1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

246 371 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 246
Dung lượng 3,27 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC ---000--- LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTC

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

-000 -

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh và quản lý Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh

Mã số: 62.34.01.02

Họ và tên tác giả : Bùi Thu Hiền Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thu Thủy

Hà Nội – 2017

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2

3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 13

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 14

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

6 NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 15

7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 18

1.1 Lý luận chung về quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 18

1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động 18

1.1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị vốn lưu động 20

1.1.3 Nội dung của quản trị vốn lưu động 22

1.1.4 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động 34

1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động 37

1.2 Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 41

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh và phân tích hiệu quả kinh doanh 41

1.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh 44

1.2.3 Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh 47

1.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh 48

1.3 Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 49

1.3.1 Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 49

1.3.2 Ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh tới quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp 56

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 58

2.1 Quy trình nghiên cứu 58

2.2 Phương pháp nghiên cứu 60

2.3 Xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 61

2.3.1 Ảnh hưởng của quản trị VLĐ tới HQKD của doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 61

2.3.2 Ảnh hưởng của HQKD đến quản trị VLĐ của doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 -2015 64

2.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 65

2.4.1 Thu thập các số liệu sơ cấp thông qua khảo sát 65

Trang 3

2.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 67

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DN DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010- 2015 69

3.1 Tổng quan về ngành dược phẩm và các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam 69

3.1.1 Giới thiệu khái quát về ngành dược phẩm 69

3.1.2 Các quy định pháp lý điều chỉnh và quản lý thị trường dược phẩm Việt Nam 73

3.1.3 Tổng quan về các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 75

3.2 Thực trạng quản trị vốn lưu động của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam 78

3.2.1 Các vấn đề chung liên quan đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam 78

3.2.2 Thực trạng quản trị VLĐ của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam 81

3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị VLĐ của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 92

3.4 Đánh giá chung về thực trạng quản trị VLĐ của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 102

3.4.1 Kết quả đạt được trong hoạt động quản trị VLĐ 102

3.4.2 Hạn chế trong hoạt động quản trị VLĐ và nguyên nhân 105

CHƯƠNG 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ VLĐ VÀ HQKD CỦA CÁC DN DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010- 2015 107

4.1 Phân tích HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 107

4.2 Phân tích mối quan hệ giữa quản trị VLĐ với HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 112

4.2.1 Phân tích thống kê mô tả 112

4.2.2 Ma trận hệ số tương quan 114

4.2.3 Phân tích kết quả hồi quy 116

4.3 Kết luận mối quan hệ giữa quản trị VLĐ và HQKD của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 124

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VLĐ HƯỚNG TỚI NÂNG CAO HQKD CỦA CÁC DN DƯỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM 125

5.1 Triển vọng tăng trưởng và định hướng phát triển của các DN trong ngành dược phẩm 125

5.1.1 Triển vọng tăng trưởng của ngành dược phẩm Việt Nam trong thời gian tới 125

5.1.2 Định hướng phát triển ngành dược phẩm trong thời gian tới 127

Trang 4

các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam 128

5.2.1 Các giải pháp liên quan đến hoạt động quản trị hàng tồn kho 129

5.2.2 Các giải pháp liên quan đến quản trị khoản phải thu 132

5.2.3 Các giải pháp liên quan đến quản trị khoản phải trả 137

5.2.4 Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt để xác định lượng dự trữ tiền mặt tối ưu 139

5.2.5 Xây dựng quy trình và hệ thống các chỉ số phân tích hiệu quả quản trị VLĐ và HQKD trong nội bộ các doanh nghiệp dược phẩm 141

5.2.6 Đào tạo đội ngũ có trình độ chuyên sâu về quản trị vốn lưu động nói riêng và quản trị tài chính nói chung 144

5.2.7 Thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài đối với hoạt động quản trị VLĐ nói tiêng và hoạt động quản trị tài chính nói chung 145

5.3 Một số kiến nghị 1 45 5.3.1 Đối với Chính phủ Việt Nam 145

5.3.2 Đối với Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam (VNPCA) 148

5.3.3 Đối với các trường Đại học và cao đẳng 149

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153

PHỤ LỤC 161

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án Tiến sỹ “Quản trị vốn lưu động trong mối quan hệ

với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt

Nam” là công trình nghiên cứu do chính tôi hoàn thành Các tài liệu tham khảo, số liệu

thống kê được sử dụng trong Luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực Kết quả

nêu trong Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trang 6

Trước hết tác giả xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong trường Đại học

Ngoại thương, những người đã tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian học tập và

nghiên cứu Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS TS Nguyễn Thu Thủy

đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu cũng như luôn động

viên, khuyến khích để tác giả sớm hoàn thành Luận án

Đồng thời, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Cục quản lý dược Việt Nam- Bộ

Y tế, Hiệp hội doanh nghiệp dược Việt Nam, lãnh đạo các công ty dược phẩm đã tham

gia khảo sát và giúp tác giả thu thập được các dữ liệu, thông tin một cách chính xác nhất

