Tổng thu và cơ cấu nguồn thu của hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã quang bình, huyện kiến xương, tỉnh thái bình” (Trang 61)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.4Tổng thu và cơ cấu nguồn thu của hộ

Đề tài điều tra ở đây tập trung vào các khoản thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và thu từ nguồn phi nông nghiệp, vậy nên nguồn thu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, các hoạt động sản xuất kinh doanh, buôn bán và ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Tổng thu của các nhóm hộ điều tra được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Tổng thu theo các ngành sản xuất của nhóm hộ điều tra năm 2013

(Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm)

(ĐVT: nghìn đồng)

Chỉ tiêu Thuần nông Kiêm Chuyên

Tổng thu 92364,13 107563,05 99567,12

1. Thu từ trồng trọt 17423,38 10170,13 631,56

2. Thu từ chăn nuôi 68640,75 23534,37 0

3. Thu từ TMDV 0 19851,16 6666,67

4.Thu từ TTCN 0 52639,95 92268,89

5.Thu khác 6300 1367,44 0

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013)

Qua bảng số liệu ta thấy, có sự khác nhau về nguồn thu giữa các nhóm hộ, nguồn thu của các nhóm hộ không đồng đều nhau. Nhóm hộ thuần nông có nguồn thu từ các hoạt động nông nghiệp lớn nhất (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi) và một phần nhỏ từ tiền khác như lương hưu, trợ cấp, biếu, tặng… Ở nhóm hộ này, trung bình mỗi hộ thu 92364,13 nghìn đồng/năm trong đó thu từ trồng trọt đạt 17423,38 nghìn đồng/năm và thu từ chăn nuôi đạt 68640,75 nghìn đồng/năm. Nhóm hộ kiêm là những hộ vừa tham gia sản xuất nông nghiệp vừa hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh thương mại dịch vụ, do đó đây là nhóm hộ có nguồn thu đa dạng nhất so với hai nhóm hộ còn lại. Tổng thu của nhóm hộ chuyên đạt 99567,12 nghìn đồng/hộ/năm, trong đó các nguồn thu từ hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp là cao nhất 92268,89 nghìn đồng/năm, một phần rất nhỏ là thu từ trồng trọt và hoạt động thương mại dịch vụ. Đối với nhóm hộ kiêm, đây là nhóm hộ có tổng thu lớn nhất trong ba nhóm hộ và nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, phần còn lại là thu từ hoạt động

kinh doanh thương mại dịch vụ, trồng trọt, chăn nuôi và nguồn thu khác. Tính trung bình một hộ kiêm thu được 107563,05 nghìn đồng/năm trong đó thu từ hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp là 52639,95 nghìn đồng/năm chiếm phần lớn tổng thu của nhóm hộ này.

Tóm lại qua phân tích các nhóm hộ điều tra chúng tôi thấy rằng: tổng thu của các nhóm hộ điều tra là khác nhau, đồng thời các nhóm hộ có nguồn thu khác nhau và không đồng đều giữa các nguồn thu (cơ cấu nguồn thu của các nhóm hộ được thể hiện ở bảng 4.5). Nhóm hộ có thu nhập cao nhất là nhóm hộ kiêm, nguồn thu của các nhóm hộ này phần lớn là từ hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp, các hộ kiêm là những hộ biết kết hợp đa dạng các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, do đó nguồn thu của nhóm hộ này tương đối đa dạng. Những hộ thuần nông có nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, những hộ này chỉ hoạt động sản xuất nông nghiệp nên tổng thu của hộ thấp hơn so với các nhóm hộ khác. Ở các hộ chuyên chủ yếu là hoạt động ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp.

Bảng 4.5: Cơ cấu nguồn thu của các nhóm hộ điều tra năm 2013

(Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm)

(ĐVT:%)

Chỉ tiêu Thuần nông Kiêm Chuyên

Tổng thu 100,00 100,00 100,00

1. Thu từ trồng trọt 18,85 9,46 0,63

2. Thu từ chăn nuôi 74,33 21,88 0,00

3. Thu từ TMDV 0,00 18,46 6,70

4.Thu từ TTCN 0,00 48,94 92,67

5.Thu khác 6,82 1,26 0,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013)

