2.2.2.1 Thực trạng thu nhập của các hộ nông dân Việt Nam
Thành tựu nổi bật những năm đổi mới là đã giải quyết vững chắc vấn đề lương thực, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới liên tục từ những năm 1988 theo hướng năm sau cao hơn năm trước trong nhiều năm liền. Những sản phẩm hàng hóa về cây công nghiệp, cây ăn quả có nhiều khởi sắc. Thu nhập bình quân đầu người một tháng của thành thị và nông thôn tăng lên, cụ thể ở bảng 2.1.
Kinh tế hộ nông dân từ sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (4/1988), sản xuất đã phát triển toàn diện, liên tục tăng trưởng cao (đạt tốc độ 4,3%/năm). Hằng năm, kinh tế hộ nông dân đã sản xuất khoảng 98% sản lượng lương thực, 99% sản lượng rau các loại, 95% sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày và 97% sản lượng chăn nuôi gia súc gia cầm của cả nước. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ (chiếm khoảng 30% GDP nông thôn) (Nguyễn Hữu Mai, 2003).
Bảng 2.1: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng
(ĐVT: nghìn đồng)
1999 2002 2004 2006 2008 2010 2012
CẢ NƯỚC 295 356 484 636 995 1387 2000
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 517 622 815 1058 1605 2130 3071
Nông thôn 225 275 378 506 762 1070 1541
Phân theo vùng
Đồng bằng sông Hồng 282 358 498 666 1065 1580 2304 Trung du và miền núi phía
Bắc 199 237 327 442 657 905 1285
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung 229 268 361 476 728 1018 1469
Tây Nguyên 345 244 390 522 795 1088 1631
Đông Nam Bộ 571 667 893 1146 1773 2304 3241
Đồng bằng sông Cửu Long 342 371 471 628 940 1247 1785
(Nguồn: Tổng cục Thống kê,2012)
Trong những năm qua, thu nhập của các hộ nông dân ngày càng có xu hướng tăng lên, tuy nhiên thu nhập của các hộ nông dân nông thôn nước ta vẫn ở mức thấp và tăng chậm so với thu nhập của cư dân thành thị.
2.2.2.2 Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập của hộ nông dân ở Việt Nam
Kinh tế hộ nông dân là loại hình kinh tế tự chủ, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, phát triển kinh tế hộ gia đình là tiền đề để nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân do vậy kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho hộ nông dân ở nước ta gắn liền với quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình.
Thực hiện tư tưởng đổi mới của Đại hội Đảng toàn quốc lần VI, ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 10 về “ Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (thường gọi là khoán 10). Nghị quyết 10 chỉ rõ: “Giao khoán ruộng đất ổn định dài hạn cho nông dân từ 10 đến 15 năm; Hoàn thiện cơ chế khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ xã viên; Xoá bỏ chế độ phân phối công điểm, xã viên chỉ có một nghĩa vụ nộp thuế; Hộ xã viên được quyền tự chủ về ruộng đất, hưởng trên 40% sản lượng khoán”.Như vậy với Nghị quyết này, lực lượng sản xuất được giải phóng mạnh hơn khỏi sự trói buộc của cơ chế cũ. Hộ nông dân đã trở thành đơn vị kinh tế
tự chủ. Những thay đổi lớn về vị trí, vai trò của kinh tế hộ này đã khơi dậy các tiềm năng to lớn ẩn dấu trong từng hộ gia đình nông dân, từ chỗ không thiết tha đến ruộng đất, nông dân đã có ý thức chăm sóc, bồi bổ và sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. So với giai đoạn thực hiện khoán 100, thì ở giai đoạn này vai trò tự chủ của hộ nông dân được khẳng định và xác lập trên thực tế. Hộ nông dân tự chủ không phải chỉ trong 3 khâu như giai đoạn trước mà trong toàn bộ quá trình sản xuất. Mức độ tự chủ cũng cao hơn, trên cả 3 phương diện: sở hữu, quản lý và phân phối. Do đó, động lực mới mạnh hơn và chắc chắn được phát huy được trong thời gian dài. Ở nhiều địa phương, hộ nông dân đã bỏ công sức để khai phá diện tích đất hoang hoá đưa vào sản xuất, chủ động mua sắm máy móc công cụ để sản xuất. Về số lượng, cho tới