Cuối cùng, Luận án là thành quả tác giả muốn dành cho những người thương yêu

trong gia đình mình, dành cho chồng và con trai

Tác giả luận án

Trang 7

Bảng 1.1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động 35 Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh 48 Bảng 1.3: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực nghiệm giữa ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 54 Bảng 3.1: 14 doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam tính đến 12/ 2015 75 Bảng 3.2: Tỷ lệ phần trăm các khoản mục trong Tiền và các khoản tương đương tiền của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam tính đến 31/12/2015 85 Bảng 3.3: Các tiêu chuẩn xét cấp tín dụng cho khách hàng của các Công ty dược phẩm niêm yết 90 Bảng 4.1: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình về Ảnh hưởng của quản trị VLĐ tới HQKD của DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 112 Bảng 4.2: Thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình về Ảnh hưởng của HQKD tới quản trị VLĐ của DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 114 Bảng 4.3: Ma trận tương quan giữa các biến trong các mô hình về Ảnh hưởng của quản trị VLĐ tới HQKD của DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-

2015 114 Bảng 4.4: Ma trận tương quan giữa các biến trong các mô hình về Ảnh hưởng của HQKD đến quản trị VLĐ của DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-

2015 115 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy OLS về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 116 Bảng 4.6: Kết quả FE và RE về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam 120

Trang 8

doanh của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam 2010- 2015 121 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy OLS và kiểm định FE, RE về ảnh hưởng của HQKD tới quản trị VLĐ của các DN DP niêm yết trên TTCK Việt Nam 2010 -2015 122 Bảng 4.9: Kết quả GMM về ảnh hưởng của quản trị VLĐ tới HQKD của DN dược phẩm niêm yết 123 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy GMM về ảnh hưởng của HQKD tới quản trị VLĐ của DN dược phẩm niêm yết 123 Bảng 5.1: Các nội dung của mô hình 5S 131 Bảng 5.2: Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng 135

Trang 9

Hình 1.1: Minh họa mô hình Miller – Orr 25

Hình 1.2: Mô hình chi phí theo EOQ 28

Hình 1.3: Sơ đồ chu kỳ đặt hàng dự trữ theo mô hình EOQ 29

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu 58

Hình 3.1: Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam 71

Hình 3.2: Doanh số bán thuốc có bản quyền và thuốc thông thường generic 72

Hình 3.3: Cán cân thương mại xuất nhập khẩu dược phẩm 72

Hình 3.4: Cơ cấu Tiền / TSNH, HTK/ TSNH và KPT/TSNH của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2015 82

Hình 3.5: Cơ cấu Khoản phải trả/Nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 84

Hình 3.6: Hệ số thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam năm 2015 95

Hình 3.7: Hệ số thanh toán tức thời của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK năm 2015 96

Hình 3.8: Số vòng quay hàng tồn kho của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2014 96

Hình 3.9: HTK và số vòng quay HTK của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam năm 2015 97

Hình 3.10: Số vòng quay khoản phải thu của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2014 98

Hình 3.11: Khoản phải thu và số vòng quay khoản phải thu của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam năm 2015 99

Hình 3.12: Số vòng quay khoản phải trả của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 100

Trang 10

Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 101 Hình 4.1: Doanh thu thuần của các công ty dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 107 Hình 4.2: Lợi nhuận ròng của các công ty dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 109

Hình 4.3: ROE của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 110

Hình 4.4: ROA của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 111 Hình 5.1: So sánh tăng trưởng GDP và tăng trưởng ngành dược Việt Nam 125 Hình 5.2: Chi tiêu thuốc bình quân đầu người ở Việt Nam giai đoạn 2009- 2020 126

Trang 11

Tên chữ

viết tắt

Các thuật ngữ bằng tiếng Việt

Các thuật ngữ tiếng Anh

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Quản trị tài chính đóng vai trò then chốt trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 cho đến nay Hoạt động quản trị tài chính giúp đảm bảo nguồn vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và kiểm

soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

Các nội dung của hoạt động quản trị tài chính bao gồm: quyết định đầu tư dài hạn, quyết định tài trợ, quyết định tài chính ngắn hạn (hay quản trị vốn lưu động) và một

số các quyết định khác như quyết định mua lại và sáp nhập, quyết định mua lại cổ phiếu của công ty,…Trong đó, quản trị vốn lưu động (VLĐ) là quyết định để tiền mặt trong quỹ bao nhiêu là hợp lý, hàng tồn kho bao nhiêu là đủ, quản trị khoản phải thu sao cho doanh nghiệp vẫn bán được nhiều hàng mà giảm thiểu được rủi ro không thu hồi được tiền, quản trị khoản phải trả để doanh nghiệp không ở trong tình trạng mất khả năng thanh toán mà vẫn chiếm dụng được tín dụng của đối tác Có thể thấy rằng, quản trị vốn lưu động có tác động rất to lớn đến hiệu quả kinh doanh (HQKD) của doanh nghiệp Tuy nhiên, trên thực tế, đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, quản trị vốn lưu động một cách tối ưu nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả kinh doanh vẫn là một bài toán Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải định lượng hóa được mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, nhà quản trị sẽ có căn

cứ một cách cụ thể và chính xác trong hoạt động quản trị vốn lưu động của mình Hơn thế nữa, nghiên cứu mối quan hệ định lượng này cũng ngụ ý chính sách rõ ràng cho các

ngành cụ thể

Ngành dược phẩm Việt Nam chiếm khoảng 2% GDP trong cả nước, là một ngành đóng vai trò quan trọng và được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ Theo chiến lược Quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm

