Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 132 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
132
Dung lượng
1,88 MB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ. Dịch vụ thẩm định giá (DVTĐG) là một dịch vụ tồn tại khách quan trong đời sống kinh tế xã hội của tất cả các nước có nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường. DVTĐG có vai trò quan trọng trong tất cả các loại quyết định của các tổ chức và các cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sở hữu, mua bán, tính thuế, bảo hiểm, cho thuê, cầm cố và kinh doanh tài sản, … Chính vì thế mà DVTĐG trên thế giới đã phát triển và được chấp nhận là một nghề nghiệp cần thiết bắt đầu từ thập kỷ 40 của thế kỷ 20 trở lại đây [9, tr 4]. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã diễn ra sâu rộng, nhu cầu về liên doanh, liên kết kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài; vay nợ của chính phủ và vay nợ nước ngoài cần có sự bảo lãnh của chính phủ cho các dự án ngày một gia tăng, từ đó xuất hiện yêu cầu ngày càng nhiều, đa dạng trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nước ta như: xác định giá trị tài sản mua sắm từ nguồn vốn Nhà nước; xác định giá trị tài sản để góp vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp, thế chấp, mua bán, chuyển nhượng tài sản, tài sản trong việc thi hành án của các bên có liên quan. Vì vậy, việc xác định đúng đắn giá trị của các nguồn lực, từng loại hình tài sản thuộc nguồn lực này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý, sử dụng tài sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho nền kinh tế nước ta trong thời kỳ hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu khách quan phải xác định đúng đắn giá trị tài sản phục vụ cho yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản của các đối tượng (Nhà nước, người mua, người bán, các nhà đầu tư, …) phục vụ cho các mục đích sử dụng tài sản như đã nói ở trên; Nhà nước phải hình thành các tổ chức trung gian tài chính có đủ điều kiện để cung cấp DVTĐG. Theo quy định của pháp luật để xác định đúng đắn giá trị thị trường của tài sản phục vụ cho việc trao đổi, giao dịch về tài sản, hàng hóa trên thị trường là hết sức cần thiết góp phần tạo nên môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi tham nhũng, lãng phí qua giá; xuất phát từ các yêu cầu khách quan về quản lý kinh tế thị trường, yêu cầu đòi hỏi của xã hội như trên mà DVTĐG cần được phát triển trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. 2 Ở Việt Nam, sau khi xóa bỏ chế độ kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang hoạt động theo cơ chế thị trường, Nhà nước đã bỏ cơ chế hành chính do Nhà nước định đoạt giá chuyển sang cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các nguồn lực vốn, vật tư, lao động, và đặc biệt là đất đai đã trở thành hàng hóa và tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thì nhu cầu TĐG tài sản của nền kinh tế đã xuất hiện nhanh chóng và được xã hội thừa nhận. Tuy mới bước đầu hoạt động từ năm 1993 – 1994 nhưng Việt Nam đã được công nhận là thành viên chính thức của Hiêp hội TĐG Asean (1997); từ ngày 01/06/1998 tham gia Ủy ban tiêu chuẩn TĐG quốc tế với tư cách là Hội viên thông tấn và đến tháng 11/2009 đã trở thành thành viên chính thức cửa Hội đồng tiêu chuẩn TĐG quốc tế IVSC. Đến nay, pháp luật Việt Nam đã cho phép hơn 60 doanh nghiệp hoạt động DVTĐG và công nhận hơn 280 thẩm định viên về giá đủ điều kiện hành nghề TĐG trên toàn quốc. Trong khi đó DVTĐG tại các nước trong khu vực Asean và trên thế giới đã phát triển mạnh. DVTĐG ở mức độ cao, sâu rộng và lâu đời như tại Mỹ (ngành TĐG đã có gần 80 năm), tại New zealand hơn 100 năm, tại Canada, và Malaysia hơn 60 năm, tại Thái Lan hơn 40 năm, … đến nay Việt Nam mới chỉ hơn 10 năm. Thực tế cho thấy hoạt động TĐG tại nước ta vẫn còn mang tính “mới mẻ” và vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế; khung pháp lý chưa đồng bộ, chồng chéo; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về TĐG chưa được xây dựng chuẩn mực, còn nghèo nàn, manh mún, thiếu tính thống nhất; So với lộ trình hội nhập WTO, đến năm 2012 chúng ta cần có 1.000 thẩm định viên về giá; Từ đó cho thấy rằng DVTĐG Việt Nam cần một chiến lược phát triển nhằm phát huy tối đa vai trò hỗ trợ phát triển nền kinh tế quốc dân. Do vậy, rất cần một công trình khoa học mang tính hệ thống để định hướng phát triển DVTĐG tại VN. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, Nghiên cứu sinh (NCS) quyết định chọn đề tài “Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam” để làm luận án nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu phát triển DVTĐG Việt Nam nhằm mục tiêu: Thứ nhất, luận án tiến hành phân tích thực trạng phát triển DVTĐG ở Việt Nam từ lúc hình thành cho đến nay, với hai nội dung là nhu cầu về DVTĐG 3 và cung ứng DVTĐG. Luận án phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển DVTĐG tại Việt Nam. Thứ hai, luận án xây dựng và kiểm định thang đo tác động đến sự phát triển DVTĐG. Xây dựng và kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến sự phát triển DVTĐG ở VN. Thứ ba, luận án đề xuất các quan điểm, giải pháp và kiến nghị để phát triển DVTĐG ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. 3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Có nhiều công trình nghiên cứu về TĐG. Nghiên cứu sinh xin nêu một số công trình tiêu biểu: Luận án tiến sĩ “Định giá bất động sản thế chấp trong các ngân hàng thương mại Việt nam hiện nay” (2011), của tác giả Ngô Thị Phương Thảo, nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề thẩm định giá bất động sản thế chấp trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại. Phân tích đánh giá thực trạng định giá bất động sản thế chấp trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động định giá BĐS thế chấp trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. Nhìn chung, đề tài mang tính chuyên sâu về nghiệp vụ thẩm định giá, mới chỉ dừng lại ở phương pháp và quy trình tổ chức thẩm định giá BĐS thế chấp, chứ chưa nhắc đến thẩm định giá như một loại hình dịch vụ. Đề án “Nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm định giá giai đoạn 2008 – 2020” của Bộ Tài chính. Nghiên cứu này thông qua việc nêu lên sự cần thiết của nghề thẩm định giá, đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định giá ở VN, từ đó đề ra mục tiêu và giải pháp nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm định giá ở VN. Nghiên cứu trình bày khá cơ bản những vấn đề cần thiết cho sự phát triển của hoạt động thẩm định giá, tuy nghiên nghiên cứu chưa đề cập đến sự phát triển thẩm định giá như là một dịch vụ. Dựa trên nghiên cứu này, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển DVTĐG tài VN. Bài báo Phân tích cạnh tranh trong dịch vụ thẩm định giá (A Competitive Analysis of Business Valuation Services) của Michael A. Crain [53] . Nội dung chính là xác định được những “lực lượng” ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ 4 thẩm định giá. Đó là: Sự đe dọa của các đối thủ gia nhập ngành; Áp lực của người mua; Sự đe dọa của các sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế; Áp lực của nhà cung cấp; và Sự cạnh tranh nội bộ ngành. Mỗi doanh nghiệp trong ngành thẩm định giá chịu sự tác động của từng lực lượng ở một mức độ nào đó. Trên cơ sở nhận thức này, các công ty có thể tự xác định vị trí của mình để đối phó lại lực lượng cạnh tranh, và dự đoán được những thay đổi có thể giúp công ty giành được lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh. Tài liệu chuyên môn về thẩm định giá (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) phục vụ cho việc đào tạo, nghiên cứu về thẩm định giá: + Các tài liệu bằng tiếng Việt: o “Nguyên lý chung định giá tài sản và giá trị doanh nghiệp” của TS Nguyễn Minh Hoàng (2008) [17]. Tài liệu nghiên cứu này đề cập đến các khái niệm cơ bản, các nguyên tắc thẩm định giá trong nền kinh tế thị trường, các phương pháp thẩm định giá tài sản là bất động sản và thẩm định doanh nghiệp. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào những kỹ thuật phân tích thẩm định nhằm xác định giá trị tài sản, chưa đề cập đến thẩm định giá như một loại hình dịch vụ. o “Thẩm định giá tài sản & doanh nghiệp (lý thuyết và bài tập)” của Nguyễn Minh Điện (2010) [14]. Tài liệu nghiên cứu khá chi tiết các vấn đề chung về thẩm định giá tài sản như đối tượng thẩm định giá, các phương pháp thẩm định giá, quy trình thẩm định giá. Tài liệu cũng phân tích chi tiết các đặc tính và cách thức thẩm định các loại tài sản như bất động sản, máy móc thiết bị và thẩm định giá doanh nghiệp. Nghiên cứu này mang lại một cái nhìn tổng quát về thẩm định giá tài sản và doanh nghiệp, tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở hoạt động thẩm định giá, chưa đề cập phân tích dịch vụ thẩm định giá. o “Định giá thương hiệu” của PGS.TS Vũ Trí Dũng, NCS Nguyễn Tiến Dũng, Th.S Trần Việt Hà (2009) [13]. Tài liệu nghiên cứu tập hợp các bài viết trong nước và thế giới về thương hiệu và thẩm định giá tài sản thương hiệu. Tài liệu cũng có một số bài viết nói về phương pháp thẩm định giá tài sản vô hình, ý kiến một số chuyên gia về thẩm định giá thương hiệu ở Việt 5 Nam. Cũng như các nghiên cứu trước, nghiên cứu này tập trung vào một lĩnh vực của thẩm định giá là thẩm định giá tài sản vô hình, chưa tập trung vào nghiên cứu dịch vụ thẩm định giá. Dựa trên nghiên cứu này, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển DVTĐG tài VN. o “Thẩm định giá Bất động sản” do Nguyễn Duy Thiện biên dịch, TS Nguyễn Ngọc Tuấn và NCS Tô Công Thành biên tập nội dung. Đây là nghiên cứu được biên dịch từ tài liệu nước ngoài. Nghiên cứu mang đến một cái nhìn tổng thể về thẩm định giá bất động sản ở nước ngoài, và có một số ví dụ cụ thể về thẩm định một số loại hình bất động sản cụ thể. Nghiên cứu có một số kết quả khá hữu ích để luận án tham khảo, và so sánh đối chiếu với phương pháp thẩm định giá bất động sản ở Việt Nam. o “Nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam” của TS Nguyễn Văn Thọ, chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam (2009) [32]. Đây là bài viết nhằm nói lên sự cần thiết của ngành thẩm định giá, thẩm định giá bất động sản. Thông qua việc đánh giá thực trạng nghề thẩm định giá ở Việt Nam, tác giả đưa ra 04 giải pháp nhằm phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam. Có thể thấy, nghiên cứu này đã hướng đến sự phát triển của nghề thẩm định giá nên kết quả của nó đúc kết những bài học kinh nghiệm để luận án có thể tham khảo cho quá trình nghiên cứu phát triển DVTĐG ở Việt Nam. + Các tài liệu bằng tiếng Anh: o “Real estate principles – a value approach” của David C.Ling và Wayner. Archer (2008) [50]. Tài liệu nghiên cứu này đề cập đến thị trường bất động sản, giá trị thị trường của bất động sản, các yếu tố tác động đến giá trị thị trường của bất động sản, và thẩm định bất động sản thương mại. Nghiên cứu này mang lại một bức tranh tổng quan về giá trị thị trường của tài sản là bất động sản, một yếu tố quan trọng trong hoạt động thẩm định giá, chưa đề cập đến DVTĐG. o “Market analysis for real estate” của Stephen F.Fanning (2005) [49]. Tài nghiên cứu đưa ra các khái niệm trong phân tích thị trường bất động sản, và đưa ra ứng dụng nguyên tắc sử dụng cao nhất và tốt nhất vào thẩm định giá 6 bất động sản. Nghiên cứu này là một nghiên cứu chuyên sâu vào thẩm định giá tài sản là bất động sản, sử dụng trọng số giá trị sử dụng của bất động sản. o “The student handbook to the appraisal of real estate” của Mark R.Rattermann (2004) [42]. Tài liệu nghiên cứu đề cập một cách cơ bản về bất động sản, thị trường bất động sản, và các phương pháp thẩm định bất động sản. o “Land valuation – adjustment procedures and assignments” của James H.Boykin (2001) [45]. Tài liệu nghiên cứu này nghiên cứu chuyên sâu về cách điều chỉnh, đánh giá giá trị khi tài sản thẩm định là bất động sản. Trong phạm vi những tài liệu tiếp cận được, NCS thấy rằng rất ít các đề tài nghiên cứu