Đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa

98 587 1
Đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 5 1.2. Thực trạng chung của ngành nghề nuôi thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa 6 1.2.1. Vị trí địa lý 6 1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 7 1.2.3. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa 8 1.3. Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng thị xã Ninh Hòa 10 1.3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên 10 1.3.2. Đặc điểm cơ cấu kinh tế 12 1.3.3. Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở thị xã Ninh Hòa 13 1.3.4. Thực trạng nuôi tôm thẻ chân trắng 18 Chương 2: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Dữ liệu nghiên cứu 25 2.1.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu 25 2.1.2. Các biến được sử dụng trong nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật 30 2.1.3. Phương pháp tiếp cận các nội dung nghiên cứu 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu 32 2.2.1. Phương pháp SPF 33 2.2.2. Phương pháp DEA 34 2.3. Phương pháp hồi quy tuyến tính bội (hồi quy đa biến) 36 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 3.1. Kết quả phân tích 39 3.1.1. Phương pháp SPF 39 3.1.2 Phân phối hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi theo phương pháp SPF 41 II 3.2. Phân phối hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi theo phương pháp DEA(CRS)43 3.3. So sánh hiệu quả kỹ thuật của phương pháp SPF và hiệu quả kỹ thuật của phương pháp DEA(CRS) 44 3.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu 47 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT 50 4.1. Kết luận 50 4.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng 50 4.2.1. Chọn mua tôm giống 51 4.2.2. Đảm bảo kỹ thuật nuôi tôm 52 4.2.3. Quản lý chất thải trong ao nuôi 54 4.2.4. Hoàn thiện và quản lý quy hoạch phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng 57 4.2.5 Cần nắm bắt rõ tình hình biến động thời tiết 58 4.2. Kiến nghị 59 4.2.1. Đối với người nuôi 59 4.2.2. Đối với địa phương 59 PHỤ LỤC 1 61 PHỤ LỤC 2 68 PHỤ LỤC 3 75 PHỤ LỤC 4 88 PHỤ LỤC 5 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 III DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa 9 Bảng 2: Diện tích và sản lượng tôm thịt tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2010 10 Bảng 3: Các hình thức nuôi trồng thuỷ sản của Ninh Hoà 15 Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế về giá trị ngành thuỷ sản thị xã giai đoạn 2006- 2010 15 Bảng 5: Tỷ lệ lao động nam, nữ được phỏng vấn 25 Bảng 6: Độ tuổi chủ hộ nuôi tôm 25 Bảng 7: Số nhân khẩu của hộ nuôi 26 Bảng 8: Thu nhập của các hộ nuôi từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng 26 Bảng 9: Kinh nghiệm của các chủ hộ nuôi tôm 27 Bảng 10: Kỹ thuật nuôi tôm của chủ hộ nuôi 28 Bảng 11: Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi 28 Bảng 12: Diện tích ao nuôi tôm 29 Bảng 13: Số ao nuôi tôm 29 Bảng 14: Độ sâu ao nuôi 30 Bảng 15: Một số giá trị thống kê của các biến dùng trong phân tích 30 Bảng 16: Một số giá trị thống kê của các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật 31 Bảng 17: Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa theo phương pháp SPF 39 Bảng 18: Số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại thi xã Ninh Hòa – Khánh Hòa (SPF). 