2030, Chính phủ đưa ra mục tiêu đối với ngành dược là phấn đấu thuốc sản xuất trong nước đáp ứng được nhu cầu sử dụng, chú trọng cung ứng thuốc cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo,… đồng thời phải giảm giá thuốc và giảm sự phụ thuộc vào nguồn thuốc nhập khẩu nước ngoài Trong bối cảnh cạnh tranh với nước ngoài ngày càng gay gắt cũng như phải thực hiện các mục tiêu của Chính phủ, vấn đề đặt ra đối với các công ty dược phẩm Việt Nam là phải nhìn nhận,

Trang 13

đánh giá lại hoạt động quản trị của mình nhằm hướng tới nâng cao hiệu quả kinh doanh Bên cạnh đó, các công ty dược phẩm niêm yết trên Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đều là những công ty sản xuất hoặc phân phối lớn nhất thị trường dược phẩm Việt Nam, với doanh thu thuần hàng năm từ 100- 10.000 tỷ đồng Hiệu quả kinh doanh trung bình ngành đạt ở mức tương đối tốt (ROA trung bình khoảng 10%) nhưng ở một

số công ty, chỉ số này đang có xu hướng giảm Ngoài ra, một số đặc điểm của vốn lưu động đối với các công ty dược phẩm niêm yết đó là: lượng tiền mặt dồi dào; hàng tồn kho có hạn sử dụng và chỉ nên dự trữ trong ngắn hạn; khoản phải thu nhiều đặc biệt là các khoản phải thu trên kênh bán hàng ETC (kênh phân phối tới hệ thống các bệnh viện); các khoản phải trả đối với nhà cung cấp nước ngoài lớn Do đó, hoạt động quản trị vốn lưu động, cụ thể là quản lý tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản phải trả là hết sức cần thiết và khi tìm hiểu được mối quan hệ giữa quản trị VLĐ và HQKD thì có thể dễ dàng quản trị VLĐ tốt để hướng tới nâng cao HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết nói riêng và ngành dược nói chung

Các kết quả thực nghiệm tại các thị trường phát triển như Hoa Kỳ (Gill, Biger và Mathur, 2010), Bỉ (Deloof, 2003), Tây Ban Nha (Garcia-Teruel và Martinez-Solano, 2007), Nhật Bản (Nobanee và AlHajjar, 2009), Singapore (Mansoori và Muhammad, 2012a)…và các nước đang phát triển trong khu vực như Thái Lan (Napompech, 2012)

và Malaysia (Mohamad và Saad, 2010)… đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh (được đo lường thông qua khả năng sinh lời) của doanh nghiệp Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ giữa quản trị VLĐ và HQKD đối với các doanh nghiệp,

mà cụ thể đối với các DN dược phẩm nói chung và DN dược phẩm niêm yết nói riêng

Đó là lý do để nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Quản trị vốn lưu động trong mối quan

hệ với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài luận án của mình

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới

2.1.1 Các nghiên cứu liên quan tới vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Vai trò của vốn lưu động và quản trị vốn lưu động là quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Chính vì thế rất nhiều sách về tài chính đã đề cập đến vấn đề này Ross và các

Trang 14

cộng sự (2009) đã đưa ra các định nghĩa về vốn lưu động (working capital), vốn lưu động thuần (net working capital) và quản trị vốn lưu động (working capital management) Các tác giả bày tỏ quan điểm về quản trị vốn lưu động đó là trả lời các câu hỏi: (1) Bao nhiêu tiền mặt và hàng tồn kho là đủ? (2) Các doanh nghiệp có nên cho đối tác sử dụng tín dụng thương mại không? Nếu có thì trong thời hạn bao nhiêu lâu và đối tác nào sẽ được chúng ta đồng ý? (3) Chúng ta sẽ huy động các nguồn tài trợ ngắn hạn như thế nào? Liệu chúng ta sẽ sử dụng tín dụng thương mại của đối tác hay chúng

ta đi vay tiền mặt trong ngắn hạn? Đó là những câu hỏi điển hình để giải quyết các vấn

đề nảy sinh trong quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Berk và các cộng sự (2012) cũng đi sâu phân tích về vấn đề quản trị vốn lưu động và cho rằng mức độ tối ưu của những tài khoản này phụ thuộc vào từng công ty, từng ngành nghề cụ thể, nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác như loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp,…Công trình nghiên cứu của hai tác giả Belt và Smith

(1991) “Comparison of working capital management practices in Australia and The

United States” (Tạm dịch là So sánh thực tiễn quản trị vốn lưu động tại Úc và Mỹ) được

đăng trên tạp chí Global Finance Journal đã xây dựng bộ câu hỏi về quản trị vốn lưu động và tiến hành khảo sát các công ty ở Úc Bộ câu hỏi gồm 38 câu và chia thành 3 phần: chính sách vốn lưu động, khái quát chung về quản trị vốn lưu động và quản trị từng thành phần của vốn lưu động