về TĐG tại Việt Nam và thường được đề cập dưới góc độ kỹ thuật tính toán, phân tích thẩm định hoặc tập trung nghiên cứu vào giai đoạn trước 2004. Bên cạnh đó, cũng có những tài liệu đề cập đến hoạt động TĐG như một loại hình dịch vụ nhưng chủ yếu được đề cập trong một số báo, tạp chí dưới dạng tin tức, …. Do góc độ và thời điểm nghiên cứu khác nhau, mục đích, phương pháp tiếp cận khác nhau nên có thể nói các công trình nghiên cứu trên chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về phát triển DVTĐG ở Việt Nam. Tuy nhiên, các thông tin và tư liệu trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu tổng hợp về phát triển DVTĐG, góp phần hoàn thiện định hướng phát triển DVTĐG tại VN. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các nhà cung cấp DVTĐG. Đó là các cá nhân, tổ chức có tham gia vào thị trường cung cấp các DVTĐG. + Luận án nghiên cứu cả người sử dụng DVTĐG. Bao gồm các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng DVTĐG cho các mục đích khác nhau. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian, luận án được thực hiện tại Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng tổng hợp, tham khảo các tài liệu về phát triển DVTĐG ở một số nước trong khu vực và trên thế giới. + Về thời gian, các số liệu sơ cấp và thứ cấp được tác giả thu thập từ năm 2002 – 2010. Tác giả chọn thời điểm năm 2002 do đây là thời điểm ra 7 đời của pháp lệnh giá, và cũng có thể nói là thời điểm ra đời của ngành TĐG tại Việt Nam. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. − − Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Các nghiên cứu sơ bộ này được thực hiện tại TP.HCM. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung. Thông tin thu thập từ nghiên cứu định tính nhằm khám phá bổ sung điều chỉnh thang đo những nhân tố tác động đến phát triển DVTĐG. Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp. Thông tin thu thập từ nghiên cứu định lượng này dùng để sàng lọc các biến quan sát dùng để đo lường các nhân tố tác động đến thị trường DVTĐG. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng đã sử dụng DVTĐG và khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu chính thức được tiến hành tại Tp.HCM và một số tỉnh, thành. Mẫu nghiên cứu là 280. (xem quy trình nghiên cứu ở hình 0.1) Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác: − − Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp: dựa trên dữ liệu và thông tin thu thập được, kết hợp với những kiến thức đã được học tập, những kinh nghiệm công tác của bản thân, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, thống kê kinh tế để hệ thống hóa các vấn đề, sử dụng phương pháp so sánh, tổng hợp và đưa ra những nhận xét, đánh giá về hoạt động của DVTĐG tại Việt Nam trong thời gian qua. Phương pháp chuyên gia: đối với các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu, tác giả trực tiếp thảo luận, tham khảo ý kiến của một số chuyên gia có tham gia trong lĩnh vực TĐG, và các chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan. 8 Nguồn thông tin phục vụ nghiên cứu: − − Thông tin thứ cấp: thông tin từ Cục quản lý giá – Bộ Tài chính, thông tin từ Hiệp hội TĐG Việt Nam, từ Tổng cục Thống kê và các bộ ngành có liên quan, các website, sách báo, tạp chí trong nước và quốc tế. Thông tin sơ cấp: Thu thập từ xử lý bảng câu hỏi phỏng vấn và xử lý qua phần mềm SPSS. 6. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU Hình 0.