Phân phối hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi theo phương pháp SPF

Một phần của tài liệu Đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 45 - 51)

Từ kết quả phân tích theo phương pháp đường biên ngẫu nhiên SPF ta có được biểu đồ phân phối hiệu quả kỹ thuật như sau:

Hình 7: Phân phối hiệu quả kỹ thuật (SPF) của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa

Ta thấy hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ đều nhỏ hơn 1 không có hộ nào đạt được hiệu quả kỹ thuật tối đa, khoảng biến thiên dao động từ 0.21 đến 0.94 với giá trị trung bình và độ lệch chuẩn tương ứng là 0.69 và 0.01. Cụ thể các hộ có hiệu quả kỹ thuật từ 0,2 đến 0,4 có 20 hộ nuôi chiếm 8% tổng thể hộ nuôi, hiệu quả kỹ thuật từ 0,4 đến 0,6 có 39 hộ nuôi chiếm 15,2% tổng thê hộ nuôi, hiệu quả kỹ thuật từ 0,6 đến 0,8 lên đến 117 hộ chiếm đa số 46,8% trong tổng thể hộ nuôi, hiệu

quả từ 0,8 đến 1,0 có 74 hộ chiếm 29,6% tổng thể hộ nuôi và không có hộ nuôi nào đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa đạt mốc 1.Kết quả trình bày tại bảng 18.

Kết quả cho thấy trong 250 hộ nuôi của mẫu nghiên cứu tại thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa mà có đến 101 hộ chiếm 40,4 % không đạt được hiệu quả trung bình điều này chỉ ra rằng các hộ nuôi đó nên tiến hành giảm thiểu các yếu tố đầu vào hơn nữa để góp phần giúp cho hộ nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật. Đa phần trong quá trình nuôi các hộ nuôi thực hiện khá tốt việc đưa các yếu tố đầu vào trong quá trình nuôi điều này thể hiện qua 149 hộ nuôi đạt trên mức trung bình chiếm 59,6 %.

Bảng 18: Số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại thi xã Ninh Hòa – Khánh Hòa (SPF). Hiu qu k thut Sh Tỷ l% 0,2 – 0,4 20 8% 0,4 – 0,6 39 15.2% 0,6 – 0,8 117 46.8% 0,8 – 1,0 74 29.6% Tng 250 100%

Với kết quả trên có thể do điều kiện môi trường ở những hộ nuôi còn khá tốt chưa ô nhiễm nặng nề đã góp phần làm tăng tính hiệu quả trong quá trình nuôi. Song không phải thế mà các hộ nuôi ở đây không cần chú ý đến việc hạn chế tối đa các yếu tố đầu vào của mình vì trên thực tế họ còn có thể giảm trung bình tới 31% các yếu tố đầu vào, đặc biệt là có những hộ có thể giảm 79% số lượng các yếu tố đầu vào. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì sẽ giảm được chi phí nâng cao lợi thế cạnh tranh, là điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt là thị trường nước ngoài. Khi sử dụng các yếu tố đầu vào hiệu quả hợp lý thì các hộ nuôi còn làm giảm việc đầu tư ban đầu của mình, giảm được sự căng thẳng về vấn đề vốn đầu tư ban đầu của mình vì hiện nay vay vốn là không thể của các hộ nuôi. Vấn đề đặt ra cho 40,4 % số hộ nuôi chưa đạt hiệu quả kỹ thuật là họ có 3 phương án giải quyết:

- Thứ hai là chuyển sang đối tượng nuôi khác để đạt được hiệu quả hơn. - Thứ ba là chấm dứt hoạt động nuôi của mình.

Tuy 40,4 % hộ nuôi chưa đạt hiệu quả song việc sử dụng các yếu tố đầu vào của họ trong quá trình nuôi là khá tốt, xuất phát từ điều này thì phương án 1 là phương án tối ưu nhất. Vì thực chất thì tôm thẻ chân trắng thương phẩm rất được thị trường, việc nuôi cũng không phức tạp nhìn chung sức chịu đựng đề kháng là khá tốt nên tiến hành nghiên cứu và mở rộng quy mô là một hướng đi rất tốt.