Kế thừa nghiên cứu của Belt và Simth (1991), Koury và các công sự (1998) trong

nghiên cứu “Comparing working capital practices in Canada, the United States and

Australia: A Note” (Tạm dịch là So sánh thực tiễn quản trị vốn lưu động tại Canada, Mỹ

và Úc: một vài điểm lưu ý) cũng tiến hành khảo sát 350 doanh nghiệp ở Canada thuộc

10 lĩnh vực khác nhau Sau đó, các tác giả đã đưa ra nhận xét và so sánh giữa các công

ty Canada với các công ty ở Mỹ và Úc dựa trên 45 câu hỏi về quản trị vốn lưu động Gần đây nhất là nghiên cứu của Atseye và các tác giả khác (2015) đã đề cập tới nhiều vấn đề của quản trị vốn lưu động, trong đó đưa ra khái niệm về vốn lưu động (working capital), vốn lưu động gộp (gross working capital) và vốn lưu động thuần (net working capital) Bài báo dẫn chứng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị vốn lưu động đó là đặc điểm của doanh nghiệp, lĩnh vực sản xuất, chính sách sản phẩm, chính sách tín dụng, mức độ tăng trưởng doanh nghiệp, mức độ hiệu quả trong điều hành, mức độ sẵn có của nguyên vật liệu,…

Trang 15

2.1.2 Các nghiên cứu liên quan tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Có rất nhiều các nghiên cứu ngoài nước đánh giá về hiệu quả kinh doanh (HQKD) của các công ty Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào các chỉ tiêu phân tích HQKD, cách đánh giá, cách đo lường hiệu quả kinh doanh Một số các nghiên cứu về mối quan

hệ giữa cơ cấu vốn của doanh nghiệp, chính sách chi trả cổ tức, chính sách kế toán, môi trường kinh doanh,…với HQKD của doanh nghiệp

Bài báo “Measurement of business performance in strategy research: A

comparison of approaches” (Tạm dịch là So sánh các phương pháp để đo lường hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nghiên cứu chiến lược) của hai tác giả Venkatraman và Ramanujam (1986) đã cung cấp cho các nghiên cứu sau này về HQKD của doanh nghiệp hai phương pháp: sử dụng các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu hoạt động

để đánh giá về HQKD Sử dụng các chỉ tiêu về tài chính là phương pháp đơn giản và được sử dụng rộng rãi nhất bao gồm các chỉ tiêu như sự tăng trưởng doanh thu, tỷ suất sinh lời (được đánh giá thông qua các chỉ số thu nhập/ tài sản, thu nhập/ vốn chủ sở hữu

và thu nhập/ doanh thu), thu nhập trên một cổ phiếu,… Ngoài ra dựa vào các chỉ số thị trường, có thể sử dụng các phương pháp đo lường như giá trị thị trường/ giá trị sổ sách, Tobin’s Q,…Phương pháp thứ hai đánh giá HQKD trên góc độ rộng hơn đó là sử dụng các chỉ tiêu hoạt động Các chỉ tiêu này có thể kể đến như thị phần, việc giới thiệu sản phẩm mới, chất lượng sản phẩm, hiệu quả của hoạt động marketing, các giá trị gia tăng trong sản xuất,… Học hỏi mô hình của Venkatraman và Ramanujam (1986), Murphy và cộng sự (1996) đã phân chia các tiêu chí đánh HQKD thành 8 nhóm: mức độ hiệu quả, mức độ tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi, quy mô công ty, tính thanh khoản, mức độ thành công/ thất bại, thị phần và đòn bẩy tài chính Trong đó, các tác giả cũng nhấn mạnh mức

độ hiệu quả, mức độ tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận là những chỉ tiêu đóng vai trò quan trọng nhất khi đánh giá HQKD của một doanh nghiệp Nghiên cứu của các tác giả Singh

và Raymond Schimigall (2002) đã chỉ ra vai trò quan trọng của các chỉ tiêu phân tích HQKD về mặt tài chính trong 36 chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá các công ty trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn tại Mỹ Bài báo khẳng định ba nhóm chỉ tiêu đánh giá HQKD công ty đó là: chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả quản lý hoạt động và khả năng sinh lợi Trong đó, nhóm các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi là nhóm chỉ tiêu được đánh giá là có mức độ quan trọng nhất khi đánh giá HQKD của các công ty

Trang 16

Một số các nghiên cứu về HQKD tại các nước ở Châu Á có thể kể đến là nghiên

cứu của Lin và Rowe (2005) “Determinants of the profitability of China’s regional