năm 1993, nông thôn nước ta có khoảng 11 triệu hộ nông dân được phân bố trong 7 vùng nông nghiệp. Bình quân mỗi xã có 1000 hộ và mỗi thôn ấp có khoảng 200 hộ . Khác với các nông hộ thời kỳ tiền hợp tác, các hộ nông dân thời kỳ này có sự phong phú về loại hình, về cơ cấu ngành nghề. Sự phân hóa về sản xuất và khả năng thu nhập cũng bộc lộ rõ. Việc xác định vai trò kinh tế tự chủ của hộ nông dân và thực hiện vai trò đó trong thực tế đã dẫn đến kết quả: hộ nông dân là đơn vị kinh tế chủ yếu ở nông thôn thay thế cho vai trò độc tôn của các hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ trước đây. Vai trò, địa vị kinh tế chủ yếu thể hiện ở chỗ hộ nông dân là hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp, cung cấp đại bộ phận nông phẩm cho xã hội. Về nông sản thực phẩm, kinh tế hộ đã cung cấp 95% - 98% sản phẩm chăn nuôi và gần 100% rau quả. Về sản phẩm lương thực, kinh tế hộ đã tạo ra một khối lượng hàng hoá chiếm tỷ trọng khoảng trên dưới 90%, trong đó thực phẩm xuất khẩu là 1,5-2 triệu tấn/ năm.Sau một thời gian “khoán 10” đi vào thực tiễn, có thể dễ dàng thấy rằng kinh tế nông nghiệp ở nước ta phát triển mạnh phần lớn là nhờ vào sự năng động của kinh tế hộ.
Tư tưởng đổi mới trong nông nghiệp nông thôn bắt đầu thể hiện từ Chỉ thị 100, Nghị quyết 10 và tiếp tục phát triển trong các chính sách sau này như:
- Luật Đất đai (16/6 – 14/7/1993 Kì họp Quốc hội lần 3 khóa IX)
“Hộ nông dân có quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất”. Luật đất đai cũng công nhận và xem xét đất đai là tài sản
của người dân, hộ có quyền suy nghĩ những phương án sản xuất và sử dụng nó một cách có hiệu quả (Nguyễn Sinh Cúc và Nguyễn Văn Tiêm, 1996).
- Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Tiếp tục đường lối đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã khẳng định đường lối chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2001 – 2010 là: “… đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn, phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ và SXNN, đạt mức tiên tiến trong khu vực về trình độ công nghệ và thu nhập trên một đơn vị diện tích…”
- Phát triển kinh tế trang trại
Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại đã khẳng định “… kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản” (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2000).
- Xây dựng các phương án phát triển nông thôn toàn diện theo vùng
Đảng và Nhà nước ta chủ trương “khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo, coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là cần thiết cho sự phát triển. Đồng thời, có chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế, đào tạo nghề nghiệp để tạo điều kiện để người nghèo có thể tự mình vươn lên làm ăn đủ sống và phấn đấu trở thành khá giả. Các vùng giàu, vùng phát triển trước cùng Nhà nước giúp đỡ, lôi cuốn các vùng nghèo, vùng phát triển sau cùng vươn lên” (Đặng Đình Đào, 2003).
Đó chính là những chủ trương, đường lối mà Đảng và nhà nước ta đã khuyến khích kinh tế hộ phát triển nhằm nâng cao thu nhập cho hộ dân và kết quả đạt được một số thành tựu như:
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp như vốn, đất đai, lao động. Bên cạnh đó tính tư duy, sáng tạo trong sản xuất của người nông dân được quan tâm, đầu tư phát triển.
Về cơ bản đảm bảo được vấn đề an ninh, an toàn lương thực. Chất lượng nông sản phẩm được nâng cao, đa dạng hóa về chủng loại hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới. Riêng trong sản xuất, chế biến lương thực chúng ta tự hào là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.
Đại bộ phận dân cư có mức sống được cải thiện, đặc biệt là cư dân khu vực nông thôn, miền núi. Các tiêu chí đánh giá sự nghèo đói được nâng lên thể hiện sự phát triển trong cộng đồng xã hội.
PHẦN III