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu Vấn đế nghiên cứu Tình hình và các nhân tố tác động đến phát triển DVTĐG Các quan điểm và giải pháp phát triển Cơ sở khoa học về phát triển DVTĐG Nghiên cứu định tính Thảo luận nhóm Mô hình nghiên cứu Xây dựng và kiểm định thang đo Đề xuất mô hình các nhân tố tác động Nghiên cứu định lượng Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa Mẫu n = 280 Đánh giá thang đo (Cronback alpha và EFA) Kiểm định mô hình và các nhân tố tác động đến phát triển DVTĐG Quan điểm phát triển và Giải pháp phát triển DVTĐG ở VN Kiến nghị phát triển DVTĐG ở VN 9 7. TÍNH MƠ`I VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 7.1. Về mặt lý luận Thứ nhất, luận án hệ thống hóa những lý luận cơ bản về TĐG, DVTĐG. Kết hợp giữa lý thuyết cung – cầu trong kinh tế học, lý thuyết cạnh tranh kết hợp với mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến phía cung và phía cầu của DVTĐG để phân tích, đánh giá thực trạng của thị trường DVTĐG tại Việt Nam. Thứ hai, luận án đúc kết những kinh nghiệm về phát triển DVTĐG trên thế giới, là cơ sở vận dụng để phát triển DVTĐG ở Việt Nam. 7.2. Về mặt thực tiễn Thứ nhất, luận án đã phác họa bức tranh khá toàn diện về quá trình hình thành, phát triển DVTĐG tại Việt Nam và thực trạng phát triển DVTĐG tại Việt Nam từ phía cung và cả phía cầu và xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVTĐG tại Việt Nam. Thứ hai, luận án đề xuất các quan điểm phát triển, nhóm giải pháp và kiến nghị cho phát triển của DVTĐG tại Việt Nam. 8. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Luận án bao gồm lời mở đầu, kết luận và 3 chương. Lời mở đầu luận án giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển DVTĐG trong nền kinh tế quốc dân. Giới thiệu về DVTĐG và cơ sở khoa học phát triển DVTĐG và nghiên cứu kinh nghiệm DVTĐG ở một số quốc gia. Chương 2: Thực trạng phát triển DVTĐG ở Việt Nam thời gian qua. Giới thiệu tình hình phát triển DVTĐG thời gian qua và phân tích các nhân tố tác động đến phát triển DVTĐG và đánh giá chung về hoạt động DVTĐG ở VN. Chương 3: Giải pháp phát triển DVTĐG ở Việt Nam. Trình bày quan điểm và giải pháp phát triển DVTĐG, các kiến nghị, cũng như các hạn chế của nghiên cứu này để định hướng cho nghiên cứu tiếp theo. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DVTĐG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1.1. KHÁI NIỆM VỀ TĐG VÀ DVTĐG 1.1.1. Khái niệm dịch vụ Dịch vụ là một lĩnh vực rất phong phú, đa dạng và phát triển không ngừng theo sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển kinh tế thế giới thì ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản phẩm quốc nội so với ngành công nghiệp và nông nghiệp, và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Dịch vụ được xem là ngành góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Dịch vụ là một yếu tố không thể tách rời quá trình sản xuất hàng hóa, làm tăng giá trị và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa. Ở các nước phát triển, tỷ trọng dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân thường rất cao (chẳng hạn, ở Mỹ ngành dịch vụ chiếm 70% GDP). Vào những năm cuối thế kỷ XX dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của các quốc gia và trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học. Có nhiều quan niệm khác về dịch vụ. Theo cách chung nhất có hai cách hiểu như sau: Theo nghĩa rộng, dịch vụ được coi là lãnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân. Có nghĩa là các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành công nghiệp và nông nghiệp đều thuộc ngành dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động tiếp tục, hỗ trợ, khuếch trương cho quá trình kinh doanh, bao gồm các hoạt động trước, trong và sau khi bán, là phần mềm của sản phẩm được cung ứng cho khách hàng [14, tr 312]. Theo từ điển Oxford định nghĩa dịch vụ là ngành cung cấp những sản phẩm vô hình. Dịch vụ là một loại hàng hóa có đặc điểm riêng khác với hàng hóa thông thường. Theo tài liệu của dự án MUTRAP – Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2006), dịch vụ là một loại hình hoạt động kinh tế, tuy không đem lại một sản phẩm cụ thể như hàng hóa, nhưng vì là một loại hình kinh tế nên cũng có người bán (người cung cấp dịch vụ) và người mua (khách hàng sử dụng dịch vụ) [23, tr2]. [...]