; ĐH: đại học, … (***) Ghi cụ thể: nông nghiệp, làm thuê, công chức, buôn bán, đang đi học … 2) Nhà ở hiện tại có phải do Ông / Bà sở hữu không? Phải……. Không….… 3) Xin Ông / Bà cho biết số năm làm việc trong nghề chính của Ong / Bà là bao lâu? ………(năm) 4) Từ nhà )6ng / Bà đến trung tâm mua bán (chợ ấp, xã) gần nhất là bao xa?…………(km) 5) Nơi Ông/ Bà cƣ ngụ có đuờng ô tô về đến tận nhà không ? Có……. Không……. 6) Ông / Bà có tham gia vào các câu lạc bộ Nông dân, Tổ liên kết sản xuất, HTX sản xuất nông nghiệp không ? Có……. Không……. 7) Tình hình kinh tế, đời sống của gia đình Ông / Bà so với 2-3 năm trƣớc đây nhƣ thế nào?  Cải thiện  Không thay đổi  Xấu đi Nguyên nhân chính (ngắn gọn)……………………………………………………… 113 8) Theo Ông / Bà thì cần có những hỗ trợ nào để phát triển kinh tế gia đình hoặc giảm nghèo (vốn, kỹ thuật, đƣờng giao thông, ổn định giá vật tƣ, đất đai, nguồn nƣớc canh tác, thị trƣờng ổn định…)? ……………………………………………………………………….. 9) Gia đình Ông / Bà có nhận đƣợc sự hỗ trợ của các dịch vụ từ trung tâm Khuyến nông tại địa phƣơng không ? (đƣợc cán bộ khuyến nông hƣớng dẫn kỹ thuật, tham gia các hội thảo đầu bờ, hội thảo khuyến nông …) Có……. Không……. 10) Gia đình ) Ông / Bà có ngƣời đi làm việc ở khu Công nghiệp hay làm việc ở nơi xa không ? Có……. Không……. Nếu có thì số ngƣời đi làm xa là bao nhiêu ngƣời: …………………ngƣời. Trong huyện  Trong tỉnh  Ngoài tỉnh  Nƣớc ngoài  Phần II: Thu nhập 11) Gia đình Ông / Bà có đất để canh tác hay không, kể cả đất đi thuê của ngƣời khác? Có……. Không……. 12) Năm qua Ông / Bà có thuê đất của ngƣời khác hay không? Có……. Không……. Nếu cóthì diện tích là bao nhiêu?…………………………………………….(m2) Chi phí thuê đất là bao nhiêu?………………………………….…..(đồng) / năm. 13) Năm qua Ong / Bà có cho thuê đất hay không? Có……. Không……. Nếu có thì diện tích là bao nhiêu?…………………………………………….(m2) Tiền thu do cho thuê đất là bao nhiêu?………………………………….…..(đồng) / năm 14) )Ông / Bà đã trồng những loại cây gì trong năm qua?  Cây lúa Năm vừa qua ) Ông / Bà đã trồng bao nhiêu vụ lúa?………………………… Diện tích(m2) Tổng chi phí cho 1 vụ Tên Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 ( * ): không kể chi phí thuê đất Tổng thu cho 1 vụ (đồng) (đồng) ( * ) Theo Ông / Bà thì những khó khăn, trở ngại chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh cây lúa: Giá cả không ổn định  Giá thấp  Thiếu đất  Thiếu vốn  Thiếu lao động  Đất đai không thích hợp  Thiếu nguồn tiêu thụ  Thiếu kiến thức về kỹ thuật  Thiên tai, sâu bệnh, chuột bọ  Thiếu nguồn nƣớc  Những khó khăn, trở ngại khác: …………………………………………………………… 114  Các loại cây khác ngoài cây lúa (đồ rẫy, cây thuốc nam, đậu, mía …) Năm vừa qua Ông / Bà trồng bao nhiêu vụ cây khác ?……………………….. Diện tích(m2) Tên Tổng chi phí cho 1 vụ Tổng thu cho 1 vụ (đồng) (*) (đồng) Vụ Vụ Vụ ( * ): không kể chi phí thuê đất Theo Ông / Bà thì những khó khăn, trở ngại chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các cây này: Giá cả không ổn định  Giá thấp  Thiếu nguồn tiêu thụ  Thiếu đất  Thiếu vốn  Thiếu kiến thức về kỹ thuật  Thiếu lao động  Đất đai không thích hợp  Thiên tai, sâu bệnh, chuột bọ  Thiếu nguồn nƣớc  Những khó khăn, trở ngại khác: ……………………………………………………………  Cây lâu năm (Thốt nốt, xoài, mãng cầu, tre, tầm vong…) Diện tích(m2) Tên Chi phí trong năm Doanh thu trong năm (đồng) (đồng) Theo Ông / Bà thì những khó khăn, trở ngại chính trong quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các cây này: Giá cả không ổn định  Thiếu đất  Giá thấp  Thiếu nguồn tiêu thụ  Thiếu vốn  thuật  Thiếu lao động  Thiếu kiến thức về kỹ Đất đai không thích hợp  Thiên tai, sâu bệnh, chuột bọ  Thiếu nguồn nƣớc  Những khó khăn, trở ngại khác: …………………………………………………………… 15) Năm vừa rồi Ông / Bà có chăn nuôi gì thêm hay không? Có….