42 Bảng 19: Số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại thi xã Ninh Hòa – Khánh Hòa (DEA) 44 Bảng 20: Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa theo phương pháp SPF và DEA(CRS) 45 IV DANH MỤC SƠ ĐỒ Hình 1: Bản đồ tỉnh Khánh Hòa 7 Hình 2: Cơ cấu kinh tế các ngành nghề của tỉnh Khánh Hòa năm 2010 8 Hình 3: Bản đồ thị xã Ninh Hòa 11 Hình 4: Tôm thẻ chân trắng 19 Hình 5: Phương pháp tiếp cận nội dung nghiên cứu 32 Hình 6: Mô hình phân tích màng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào theo phương pháp CRS 35 Hình 7: Phân phối hiệu quả kỹ thuật (SPF) của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa 41 Hình 8: Phân phối hiệu quả kỹ thuật (DEA) của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa 43 Hình 9: Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật 46 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nuôi trồng thủy sản thế giới thì nghề nuôi tôm là một trong những nghề phát triển mạnh nhất. Những năm gần đây, nghề nuôi tôm ở nhiều nước đã và đang phát triển mạnh mẽ nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật của ngành nuôi trồng thủy sản đã được áp dụng vào sản xuất làm gia tăng đáng kể sản lượng nuôi tôm nói riêng và thực phẩm thủy sản nói chung. Tại một số quốc gia châu Á, châu Mỹ, châu Phi nghề nuôi tôm đã phát triển ở trình độ cao thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư, các cán bộ nghiên cứu và người lao động. Việt Nam có 3.260 km bờ biển, 12 đầm phá và 10 vịnh, 112 cửa sông lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển, hàng vạn ha rừng ngập mặn. Trong nội địa, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện có thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản trong đó có nuôi tôm. Vì vậy tiềm năng diện tích nuôi trồng thủy sản Việt Nam lên đến 1,7 triệu ha. Nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã phát triển rất nhanh góp phần đưa tỷ trọng sản lượng nuôi trồng thủy sản trong tổng sản lượng thủy sản Việt Nam tăng từ 38,3% vào năm 2004 lên 45,8% vào năm 2006. Trong nuôi trồng thủy sản thì nuôi tôm luôn là đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam do mang lại giá trị xuất khẩu cao. Mặc dù tỷ trọng sản lượng nuôi tôm so với tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2001 – 2006 chỉ là 22,3%, nhưng giá trị mặt hàng tôm xuất khẩu lại chiếm 48,5% so với tổng giá trị xuất khẩu thủy sản giai đoạn 2002-2006. (Nguồn: Hoàng Thu Thủy, 2008) Khánh Hòa là nơi có nhiều tiềm năng cho việc nuôi tôm sú thương phẩm với diện tích nuôi từ 4.526 ha (1999) lên 5.320 ha (2002) và tổng sản lượng tôm sú thương phẩm cũng tăng từ 3.716 tấn (1999) lên 6.275 tấn (2002) (Nguồn: Phạm Xuân Thủy, 2004). Tuy nhiên, con tôm sú ngày càng đẩy nhiều hộ nuôi lâm cảnh thất bại bởi trong nhiều năm qua, loại tôm này thường xuyên bị dịch bệnh hoành hành, nhiều hồ nuôi chưa kịp thu hoạch, tôm đã ngửa bụng chết trắng hồ. Khi con tôm thẻ chân trắng xuất hiện, thành công hiện hữu của nó đã nhanh chóng khiến 2 hàng ngàn hộ nuôi trong tỉnh đồng loạt chuyển đổi từ tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Khánh Hòa là địa phương có tốc độ tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng nhanh đến… chóng mặt. Năm 2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây chỉ có 900 ha thì sang năm 2009 đã tăng đến 3.100 ha. Ninh Hòa là huyện có nghề nuôi tôm thẻ chân trắng quan trọng bậc nhất của tỉnh Khánh Hòa. Việc dịch chuyển nhanh chóng trong nghề nuôi tôm thương phẩm từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ là một xu thế tất yếu của người nuôi chuyển từ đối tượng rủi ro cao, sang đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế tương đương ít rủi ro hơn. Tuy nhiên hầu hết các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ đều tự phát chưa tính toán đến hiệu quả kỹ thuật và về phía chính quyền địa phương vẫn chưa có giải pháp cụ thể nào nhằm giúp người dân nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng. Theo lí thuyết kinh tế, sự phát triển quá nhanh và tự phát của một ngành thường dẫn đến việc sử dụng không hiệu quả các yếu tố đầu vào – từ đó sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi, của ngành và môi trường trong tương lai gần. Đối với các nước đang phát triển, việc sử dụng tiết kiệm, hợp lý các yếu