SOEs” (Tạm dịch là Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp

nhà nước tại Trung Quốc) Nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng

sinh lợi của các công ty nhà nước tại Trung Quốc giai đoạn trước 2002 Một nghiên cứu khác của Tseng và các cộng sự (2007) đo lường HQKD của các công ty sản xuất công nghiệp kỹ thuật cao tại Đài Loan, trong đó, 5 nhân tố chính được sử dụng khi đánh giá HQKD của các doanh nghiệp này là: hiệu quả cạnh tranh, hiệu quả tài chính, năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, năng lực đổi mới và mối quan hệ chuỗi cung ứng Bên cạnh các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá HQKD của DN, Chen và Dodd (1997)

trong công trình nghiên cứu “An empirical examination of a new corporate performance

measure” (Tạm dịch là Kiểm tra thực nghiệm một phương pháp mới đo lường hiệu quả

kinh doanh của doanh nghiệp) đã đưa ra mô hình về giá trị gia tăng kinh tế (Economic value added- EVA) để đánh giá hiệu quả DN

2.1.3 Các nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Bằng việc sử dụng mô hình tương

quan và hồi quy, Deloof (2003) trong bài báo “Does working capital management effect

profitability of Belgian firms?” đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa doanh

thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và kỳ thu tiền, số ngày của hàng tồn kho cũng như

kỳ trả tiền của các doanh nghiệp Bỉ Eljelly (2004) đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lời của các doanh nghiệp và tính thanh khoản của chúng, được đo lường thông qua hệ số thanh toán ngắn hạn Mối quan hệ này càng trở nên rõ rệt với nhưng doanh nghiệp có hệ số thanh toán ngắn hạn cao và chu kỳ chuyển hoá tiền mặt dài Padachi (2006) nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất nhỏ tại Mauritius giai đoạn

1998- 2003 trong nghiên cứu “Trends in working capital management and its impact

on firms’ performance: An analysis of Mauritian small manufacturing firms” Kết quả

phân tích cho thấy khoản phải thu, khoản phải trả, chu kỳ chuyển hóa tiền có mối liên

hệ ngược chiều với ROA (ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%) Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa hàng tồn kho và khả năng sinh lợi là không có

ý nghĩa đáng kể Lazaridis và Tryfonnidis (2006) trong bài viết “Relationship between

Trang 17

working capital management and profitability of listed companies in the Athens stock exchange” cũng tìm ra mối quan hệ đáng kể giữa khả năng sinh lời, đo lường thông qua

lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh và chu kỳ chuyển hoá tiền mặt cũng như các thành phần của nó (khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho) Raheman

và Nasr (2007) tìm ra mối quan hệ rất chặt chẽ giữa những biến trên và khả năng sinh lời của công ty Cụ thể là khi chu kỳ chuyển hóa tiền mặt tăng lên sẽ kép theo sự giảm sút của khả năng sinh lời và nhà quản trị có thể tối đa hóa giá trị doanh nghiệp thông

qua việc giảm chu kỳ chuyển hóa tiền mặt xuống mức nhỏ nhất có thể Bài báo “Effects

of working capital management on SME profitability” của Garcia-Teruel và

Martinez-Solano (2007) đã chứng minh rằng nhà quản trị có thể tạo ra nhiều giá trị hơn bằng cách giảm số ngày tồn kho và kỳ thu tiền bình quân Thêm vào đó, rút ngắn chu kỳ chuyển hóa tiền mặt cũng sẽ giúp cải thiện khả năng sinh lời của các doanh nghiệp Tây Ban

Nha Nghiên cứu của Nobanee và AlHajjar (2009) trong bài báo “A note on working capital management and corporate profitability of Japanese firms ” thống nhất rằng thời

gian thu tiền, thời gian tồn kho và chu kỳ chuyển hóa tiền ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Nhật Bản trong khi thời gian trả tiền có mối quan

hệ ngược lại Trong nghiên cứu có tên “The relationship between working capital management and profitability: Evidence from the United States ”, ba nhà kinh tế học

Gill, Biger và Mathur (2010) đã thu được kết quả là i) Tồn tại mối quan hệ ngược chiều chặt chẽ giữa kỳ thu tiền bình quân và khả năng sinh lời ii) Không tìm ra mối quan hệ giữa kỳ trả tiền bình quân cũng như kỳ tồn kho bình quân và khả năng sinh lời của doanh nghiệp iii) Tồn tại mối quan hệ ngược chiều chặt chẽ giữa chu kỳ chuyển hóa tiền mặt

và khả năng sinh lời Mathuva (2011) trong “The influence of working capital

management components on corporate profitability: a survey on Kenyan listed firms”

cũng đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động quản trị vốn lưu động lên khả năng sinh lời của doanh nghiệp, ông đã tìm ra rằng: i) Tồn tại mối quan hệ ngược chiều rất chặt chẽ giữa kỳ thu tiền của doanh nghiệp và khả năng sinh lời, ii) Tồn tại mỗi quan hệ cùng chiều rất chặt chẽ giữa thời gian của vòng quay hàng tồn kho và khả năng sinh lời iii) Tồn tại mối quan hệ cùng chiều chặt chẽ giữa kỳ trả tiền bình quân và khả năng sinh lời của doanh nghiệp Gần đây nhất có thể kể đến nghiên cứu của Kaddumi

và Ramadan (2012) với tựa đề “Profitability and working capital management: The Jordanian case” Trong đó, các tác giả khẳng định mối quan hệ nghịch biến giữa thời

Trang 18

gian thu tiền, thời gian tồn kho, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và khả năng sinh lợi, mối quan hệ đồng biến giữa thời gian trả tiền và khả năng sinh lợi

Ngoài ra, đã có một số các nghiên cứu về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động

và hiệu quả kinh doanh tại các nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore, Maylaysia và Thái Lan Nghiên cứu của tác giả Mansoori và Muhammad (2012a) cho rằng có thể tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua việc giảm thời gian thu hồi các khoản nợ cũng như giảm vòng quay hàng tồn kho Bên cạnh đó, yếu tố ngành cũng tác động không

nhỏ đến mối quan hệ này Tác giả Zariyawati và cộng sự (2009) trong bài báo “Working

capital management and corporate performance: Case of Malaysia” (Tạm dịch là Quản

trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: Trường hợp của Malaysia) cũng đã chỉ ra cần thiết phải quản trị vốn lưu động một cách tối ưu Nghiên cứu cũng khẳng định rằng nếu các doanh nghiệp muốn gia tăng giá trị cho chủ sở hữu thì họ cần quan tâm đến vấn đề làm sao giảm được chu kỳ chuyển hóa tiền mặt một cách tối ưu nhất Nghiên cứu của hai tác giả Mohamad và Saad (2010) cũng cho kết quả tương tự đối với các công ty Malaysia Đề cập tới ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới HQKD của các công ty niêm yết trên TTCK Thái Lan, tác giả Napompech (2012) có bài viết

“Effects of working capital management on the profitability of Thai listed firms” (Tạm

dịch là Ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới khả năng sinh lời của các công ty niêm yết Thái Lan) Kết quả tương tự với các kết luận ở Singapore và Malaysia đó là có thể tăng tỷ suất lợi nhuận bằng cách giảm chu kỳ chuyển hóa tiền mặt, vòng quay hàng tồn kho và vòng quay thu hồi khoản phải thu Charitou và các cộng sự (2012) khi nghiên cứu về các nước đang phát triển ở châu Á cũng khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa hiệu quả quản trị vốn lưu động (CCC) và khả năng sinh lời của các công ty (ROA)

Mặc dù các nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động quản trị vốn lưu động đến hiệu quả kinh doanh, các nghiên cứu gần đây cũng đưa ra ảnh hưởng ngược lại của hiệu quả kinh doanh đến hoạt động quản trị vốn lưu động, tức là nếu hiệu quả kinh doanh của công ty tăng/ giảm thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động quản trị

vốn lưu động Gill (2011) trong bài “Factors that influence working capital

requirements in Canada” đã chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị vốn lưu động

trong công ty bao gồm dòng tiền hoạt động, ROA, tốc độ tăng trưởng, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty và chỉ số Tobin’s Q Trong đó, ROA là nhân tố có ảnh hưởng thuận chiều và có mức ảnh hưởng lớn nhất đối với quản trị vốn lưu động trong công ty

Trang 19

Ngược lại, Naser và cộng sự (2013) trong bài “Factors influencing corporate

working capital management- Evidence from an emerging economy” kết luận rằng hiệu

quả kinh doanh ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt động quản trị vốn lưu động đối với các công ty trên sàn chứng khoán Abu Dhaidi Các nghiên cứu trước đây của Jose và các cộng sự (1996), Chiou và các cộng sự (2006) cũng đưa ra kết quả tương tự Họ lý luận rằng bởi các công ty có khả năng sinh lời tốt thường dễ dàng huy động các nguồn tài trợ

và tiền mặt sẽ được giữ ở mức tối thiểu nhất, do đó có mối quan hệ ngược chiều giữa khả năng sinh lời và quản trị vốn lưu động (đo lường bằng CCC) Tuy nhiên, Wasiuzzaman và Arumugam (2013) nghiên cứu các công ty ở Malaysia trong bài

“Determinants of working capital investment: A study of Malysian Public listed firms”

và cho thấy ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh đến quản trị vốn lưu động không có ý nghĩa về mặt thống kê

2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Một số nghiên cứu tại Việt Nam có nội dung liên quan đến luận án như sau:

2.2.1 Các nghiên cứu liên quan tới vốn lưu động và quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Nguyễn Tấn Bình (2007) trong giáo trình “Quản trị tài chính ngắn hạn” đề cập

một cách đầy đủ và chi tiết các vấn đề liên quan tới vốn lưu động của doanh nghiệp Theo tác giả, vốn lưu động được tính bằng tài sản ngắn hạn trừ đi các khoản nợ ngắn hạn Do đó, đề cập tới quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp tức là phải quản lý chu

kỳ tiền mặt, quản trị khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho và quản trị khoản phải trả Nhận định vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp, Nguyễn Hải Sản (2007) cũng

dành một phần (phần V) trong cuốn sách “Quản trị tài chính doanh nghiệp” để bàn về

quản trị vốn lưu động Tác giả đã đưa ra các khái niệm và các vấn đề xoay quanh quản trị tiền mặt, quản trị khoản phải thu, hàng hóa tồn kho và tài trợ ngắn hạn Giáo trình

