Một số giải pháp chủ yếu nâng cao thu nhập cho hộ nông dân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã quang bình, huyện kiến xương, tỉnh thái bình” (Trang 87)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4.3 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao thu nhập cho hộ nông dân

4.4.3.1 Giải pháp về nguồn lực

- Nâng cao trình độ lao động của hộ nông dân.

Nhìn chung trình độ văn hóa của chủ hộ còn thấp, do vậy xã cần có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo chủ hộ, trước tiên là phổ cập giáo dục cho các thành viên trong

gia đình. Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, lựa chọn lĩnh vực, ngành nghề hoạt động cho hộ, bố trí lao động gia đình, quyết định thu hẹp hay mở rộng quy mô sản xuất là tùy thuộc vào chủ hộ. Khi chủ hộ có trình độ, năng lực làm việc tốt kéo theo các quyết định sản xuất kinh doanh của hộ sẽ đúng đắn, hiệu quả hơn, góp phần tăng thu nhập cho hộ. Cần phải nâng cao trình độ năng lực cho chủ hộ bằng cách:

 Các chủ hộ phải tích cực học hỏi các kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất của các hộ sản xuất giỏi ngay trên địa bàn xã, và các xã lân cận trong vùng.

 Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức về khuyến nông, về đào tạo các ngành nghề do địa phương tổ chức.

 Địa phương cần tăng cường tổ chức các lớp huấn luyện ngắn hạn tại địa phương thông qua hệ thống khuyến nông, hội nông dân và các tổ chức quần chúng. Hội nông dân và các tổ chức quần chúng là những người trực tiếp bồi dưỡng kiến thức cho chủ hộ nông dân về những nội dung sát thực với hoạt động sản xuất kinh doanh như vấn đề tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, bố trí nhân lực và vật lực cho quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của hộ. Bồi dưỡng các kiến thức về khoa học kỹ thuật, những thông tin thị trường cần thiết, phổ biến những kiến thức xung quanh nội dung xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường.

 Tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh giỏi qua đài phát thanh xã, qua các hoạt động tập thể, các cuộc thi trên địa bàn xã.

4.4.3.2 Giải pháp về đất đai

• Đối với nông dân

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt, việc sử dụng ruộng đất hiệu quả có ý nghĩa to lớn đối với các hộ nông dân. - Tập trung tích tụ đất sản xuất, giảm tình trạng đất sản xuất manh mún nhỏ lẻ gây bất lợi cho hộ.

-Tập trung đầu tư thâm canh nhằm tăng hệ số sử dụng ruộng đất qua đó tăng diện tích gieo trồng, cũng như tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác. Bên cạnh đó kết hợp với luân canh, xen canh, tăng vụ làm tăng độ phì nhiêu cho đất,

điều hòa dinh dưỡng trong đất và giảm sâu bệnh hại, đồng thời góp phần làm tăng thêm sản phẩm thu hoạch.

- Đa dạng hóa cây trồng nhằm tránh rủi ro đồng thời lựa chọn giống cây trồng phù hợp với từng loại đất để phát huy được các tiềm năng sẵn có trong đất, tiết kiệm được chi phí sản xuất. Với truyền thống trồng lúa tại địa phương, các hộ nông dân có thể lựa chọn nhiều giống lúa khác nhau có chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh như giống BC15, Q5, T10, bắc thơm, nếp 97, nếp V10…

- Mở rộng diện tích đất canh tác bằng cách thuê thêm đất hoặc đấu thầu đất để sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với các hộ sản xuất lớn nên mở rộng quy mô, phát triển kinh tế trạng trại một cách hợp lý.

- Đối với nhóm hộ hoạt động ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ lớn nên tiến hành thuê thêm đất để mở rộng quy mô, đồng thời tìm những địa điểm có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán như thuê thêm các ki-ốt gần khu chợ, khu trung tâm buôn bán của xã và các xã lân cận để phát triển hơn nữa ngành nghề, dịch vụ.

- Đảm bảo an ninh lương thực và tăng khối lượng nông sản hàng hóa trên cơ sở hoàn thiện hệ thống thủy lợi và đưa các giống mới năng suất từng bước nâng cao hệ số sử dụng đất.

• Đối với chính quyền địa phương

- Đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa tạo đất sản xuất cho các hộ nông dân. Để thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất từ tự cung tự cấp sang nền sản xuất hàng hóa trong thời gian tới chính quyền xã cần đẩy mạnh hơn nữa công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng hệ số quy đổi hợp lý thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất. Qua đó từng bước mở rộng diện tích thửa ruộng, đưa cơ giới hóa, cơ khí hóa vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, tạo nguồn hàng bán ra thị trường nâng cao thu nhập cho người dân.

- Chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp ở những vị trí thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh như những khu vực ở mặt đường, khu gần chợ, gần khu trung tâm của xã thành đất ở, đất kinh doanh để tạo điều kiện cho các hộ kiêm, chuyên mở rộng quy mô sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

sang công nghiệp, dịch vụ.

4.4.3.3 Giải pháp về vốn

Vốn là nguồn lực quan trọng ảnh hưởng đến quy mô và phương hướng sản xuất kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả quá trình sản xuất. Để tiến hành sản xuất hàng hóa nông nghiệp rất cần có vốn, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp càng cần có vốn vì vậy phải thực hiện tốt các biện pháp huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả.

- Vay vốn của người thân với lãi suất thấp hoặc có thể không tính lãi suất. - Đơn giản hóa các thủ tục cho vay.

- Cần có những cơ chế cho vay đúng đối tượng phù hợp với điều kiện từng vùng, cần phải kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt có chính sách ưu đãi đối với hộ nghèo. Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp, tăng cường vay vốn dài hạn và trung hạn thông qua các chương trình phá triển kinh tế.

- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần thông qua các chương trình dự án xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông nông thôn, hỗ trợ vốn cho các chương trình khuyến nông trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã quang bình, huyện kiến xương, tỉnh thái bình” (Trang 87)