… Không……. Nếu có: Tên loài vật nuôi Số lƣợng Chi phí trong năm Doanh thu trong năm (con) (đồng) (đồng) 115 Theo Ông / Bà thì những khó khăn, trở ngại trong quá trình chăn nuôi là gì? Giá cả không ổn định  đất  Giá thấp  Thiếu nguồn tiêu thụ  Thiếu Thiếu vốn  Thiếu lao động  Thiếu kiến thức chăn nuôi  Thiếu cỏ  Giá thuốc thú y cao  Thiếu nguồn nƣớc  Những khó khăn, trở ngại khác: ………………………………………………………… 16) Gia đình Ông / Bà có thu nhập gì từ những hoạt động ngoài công việc nông nghiệp của gia đình trong năm vừa qua không ? Tên các hạng mục Số năm kinh nghiệm Chi phí hàng tháng (đồng) Doanh thu hàng tháng (đồng) Không tìm đuợc việc làm Làm thuê trong nông nghiệp Làm tiểu thủ công nghiệp Làm trong ngành công nghiệp, xây dựng, vận tải Làm trong ngành dịch vụ (buôn bán, khách sạn, nhà hàng, công chức) Làm ở các ngành khác. 17) Các nguồn thu nhập khác trong năm vừa qua của gia đình Ông / Bà: Nguồn Tiền hƣu trí Tiền trợ cấp thƣơng binh, ngƣời già neo đơn Tiền lãi từ các nguồn cho vay Tiền nhận từ ngƣời thân, bạn bè (trong và ngoài nƣớc) Nguồn khác: (*) Tổng thu/tháng (đồng) (*) Xin ghi rõ tên nguồn thu nhập khác. Phần III: Chi tiêu 18) Chi tiêu hằng ngày của gia đình Ông / Bà. 1 2 3 4 5 6 7 8 Tên Bữa ăn của gia đình (tiền ăn sáng và tiền chợ) Chỉ tính cho thịt, cá và rau quả Thuốc lá Bia, rƣợu Báo hoặc tạp chí Vé số Trà, cà phê Tiền quà bánh cho trẻ đi học Chi khác (không tính tiền trả lãi vay) Giá trị(đồng) 116 Phần IV: Thông tin về tín dụng: 19) Ông / Bà có vay tiền tại các ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào không? Có……. Không……. Nếu có: Ông / Bà vay tiền nhằm mục đích gì? Sản xuất kinh doanh  Chi tiêu  Mục đích khác  Trung bình tiền trả lãi hàng năm của các khoản vay nầy là bao nhiêu: ………………… đồng. Nơi vay Số tiền đã vay Kết quả Hoàn trả đủ Giá trị còn nợ Ngân hàng nông nghiệp Quỹ xóa đói giảm nghèo Quỹ giải quyết việc làm Quỹ tín dụng hội phụ nữ Quỹ tín dụng khác 20) Theo Ông / Bà thì việc vay tiền tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên có khó không? Dễ……. Không khó lắm….… Rất khó.…… Không biết thông tin….… 21) Ông / Bà có hay vay ngoài (bạc góp, bạc đứng, vay nóng …) không? Có……. Không……. Nếu có: Ông / Bà vay tiền nhằm mục đích gì? Sản xuất kinh doanh  Chi tiêu  Mục đích khác  rung bình tiền trả lãi hàng năm của các khoản vay nầy là bao nhiêu:…………………………đồng Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của Quý Ông / Bà. Họ tên ngƣời điều tra Họ tên và chữ ký của chủ hộ 117 BẢNG 4.11.3: MÔ HÌNH TỔNG QUÁT2 Dependent Variable: DANGHO Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 03/26/13 Time: 21:11 Sample: 1 180 Included observations: 180 Convergence achieved after 8 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C -0.901169 0.832805 -1.082089 0.2792 DIENTICH -0.412563 0.119484 -3.452873 0.0006 DILAMXA -1.258491 0.562019 -2.239233 0.0251 HOCVAN -0.179606 0.077815 -2.308106 0.0210 LAMNONG 1.550221 0.525586 2.949510 0.0032 SOTIENVAY -0.124037 0.055708 -2.226568 0.0260 DANTOC 1.194773 0.540096 2.212151 0.0270 DUONGOTO -1.015258 0.562694 -1.804283 0.0712 GIOITINHCHU 0.531918 0.542941 0.979696 0.3272 KHOANGCACH 0.273537 0.192955 1.417620 0.1563 PHUTHUOC 0.395960 0.239891 1.650584 0.0988 SONAM -0.003698 0.017502 -0.211283 0.8327 Mean dependent var 0.296703 S.D. dependent var 0.458065 S.E. of regression 0.352294 Akaike info criterion 0.847046 Sum squared resid 21.09885 Schwarz criterion 1.058299 Log likelihood -65.08116 Hannan-Quinn criter. 