Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 29 - 34)

+ Gii tính

Trong 250 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu thuộc thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa được phỏng vấn thì có 224 chủ hộ nuôi là nam và 26 chủ hộ nuôi là nữ, tỷ lệ nam chiếm đa số 77,5% trong tổng thể các hộ nuôi, còn nữ chỉ chiếm 22,5% trong tổng thể các hộ nuôi.

Bảng 5: Tỷ lệ lao động nam, nữ được phỏng vấn.

Gii tính Tn s Tỷ l (%)

Nam 224 77,5 %

N 26 22,5%

Tng 250 100%

+ Độ tui ch h nuôi tôm

Độ tuổi trong 250 chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu ở thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa có 6 người ở độ tuổi thanh niên từ 16 – 30 chiếm 2,4% trong tổng thể, chủ hộ độ tuổi trung niên từ 31 – 45 thì có 113 người chiếm 45,2% trong tổng thể, còn lại chủ hộ nằm trong độ tuổi 45 trở lên có 131 người chiếm 52,4% trong tổng thể. Bảng 6: Độ tuổi chủ hộ nuôi tôm Độ tui Tn s T l (%) 16 – 30 6 2,4 31 – 45 113 45,2 45 tr lên 131 52,4 Tng 250 100

Như vậy nhìn chung hiện nay ngành nghề nuôi tôm thẻ đa số là những chủ hộ có độ tuổi từ trung niên trở lên.

+ S nhân khu ca h nuôi

Trong 250 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu ở thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa thì hộ có số nhân khẩu nhiều nhất là 8 người ít nhất là 2 người với giá trị trung bình là 5 và độ lệch chuẩn là 1,091, số nhân khẩu nam trong các hộ nuôi tôm nhiều nhất là 5 người và ít nhất là 1 người với giá trị trung bình là 3 và độ lệch chuẩn là 0,858, số nhân khẩu nữ trong các hộ nuôi tôm nhiều nhất là 5 người và ít nhất là 1 người với giá trị trung bình là 3 và độ lệch chuẩn là 0,935.

Bảng 7: Số nhân khẩu của hộ nuôi S nhân khu Ln nht Nh nht Trung bình Độ lch chun Nam 5 1 3 0,859 N 5 1 3 0,935 Tng 8 2 5 1,091

+ Thu nhp t vic nuôi tôm th chân trng

Khi được phỏng vấn về tình hình kinh tế xã hội của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, thì các chủ hộ nuôi tôm cho biết nuôi tôm thẻ chân trắng đóng góp rất cao vào tổng thu nhập gia đình.

Bảng 8: Thu nhập của các hộ nuôi từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng

Thu nhp t nuôi tôm (%) Tn s T l (%)

100 % 83 33,2

90% - 50% 125 50,0

40% - 10% 42 16,8

Tng 250 100,0

Trong 250 hộ nuôi điều tra thì có 83 hộ chiếm 33,2% tổng số hộ nuôi có thu nhập 100% từ tôm thẻ chân trắng, thu nhập 90% - 50% thì có đến 125 hộ chiếm 50% trong 250 hộ có thu nhật từ nuôi tôm thẻ chân trắng, thu nhập 40% - 10% thì

có 42 hộ chiếm 16,8% trong tổng số 250 hộ có thu nhập từ nuôi tôm thẻ chân trắng, còn lại phần thu nhập được đóng góp từ việc làm thuê, buôn bán và làm nông nghiệp. Các hộ có thu nhập từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng là không nhỏ, điều đó chứng tỏ rằng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng là nghề chính, nó mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho gia đình.

+ Kinh nghim nuôi tôm

Đa số các hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi từ việc nuôi tôm sú sau đó áp dụng cho việc nuôi tôm thẻ chân trắng. Độ tuổi của các hộ nuôi tôm thẻ từ 30 tuổi trở lên là chiếm đa số nên có thể rất dày dạn kinh nghiệm trong nuôi tôm. Trong 250 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu ở Ninh Hòa - Khánh Hòa thì những hộ vừa mới tham gia nuôi tôm có 17 hộ kinh nghiệm chi có 1 năm đến 5 năm chiếm 6,8% trong tổng thể các hộ nuôi, số năm kinh nghiệm chiếm nhiều nhất là 6 năm đến 10 năm có đến 87 hộ chiếm 34,8% trong tổng thể các hộ nuôi, 11 năm đến 15 năm có 61 hộ chiếm 24,4% trong tổng thể các hộ nuôi, 16 năm đến 20 năm có 68 hộ chiếm 27,2% trong tổng thể các hộ nuôi, những hộ thâm niên nuôi từ 20 năm trở lên có 17 hộ chiếm 6,8% trong tổng thể các hộ nuôi.

