Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã quang bình, huyện kiến xương, tỉnh thái bình” (Trang 52)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra

Lao động và nhân khẩu là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của nông hộ.

Lao động là tư liệu sản xuất không thể thiếu trong bất kỳ một quá trình sản xuất nào, nó biểu hiện cho năng lực cũng như khả năng phát triển kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Trong lịch sử tồn tại và phát triển kinh tế hộ thì con người là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ. Ở đó, chủ hộ có vai trò quyết định việc lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh, lựa chọn các nguồn lực đầu vào phục vụ quá trình sản xuất.

Bảng 4.1: Nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra năm 2013

Thuần

nông Kiêm Chuyên

1. Tổng số hộ điều tra hộ 60 8 43 9

- Tỷ lệ số hộ điều tra % 100,00 13,33 71,67 15

2. Tổng số nhân khẩu khẩu 214 22 165 27

3. Tông số lao động Lđ 135 15 105 15

4. Một số chỉ tiêu BQ

- Tuổi bình quân chủ hộ tuổi 46,35 45 46,86 38,89 - Số nhân khẩu/ hộ khẩu/h

ộ 3,57 2,75 3,84 3

- Số lao động/ hộ lđ/hộ 2,25 1,86 2,44 1,67 5. Trình độ văn hóa

- Cấp I % 2,96 13,33 1,9 0

- Cấp II % 62,96 80 63,81 40

- Cấp III % 21,48 6,67 20,95 40

- Cao đẳng, Đại học trở lên % 12,6 0 13,34 20

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013)

Bảng số 4.1 cho ta thấy rõ tình hình nhân khẩu và lao động của từng nhóm hộ điều tra năm 2013. Qua điều tra 60 hộ với 214 nhân khẩu, bình quân khẩu trên hộ là 3,57 nhân khẩu/hộ. Số lao động điều tra là 135 lao động bình quân 2,25 lao động/hộ. Đây là nguồn lực quan trọng chủ yếu tạo ra của cải vật chất cho hộ.

Về nhân khẩu và lao động, nhóm hộ kiêm có các chỉ số bình quân: số nhân khẩu/hộ, số lao động/khẩu là cao nhất với bình quân ở mức 3,84 nhân khẩu/hộ và 2,44 lao động/hộ, thấp nhất là nhóm hộ thuần nông với bình quân ở mức 2,75 nhân khẩu/hộ và 1,86 lao động/hộ. Lao động đa phần là lao động phổ thông, người dân chủ yếu tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp khi xong mùa màng thì họ lại là lao động thất nghiệp, việc làm của họ mang tính chất mùa vụ. Thu nhập từ nông nghiệp vốn đã thấp lại không ổn định, dẫn đến thu nhập của hộ thuần nông thấp hơn các nhóm hộ khác. Ở nhóm hộ kiêm, số nhân khẩu/hộ và số lao động/hộ đều là cao nhất và cao hơn mức bình quân chung. Sở dĩ như vậy là do các ở nhóm hộ này mỗi gia đình thường có 2 đến 3 người con và họ chỉ học hết cấp 2 hoặc cấp 3 sau đó về tham gia lao động sản xuất phụ giúp bố mẹ thay vì đi làm ăn xa ở một số thành phố lớn. Hơn nữa ở nhóm hộ này ngoài tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp họ còn tham gia hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp

(nấu rượu, may mặc,...). Việc kết hợp như vậy đem lại tổng thu nhập cao hơn cho nhóm hộ kiêm so với nhóm hộ thuần nông. Tuy nhiên vì số nhân khẩu/hộ cao hơn nên cũng có thể thu nhập bình quân đầu người của nhóm hộ này không cao hơn nhóm hộ thuần nông. Đối với nhóm hộ chuyên chỉ số bình quân 3 nhân khẩu/hộ và 1,67 lao động/hộ đều thấp hơn chỉ số bình quân chung, điều này gây nhiều khó khăn cho các hộ trong việc mở rộng phát triển sản xuất. Khi tiến hành mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì họ thường phải đi thuê thêm nhân công, trong khi đó giá thuê nhân công hiện nay đang tăng cao và kèm theo đó là hàng loạt các chi phí khác nữa dẫn đến doanh thu và thu nhập của họ cũng bị giảm đi một phần đáng kể.

Bên cạnh sự ảnh hưởng của số lượng nhân khẩu, lao động trong hộ thì chất lượng lao động cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất kinh doanh, đến thu nhập của hộ. Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thâm niên và kinh nghiệm làm việc… Trong sản xuất hộ gia đình mọi quyết định chủ yếu là do chủ hộ đưa ra. Bởi vậy, trình độ của chủ hộ sẽ quyết định đến phương hướng sản xuất kinh doanh cũng như cách thức tiến hành sản xuất kinh doanh của hộ từ đó sẽ quyết định đến mức sống và thu nhập của hộ.

Qua bảng 4.1 ta thấy, trong số 60 hộ điều tra với tổng số 135 lao động thì có tới 62,96% số lao động học hết cấp II; 21,48% số lao động học hết cấp III và 12,6% số lao động đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên; một bộ phận nhỏ (2,96%) lao động có trình độ học vấn là hết cấp I. Trong ba nhóm hộ điều tra thì lao động ở nhóm hộ chuyên có trình độ học vấn cao nhất: 100% lao động tốt nghiệp cấp II trở lên với 20% đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên, 40 % đã tốt nghiệp cấp III, 40% tốt nghiệp cấp II. Trong khi đó, ở nhóm hộ thuần nông có 80% lao động đã tốt nghiệp cấp II, 6,67% tốt nghiệp cấp III, có tới 13,33% lao động mới học hết cấp I và không có lao động đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên. Đây là một trong những hạn chế cho hộ khi tiếp cận với tiến bộ khoa học kĩ thuật và thị trường. Ở mức trung bình, nhóm hộ kiêm có 63,81% lao động học hết cấp II, 20,95% lao động đã tốt nghiệp cấp III, 13,34% lao động đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học trở lên và còn 1,9% lao động mới học hết cấp I. Như vậy cho thấy trình độ văn hóa của lao động còn liên quan chặt chẽ đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân.

Vì vậy cần đào tạo về nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức về thị trường để những người lao động trong các hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã quang bình, huyện kiến xương, tỉnh thái bình” (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w