0.932685 Restr. log likelihood -110.6642 Avg. log likelihood -0.357589 LR statistic (11 df) 91.16608 McFadden R-squared 0.411904 Probability(LR stat) 9.88E-15 Obs with Dep=0 126 Total obs 180 Obs with Dep=1 54 2 Phân tích từ dữ liệu thống kê bằng chƣơng trình Eview 4.1 118 BẢNG 4.11.4: MÔ HÌNH CHUẨN SAU KHI ĐÃ KHỬ CÁC BIẾN KHÔNG CÓ Ý NGHĨA3 Dependent Variable: DANGHO Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 03/26/13 Time: 21:08 Sample: 1 180 Included observations: 180 Convergence achieved after 8 iterations Covariance matrix computed using second derivatives Variable Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C 0.233544 0.354440 0.658909 0.5100 DIENTICH -0.349984 0.100246 -3.491252 0.0005 DILAMXA -1.123436 0.533478 -2.105870 0.0352 HOCVAN -0.217817 0.068642 -3.173246 0.0015 LAMNONG 1.797312 0.472358 3.804978 0.0001 SOTIENVAY -0.108583 0.049502 -2.193512 0.0283 Mean dependent var 0.296703 S.D. dependent var 0.458065 S.E. of regression 0.375429 Akaike info criterion 0.860046 Sum squared resid 24.80672 Schwarz criterion 0.965672 Log likelihood -72.26414 Hannan-Quinn criter. 0.902865 Restr. log likelihood -110.6642 Avg. log likelihood -0.397056 LR statistic (5 df) 76.80012 McFadden R-squared 0.346996 Probability(LR stat) 3.89E-15 Obs with Dep=0 126 Total obs 180 Obs with Dep=1 54 3 Phân tích từ dữ liệu thống kê bằng chƣơng trình Eview 4.1 119 BẢNG 4.11.5: KIỂM ĐỊNH KHẢ NĂNG DỰ BÁO CỦA MÔ HÌNH LOGISTIC 4 Dependent Variable: DANGHO Method: ML - Binary Logit (Quadratic hill climbing) Date: 03/26/13 Time: 21:28 Sample: 1 180 Included observations: 180 Andrews and Hosmer-Lemeshow Goodness-of-Fit Tests Grouping based upon predicted risk (randomize ties) Quantile of Risk Low High Dep=0 Actual Expect Dep=1 Actual Total Expect H-L Obs 1 0.0000 7.E-06 16 18.0000 0 1.1E-05 16 1.1E-05 2 8.E-06 0.0034 18 17.9882 0 0.01177 18 0.01177 3 0.0043 0.0374 18 17.6382 0 0.36177 18 0.36919 4 0.0374 0.1251 18 16.4474 0 1.55265 18 1.69922 5 0.1510 0.2551 14 15.2985 5 3.70146 19 0.56577 6 0.2730 0.3458 11 12.5762 7 5.42377 18 0.65563 7 0.3458 0.4496 10 11.0133 8 6.98671 18 0.24019 8 0.4496 0.5581 9 8.74704 9 9.25296 18 0.01423 9 0.5581 0.7125 8 6.92070 10 11.0793 18 0.27346 10 0.7195 0.8840 4 3.37038 15 15.6296 19 0.14298 Total 126 128.000 54 54.0000 180 3.97245 Value H-L Statistic: 3.9725 Prob. Chi-Sq(8) 0.8596 Andrews Statistic: 40.7042 Prob. Chi-Sq(10) 0.0000 4 Phân tích từ dữ liệu thống kê bằng chƣơng trình Eview 4.1 120 BẢNG 4.11.6: HỆ SỐ TƢƠNG QUAN CẶP GIỮA CÁC BIẾN5 So nam di Gia hoc cua chu co ho dinh Dien tich dat Tong so tien nguoi canh di lam xa (1000m2) tac vay tu cac quy Nghe nghiep tin dung chinh cua chu ho thuc (trieu dong) So nam di hoc cua chu Pearson ho 1 .114 .219(**) .324(**) -.114 .062 .001 .000 .063 1 -.010 .056 -.045 .448 .228 .274 1 .429(**) .210(**) .000 .002 1 .043 Correlation Sig. (1-tailed) Gia dinh co nguoi di lam Pearson .114 xa Correlation Sig. (1-tailed) .062 Dien tich dat canh tac Pearson .219(**) -.010 .001 .448 .324(**) .056 .429(**) .000 .228 .000 Correlation -.114 -.045 .210(**) .043 Sig. (1-tailed) .063 .274 .002 .283 (1000m2) Correlation Sig. (1-tailed) Tong so tien vay tu cac Pearson quy tin dung chinh thuc (trieu dong) Nghe nghiep cua chu ho Correlation Sig. (1-tailed) ** Correlation is significant at the 0.01 level (1-tailed). a Listwise N=182 5 .283 Pearson Phân tích từ dữ liệu thống kê bằng chƣơng trình SPSS 15.0 1 121 BẢNG 4.11.7: KIỂM ĐỊNH MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH6 Omnibus Tests of Model Coefficients 6 Phân tích từ dữ liệu thống kê bằng chƣơng trình SPSS 15.0 Step 1 Step Block Model Chi-square df Sig. 89,321 11 ,000 89,321 11 ,000 89,321 11 ,000 Model Summary Step 1 -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 32,007(a) ,388 ,551 a Estimation terminated at iteration number 8 because parameter estimates changed by less than ,001. 122 BẢNG 4.11.8: KIỂM ĐỊNH TỶ LỆ DỰ BÁO ĐÚNG CỦA MÔ HÌNH Classification Table(a) Observed Predicted Dangho Step 1 Dangho 0 Percentage Correct 0 110 1 18 0 85,9 16 38 70,4 Overall Percentage 1 81,3 a The cut value is ,50 Nhận xét mô hình hồi quy: - Nhận xét về việc xây dựng mô hình bằng cách loại dần các biến không có ý nghĩa ra khỏi mô hình, với mức ý nghĩa P = 0,05 giá trị McFadden R-Quare thay đổi không đáng kể, đạt trung bình 0,40. - Ở mô hình cuối cùng sau khi loại dần các biến không có ý nghĩa, các biến DIENTICH, DILAMXA, HOCVAN, LAMNONG, SOTIENVAY đều có P < 0,05. Mặt khác, giá trị Probability (LR stat) = 3,89E-15< 5%. - Kiểm định khả năng dự đoán của mô hình logistic bằng phƣơng pháp Hosmer - Lemeshow Goodness-of-Fit Test, ta thấy giá trị H-L Statistic = 3,9725 nhỏ hơn 15,51 ở mức ý nghĩa 0,05. - Kiểm tra về các hệ số tƣơng quan giữa các cặp biến trong mô hình logistic ta thấy hệ số tƣơng quan cặp lớn nhất chỉ đạt 0,4< 0,8. Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng mô hình không có sự đa cộng tuyến. - Kết quả kiểm định giả thuyết về mức độ phù hợp của mô hình tổng quát có mức ý nghĩa < 0,05. Nhƣ vậy mô hình tổng quát cho thấy có tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Thƣớc đo -2 Log Likehood là 32,007 (a) là phù hợp. - Kiểm định mức độ dự báo của mô hình, ta thấy tỷ lê dự báo đúng đạt 81,3%, đây là tỷ lệ rất cao và đáng tin cậy. Tóm lại, qua tất cả các yếu tố trên, có thể nhận xét mô hình logistic và các biến trong mô hình đƣợc ƣớc lƣợng tƣơng đối tốt. [...]... trạng thu nhập của hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang Qua đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống các cơ sở luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo - Đánh giá thực trạng nâng cao thu nhập của hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên. .. của hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang 3.2 Nội dung nghiên cứu Đánh giá thực trạng thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang Đƣa ra một số giả pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang 3.3 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phân tích, đánh giá thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn. .. thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỘ NÔNG DÂN VÀ NÂNG CAO THU NHẬP HỘ NÔNG DÂN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Lý luận về hộ nông. .. tăng thu nhập, giảm tỷ lệ nghèo đói, đặc biệt là tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho hộ nông