Ngành trồng trọt là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, vì nó là ngành cung cấp những sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của con người, cung cấp những nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp chế biến, thức ăn cho ngành chăn nuôi, và là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn tại Việt Nam. Đối với bà con xã Quang Bình thì sản xuất trồng trọt là để duy trì phát triển kinh tế. Trên địa bàn xã, cây trồng chủ yếu là cây lúa. Trước đây trong diện tích đất gieo trồng thì cây lúa luôn chiếm tỷ trọng lớn nhưng giá trị sản xuất cũng như thu nhập hỗn hợp của người dân không cao nguyên nhân do thói quen và điều kiện sản xuất của bà con nông dân nơi đây, họ chủ yếu trồng các giống lúa có năng suất thấp như Q5, lúa nếp thường, khang dân, bởi vì các giống lúa này có khả năng thích hợp với thời tiết nơi đây và cho năng suất khá ổn định và không cần đầu tư lớn. Đấy là cách nghĩ và cách làm của bà con nông dân xã Quang Bình trước đây. Nhưng giờ đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã cho ra những giống lúa cho năng suất cao hơn và đem lại thu nhập nhiều hơn cho người nông dân. Và hiện nay ở Quang Bình bà con nông dân đã trồng các giống lúa: lúa BC15, TR36, T10, đã bỏ không trồng giống lúa Q5 và khang dân bởi giống lúa này cho năng suất và giá bán luôn thấp. Do đó các giống lúa hiện nay chủ yếu được người nông dân xã Quang Bình gieo trồng là giống BC15, T10 bởi giống này cho cơm ngon, năng suất cao, ổn định và chống chịu sâu bệnh tốt. Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất khác nhau giữa các nhóm hộ nên hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt của các nhóm hộ cũng khác nhau. Giá trị sản xuất của ngành này được tổng hợp từ giá trị sản xuất của cây lúa, rau màu và cây ăn quả, được thể hiện ở bảng 4.6.

(Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm)

Chỉ tiêu ĐVT Thuần nông Kiêm

SL CC (%) SL CC (%)

Tổng GTSX 1000đ 17423,38 100 10170,13 100

1. Lúa

- Diện tích Sào 4,21 1,28

- Năng suất Kg/sào 227,31 225,36

- Sản lượng Kg 2072,5 1150,30 - Sản lượng bán Kg 1537,5 588,37 - Đơn giá 1000đ/kg 7 7 - GTSX 1000đ 14473,38 83,07 8248,04 81,1 2. Cây khác - Diện tích Sào 0,2 0,21 - GTSX 1000đ 2950 16,93 1922,09 18,9

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013)

• Về cây lúa

Với truyền thống chị hai năm tấn của vùng đất Thái Bình, kết hợp với điều kiện khí hậu cận nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng sông Hồng nên xã Quang Bình có điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây lúa. Giá trị sản xuất lúa bình quân đạt 83,07% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đối với nhóm hộ thuần nông và 81,1% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đối với nhóm hộ kiêm. Điều đó đã chứng tỏ ưu thế của cây lúa trong sản xuất của các hộ. Lúa được gieo cấy 2 vụ/năm là vụ mùa và vụ xuân.

Về năng suất: năm 2013 các hộ điều tra nói riêng và tình hình sản xuất lúa của toàn xã Quang Bình nói chung có sư biến động rõ rệt. Trong vụ mùa, dịch bệnh rầy nâu và sâu cuốn lá đã gây rất nhiều khó khăn khi chăm sóc và gây tổn phí cho người nông dân, do đó mà năng suất trung bình vụ mùa năng suất trung bình của vụ xuân. Ở nhóm hộ thuần nông, năng suất lúa đạt 227,31 kg/sào còn ở nhóm hộ kiêm thì năng suất thấp hơn đạt 225,36 kg/sào.

Về giá trị sản xuất: đối với nhóm hộ thuần nông, giá trị sản xuất cây lúa đạt 14473,38 nghìn đồng/năm tương ứng với 83,07% tổng giá trị sản xuất, bên cạnh đó nhóm hộ kiêm có giá trị sản xuất cây lúa là 8248,04 nghìn đồng/năm tương ứng với 81,1% tổng giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất phụ thuộc vào sản lượng thóc mà hộ bán ra và giá thóc trên thị trường là cao hay thấp. Hằng năm, các hộ tiêu dùng một phần sản lượng thóc thu được từ cả hai vụ (vụ xuân và vụ mùa), phần còn lại đem