... sản + Dịch vụ liên quan đến sức khỏe và dịch vụ xã hội + Dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành + Dịch vụ giải trí, văn hóa và thể thao + Dịch vụ vận tải: dịch vụ vận tải đường biển, đường sông, đường bộ, vận tải đường ống, vận tải da phương thức, các dịch vụ hỗ trợ cho tất cả các phương thức vận tải + Các dịch vụ khác: gồm bất kỳ các loại dịch vụ nào chưa nêu ở trên 1.1.3 Thẩm định giá 1.1.3.1... Dịch vụ liên lạc + Dịch vụ xây dựng thi công + Dịch vụ phân phối: đại lý hoa hồng, bán lẻ, bán buôn và đại lý mượn danh + Dịch vụ giáo dục 12 + Dịch vụ môi trường: dịch vụ thoát nước, vệ sinh và xử lý chất thải + Dịch vụ tài chính: Bảo hiểm trực tiếp, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và các dịch vụ bảo hiểm hỗ trợ khác; Dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác, kể cả các dịch vụ liên quan đến... doanh như: dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính, … + Dịch vụ phi kinh doanh: là những loại hình dịch vụ không nhằm mục tiêu lợi nhuận như: dịch vụ y tế cộng đồng, dịch vụ hành chính công, … Phân loại theo lĩnh vực ngành nghề hoạt động, căn cứ vào lĩnh vực ngành nghề hoạt động tổ chức thương mại thế giới – WTO đã phân chia thành 12 phân ngành dịch vụ gồm: + Dịch vụ kinh doanh + Dịch vụ liên... cao thì cung và cầu của thị trường phải đồng thời phát triển Cung của dịch vụ có phát triển được hay không sẽ tùy thuộc vào năng lực và khả năng đáp ứng của người cung cấp Khách hàng chỉ trả tiền mua dịch vụ khi họ cảm nhận được giá trị thực tế của dịch vụ, tức là dịch vụ phải đảm bảo được chất lượng Đặc điểm có tính quyết định để cung dịch vụ phát triển thì phải có người sử dụng, và mức độ sử dụng... nền kinh tế thị trường thì TĐG phải trở thành một dịch vụ tư vấn mang tính chuyên nghiệp, độc lập, khách quan, đủ năng lực và phải có một chiến lược phát triển lâu dài 1.1.4.4 Phát triển DVTĐG Phát triển DVTDG là đòi hỏi khách quan của phát triển kinh tế quốc dân Khi kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu xác định đúng đắn giá trị thị trường của tài sản phục vụ cho đấu giá, liên doanh liên kết, trao đổi,... phân loại dịch vụ theo những tiêu thức chủ yếu sau đây: Theo nguồn gốc xuất xứ của dịch vụ, người ta có thể chia dịch vụ thành hai loại: dịch vụ có nguồn gốc từ con người và dịch vụ có nguồn gốc từ máy móc + Dịch vụ có nguồn gốc từ con người là những dịch vụ do con người thực hiện Đó là các dịch vụ cần đến nguồn nhân lực chuyên nghiệp được đào tạo bài bản như: bác sĩ, luật sư, chuyên gia thẩm mỹ, kinh... trọng quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng DVTĐG là chất lượng và giá cả dịch vụ Như vậy, yếu tố chất lượng dịch vụ và giá cả có mối tương quan với nhau, nếu chất lượng dịch vụ cao thì giá phải tương thích với giá trị mà dịch vụ mang lại Đây cũng chính là yếu tố tác động đến sự phát triển cung và cầu của DVTĐG 1.2.5 Các yếu tố vĩ mô tác động đến sự phát triển của DVTĐG... + Dịch vụ có nguồn gốc từ máy móc, thiết bị bao gồm cả 2 loại là dịch vụ do máy móc tự động như: máy rút tiền ATM, máy bán hàng tự động, … hoặc máy móc thiết bị cần đến sự điều khiển của con người như: dịch vụ vận tải, y tế, … Phân loại theo mục đích của người cung ứng dịch vụ, ta có thể chia thành hai loại dịch vụ kinh doanh và dịch vụ phi kinh doanh + Dịch vụ kinh doanh là những loại hình dịch vụ. .. ngành trở nên khắc nghiệt, thì đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ cung cấp và giá trị mang lại cho khách hàng Điều này có nghĩa là chất lượng dịch vụ phải được đảm bảo tương xứng với mức giá cạnh tranh 35 Xét về khía cạnh áp lực mặc cả của các nhà cung cấp: nhà cung cấp có nghĩa là đề cập đến nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, ở đây thẩm định giá là một loại hình dịch vụ Xuất phát. ..11 Như vậy, có thể định nghĩa dịch vụ như sau: Dịch vụ là sản phẩm của lao động, không tồn tại dưới dạng vật thể, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra đồng thời, nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất, tiêu dùng 1.1.2 Phân loại các loại hình dịch vụ Dịch vụ là những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu phi vật chất của con người Xã hội ngày càng phát triển thì các loại hình dịch vụ càng phát triển phong phú và