dân ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham chu cần phải có những giải pháp mang tính toàn diện và đột phá Chính vì lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung... Cham Chu - Tuyên Quang .72 Bảng 3.17: Chi phí sản xuất nông nghiệp bình quân 1 hộ Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu 2013 .75 Bảng 3.18: Thực trạng chi tiêu của hộ điều tra năm 2013 81 Bảng 3.19: Thực trạng tiết kiệm của hộ nông dân nghèo Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu năm 2013 (tính bình quân 1 hộ) 82 Bảng 3.20: Mô hình Logit về nghèo ở khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên. .. nâng cao thu nhập cho hộ nghèo chủ yếu chỉ còn là vấn đề lớn ở khu vực nông thôn Khu bảo tồn thiên nhiên cham chu có Vị trí địa lý: 22o04' - 22o21' vĩ độ Bắc,104o53' - 105o14' kinh độ Đông, nằm trong địa giới hành chính của 5 xã: Trung Hà, Hà Lang, Hòa phú (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) , Phù Lƣu, Yên Thu n (Huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) Tổng diện tích tự nhiên khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu là... tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010-2012 - Về Không gian: Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - tỉnh Tuyên Quang - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2010 - 2012 4 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo Kết cấu luận văn gồm 4 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hộ nông dân và nâng cao thu nhập hộ nông dân Chương 2: Phương pháp. .. nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang - Nghiên cứu các quan điểm, định hƣớng kết hợp với thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp, gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang 3 Đối tƣợng, nội dung và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 Thu nhập, các... của đa dạng sinh học dẫn đến yêu cầu bảo tồn rất cao, điều này làm cho thu nhập của các hộ nông dân sống trong khu bảo tồn vốn chỉ quen sống dựa vào các nguồn thu từ rừng bị giảm đi rất nhiều Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của bản thân các hộ gia đình kết hợp với các chƣơng trình hỗ trợ nhằm nâng cao thu nhập của Nhà nƣớc, thu nhập của hộ nông dân khu bảo tồn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại... 1.1.2.3 Nâng cao thu nhập a Nâng cao thu nhập bền vững Nâng cao thu nhập là tăng tổng thu và thu nhập thực tế của hộ nông dân năm sau cao hơn năm trƣớc Theo tƣ tƣởng của hội nghị Brundthand, thu nhập bền vững đƣợc xem là lƣợng thu nhập lớn nhất trong một khoảng thời gian nhất định mà nó không làm giảm khả năng thu nhập có thể có trong tƣơng lai Khái niệm này không những thể hiện lƣợng thu nhập hiện hành ... dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang Qua tác giả đề xuất số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang 2.2... hộ thu c Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang năm 2013 82 3.2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập hộ nông dân nghèo thu c Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu tỉnh Tuyên Quang. .. Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân nghèo khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, tỉnh Tuyên Quang Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng thu nhập hộ nông dân nghèo

Ngày đăng: 21/10/2015, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w