bán ra thị trường với giá thóc bình quân là 7000 đ/kg. Trong những năm trở lại đây, giá thóc trên địa bàn xã có xu hướng tăng mạnh, tuy nhiên lại có sự chênh lệch giữa vụ mùa và vụ xuân (thông thường giá thóc vụ xuân cao hơn giá thóc vụ mùa). Bên cạnh đó, giá thóc còn phụ thuộc vào chất lượng thóc mà các hộ sản xuất ra. Các hộ sản xuất các giống lúa có chất lượng tốt thì giá bán trên thị trường tương đối cao như: tám thơm, bắc hương, nếp, T10, BC15... Tuy nhiên, những loại giống này đòi hỏi đầu tư về vật chất như: phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhiều và đúng lúc. Những hộ có thu nhập thấp thường ít có kinh nghiệm về sản xuất, về sự tiếp cận với những công nghệ, kĩ thuật mới và một mặt là về vốn sản xuất hạn chế nên thường có xu hướng chọn những giống dễ chăm sóc và đầu tư ít như: khang dân, Q5… Những loại giống này có chất lượng không cao nên giá cũng thấp.

Như vậy, năng suất ảnh hưởng gián tiếp đến thu nhập của hộ thông qua giá trị sản xuất. Vì vậy, nâng cao năng suất cũng là một biện pháp làm tăng thu nhập cho các hộ nông dân, ngoài việc chú ý đến đầu tư phân bón, thuốc BVTV các hộ cần chú ý đến công tác chọn giống.

• Về các loại cây khác

Đất vườn tạp được trồng với nhiều loại cây khác nhau như ngô, khoai, đậu tương, bí, hòe, cây ăn quả, rau các loại… Trong đó, hòe là loại cây trồng đem lại giá trị sản xuất cao nhất và chi phí thấp. Qua điều tra cho thấy, không có sự chuyên môn hóa trong sản xuất rau màu. Mỗi hộ với diện tích khác nhau, trồng các loại cây khác nhau theo ý muốn của chủ hộ và họ chủ động tự tiêu thụ nhỏ lẻ, bên cạnh đó còn có một bộ phận hộ trồng cây ăn quả và rau màu chỉ để phục vụ tiêu dùng gia đình. Do đó, hiệu quả sản xuất không cao, chưa tương xứng với tiềm năng của đất. Giá trị sản xuất cây rau màu đạt 2950 nghìn đồng/năm đối với nhóm hộ thuần nông và đạt 1922,09 nghìn đồng/năm đối với nhóm hộ kiêm.

Như vậy, giá trị sản xuất ngành trồng trọt phụ thuộc vào diện tích gieo trồng, năng suất cấy trồng và giá bán sản phẩm. Muốn tăng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt trong thời gian tới, các hộ cần quan tâm hơn nữa đến việc lựa chọn những loại giống tốt, đồng thời phải tích cực đầu tư đúng mức phân bón, lượng thuốc bảo vệ thực vật và đúng thời vụ sản xuất của cây trồng. Chính quyền địa phương nên

tăng cường công tác khuyến nông giúp hộ nâng cao kỹ thuật sản xuất, có các giải pháp hỗ trợ về vốn, giống cây trồng cho các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ có điều kiện hoàn cảnh khó khăn.

Thu từ chăn nuôi

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày một nâng cao do đó nhu cầu về thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày của con người thay đổi cả về số lượng lẫn chất lượng, các sản phẩm của ngành chăn nuôi ngày càng được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Về cơ bản, chăn nuôi là nguồn cung cấp thực phẩm chính cho xã hội như: thịt, cá, trứng, sữa…, đồng thời nó tận dụng được các sản phẩm phụ từ trồng trọt, sinh hoạt gia đình và sản phẩm từ ngành nghề phụ. Mặt khác, nó cung cấp ngược lại một lượng phân hữu cơ lớn cho quá trình sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng, cải tạo đất đai. Do đó, việc phát triển chăn nuôi cả nước nói chung và trên địa bàn xã Quang Bình nói riêng được các hộ nông dân quan tâm nhiều hơn trong những năm gần đây.

Sự phát triển của ngành chăn nuôi thể hiện ở sự đa dạng cả vật nuôi cũng như quy mô chăn nuôi của các hộ. Qua điều tra cho thấy, ở xã Quang Bình có nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau nhưng chủ yếu là phương thức nuôi bán công nghiệp. Tức là trong quá trình chăn nuôi, các hộ sử dụng một phần thức ăn công nghiệp, một phần tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt, thức ăn dư thừa hàng ngày và các sản phẩm từ ngành nghề phụ như bã rượu, bã đậu… Chỉ có một số ít hộ nuôi theo phương thức công nghiệp đó là các hộ chăn nuôi với quy mô lớn. Cũng như tất cả các nông hộ trong xã Quang Bình thế mạnh ngành chăn nuôi của xã vẫn là con lợn và gia cầm. Sản phẩm vật nuôi của các hộ gồm: lợn thịt, lợn nái, gia cầm (gà, vịt, ngan…). Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của các hộ nông dân được thể hiện ở bảng 4.7.

