Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 157 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
157
Dung lượng
2,55 MB
Nội dung
1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Một trong những điểm nổi bật của đời sống Hán Nôm thế kỉ XIX là sự xuất hiện một loạt sách vừa như là những tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm vừa như là những bộ sách học chữ Hán, cập nhật, phổ biến và mở rộng tri thức qua chữ Hán, chữ Nôm như: Nhật dụng thường đàm; Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca; Nam phương danh vật bị khảo; Ðại Nam quốc ngữ; Chúng được biên soạn trước hết nhằm học chữ Hán, tiếp thu và cập nh ật tri thức qua chữ Hán, chữ Nôm nhưng cách thức tổ chức bên trong của chúng đã làm cho chúng trở thành các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm. Các bộ tự điển và từ điển đó mang trong mình nhiều giá trị, phản ánh một trong những lĩnh vực nổi trội của truyền thống ngữ văn học chữ Hán nói chung, ngữ văn học truyền thống Việt Nam nói riêng có nhi ều thành tựu. Đó là lĩnh vực biên soạn tự điển và từ điển. Chúng cần được xem xét trên phương diện tự điển, từ điển học cũng như trên phương diện giáo dục chữ Hán, giáo dục Hán văn. Qua các bộ sách này, chúng ta có thể biết được rõ hơn những yêu cầu và đòi hỏi nhằm đổi mới giáo dục Hán văn như: nhật dụng hóa tri th ức Hán học, mở mang cái học cách trí, cái học đa thức, cái học phi khoa cử. Đồng thời qua chúng ta còn thấy vai trò của nhân tố tiếng mẹ đẻ ghi bằng chữ Nôm trong giáo dục chữ Hán và cập nhật tri thức qua chữ Hán. Giáo dục Hán văn vì thế đã thúc đẩy sự nhìn nhận về vai trò của tiếng mẹ đẻ. Sự có mặt của nhân tố chữ Nôm trong các sách học chữ Hán này đã nói lên vai trò và khả năng của qu ốc ngữ Nôm cho sự mở mang và cập nhật tri thức ngay khi vẫn dùng chữ Hán. Nghiên cứu chúng sẽ giúp ta giải thích và đánh giá một loạt vấn đề của ngữ văn Việt Nam cũng như xã hội và văn hóa Việt Nam truyền thống trong môi trường song ngữ Việt Hán. 2 Nghiên cứu chúng sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về cách thức biên soạn tự điển chữ Hán của ngữ văn Việt Nam truyền thống bởi vì ở đây chứa đựng một loạt vấn đề của ngữ văn Hán Nôm nói chung, của truyền thống tự điển và từ điển học Việt Nam nói chung như: cách chọn các đơn vị cơ sở để lập mục từ , bảng từ; cách thức xây dựng bảng từ, cấu trúc mục từ; mức độ phổ biến, cập nhật và bổ sung các tri thức văn hóa vào một thế kỉ cuối thời trung đại qua chữ Hán. Nghiên cứu các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX sẽ giúp ta hiểu thêm về khả năng của tiếng Việt khi thực hiện nhiệm vụ làm vốn đối ứng cho việc phổ biến những tri thức văn hóa có tính trí tính cao từ chữ Hán. Nghiên cứu các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm nói chung và nhất là các bộ ra đời vào thế kỉ XIX sẽ góp phần cho sự nhận thức về những đóng góp của ngữ văn Hán Nôm cho truyền thống ngữ văn Việt Nam nói riêng, truyền thống ngữ văn Đông Á nói chung, nơi mà các vấn đề v ề văn tự, tự điển, học chữ, phổ biến chữ, thích danh, thích nghĩa luôn được đặc biệt chú ý. Vì những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX làm đề tài cho luận án tiến sĩ ngữ văn, chuyên ngành Hán Nôm của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức chung về bối cảnh xã hội - ngôn ngữ Việ t Nam thế kỉ XIX, luận án nhằm các mục tiêu cụ thể sau: - Lập danh mục các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm được biên soạn vào thế kỉ XIX, xác lập tính chất “ tự học”, “ tự thư”, “ từ thư”, “ loại thư” của chúng trong mối quan hệ với truyền thống biên soạn sách học chữ Hán cũ ng như tự điển và từ điển chữ Hán nói chung. - Nghiên cứu cơ cấu bảng từ cũng như cơ cấu mục từ nói chung để từ đó đi vào nghiên cứu phần chữ Hán hay “phần được giải thích” của mục từ của các bộ tự điển, từ điển này trong mối quan hệ với các phạm trù văn hoá mà các 3 mục chữ Hán này chuyển tải; nghiên cứu chữ Hán từ góc độ văn tự học để thấy được nhận thức của nhà Nho thế kỉ XIX về việc dạy và học chữ Hán. - Nghiên cứu “phần giải thích” của mục từ (giải thích nghĩa bằng chữ Nôm, giải thích nghĩa bằng chữ Hán), trong mối quan hệ đối ứng với bộ phận được giải thích (chữ Hán); nghiên cứ u các bộ phận nối giữa “phần được giải thích” và “phần giải thích”. - Nghiên cứu các mục đích biên soạn cũng như các định hướng tri thức văn hóa qua sự cập nhật tri thức qua Hán học mà các bộ “tiểu loại thư” này đã thực hiện. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là bốn bộ tự điển, từ đi ển Hán Nôm được biên soạn, ấn bản, trùng san trong thế kỉ XIX, đó là các bộ: Nhật dụng thường đàm; Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca; Nam phương danh vật bị khảo và Ðại Nam quốc ngữ. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu bốn bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX từ góc nhìn của từ đi ển học, từ thư học cũng như từ góc nhìn sách dạy chữ Hán, sách học chữ Hán. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án vận dụng các thao tác mô tả của văn bản học Hán Nôm và ngữ văn Hán Nôm trong việc giới thiệu và mô tả các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm thế kỉ XIX, phiên âm, dịch nghĩa chúng ra quốc ngữ hiện đại. Luận án sử dụng các thao tác mô t ả của từ điển học, nhất là của từ thư học và tự điển học chữ Hán để mô tả cơ cấu bảng từ và cơ cấu mục từ của các tự điển, từ điển Hán Nôm. Luận án vận dụng các thao tác của xã hội - ngôn ngữ học trong việc mô tả hoàn cảnh xã hội - ngôn ngữ Việt Nam thế kỉ XIX nhằ m giải thích các cơ sở xã hội - ngôn ngữ mà các bộ sách này ra đời. 4 Luận án vận dụng các thao tác của ngôn ngữ và văn hóa học trong việc phân tích, giải thích và sơ bộ đánh giá giá trị văn hóa của các bộ sách này trong bối cảnh song ngữ Việt Hán của thời điểm ra đời chúng. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án giới thiệu danh mục các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm thế kỉ XIX. Luận án góp phần làm sáng tỏ các vấ n đề về cấu trúc (cấu trúc bảng từ, bảng chữ Hán trong từng bộ sách; cấu trúc mục từ trong từng mục từ và trong từng bộ sách) từ góc nhìn của từ điển học nói chung, của tự điển học và từ điển học chữ Hán và tự điển, từ điển Hán Nôm nói riêng. Luận án góp phần làm sáng tỏ mục đích, tính chất của các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm trong khuôn hình loại thư song ngữ Hán Nôm từ góc nhìn sách dạy chữ Hán, sách học chữ Hán. Luận án góp phần giải thích một vài cơ sở ngôn ngữ - xã hội cho sự ra đời của các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm và phân tích các mục đích biên soạn của chúng. Luận án góp phần giải thích những cố gắng và thành tựu của ngữ văn truyề n thống trong việc cập nhật, bổ sung các tri thức văn hóa mà thời đại yêu cầu qua chữ Hán, chữ Nôm. Luận án góp phần hình thành một nhận thức đúng đắn về truyền thống tự điển học và từ điển học Việt Nam, trân trọng di sản văn hiến dân tộc trên cơ sở thấu hiểu những minh chứng cụ thể về phương diện tự đ iển và từ điển học. 6. Cấu trúc của luận án Trên cơ sở nhận thức