tố đầu vào đặc biệt là các đầu vào như lao động, con giống đóng vai trò quyết định cho việc phát triển bền vững trong dài hạn. Tuy nhiên, mối quan tâm hàng đầu của các chủ hộ nuôi hiện nay thường là khả năng sinh lợi mà không quan tâm nhiều đến hiệu quả kỹ thuật. Vì vậy, việc phân tích hiệu quả kỹ thuật tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào mà không làm giảm sút đến yếu tố đầu ra hoặc tối đa hóa yếu tố đầu ra trên cơ sở các yếu tố đầu vào có sẵn là nhu cầu bức thiết và phải thực hiện ngay nhằm giúp các nhà quản lý khuyến cáo hộ nuôi và đề ra các biện pháp quản lí nhằm phát triển nghề nuôi bền vững của thị xã Ninh Hòa. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của nghiên cứu này là: - Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm của thị xã Ninh Hòa bằng phương pháp SPF và DEA. 3 - So sánh hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp SPF và DEA cho các trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm của thị xã Ninh Hòa. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật SPF. - Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp cho chính quyền và chủ nông hộ nhằm phát triển nghề nuôi bền vững. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu là các trại nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tại thị xã Ninh Hòa năm 2012 với biến đầu ra là sản lượng và sáu biến đầu vào là diện tích ao, lao động, số máy quạt nước, máy bơm, thức ăn và con giống. + Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu là tập trung phân tích, tìm hiểu về hiệu quả kỹ thuật của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa. 4. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thống kê mô tả. + Phương pháp đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier - SPF). + Phương pháp màng bao dữ liệu (DEA) 5. Đóng góp của đề tài Về mặt lý luận: + Hệ thống hóa lại phương pháp đường biên ngẫu nhiên (Stochastic Production Frontier – SPF) góp phần hoàn thiện phương pháp SPF tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn: + Góp phần làm rõ và phổ biến về cách sử dụng phương pháp SPF trong nghiên cứu định lượng, đặc biệt là trong giới học sinh, sinh viên. + Từ những kết quả phân tích của đề tài thì các kết quả này sẽ là một cơ sở để chính quyền địa phương và người nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm tham khảo và đưa vào áp dụng trong quá trình nuôi trong thực tế. 6. Bố cục của đề tài bao gồm Ngoài phần mở bài, phụ lục, tài liệu tham khảo nội dung của đề tài bao gồm: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu 4 Chương 2: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Kết luận và các giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ thuật 5 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Dân số thế giới ngày một gia tăng trong điều kiện đó các nguồn thiên nhiên hữu hạn ngày càng cạn kiệt, chính vì vậy chủ đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm là việc phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào để tìm cách gia tăng lượng đầu ra mà không sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hoặc tối đa hóa yếu tố đầu ra trên cơ sở các yếu tố đầu vào có sẵn. Người đi tiên phong xây dựng một cách có hệ thống về lý thuyết là Farrel (1957) và hiện tại có hai phương pháp phân tích chính là Data Envelopment Analysis (DEA) được khởi xướng bởi Charnes và các cộng sự (1978) và phương pháp Stochastic Production Frontier (SPF) được phát triển bởi Battese và Coelli (1995). Các đơn vị sản xuất áp dụng các phương pháp này để phân tích hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và nghiên cứu mối tương quan giữa hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào với khả năng sinh lời đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực trên thế giới như Dawang và ctg (2011) cho các hộ đánh bắt thủy sản ven bờ Nigeria với 110 mẫu, đã chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật trung bình là 0,83, và thu nhập ròng của một trại nuôi là 48.734,57 đồng Nigeria … Nghiên cứu tiêu biểu nhất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản là: Sharma và Lueng (1998) chỉ ra rằng hiệu quả kỹ thuật trung bình của cá chép ở Nepal là 0,77; và Iinuma, Sharma và Lueng (1999) chỉ ra việc nuôi cá Chép ở Peninsula, Malaysia có hiệu quả kỹ thuật trung bình là 42%. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam cũng đã có một số ít tác giả áp dụng phương pháp DEA như Huy (2009) và Au (2009). Tuy nhiên ở mức độ luận văn thạc sỹ nên các tác giả này chỉ mới dừng lại ở các nghiên cứu phân tích sơ khởi về hiệu quả của các hộ nuôi . Huy (2009) sử dụng mô 6 hình DEA tối thiểu hóa đầu vào trong trong trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất với hai biến đầu ra và năm biến đầu vào để đánh giá hiệu quả kỹ thuật cho các trại nuôi tôm sú thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa; kết quả Cam Ranh có tỷ lệ số trại nuôi tôm sú thương phẩm tại đạt hiệu quả cao nhất với 42% là nhờ vào vị trí địa lý, tỷ lệ thấp nhất 25 và 24% lần lượt là ở Nha Trang và Ninh Hòa do gần khu dân cư, các nhà máy chế biến, các khu du lịch. Au (2009) sử dụng mô hình phân tích màng dữ liệu (DEA) đánh giá hiệu quả kỹ thuật tối thiểu hóa đầu vào trong trường hợp qui mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất đối với các hộ nuôi xem tôm sú – cá kình ở phá Tam Giang; chỉ ra rằng chỉ số hiệu quả kỷ thuật khá cao, bình quân 0,91 với nguyên nhân chính của phi hiệu quả là do qui mô không hợp lý. Ở Việt Nam hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào áp dụng phương pháp SPF để phân tích hiệu quả và tìm hiểu các đặc điểm nông hộ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. 1.2. Thực trạng chung của ngành nghề nuôi thủy sản tại tỉnh Khánh Hòa 1.2.1. Vị trí địa lý Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam, và Biển Đông về hướng Đông. Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26⁰C, có hơn 300 ngày nắng trong năm, và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác.Với những lợi thế đó Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km². Phần đất liền của tỉnh nằm kéo dài từ tọa độ địa lý 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông. Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh và cũng là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam. Chiều dài vào khoảng 150 km, chiều ngang chỗ rộng nhất vào khoảng 90 km. [...]... khẩu của hộ nuôi Độ lệch Số nhân khẩu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Nam 5 1 3 0,859 Nữ 5 1 3 0,935 Tổng 8 2 5 1,091 chuẩn + Thu nhập từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng Khi được phỏng vấn về tình hình kinh tế xã hội của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, thì các chủ hộ nuôi tôm cho biết nuôi tôm thẻ chân trắng đóng góp rất cao vào tổng thu nhập gia đình Bảng 8: Thu nhập của các hộ nuôi từ việc nuôi tôm thẻ chân. .. chiếm 0,4% trong tổng thể các hộ nuôi + Số ao nuôi tôm Với diện tích nhỏ nên đa số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu ở thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa chỉ nuôi với 1 ao, có đến 148 hộ chi nuôi với 1 ao chiếm 59,2% trong tổng thể các hộ nuôi, các hộ nuôi 2 ao đến 5 ao có 77 hộ chiếm 30,8% trong tổng thể các hộ nuôi, từ 5 ao đến 10 ao có 19 hộ chiếm 7,6% trong tổng thể các hộ nuôi, quy mô lớn đến... 27,2 6,8 100 (năm) + Kỹ thuật nuôi tôm Trong 250 chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu ở Ninh Hòa Khánh Hòa thì 100% các chủ hộ có kỹ thuật nuôi tôm từ bản thân, trong đó có 67 chủ hộ nuôi chiếm 26,8% trong tổng thể các hộ nuôi chỉ có duy nhất kinh nghiệm có từ bản thân, 115 chủ hộ nuôi chiếm 