“Quản trị tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Lao động do Nguyễn Thu Thủy (2011)

làm chủ biên cũng đề cập tới quản trị vốn lưu động và các nguồn tài trợ ngắn hạn trong chương VI của cuốn sách này Trong đó, tác giả đưa ra một số khái niệm liên quan đến vốn lưu động thuần, vốn lưu động gộp, chính sách vốn lưu động và quản trị vốn lưu động

Một số bài đăng tạp chí bàn luận về quản trị vốn lưu động có thể kể đến bài viết

“Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhựa Thành phố Hồ Chí Minh” của hai tác

Trang 20

giả Hàng Lê Cẩm Phương và Phạm Ngọc Thúy được đăng trên Tạp chí phát triển KH&CN số 10/2007 Bài báo nghiên cứu hiện trạng quản lý vốn lưu động trên hai phương diện chính: (1) Khảo sát thực trạng về chính sách vốn lưu động của các doanh nghiệp, (2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư tài sản lưu động của các doanh nghiệp nhựa thành phố Hồ Chí Minh Lê Hồng Nhung và Nguyễn Hữu Ánh

(2013) trong bài viết “Phân tích vốn hoạt động thuần và cân bằng tài chính của doanh

nghiệp” được đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển đã nghiên cứu về vốn hoạt động

thuần, được tính bằng tài sản ngắn hạn trừ đi các khoản nợ ngắn hạn cũng như nhu cầu vốn hoạt động thuần trong doanh nghiệp Các tác giả nhận định rằng nhu cầu vốn lưu động thuần có liên quan đến rất nhiều các hoạt động có tính tuần hoàn của doanh nghiệp như: quá trình cung ứng, sản xuất, và tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất; hay quá trình thu mua, dự trữ và bán hàng ở các doanh nghiệp thương mại Tác giả Thu Hoài

cũng đặt vấn đề về hàng tồn kho trong bài viết “Giải quyết hàng tồn kho: Cần giải pháp

nào?” được đăng trên Tạp chí công nghiệp tháng 11/2012 Tác giả cho rằng hai vấn đề

hàng tồn kho và nợ xấu của doanh nghiệp là những nguyên nhân chính làm tắc nghẽn dòng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến làm cạn kiệt vốn lưu động Do đó cần phải đưa ra giải pháp để giải quyết hàng tồn kho

trị vốn lưu động Ví dụ như nghiên cứu về hàng tồn kho có thể kể đến luận án của Phạm Thị Bích Chi (2005), và Lê Thị Thanh Hải (2006) Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ quan tâm đến hàng tồn kho xét trên khía cạnh hoàn thiện phương pháp hạch toán kế toán, chứ không xem xét đến khía cạnh quản trị hàng tồn kho thế nào cho hiệu quả và các tiêu chí để đánh giá hiệu quả hàng tồn kho trong doanh nghiệp

2.2.2 Các nghiên cứu liên quan tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Lê Thị Bích Vân (2009) đưa ra “Các chỉ tiêu tài chính cơ bản phản ánh hiệu quả

kinh doanh của các Công ty cổ phần trên TTCK Việt Nam” đăng trên Tạp chí Thương

mại số 23/2009 Qua đó tác giả tập trung phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh (HQKD) của doanh nghiệp bao gồm: nhóm các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả

sử dụng nguồn vốn; hiệu quả sử dụng tài sản và một số các chỉ tiêu khác như thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường (EPS), tỷ suất chi trả lãi cổ phần hoặc tỷ suất sinh lãi cổ phần Cũng đăng trên Tạp chí Thương mại năm 2009 nhưng tác giả Phạm Công Đoàn lại đưa

ra hệ thống các chỉ tiêu khác để phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong

Trang 21

bài báo “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương

mại trên địa bàn Hà Nội” Ông cho rằng các có 3 nhóm chỉ tiêu cơ bản là: Các chỉ tiêu

tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh doanh; Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động: chỉ tiêu năng suất lao động, chỉ tiêu lợi nhuận/ lao động; Các chỉ tiêu vòng quay kinh doanh và

tỷ lệ sinh lời của vốn bộ phận Tác giả Nguyễn Văn Công (2009) cũng đưa ra quan điểm

“Bàn về hiệu quả kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh” Tác

giả cho rằng cần sử dụng hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động, hiệu năng hoạt động và hiệu quả hoạt động để đánh giá một doanh nghiệp

Bàn về vấn đề sử dụng tiêu chí nào để đánh giá kết quả hoạt động của doanh

nghiệp, Nguyễn Thế Hùng (2012) đưa ra bài báo “Về một số tiêu chí đánh giá kết quả

hoạt động của doanh nghiệp” Khác với các tác giả trước đây, Nguyễn Thế Hùng (2012)

chỉ đánh giá dựa trên ba chỉ số cơ bản ROF, ROA và ROC Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra bốn hạn chế của ROE và ROA khi đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp dẫn đến cần phải sử dụng các thước đo mới là giá trị thị trường gia tăng (MVA) và giá trị kinh tế gia tăng (EVA) Được đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển tháng 6/2014, hai

tác giả Trần Khánh Hưng và Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra “Kinh nghiệm về nâng cao