về đối tượng, mục tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu được trình bày ở phần MỞ ĐẦU, NỘI DUNG của đề tài được triển khai theo hệ thống vấn đề như sau: 5 Chương 1 với tiêu đề: “TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ XÁC LẬP NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN” nhằm đề cập đến các nghiên cứu đã có về bốn bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm Việt Nam thế kỉ XIX, từ đó làm sáng tỏ cách thức và hướng đi mà luận án sẽ thực hiện, nhằ m đề cập đến các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm từ góc nhìn của từ điển học nói chung, từ điển học và từ thư học chữ Hán nói riêng. Chương 2 với tiêu đề: “DANH MỤC VÀ BẢNG TỪ CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ XIX” nhằm bao quát danh mục cũng như các vấn đề về mặt v ăn bản học của các tự điển và từ điển song ngữ Hán Nôm thế kỉ XIX làm cơ sở cho việc nghiên cứu bảng từ (tức cấu trúc vĩ mô) của chúng. Chương 3 với tiêu đề: “CẤU TRÚC NỘI TẠI CỦA MỤC TỪ TRONG CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ XIX” nhằm nghiên cứu cấu trúc tổng quát của mục từ cũng như cấu trúc chi tiết của mục từ trong tự điển, từ điển. Chương 4 với tiêu đề: “ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN VÀ SỰ CẬP NHẬT TRI THỨC CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ XIX” nhằm nghiên cứu định hướng biên soạn nhằm mở mang và cập nhật tri thức theo chủ đề của các bộ sách h ọc chữ Hán có tính chất song ngữ này; vai trò và khả năng mở mang tri thức Hán học của chúng trong bối cảnh xã hội - ngôn ngữ cũng như trong môi trường song ngữ Việt Hán thế kỉ XIX. Phần KẾT LUẬN sẽ đánh giá, tổng kết những kết quả trong thực tế giải quyết vấn đề trong các chương mục của NỘI DUNG luận án. Ngoài ra, luận án còn hai phần phụ là: TÀI LIỆU THAM KHẢO và PH Ụ LỤC với các bộ phận cấu thành: 6 1. Phụ lục 1: Ảnh chụp trang bìa các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX. 2. Phụ lục 2: Bản phiên dịch Nhật dụng thường đàm và các bài tựa của các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX. - Phụ lục 2.1: Bản phiên dịch Nhật dụng thường đàm. - Phụ lục 2.2: Phần phiên dịch Nam phương danh vật bị khảo (tựa) - Phụ lục 2.3: Phần phiên dịch Đại Nam quốc ngữ (tựa) 7 NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ XÁC LẬP NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN Trong chương này, chúng tôi tập trung khái quát những nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, từ đó xác định những hướng nghiên cứu chủ yếu sẽ được trình bày trong luận án nhằm nghiên cứu các bộ tự điển và từ điển song ngữ Hán Nôm thế kỉ XIX từ góc nhìn của từ điển học nói chung, tự điển học và từ điển học chữ Hán nói riêng. 1.1. Lịch sử v ấn đề nghiên cứu Những nghiên cứu về các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (từ đây viết tắt là TĐHN.TkXIX) chủ yếu đã được triển khai trên các lĩnh vực như: những giới thiệu khái quát và phiên dịch Hán Nôm; những nghiên cứu cụ thể về từng bộ sách; những nghiên cứu về chữ Nôm lấy các TĐHN.TkXIX như nguồn tư liệu… 1.1.1. Những giới thiệu khái quát và phiên dịch Hán Nôm về các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX 1.1.1.1. Những giới thiệu khái quát Những giới thiệu khái quát về bốn bộ TĐHN.TkXIX thể hiện trong các công trình sau đây: Trần Văn Giáp (1990) trong Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam, (tập 2)[15], đã giới thiệu các bộ sách ở phần NGÔN NGỮ v ới các số: 217 (Nhật dụng thường đàm); 224 (Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca); 223 (Ðại Nam quốc ngữ); 226 (Nam phương danh vật bị khảo): 8 + Về Nhật dụng thường đàm: “Sách Nhật dụng thường đàm là một bộ từ điển Hán Việt nhỏ, xếp theo 32 loại như Thiên văn, Luân tự, Nho giáo… Du hí, Tật bệnh, Cầm thú, Trung loại, v.v… Các từ ngữ tuy không nhiều, nhưng có thể nói là tạm đủ để đọc biết các chữ thông thường. Đó cũng là một tài liệu mà chúng ta có thể dùng so sánh để thấy những chỗ khác biệt trong cách chua và giải nghĩa chữ Hán bằng chữ Nôm” [15, tr.18]. + Về Ðại Nam quốc ngữ: Đầu sách có bài tựa không ghi tên người viết, nhưng đọc thì biết là của người soạn sách này. Cuối bài có chú giải những chữ khó trong bài đó. Tiếp theo là phần nghĩa lệ, đề năm Tự Đức thứ 33 (1880), gồm có 4 điều nói về m ục đích và phương pháp làm sách này…” [15, tr.21]. + Về Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca: “Tự học giải nghĩa ca cũng thuộc loại tự điển Hán Việt. Chữ Hán ghi trên, chữ Nôm ghi dưới, có chép vần thượng lục hạ bát, nhiều chỗ có ghép chữ đôi và thêm chữ đệm cho khỏi túng vần… M ục đích của người soạn là muốn phổ biến việc học chữ Hán và chính xác lối viết chữ Nôm. Nhưng vì sách làm dài, nhiều chữ khó, nghĩa khó hoặc ít dùng, nên tác dụng đạt được có lẽ là ở chỗ góp phần làm chính xác được lối viết chữ Nôm thôi. Về mặt ấy, sách Tự học giải nghĩa ca được coi là một tài liệu quí khi người nghiên cứu cần so sánh để tìm hiểu quá trình phát triển và chuyển hóa củ a chữ Nôm”[15, tr.23]. + Về Nam phương danh vật bị khảo: “Như vậy, sách Nam phương danh vật bị khảo cũng là một bộ sách thuộc loại từ ngữ Hán Việt, đặc điểm là có chú ý nhiều đến tên gọi các sản vật của nước ta và có ghi chú tên địa phương có những sản vật ấy. Đó là một công trình biên soạn có giá trị về ngôn ngữ học và sinh vật học” [15, tr.24]. Trần Nghĩa, Prof.Francois Gros (1993) và các cộng sự của mình trong công trình Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu, Khoa học Xã hội, Hà 9 Nội, 1993, gồm 3 tập, sau khi giới thiệu về văn bản của các bộ sách, tác giả đã mô tả khái quát về kết cấu và nội dung của từng bộ tự điển, từ điển về phương diện thư mục học. Trong tập I ở mục số 865, các tác giả mô tả về Ðại Nam quốc ngữ như sau: “Giải thích và dịch ra Nôm các từ ngữ ti ếng Hán bao gồm nhiều lĩnh vực, chia thành 50 loại mục, gọi là “môn” hay “bộ”, như Thiên văn môn; Địa lí môn; Nhân luân môn; Tàm tang môn; Công khí môn; Tục ngữ môn v.v.; Thuỷ bộ; Thổ bộ; Kim bộ v.v. [45, tr.497]. Trong tập II, mô tả về Nhật dụng thường đàm ở mục số 2538: “Từ điển Hán - Nôm, do Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) soạn. Các mục từ được xếp thành 32 nhóm: Thiên văn, Địa lí, Nho giáo, Đạo giáo, Thân thể, Nhà cửa, Trang phục, Th ực phẩm, Thảo mộc, Côn trùng, Cầm thú [45, tr.487]. Nam phương danh vật bị khảo được giới thiệu như sau ở mục số 2256 của tập II: “Từ điển Hán - Nôm do Đặng Xuân Bảng soạn, chia thành các mục như thiên văn, địa lí, thời tiết…”[45, tr.333]. Cuối cùng, đối với Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca ở mục số 4116 của tập III, tác giả mô tả nh ư sau: “Sách dạy chữ Hán (thể 6-8) giải nghĩa bằng chữ Nôm. Các chữ được xếp thành 7 mục lớn: Kham dư (thiên văn, địa lí), Nhân sự (quan hệ xã hội, con người), Chính hóa (giáo dục), Khí dụng (vật dùng), Thảo mộc (cây cỏ), Cầm thú (động vật, chim muông) và Trùng ngư (côn trùng, tôm cá)” [45, tr.506]. Nguyễn Thị Lan (2002) trong Luận văn Thạc sĩ Hán Nôm: Tìm hiểu loại hình sách song ngữ Hán - Nôm dạy chữ Hán [35], với tính chất nghiên cứu điểm về thể loại, đã đề cập đến tên các bộ sách này với tư cách là những sách song ngữ dạy chữ Hán; qua thao tác thống kê điểm đã đưa ra những nhận định chung về cách phân chia môn loại, cách giải nghĩa, vốn chữ trong một số môn loại… làm tham số cho các so sánh của mình. 10 1.1.1.2. Những công trình phiên dịch Hán Nôm Phương thủ Nguyễn Hữu Quì (1971) trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca[48], đã phiên âm bộ sách này và mới chỉ in được một phần, được Uỷ ban dịch thuật phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa của chính quyền Sài Gòn cũ xuất bản năm 1971. Phan Đăng (1996) trong công trình Thơ văn Tự Đức (3 tập), đã phiên âm hoàn chỉnh Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca, in ở tập 3 của công trình này [12]. Lã Minh Hằng (2013) trong công trình Khảo cứu từ điển song ngữ Hán - Việt Đại Nam quốc ngữ [22], đã phiên dịch bộ sách và khảo cứu, chú giải cho các mục từ Hán của Đại Nam quốc ngữ. Như vậy, trong bốn bộ TĐHN.TkXIX thì cho đến nay mới có hai bộ Tự Đức Thánh chế Tự học giả i nghĩa ca và Đại Nam quốc ngữ được phiên dịch và công bố. Với bốn bộ sách là đối tượng nghiên cứu của luận án, chúng tôi chủ yếu làm việc trực tiếp với văn bản gốc Hán Nôm. Chúng tôi cũng được thừa hưởng ở mức độ nhất định từ bản dịch của hai bộ sách trên. Chúng tôi cũng phiên dịch toàn bộ trong quá trình làm luận án. Chúng được trích in trong phần Phụ lục lu ận án. Việc tiếp cận với hai bản sách đã công bố diễn ra sau khi luận án đã cơ bản hoàn thiện và chỉ mang tính chất tham khảo. 1.1.2. Những nghiên cứu cụ thể về từng bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX 1.1.2.1. Các bộ tự điển, từ điển là đối tượng cho những giới thiệu tổng quát Thuộc về những nghiên cứ u cụ thể về từng bộ TĐHN.TkXIX là những bài viết độc lập cũng như lời giới thiệu cho các lần xuất bản, những nghiên cứu về chữ Nôm trong các tự điển, từ điển sau đây: Phan Đăng (1998) trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca” - một cuốn sách quí trong các tác phẩm của vua Tự Đức[13], đã dành 3 trang để giới [...]... tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX từ góc nhìn từ điển học Sau khi có những nhận thức cơ sở như trên về từ điển học nói chung, tự điển, từ điển học chữ Hán nói riêng, luận án sẽ đi vào các nghiên cứu cụ thể như sau: Giới thiệu các bộ tự điển, từ điển về mặt văn bản học Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến cấu trúc nội tại của các bộ tự điển, từ điển này (bảng từ, mục từ, đơn vị của bảng từ, mục từ. .. Hán Nôm thế kỉ XIX từ góc nhìn văn bản học và từ điển học nói chung, tự điển và từ điển chữ Hán nói riêng cũng như nguồn sách cho xây dựng bảng từ, bảng từ và cấu trúc bảng từ, mối quan hệ giữa môn loại và mục từ trong đó 2.1 Danh mục các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX Thế kỉ XIX là một thế kỉ đáng chú ý của ngữ văn truyền thống Việt Nam về phương diện biên soạn từ điển song ngữ Hán Nôm Các bộ từ. .. mô của từ điển; mục từ và cơ cấu mục từ; phần được giải thích và phần giải thích danh vật và danh nghĩa của mục tự, mục từ) để từ đó rút ra những nhận xét về qui mô, tầm cỡ, cách thức tổ chức sắp xếp các đơn vị mục tự, mục từ cũng như bảng tự, bảng từ của bốn bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm Việt Nam được biên soạn vào thế kỉ XIX 1.2.3 Nghiên cứu các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX từ góc... vấn đề nghiên cứu trên đây có thể thấy, các nghiên cứu đã có về các TĐHN.TkXIX chủ yếu mới chỉ giới thiệu và điểm danh về bốn bộ sách, phiên âm Hán - Nôm và nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm trong Tự Đức Thánh chế Tự học giải nghĩa ca; những vấn đề về chữ Hán, là đối tượng chính của sách dạy chữ Hán vẫn chưa được nghiên cứu 1.1.3 Các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX - nguồn tư liệu cho các nghiên cứu. .. loại tự điển, từ điển; cấu trúc của tự điển, từ điển (cấu trúc vĩ mô, cấu trúc vi mô - bảng từ và mục từ, cấu tạo mục từ )] Còn những nhận thức về truyền thống tự điển, từ điển chữ Hán sẽ đóng vai trò cơ sở cho mọi trình bày của luận án vì chúng cắt nghĩa cho ta hiểu bốn bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm Việt Nam thế kỉ XIX, đối tượng mà luận án nghiên cứu đã được nảy sinh từ một truyền thống như thế. .. nghĩa và những nghiên cứu cụ thể Những nghiên cứu đã có về bốn bộ tự điển, từ điển Hán Nôm Việt Nam thế kỉ XIX mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu tổng quát hay phiên dịch cụ thể Từ sự tổng quan lịch sử vấn đề như thế, luận án xác định cách tiếp cận vấn đề và triển khai vấn đề theo góc nhìn của từ điển học nói chung, tự điển, từ điển, từ thư chữ Hán cũng như tự điển và từ điển Hán Nôm nói riêng Luận... hệ từ dã đứng cuối phần giải thích 24 Những trình bày sơ lược trên đây về từ điển học nói chung, tự điển, từ điển học chữ Hán nói riêng sẽ là cơ sở để chúng tôi vận dụng cho sự trình bày các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX Nghiên cứu về TĐHN.TkXIX sẽ được triển khai trên hai phương diện lớn: Một là, nghiên cứu và xem xét chúng từ phương diện từ điển học nói chung, tự điển và từ điển học chữ Hán. .. khai các vấn đề về cấu trúc vĩ mô (cấu trúc bảng từ) , cấu trúc vĩ mô (cấu trúc mục từ) cũng như những định hướng tri thức, sự mở mang và cập nhật tri thức đương thời qua chữ Hán đã được chuyển tải qua cơ cấu bảng từ và mục từ của bốn bộ tự điển, từ điển Hán Nôm đó 31 Chương 2 DANH MỤC VÀ BẢNG TỪ CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ XIX Chương này nhằm giới thiệu danh mục các bộ tự điển, từ điển Hán. .. triển khai Luận án nghiên cứu bốn bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX sẽ được triển khai theo hướng nghiên cứu của từ điển học nói chung, truyền thống từ điển học chữ Hán nói riêng Do vậy phải có một sự nhận thức cần thiết về các cơ sở của từ điển học hiện đại và truyền thống tự điển và từ điển học chữ Hán Từ điển học hiện đại sẽ cung cấp những cơ sở có tính phương pháp luận cho nghiên cứu đề tài luận... điển Hán Nôm thế kỉ XIX về phương diện văn bản học, phiên âm dịch nghĩa và mô tả chúng về phương diện từ điển học Nghiên cứu cấu trúc vĩ mô cũng như cấu trúc vi mô của các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm thế kỉ XIX Mô tả môi trường song ngữ Hán Việt mà các bộ tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX ra đời Phân tích và đánh giá mục đích biên soạn cũng như những tri thức văn hóa của chữ Hán được mang . kỉ XIX từ góc nhìn của từ điển học nói chung, tự điển học và từ điển học chữ Hán nói riêng. 1.1. Lịch sử v ấn đề nghiên cứu Những nghiên cứu về các tự điển, từ điển Hán Nôm thế kỉ XIX (từ. TRÚC NỘI TẠI CỦA MỤC TỪ TRONG CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ ĐIỂN HÁN NÔM THẾ KỈ XIX nhằm nghiên cứu cấu trúc tổng quát của mục từ cũng như cấu trúc chi tiết của mục từ trong tự điển, từ điển. Chương 4 với. các bộ tự điển, từ điển song ngữ Hán Nôm từ góc nhìn của từ điển học nói chung, từ điển học và từ thư học chữ Hán nói riêng. Chương 2 với tiêu đề: “DANH MỤC VÀ BẢNG TỪ CỦA CÁC TỰ ĐIỂN, TỪ