Qua điều tra kết quả điều tra thực tế 60 hộ gia đình trên địa bàn xã Quang Bình cho thấy tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tính trung bình cho 1 hộ đạt 68640,75 nghìn đồng/năm đối với nhóm hộ thuần nông và hộ kiêm đạt 23534,37 nghìn đồng/năm. Nguồn thu của ngành chăn nuôi là từ: lợn thịt, lợn nái, gia cầm và

thủy sản. Trong những năm qua, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trên toàn xã không ngừng được nâng cao, đặc biệt là giá trị sản xuất từ chăn nuôi lợn. Ở nhóm hộ thuần nông, trung bình mỗi năm thu được 50690,5 nghìn đồng/hộ từ chăn nuôi lợn thịt, 11662,5 nghìn đồng/hộ từ chăn nuôi lợn nái, 6287,75 nghìn đồng/hộ từ nuôi gia cầm. Nhóm hộ kiêm có kết quả sản xuất ngành chăn nuôi thấp hơn ở nhóm hộ thuần nông, trung bình một hộ thu khoảng 23534,37 nghìn đồng/năm từ ngành chăn nuôi, trong đó giá trị sản xuất từ lợn thịt là 15053,18 nghìn đồng/năm, lợn nái là 3195,35 nghìn đồng/năm, gia cầm là 5117,79 nghìn đồng/năm và thủy sản là 168,05 nghìn đồng/năm. Như vậy, cùng với xu hướng chung của toàn xã thì con lợn là vật nuôi chủ yếu đem lại giá trị sản xuất cao trong ngành chăn nuôi. Về giá trị sản xuất ngành chăn nuôi các hộ kiêm thấp hơn các hộ thuần nông, do lao động các hộ kiêm không chỉ tập trung thời gian làm nông nghiệp mà còn làm thêm các ngành nghề phụ khác hoặc là đi làm thuê.

Bảng 4.7: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi năm 2013

(Tính bình quân cho một hộ điều tra/năm)

(ĐVT: nghìn đồng)

Chỉ tiêu Hộ thuần nông Hộ kiêm

Tổng thu 68640,75 23534,37

Lợn thịt 50690,5 15053,18

Lợn nái 11662,5 3195,35

Gia cầm 6287,75 5117,79

Thủy sản 168,05

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013)

Về cơ cấu, giá trị sản xuất từ chăn nuôi lợn chiếm 89,44% tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, trong đó giá trị sản xuất từ lợn thịt chiếm 73,32% và lợn nái chiếm 16,12% tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Thu từ gia cầm chiếm 12,37% tổng giá trị sản xuất của ngành, còn lại một phần nhỏ thu từ hoạt động nuôi trồng thủy sản là khoảng 0,19%.

Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn thu từ ngành chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra

Như vậy, có thể nói vật nuôi chính được các hộ ưu tiên phát triển là con lợn (lợn thịt và lợn nái). Năm 2013, cùng với xu hướng chung của các mặt hàng khác, giá thịt lợn hơi đã tăng mạnh, kéo theo đó là giá lợn con cũng tăng, điều đó góp phần làm tăng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi, giúp nâng cao thu nhập của các hộ. Tuy nhiên, vào những tháng cuối năm, dịch bệnh đã xảy ra trên đàn lợn của xã, gây ra tổn thất không nhỏ đến khoản thu của một số hộ trên địa bàn xã.

Nhìn chung trong sản xuất chăn nuôi những năm qua, các hộ nông dân đã mở rộng quy mô sản xuất hơn, đầu tư nhiều cho khâu chọn giống, vệ sinh chuồng trại và bổ sung lượng thức ăn chăn nuôi tốt nên thời gian chăn nuôi thường được rút ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mặt khác, vẫn còn một số hộ có điều kiện kinh tế khó khăn, do khả năng vốn và trình độ, kinh nghiệm chăn nuôi còn hạn chế nên hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành chăn nuôi thấp, kéo theo thu nhập từ chăn nuôi chưa cao, chưa xứng đáng với công sức người nông dân bỏ ra. Tuy vậy, vẫn phải khẳng định rằng ngành chăn nuôi đang là ngành có nhiều đóng góp đáng kể cho tổng thu của các hộ nông dân trong toàn xã. Trong thời gian tới, địa phương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân xã quang bình, huyện kiến xương, tỉnh thái bình” (Trang 61)