46% trong tổng thể kinh nghiệm có từ bản thân và từ tập huấn, 68 chủ hộ nuôi tôm chiếm 27,2% trong... cao và hiệu quả mang lại, tôm thẻ chân trắng đã mang đến rất nhiều niềm tin và hy vọng cho người nuôi tôm Ninh Hòa (Nguồn : Báo nông nghiệp Việt Nam.2010) 1.3.4.3 Nhược điểm còn tồn tại trong nghề nuôi tôm thẻ chân trắng Khi đưa đối tượng tôm thẻ chân trắng vào nuôi đã không kiểm soát được số lượng người tham gia nuôi, nhiều hộ dân thấy nuôi tôm thẻ chân trắng có lợi hơn tôm sú nên đua nhau đi nuôi đối... trên báo đài tivi 28 Bảng 10: Kỹ thuật nuôi tôm của chủ hộ nuôi Kỹ thuật nuôi tôm Tần số Tỷ lệ (%) Bản thân 67 26,8 Bản thân,tập huấn 115 46 Bản thân, tập huấn, báo, đài, ti vi 68 27,2 Tổng 250 100 + Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi Các chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu ở Ninh Hòa - Khánh Hòa đa số ở độ tuổi trung niên trở lên, thời gian học tập của các hộ lúc đó đất nước còn lạc hậu... thẻ chân trắng Độ tuổi của các hộ nuôi tôm thẻ từ 30 tuổi trở lên là chiếm đa số nên có thể rất dày dạn kinh nghiệm trong nuôi tôm Trong 250 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu ở Ninh Hòa - Khánh Hòa thì những hộ vừa mới tham gia nuôi tôm có 17 hộ kinh nghiệm chi có 1 năm đến 5 năm chiếm 6,8% trong tổng thể các hộ nuôi, số năm kinh nghiệm chiếm nhiều nhất là 6 năm đến 10 năm có đến 87 hộ chiếm... 20 chủ hộ chiếm 8% trong tổng thể các hộ nuôi là không được học, học vấn cấp 1 chiếm đa số có 110 chủ hộ chiếm 44% trong tổng thể các hộ nuôi, cấp 2 có 76 chủ hộ nuôi chiếm 30,4% trong tổng thể các hộ nuôi, cấp 3 có 40 chủ hộ nuôi chiếm 16% trong tổng thể các hộ nuôi, trung cấp có 3 chủ hộ nuôi chiếm 1,2% trong tổng thể các hộ nuôi, đại học có 1 chủ hộ nuôi chiếm 0,4% trong tổng thể các hộ nuôi Bảng... nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại phần thu nhập được đóng góp từ việc làm thuê, buôn bán và làm nông nghiệp Các hộ có thu nhập từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng là không nhỏ, điều đó chứng tỏ rằng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng là nghề chính, nó mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình + Kinh nghiệm nuôi tôm Đa số các hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi từ việc nuôi tôm sú sau đó áp dụng cho việc nuôi tôm thẻ. .. người nuôi đã chuyển từ các đìa nuôi tôm sú không hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng Tuy nhiên, do người nuôi chỉ thấy lợi ích trước mắt của nuôi tôm thẻ nên đầu tư chuyển sang nuôi đối tượng này ồ ạt diện tích nuôi tăng lên quá nhanh chóng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đo n này là 561,87% Do nuôi trên các đìa, ao cũ của tôm sú tận dụng lại 23 hầu hết cơ sở vật chất của nuôi tôm sú,... thành quả đạt được trong nuôi tôm thẻ chân trắng Từ năm 2005 – 2010 cả diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng lên rất nhanh, năm 2005 chưa có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng do Bộ thủy sản đang kiểm nghiệm loại giống tôm thẻ chân trắng mới và chưa cho phổ biến nuôi rộng rãi Nhưng tới năm 2006 khi Bộ thủy sản chính thức xoá bỏ lệnh cấm thì tỉnh Khánh Hòa cũng chính thức đưa đối tượng này vào nuôi . phối hiệu quả kỹ thuật (SPF) của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa 41 Hình 8: Phân phối hiệu quả kỹ thuật (DEA) của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, . kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại thi xã Ninh Hòa – Khánh Hòa (SPF). 42 Bảng 19: Số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại thi xã Ninh Hòa – Khánh Hòa (DEA) 44 Bảng 20: Hiệu. đến hiệu quả kỹ thuật 31 Bảng 17: Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa theo phương pháp SPF 39 Bảng 18: Số hộ đạt hiệu quả

Ngày đăng: 14/08/2014, 14:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan