PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2.5 Tổng chi và cơ cấu các nguồn chi của hộ
Tổng chi phí cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhóm hộ điều tra được thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: Tổng chi phí cho các ngành sản xuất của nhóm hộ điều tra
(Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm)
(ĐVT: nghìn đồng)
Chỉ tiêu Thuần nông Kiêm Chuyên
Tổng Chi 45220,63 28540,67 15625,78
1. Chi từ trồng trọt 3809,75 2256,53 0,00
2. Chi từ chăn nuôi 41410,88 13578,33 0,00
3. Chi từ TMDV 00,0 3088,37 2066,67
4. Chi từ TTCN 00,0 9617,44 13559,11
5. Chi khác 0,00 0,00 0,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013)
Qua bảng 4.9 cho thấy, chi phí bình quân một hộ chi ra cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh là 28828,18 nghìn đồng/năm, ở đó có sự chênh lệch nhau giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ thuần nông có chi phí đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động cao nhất là 45220,63 nghìn đồng/hộ/năm, sau đó là nhóm hộ kiêm với 28540,67 nghìn đồng/hộ/năm và thấp nhất là các hộ chuyên với 15625,78 nghìn đồng/hộ/năm.
Có sự khác nhau về tổng chi của các nhóm hộ là do mỗi nhóm hộ lựa chọn cho mình một lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, mà mỗi lĩnh vực khác nhau lại đòi hỏi một mức đầu tư khác nhau. Bên cạnh đó, giữa các hộ có sự khác nhau về khả năng tích lũy vốn cho sản xuất, về kinh nghiệm sản xuất và trình độ chuyên môn, do vậy mà chi phí sản xuất, kinh doanh của các nhóm hộ có sự khác nhau.
Chi phí sản xuất ngành trồng trọt
Sản xuất nông nghiệp có đặc thù riêng, khiến nó trở thành ngành sản xuất không giống như ngành khác. Trong sản xuất nông nghiệp, đối tượng sản xuất thường là cây trồng, vật nuôi có quá trình sinh trưởng và phát triển riêng, luôn đòi hỏi sự quan tâm thường xuyên của con người, đặc biệt là cây trồng hàng năm. Năng suất của chúng tuân theo quy luật năng suất cận biên giảm dần.
Qua điều tra thực tế về chi phí các hộ nông dân trên địa bàn xã (bảng 4.10) cho thấy, chi phí cho ngành trồng trọt của các hộ nông dân trung bình là 2125,15 nghìn đồng/hộ/năm, bao gồm chi phí cho trồng lúa, trồng cây khác, trong đó chủ yếu là chi phí cho trồng lúa. Hằng năm, mỗi hộ nông dân tiến hành trồng hai vụ lúa, chi phí cho trồng lúa của một hộ nông dân khoảng từ 650 – 1000 nghìn đồng/sào đất được giao. Đối với các hộ nông dân tiến hành thuê hoặc đấu thầu thêm đất để gieo trồng thì tốn thêm một khoản chi phí nữa cho giá thuê đất, tùy vào từng loại đất, vị trí đất mà có giá khác nhau, đối với phong tục tập quán canh tác của các hộ nông dân trên địa bàn xã thì giá thuê đất này được trả từ 30 – 40 kg thóc/sào tương đương với 210 – 280 nghìn đồng/sào. Như vậy, các hộ phải đi thuê hoặc đấu thầu đất thì phải chịu thêm một khoản chi phí nữa, do đó mà thu nhập của các hộ này cũng bị giảm đi một phần.
Đối với nhóm hộ thuần nông, chi phí cho trồng trọt là 3250 nghìn đồng/hộ/năm, nhóm hộ kiêm có chi phí thấp hơn nhóm hộ thuần nông (2717,55 nghìn đồng/hộ/năm). Sở dĩ như vây vì nhóm kiêm có xu hướng đầu tư ít vào ngành trồng trọt hơn so với các hộ thuần nông.
Tương tự như cây lúa, mức đầu tư cho cho các loại cây khác cũng có sự khác nhau giữa các hộ gia đình, nó phụ thuộc vào giống câu trồng và điều kiện vốn sản xuất của từng hộ.
Như vậy có thể nói, đầu tư cho ngành trồng trọt của các nhóm hộ điều tra trên địa bàn xã Quang Bình chủ yếu là đầu tư cho cây lúa, đồng thời có mức đầu tư của các nhóm hộ là khác nhau. Mức đầu tư của các hộ phụ thuộc vào giống cây trồng mà các hộ lựa chọn, điều kiện vốn sản xuất của hộ và trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất của hộ.
Bảng 4.10: Chi phí sản xuất ngành trồng trọt năm 2013
Chỉ tiêu ĐVT Hộ thuần nông Hộ kiêm 1. Lúa 1000đ 3105,00 2616,90 - Diện tích Sào 4,50 2,86 - Giống 1000đ/sào 30,00 35,00 - Phân bón 1000đ/sào 270,00 280,00 - Thuốc BVTV 1000đ/sào 140,00 200,00 - Chi phí khác 1000đ/sào 250,00 400,00 2. Cây khác 1000đ 145,00 100,65 4. Tổng chi phí 1000đ 3250,00 2717,55
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013)
Chi phí sản xuất ngành chăn nuôi
Qua kết quả tổng hợp được từ nguồn số liệu điều tra cho thấy, nhóm hộ thuần nông và nhóm hộ kiêm là hai nhóm hộ hoạt động sản xuất ngành chăn nuôi. Nhìn chung, trong cơ cấu ngành nông nghiệp các hộ đều chú trọng đầu tư cho chăn nuôi hơn là đầu tư cho trồng trọt, tuy nhiên có sự khác nhau về mức độ đầu tư giữa hai nhóm hộ này. Đối với nhóm hộ thuần nông, do chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên có sự chú trọng tập trung hơn, hoạt động đầu tư chi phí cho sản xuất của hộ chỉ vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đo các hộ lại lựa chọn cho mình chăn nuôi làm ngành nghề sản xuất chính, do vậy là mức độ đầu tư cho chăn nuôi của nhóm hộ này là tương đối cao. Hằng năm tính bình quân mỗi hộ gia đình thuần nông đầu tư chi phí cho chăn nuôi là 41410,88 nghìn đồng chiếm 91,58% tổng chi phí sản xuất của hộ. Bên cạnh đó, nhóm hộ kiêm có mức đầu tư cho ngành chăn nuôi ở mức trung bình (13578,33 nghìn đồng/hộ/năm chiếm 47,58% tổng chi phí đầu tư của hộ). Có sự khác biệt như vậy là do nhóm hộ kiêm không tập trung sản xuất vào một lĩnh vực nào mà các hộ này đa dạng hóa ngành nghề sản xuất của hộ do đó mà chi phí đầu tư cũng đa dạng. Qua bảng 4.11 cho thấy con lợn là vật nuôi được các hộ nông dân trên địa bàn xã ưu tiên đầu tư hơn. Ở nhóm hộ thuần nông, đầu tư chi phí cho nuôi lợn thịt và lợn nái lần lượt là 36613,75 nghìn đồng/năm và 2462,50 nghìn đồng/năm tương ứng với 88,42% và 5,95% tổng chi phí ngành chăn
nuôi. Như vậy có thể thấy, nhóm hộ này đầu tư 94,37% tổng chi phí cho ngành chăn nuôi vào đầu tư nuôi lợn. Ở nhóm hộ kiêm thì mức đầu tư cho chăn nuôi lợn có thấp hơn ở nhóm hộ thuần nông, nhóm hộ này đầu tư 86,43% tổng chi phí cho nuôi lợn.
Bảng 4.11: Chi phí cho ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra năm 2013
(Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm)
Chỉ tiêu
Hộ thuần nông Hộ kiêm
SL (nghìn đồng) CC (%) SL (nghìn đồng) CC (%) Tổng chi 41410,88 100,00 13578,33 100,00 Lợn thịt 36613,75 88,42 10685,66 78,70 Lợn nái 2462,50 5,95 1049,40 7,73 Gia cầm 2334,63 5,63 1825,60 13,44 Thủy sản 17,67 0,13
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013)
Chi phí cho hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động thương mại dịch vụ
Qua bảng 4.12 cho thấy đối với chi phí cho hoạt động thương mại dịch vụ thì ở nhóm hộ chuyên hằng năm chi phí bỏ ra của hộ này là 2066,67 nghìn đồng/hộ tương ứng với 12,23% tổng chi phí của hộ. Bên cạnh đó, nhóm hộ kiêm bỏ chi phí đầu tư cho hoạt động thương mại dịch vụ là 3088,37 nghìn đồng/hộ/năm chiếm 10,82% tổng chi phí của hộ. Đối với chi phí cho hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp bao gồm chi phí cho nấu rượu, may mặc…. tuy nhiên nghề tiểu thủ công nghiệp được làm chủ yếu ở các hộ điều tra là may mặc. Tính bình quân mỗi hộ kiêm đầu tư chi phí cho hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp là 9617,44 nghìn đồng/năm chiếm 33,7% tổng chi phí của hộ, trong khi đó ở nhóm hộ chuyên là 13559,11 nghìn đồng/năm chiếm 86,78%.
Như vậy có thể thấy hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp là hoạt động đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, nhiều chi phí nhất, tuy nhiên hoạt động này cũng
mang lại doanh thu lớn nhất cho các hộ gia đình. Do vậy, các hộ muốn nâng cao thu nhập của mình thì cần quan tâm hơn nữa đến đầu tư chi phí cho lĩnh vực ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, đây là lĩnh vực hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận cao cho các hộ nông dân điều tra nói riêng cũng như toàn bộ các hộ trên địa bàn xã Quang Bình nói chung.
Bảng 4.12: Chi phí sản xuất ngành nghề, TTCN, TMDV năm 2013
(Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm)
(ĐVT:nghìn đồng)
Chỉ tiêu Hộ thuần nông Hộ kiêm Hộ chuyên
1. Ngành nghề - TTCN 0 9617,44 13559,11
- Nấu rượu 0 3205,81 2711,82
- May mặc 0 6411,63 10847,29
2. TMDV 0 3088,37 2066,67
3. Chi khác 0 0 0
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013)