Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã quang bình, huyện kiến xương, tỉnh thái bình” (Trang 55)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2 Tình hình đất đai của các nhóm hộ điều tra

Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng thì đất đai là tư liệu sản xuất chính, chủ yếu và không thể thay thế. Trong quá trình sản xuất đất đai tham gia với tư cách vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Bởi vậy, hộ có sở hữu nhiều đất thì càng có nhiều cơ hội để đầu tư sản xuất. Với những hộ có sở hữu diện tích đất canh tác lớn, đất đai màu mỡ sẽ là điều kiện thuận lợi cho hộ phát triển ngành trồng trọt, nếu hộ có diện tích ao hồ lớn sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi thủy sản, nếu hộ gia đình nào có diện tích đất thổ cư rộng, đặc biệt là có vị trí đẹp thuận lợi cho việc phát triển buôn bán, làm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Kể từ khi có Nghị quyết 64 CP của Chính phủ về chuyển giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng lâu dài. Người sử dụng có quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế và được bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị thu hồi đất. Cho đến nay Nghị quyết này đã được xã thực hiện rất tốt, xã đã triển khai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho 100% số hộ trong xã. Điều này đã khuyến khích tính tự giác và năng động của người dân trong xã.

Như vậy, diện tích, chất lượng và vị trí đất đai là căn cứ quan trọng quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh của mỗi hộ. Trong bảng số 4.2 thể hiện khá rõ tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra. Bình quân một hộ gia đình có 1415,8m2 đất, trong đó bình quân đất nông nghiệp là 1170m2, bình quân đất thổ cư là 245,8m2. Diện tích đất nông nghiệp của hai nhóm thuần nông và hộ kiêm có sự chênh lệch nhau tuy nhiên mức độ chênh lệch là không nhiều, diện tích dất nông nghiệp ở hai nhóm hộ này lần lượt là 1678,5m2 và 1125,2m2 cao hơn nhóm hộ chuyên có 932m2. Nguyên nhân là do các hộ thuần nông và hộ kiêm ngoài diện tích đất được chia khoán thì họ còn đi thuê thêm của các hộ khác để canh tác, các hộ chuyên chỉ có diện tích đất được nhà nước giao khoán nhưng diện tích đất nông nghiệp này họ cũng không canh tác trồng trọt mà đem cho thuê, cho anh em mượn để họ tập trung vào sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp.

Diện tích đất trồng lúa bình quân/hộ là 1090,8m2, trong khi đó diện tích đất trồng lúa của nhóm hộ thuần nông là cao nhất 1606,5m2 chiếm 95,71% tổng diện tích đất nông nghiệp, nhóm hộ kiêm là 1029,76m2 chiếm 91,51% tổng diện tích đất nông nghiệp. Từ đó cho thấy, ở hai nhóm hộ này cây lúa luôn giữ vai trò là cây trồng chủ yếu trong cơ cấu cây trồng. Đất trồng lúa chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đất trồng của nhóm hộ kiêm, do đặc điểm thời vụ của cây lúa, không đòi hỏi lao động thường xuyên nên các hộ này chỉ trồng lúa vào hai vụ chính, thời gian nông nhàn còn lại đầu tư cho các ngành nghề phụ và sản xuất kinh doanh. Nhóm hộ kiêm có mức bình quân đất thổ cư/hộ là cao nhất với 254,8m2.

Chỉ tiêu bình quân đất nông nghiệp/lao động thể hiện mức độ công việc mà lao động nông nghiệp phải đảm nhiệm. Chỉ tiêu này ở nhóm hộ thuần nông và hộ kiêm lần lượt là 902,42m2 và 461,15m2, bình quân chỉ tiêu này ở ba loại hộ là 520m2. Với diện tích đất nông nghiệp/lao động như thế là quá thấp không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông hộ nên thu nhập của các hộ nông dân vẫn còn ở mức thấp. Điều này khẳng định cho chúng ta thấy rằng nếu chỉ có thu nhập từ nông nghiệp thì sẽ khó có thể có mức sống cao, việc tăng thu nhập từ các ngành nghề phụ và dịch vụ là hết sức quan trọng trong việc nâng cao cũng như ổn định mức sống của các hộ gia đình sống ở vùng nông thôn.

Tóm lại, qua phân tích có thể thấy xã Quang Bình là một xã có nền sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp với cây trồng chính là cây lúa, diện tích đất nông nghiệp là đặc điểm sản xuất của các hộ. Vì vậy, trong thời gian tới muốn tăng thu nhập cho các hộ, xã nên có những chính sách đầu tư cho khuyến nông hợp lý (đưa khoa học kĩ thuật vào trong SXNN) giúp bà con nông dân tăng năng suất cây trồng và thay đổi chủ trương về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cũng như dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện khó khăn phát triển sản xuất.

Bảng 4.2: Tình hình sử dụng đất đai của nhóm hộ điều tra năm 2013

(Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm)

Chỉ tiêu

BQC Thuần nông Kiêm Chuyên

Số lượng (m2) Cơ cấu (%) Số lượng (m2) Cơ cấu (%) Số lượng (m2) Cơ cấu (%) Số lượng (m2) Cơ cấu (%) I. Tổng diện tích 1417,6 100,00 1923 100,00 1380 100,00 1148 100,00 1. Đất nông nghiệp 1171,8 82,64 1692 87,9 1125,2 81,54 932 81,18 - Đất trồng lúa 1092,6 93,23 1620 95,71 1029,76 91,51 924 99,14 - Đất trồng màu - Đất trồng cây khác 66 5,64 72 4,29 77,02 6,84 8 0,86 - Đất mặt nước 13,2 1,13 18,42 1,65 2. Đất thổ cư 245,8 17,36 231 12,1 254,8 18,46 216 18,82 II. Một số chỉ tiêu BQ DT đất nông nghiệp/khẩu 328,24 615,27 293,02 310,67 DT đất nông nghiệp/lao động 520,8 909,68 461,15 558,08

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã quang bình, huyện kiến xương, tỉnh thái bình” (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w