Bảng 9: Kinh nghiệm của các chủ hộ nuôi tôm

Kinh nghim

(năm) 1 - 5 6 - 10 11 - 15 16 - 20 20 tr lên Tng

Tn s 17 87 61 68 17 250

T l (%) 6,8 34,8 24,4 27,2 6,8 100

+ K thut nuôi tôm

Trong 250 chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu ở Ninh Hòa - Khánh Hòa thì 100% các chủ hộ có kỹ thuật nuôi tôm từ bản thân, trong đó có 67 chủ hộ nuôi chiếm 26,8% trong tổng thể các hộ nuôi chỉ có duy nhất kinh nghiệm có từ bản thân, 115 chủ hộ nuôi chiếm 46% trong tổng thể kinh nghiệm có từ bản thân và từ tập huấn, 68 chủ hộ nuôi tôm chiếm 27,2% trong tổng thể kinh nghiệm có từ bản thân và được tập huấn và tham khảo trên báo đài tivi.

Bảng 10: Kỹ thuật nuôi tôm của chủ hộ nuôi

K thut nuôi tôm Tn s T l (%)

Bn thân 67 26,8

Bn thân,tp hun 115 46

Bản thân, tp hun, báo, đài, ti vi 68 27,2

Tng 250 100

+ Trình độ hc vn ca ch h nuôi

Các chủ hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu ở Ninh Hòa - Khánh Hòa đa số ở độ tuổi trung niên trở lên, thời gian học tập của các hộ lúc đó đất nước còn lạc hậu phổ cập giáo dục chưa được phổ biến nên có đến 20 chủ hộ chiếm 8% trong tổng thể các hộ nuôi là không được học, học vấn cấp 1 chiếm đa số có 110 chủ hộ chiếm 44% trong tổng thể các hộ nuôi, cấp 2 có 76 chủ hộ nuôi chiếm 30,4% trong tổng thể các hộ nuôi, cấp 3 có 40 chủ hộ nuôi chiếm 16% trong tổng thể các hộ nuôi, trung cấp có 3 chủ hộ nuôi chiếm 1,2% trong tổng thể các hộ nuôi, đại học có 1 chủ hộ nuôi chiếm 0,4% trong tổng thể các hộ nuôi.

Bảng 11: Trình độ học vấn của chủ hộ nuôi Trình độ hc vn Tn s T l (%) Không hc 20 8,0 Cp 1 110 44,0 Cp 2 76 30,4 Cp 3 40 16,0 Trung cp 3 1,2 Đại hc 1 0,4 Tng 250 100 + Din tích ao nuôi tôm

Các hộ nuôi hiện nay nhìn chung kinh tế còn khó khăn vốn ít nên khó có thể đầu từ với quy mô lớn đa số các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu ở thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa đều có diện tích vừa và nhỏ.

Bảng 12: Diện tích ao nuôi tôm Din tích (ha) Tn s T l (%) Dưới 1 198 79,2 1 – 5 44 17,6 5 – 10 7 2,8 10 tr lên 1 0,4 Tng 250 100

Có đến 198 hộ chiếm 79,2% trong tổng thể các hộ nuôi có diện tích ao nuôi dưới 1 ha, có 44 hộ có diện tích từ 1 ha đến 5 ha chiếm 17,6% trong tổng thể các hộ nuôi, có 7 hộ có diện tích từ 5 ha đến 10 ha chiếm 2,8% trong tổng thể các hộ nuôi, từ 10 ha trở lên chỉ có 1 hộ chiếm 0,4% trong tổng thể các hộ nuôi.

+ S ao nuôi tôm

Với diện tích nhỏ nên đa số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của mẫu nghiên cứu ở thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa chỉ nuôi với 1 ao, có đến 148 hộ chi nuôi với 1 ao chiếm 59,2% trong tổng thể các hộ nuôi, các hộ nuôi 2 ao đến 5 ao có 77 hộ chiếm 30,8% trong tổng thể các hộ nuôi, từ 5 ao đến 10 ao có 19 hộ chiếm 7,6% trong tổng thể các hộ nuôi, quy mô lớn đến 10 ao trở lên thì chỉ có 6 hộ chiếm 2,4% trong tổng thể các hộ nuôi. Bảng 13: Số ao nuôi tôm Số ao nuôi Tn s T l (%) 1 ao 148 59,2 2 ao – 5 ao 77 30,8 5 ao – 10 ao 19 7,6 10 ao trở lên 6 2,4 Tổng 250 100 + Độ sâu ao nuôi

Để đảm bảo kỹ thuật nuôi tạo môi trường phát triển tốt cho tôm thẻ chân trắng thì độ sâu ao cũng khá quan trọng, đa số các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng là

chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang và cải tạo độ sâu lại cho phù hợp với tôm thẻ chân trắng. Bảng 14: Độ sâu ao nuôi Độ sâu (mét) Tn s T l (%) 0,8 – 1 48 19,2 1,1 – 1,5 202 80,8 1,5 – 1,8 0 0 Tng 250 100

Trong số 250 hộ nuôi được khảo sát ở thị xã Ninh Hòa - Khánh Hòa thì hộ nuôi có ao sâu nhất là 1,5 mét và hộ có ao độ sâu nông nhất là 0,8 mét, có 48 hộ nuôi có ao có độ sâu từ 0,8 mét đến 1 mét chiếm 19,2% trong tổng thể các hộ nuôi, có 202 hộ nuôi có ao có độ sâu từ 1,1 mét đến 1,5 mét chiếm 80,8% đa số trong tổng thể các hộ nuôi.

Một phần của tài liệu Đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)