Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 51 - 54)

Hiểu được sự quan trọng của việc sử dụng các yếu tố đầu vào ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sản xuất trong quá trình nuôi dưới sự cho phép của nhà trường và sự chỉ dẫn của giáo viên hướng dẫn em đã tiến hành quá trình điều tra và nghiên cứu về vấn đề hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa.

Sau quá trình thu nhập số liệu của 250 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng, phân tích và nghiên cứu của phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SPF) tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào trong trường hợp qui mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng vẫn có nhiều hộ nuôi ở đây chưa có sự quan tâm cần thiết đến vấn đề sử dụng các yếu tố đầu vào nên dẫn đến hiệu quả kỹ thuật không đạt được hiệu quả tối đa. Cụ thể, trong tổng thể 250 hộ thì không có hộ nào đạt hiệu quả kỹ thuật tối đa, có 149 hộ chiếm 59,6% đạt hiệu quả kỹ thuật tương đối tốt và có 101 hộ chiếm 40,4% không đạt hiệu quả kỹ thuật.

Để tìm ra đâu là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật, dựa trên những nghiên cứu tương đồng ta đưa ra mô hình hồi quy gồm các biến sau: số lao động gia đình nuôi tôm, trình độ học vấn người nuôi, kinh nghiệm người nuôi. Kết quả hồi qui cho thấy các biến trên hầu như không phải là yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật. Như vậy các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật là các yêu tố khách quan. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nuôi không đạt hiệu quả kết quả này dựa trên các bài báo, dựa trên đánh giá người nuôi trong quá trình thu nhập số liệu:

+ Đa phần ý kiến các hộ nuôi thua lỗ không đạt hiệu quả là do thời tiết vài năm nay thay đổi bất thường và ảnh hưởng đến các hộ nuôi trồng thủy sản nói chung và hộ nuôi tôm thẻ nói riêng.

+ Người dân gia tăng diện tích nuôi không có quy hoạch, nuôi tràn lan dẫn đến việc hủy hoại đến môi trường sinh thái, đe dọa đến an toàn sinh học làm dịch bệnh tấn công tôm trên diện rộng. Hiện nay tình trạng ao đầm nuôi tôm ở thị xã Ninh Hòa chưa đảm bảo điều kiện kỹ thuật, nhiều diện tích nuôi tôm đã lâu năm nên môi trường bị suy thoái và mầm bệnh vẫn lưu tồn. Mặt khác, do nguồn nước bị thiếu và ô nhiễm, con giống không đảm bảo chất lượng và chưa thực hiện kiểm dịch triệt để; việc thả nuôi không tuân thủ quy tắc, thả giống rải vụ quanh năm kể cả khi thời tiết không thuận lợi nên dịch bệnh dễ phát sinh trong quá trình nuôi. Bên cạnh đó, việc người nuôi quá lạm dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm xử lý môi trường cũng dẫn đến nhiều hậu quả xấu. Kết quả trên cũng là đánh giá của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.

+ Do chủ quan kinh tế có hạn nên nhiều hộ nuôi chọn mua giống giá rẻ, không rõ nguồn gốc. Nhưng hộ mua con giống rõ nguồn gốc chỗ cơ sở có uy tín sẽ có con tôm chất lượng ít khi bị thiệt hại hơn các hộ mua con giống trôi nỗi. Việc nuôi tôm có hiệu quả không cũng liên quan rất nhiều đến chất lượng con giống, tôm thẻ bố mẹ dùng trong sản xuất giống nhân tạo hiện chưa được chủ động, hầu hết đều dựa vào nguồn nhập nội, cũng chính là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến chất lượng tôm giống trong các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ bởi họ không đủ điều kiện nhập

giống chất lượng cao. Trong khi đó việc giám sát, kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi cho lưu thông còn bị thả nổi và hệ thống phòng thí nghiệm chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản ở các địa phương chưa được chuẩn hóa và đồng bộ. (Theo

báo điện tử www.nongnghiep.vn) Tại Khánh Hòa vào đầu năm 2011 đã kiểm tra tiến hành 100 cơ sở sản xuất giống thì có 50 cơ sở không đủ điều kiện vệ sinh thú y.

+ Các hộ nuôi tôm hầu như nuôi bằng kinh nghiệm cảm tính chưa nắm được kỹ thuật nuôi nên các hộ cho tôm ăn không đủ, chăm sóc không đúng, điều kiện nuôi không đảm bảo, ao nông nên nhiệt độ nước thay đổi nhanh, thậm chí nóng lên khi trời nắng đã dẫn đến tôm bị chết.

+ Cải tạo ao, đầm nuôi tôm phải đảm bảo đúng kỹ thuật, mỗi năm chỉ nên nuôi hai vụ để đảm bảo môi trường ổn định. Khi thả tôm giống cần quan sát thời tiết, môi trường nguồn nước và độ mặn.

+ Cần có hệ thống ao lắng tương xứng đẻ đảm bảo cấp, thay nước khi cần thiết, cần có khu vực chứa bùn thải trong quá trình cải tạo ao để tránh ô nhiễm môi trường ao nuôi.

+ Mật độ thả tôm không quá 100con/m² để đảm bảo cho quá trình quản lý và đặc điểm sinh trưởng của tôm nuôi.

+ Chủ động quản lý chất lượng nguồn nước, kiểm soát nguồn thức ăn cho từng giai đoạn tôm phát triển, không nên thiếu cũng không nên dư thừa để tôm phát triển tốt mà không ô nhiễm nước do thức ăn gây nên. Không đánh thuốc bừa bải, lấy nước từ môi trường ngoài khi cần thiết để tối thiểu dịch bệnh bên ngoài gây nhiễm cho ao nuôi.

+ Các hộ nuôi cần nắm vững kỹ thuật nuôi và kết hợp với kinh nghiệm nuôi để đưa ra quyết định hợp lý nhất trong khi nuôi.

Chương 4

KT LUN VÀ CÁC GII PHÁP NÂNG CAO

HIU QU K THUT

Một phần của tài liệu Đo lường hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại thị xã ninh hòa, tỉnh khánh hòa (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)