Đảm bảo kỹ thuật nuôi tôm

Một phần của tài liệu Đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 56 - 58)

+ Căn cứ đề xut gii pháp

Ngành nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ nói riêng đều cần người nuôi phải nắm bắt rõ kỹ thuật nuôi, trong các quá trình nuôi nếu xử lý không đúng kỹ thuật trong một quá trình cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sự pháp triển tôm và ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Đây cũng là một giải pháp rất quan trọng góp phần phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững.

+ Ni dung ca gii pháp

Sau đây là vài giải pháp kỹ thuật quan trọng trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng:

- Tôm thẻ chân trắng là đối tượng mới nhưng không nên quá kỳ vọng

Người ta thường nghĩ tôm thẻ chân trắng là đối tượng mới, sức sống cao nên rất dễ nuôi, không như con tôm sú khó nuôi, rủi ro, thời gian nuôi dài, mật độ thấp, dịch bệnh,v.v…, thì con tôm thẻ chân trắng lại khác hẳn. Chính vì những ưu điểm đó mà các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng quá chủ quan vào kỹ thuật nuôi tôm sẵn có mà áp dụng không chủ động cải tiến, mật độ nuôi quá cao trên 100 con/m2, dẫn đến tôm chậm lớn, hao thức ăn, hao đầu con do thiếu oxy không đủ cho nên tôm thường nổi đầu, rớt máu, dẫn đến thất bại trong nuôi tôm là điều tất yếu.

- Mật độ nuôi

Mật độ nuôi phải phù hợp với khả năng chăm sóc, diện tích nuôi và kinh nghiệm nuôi của bản thân, mật độ dưới 100con/m² là phù hợp, vì ta đã giảm được 30% tôm giống, giảm 30% chi phí sản xuất, thức ăn, tăng được tốc độ nuôi tránh tình trạng kéo dài thời gian nuôi. Tuy nhiên, cần tuyển chọn con giống cho tốt tránh tôm bố mẹ địa phương, vì xảy ra hiện tượng đồng huyết, tỷ lệ sống kém và tỷ lệ mắc bệnh cao

Nuôi tôm thẻ chân trắng hay nuôi tôm sú, khâu định hướng quy trình kỹ thuật rất quan trọng, vì nó quyết định rất lớn đến khả năng tự kháng bệnh của con tôm và diễn biến môi trường. Có nhiều người nuôi do chủ quan vào kỹ thuật xử lý sự cố ao tôm của mình mà lơ là định hướng quy trình kỹ thuật cho nên khi ao xảy ra sự cố thì phải mất 3 – 4 ngày để tôm phục hồi. Thời gian đó làm tôm bị suy không phát triển, và phải mất thêm 5 – 7 ngày để tôm phục hồi. Đó là trường hợp xử lý tốt, nếu gặp trục trặc khác thì sẽ dẫn đến tỷ lệ tôm chết tăng cao. Các hộ nuôi phải hiểu và định hướng quy trình kỹ thuật để nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả hơn.

- Lúng túng trong khâu xử lý sự cố

Quá kỳ vọng vào hiệu quả tức thì của một loại hóa chất hoặc xử lý nào đó mà không phối hợp với công việc giải độc, cân bằng pH, kH, oxy hòa tan, thì tỷ lệ tái phát bệnh trở lại rất cao. Các hộ nuôi phải biết cách chọn đúng bệnh đúng thuốc.

- Không cần phối trộn dinh dưỡng bổ sung

Hầu hết những hộ nuôi tôm thẻ chân trắng cho rằng nuôi tôm thẻ chân trắng rất dễ không cần thiết bổ sung dinh dưỡng. Nhưng trong môi trường công nghiệp chật chội và oxy kém thì việc hỗ trợ tiêu hóa và quá trình hấp thụ thức ăn rất quan trọng, vì nó quyết định được hệ số chuyển đổi thức ăn, quyết định chi phí nuôi tôm.

- Sử dụng vôi quá mức

Không phủ nhận việc sử dụng vôi trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng là rất cần thiết nhưng sử dụng phải có công thức và có liều lượng. Việc đánh vôi nhiều xuống ao làm tăng hàm lượng canxi làm cho quá trình sinh hóa và sinh lý trong ao giảm dẫn đến là giảm hàm lượng vi sinh vật có lợi, oxy hòa tan kém càng dễ dẫn đến bệnh nỗi đầu, tôm kém phát triển.

Vôi đang sử dụng hiện nay có hàm lượng tạp chất quá cao quá trình phân ly kém cho nên phải tăng liều lượng sử dụng thuốc diệt khuẩn và hóa chất xử lý, và khả năng oxy hòa tan kém. Nếu tính một ao nuôi 1000m² thì không nên sử dụng cả ngày mà đưa xuống 20kg vôi là quá mức không tốt cho ao nuôi, hiện nay người ta sử dụng nhiều hơn số lượng này nguyên do là vôi có nhiều tạp chất làm gia tăng thêm chất thải trong ao nuôi.

+ Hiu qu d diến ca gii pháp

Các hộ nuôi tôm được đào tạo có kiến thức sẽ tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Hộ nuôi sẽ tự nâng cao được nhận thức về bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao nâng cao thu nhập. Hộ nuôi sẽ biết cách lựa chọn những sản phẩm như thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học không gây hại hoặc ít gây hại đối với con người và môi trường. Từ đó những hộ nuôi tôm sẽ tạo nên một ngành nghề nuôi tôm bền vững lâu dài.

Một phần của tài liệu Đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 56 - 58)