3.2. Phân phối hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi theo phương pháp DEA(CRS)

Từ kết quả nghiên cứu của Trần Văn Thắng, 2012 ta có được biểu đồ sau:

Hình 8: Phân phối hiệu quả kỹ thuật (DEA) của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa

Theo phương pháp DEA hiệu quả kỹ thuật của hộ cao nhất là 1 và hộ thấp nhất là 0,133, như vậy khoảng biến thiên là từ 0,133 đến 1, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn lần lượt là 0,637 và 0,2. Có 121 hộ đạt hiệu quả kỹ thuật trên mức trung bình và có 129 hộ hiệu quả kỹ thuật dưới mức trung bình.Cụ thể các hộ đạt hiệu quả kỹ thuật từ 0,2 trở xuống có 5 hộ chiếm 2% tổng thể nuôi, hiệu quả kỹ thuật từ 0,2 đến 0,4 có 30 hộ chiếm 12% trong tổng thể hộ nuôi, hiệu quả kỹ thuật từ 0,4 đến 0,6 có 78 hộ chiếm 31,2% trong tổng thể các hộ nuôi, hiệu quả kỹ thuật từ 0,6 đấn 0,8 có đến 82 hộ chiếm 32,3% đa số trong tổng thể các hộ nuôi, hiệu quả kỹ thuật từ 0,8

đến 1 có 55 hộ chiếm 22% trong tổng thể các hộ nuôi trong đó có đến 15 hộ đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa.

Bảng 19: Số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại thi xã Ninh Hòa – Khánh Hòa (DEA).

Hiu qu k thut Sh Tỷ l% ≤ 0,2 5 2% 0,2 – 0,4 30 12% 0,4 – 0,6 78 31.2% 0,6 – 0,8 82 32.8% 0,8 – 1,0 55 22% Tng 250 100%

Kết quả này cho thấy trong 250 hộ nuôi của mẫu nghiên cứu tại thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa mà có đến 129 hộ chiếm 51,6 % không đạt được hiệu quả trung bình điều này chỉ ra rằng các hộ nuôi đó nên tiến hành giảm thiểu các yếu tố đầu vào hơn nữa để góp phần giúp cho hộ nuôi đạt hiệu quả kỹ thuật. Các hộ nuôi thực hiện tốt việc đưa các yếu tố đầu vào trong quá trình nuôi điều này thể hiện qua 121 hộ nuôi đạt trên mức trung bình chiếm 48,4 %. Để nâng cao hiệu quả kỹ thuật tối đa thì có hộ phải giảm thiểu các yếu tố đầu vào lên đến 86,7% và có đến 15 hộ không phải điều chỉnh đầu vào vì đã đạt hiệu quả tối đa.

3.3. So sánh hiệu quả kỹ thuật của phương pháp SPF và hiệu quả kỹ thuật của phương pháp DEA(CRS)

Sau khi sử dụng hai phương pháp SPF và DEA(CRS) đánh giá hiệu quả kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa để so sánh phương pháp nào đánh giá hiệu quả hơn xem bảng 20, chúng ta thấy rằng hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa theo phương pháp SPF biến động từ 0,21 đến 0,94 với giá trị trung bình và độ lệch chuẩn tương ứng là 0,696 và 0,01. Kết quả này cho thấy, hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trung bình theo phương pháp SPF của các nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã

Ninh Hòa là 0,696 và hộ nuôi kém hiệu quả nhất có hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trung bình là 0,21. Phương pháp này cũng chỉ ra rằng không có hộ nuôi tôm nào đạt hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào tối đa.

Bảng 20: Hiệu quả sử dụng các yếu tốđầu vào của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa – Khánh Hòa theo phương pháp SPF và DEA(CRS)

Chỉ tiêu SPF DEA (CRS) Hiu qu k thut trung bình 0,696 0,637 Khong biến thiên 0,21 – 0,94 0,133 – 1 Độ lch chun 0,01 0,2 T l % các hộ đạt hiu quả

kỹ thut tối đa 0 6

Chúng ta cũng thấy rằng hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng theo phương pháp DEA biến động khá rộng từ 0,133 đến 1,00 với giá trị trung bình và độ lệch chuẩn tương ứng là 0,637 và 0,2. Kết quả này cho thấy, hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trung bình theo phương pháp DEA của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa là 0,637 và hộ nuôi kém hiệu quả nhất có hệ số hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trung bình là 0,133. Phương pháp này cũng chỉ ra rằng có 6% số hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả sử dụng tối đa các yếu tố đầu vào.

Nhìn chung cả hai phương pháp đánh giá hiệu quả kỹ thuật đều có ưu nhược điểm riêng. Phương pháp SPF đánh giá hiêu quả kỹ thuật có biên độ dao động hẹp, ít phân tầng, có hiệu quả kỹ thuật trung bình cao nhưng không đánh giá được hộ nuôi nào có hiệu quả tối đa. Ngược lại phương pháp DEA(CRS) lại có biên độ hiệu quả kỹ thuật dao động rộng, phân thành nhiều tầng, hiệu quả kỹ thuật trung bình thấp hơn phương pháp SPF nhưng lại đánh giá được những hộ có hiệu quả kỹ thuật tối đa.

Trong đề tài nghiên cứu “Hiệu quả chi phí của các trang trại cá hồi ở khu vực biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ” , Cinemre và các cộng sự đã chỉ ra mối quan hệ tích cực giữa các biến quyền sở hữu trang trại, kinh nghiệm. trình độ học vấn,... đến hiệu quả kỹ thuật. Mặt khác còn nói lên tác động tiêu cực của các yếu tố cường độ ăn, diện tích ao, vốn đến hiệu quả chi phí.

Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 26, 2005 đăng bài báo của Thái Thanh Hà, trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế có tựa đề: “Ảnh hưởng của yếu tố đầu vào đối với kết quả nuôi tôm của các hộ gia đình tại huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế tiếp cận nghiên cứu từ tín dụng Ngân Hàng”. Nghiên cứu này đưa ra mô hình 6 yếu tố gồm: thời gian nghề nuôi tôm, tập huấn, số lao động thường xuyên của hộ, chi phí phòng bệnh, chi phí dầu chạy máy, mức vốn vay tín dụng có tác động đến biến phụ thuộc là kết quả kinh doanh của nông hộ nuôi tôm.

Từ những đề tài trên ta có các biến độc lập được đưa vào mô hình là: Lao động nuôi tôm (số người tham gia nuôi tôm), trình độ học vấn (trình độ học vấn của chủ hộ nuôi tôm), kinh nghiệm nuôi tôm (kinh nghiệm của chủ hộ nuôi tôm).

Hình 9: Mô hình nhân tốảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

Để biết được các biến độc lập trên ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kỹ thuật ta hồi quy bằng chương trình Excel và có được bảng 14.

Từ kết quả bảng 14, khi xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật ta thấy nhân tố lao động nuôi tôm có ảnh hưởng vì có P-value = 0,048 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, còn hai nhân tố còn lại không có ý nghĩa thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trình độ học vấn Lao động nuôi tôm Kinh nghiệm nuôi tôm Hiệu quả kỹ thuật

Bảng 14: Kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

Mô hình Hs P-value

Hng s 0,604 3,001

Lao động nuôi tôm 0,009 0,048

Trình độ học vn 0,079 0,262

Kinh nghim nuôi tôm 0,000 0,985

R²= 0,018 Sig F = 0,203

Nhưng ta thấy hệ số R² là 0,018 có nghĩa sự thay đổi của các yếu tố ước lượng tác động đến hiệu quả kỹ thuật là 1,8% như vậy ta có thể kết luận rằng các tất cả các nhân tố lao động nuôi tôm, trình độ học vấn và kinh nghiệm nuôi tôm chưa phù hợp để đánh giá hiệu quả kỹ thuật.

Như vậy các nhân tố liên quan đến con người không ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 45 - 51)