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất trong nước và một số nước trong khu vực sau khủng hoảng tài chính” Qua việc phân tích bài học kinh nghiệm của những

điển hình thành công về nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất sau khủng hoảng tài chính tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam Các tác giả đã đề xuất một số bài học kinh nghiệm đáng quý đó là: nâng cao năng lực phòng ngừa rủi ro; cần có chiến lược phát triển doanh nghiệp trong khủng hoảng và định hình xu hướng sau khủng hoảng để nắm bắt cơ hội kinh doanh; tập trung đầu tư vào những yếu tố chuẩn bị cho sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất sau khủng hoảng

Một số luận án Tiến sỹ đã nghiên cứu đến vấn đề hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau Có thể kể đến đó là

luận án Tiến sỹ “Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác

khoáng sản Việt Nam” năm 2008 của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương LATS của Đỗ

Huyền Trang (2012) với đề tài “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh của các

doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ” Trần Thị Thu Phong

(2012) trong nghiên cứu “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty

cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã tiến hành khảo sát thực

Trang 22

trạng phân tích hiệu quả kinh doanh tại 50 công ty cổ phần có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tính đến hết tháng 10/2010 và tiến hành thu thập ý kiến từ các nhà đầu tư cá nhân và các chuyên gia phân tích tại các công ty

chứng khoán Tiếp đó, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hải (2013) trong nghiên cứu “Hoàn

thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải” đã tập trung vào việc bổ sung các

chỉ tiêu phi tài chính, phân tích mối quan hệ nhân - quả giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã phân tích HQKD như là một nội dung quan trọng để đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp Trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ của tác giả

Phạm Trọng Bình (2000), tác giả đã “Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá các doanh

nghiệp tham gia niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam”, trong đó

sử dụng hai nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng nhằm đánh giá các doanh nghiệp niêm yết Trong các chỉ tiêu định lượng có 3 nhóm chỉ tiêu chính được xem xét là khả năng thanh toán, cơ cấu tài chính và năng lực hoạt động

2.2.3 Các nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu

quả kinh doanh

Theo sự hiểu biết của tác giả, có rất ít các nghiên cứu liên quan tới mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh Trước hết phải kể đến nghiên cứu

của tác giả Huỳnh Phương Đông (2010) đăng trên Tạp chí Ngân hàng với tựa đề “Mối

quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” Kết quả cho thấy trong khi số ngày của một vòng quay khoản

phải thu, số ngày của một vòng quay hàng tồn kho và chu trình lưu chuyển tiền có mối quan hệ tỷ lệ nghịch thì số ngày của một vòng quay khoản phải trả có mối quan hệ thuận

chiều với lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh Cũng nghiên cứu về “Mối liên hệ giữa

quản trị vốn lưu động và khả năng tạo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2008- 2013”, Vương Đức Hoàng Quân (2014) và các tác giả khác đã sử

dụng mô hình hồi quy kết hợp tất cả các quan sát (Pooled Ordinary Least Square) và mô hình tác động cố định (Fixed Effects Model) để đưa ra nhận định tương tự với Huỳnh Phương Đông (2010) Đó là tồn tại mối quan hệ nghịch giữa khả năng tạo lợi nhuận của công ty với thời gian tồn kho, thời gian thu tiền và chu kỳ tiền mặt Tương tự với hai

Trang 23

nghiên cứu trên, nghiên cứu “Quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lợi- Thực tiễn của

các doanh nghiệp ngành công nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Xuân Vinh (2013) được đăng trên Tạp chí Kinh tế và phát triển

tháng 10/2013 cũng cho thấy sự tác động có ý nghĩa của thời gian thu tiền, thời gian tồn kho, chu kỳ chuyển hóa tiền mặt đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ngành công nghiệp

2.2.4 Các nghiên cứu về các công ty dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

Hàng năm, Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam

(VietinBankSc) đều phát hành Báo cáo về ngành dược phẩm Việt Nam Báo cáo phân

tích về sức hấp dẫn của ngành, sản phẩm dịch vụ, các thị trường chủ yếu và điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành Ngoài ra báo cáo cũng đánh giá một số các doanh nghiệp lớn trong ngành như CTCP Dược Hậu Giang (DHG), CTCP Traphaco (TRA), CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP), và CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC)

Công ty cổ phần chứng khoán FPT (FPT Securities) cũng là một trong các công ty đưa ra báo cáo hàng năm một cách chi tiết và đầy đủ về ngành dược trên thế giới cũng như ở Việt Nam Báo cáo gồm 3 phần chính: tổng quan chung về ngành dược phẩm trên thế giới, ngành dược phẩm Việt Nam và các thông tin về các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết Trong đó, khi phân tích về các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết, báo cáo đã

so sánh hoạt động kinh doanh, các chỉ tiêu kế toán và các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động

Từ đó đưa ra khuyến nghị chung và các lưu ý cho các công ty dược phẩm chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam Ngoài ra, một số các công ty khác như Công

ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank Securities_VCBS), Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam (VPBank Securities_VPBS),… cũng đều phát hành các báo cáo để đánh giá, so sánh và phân tích

về ngành dược phẩm và các công ty dược phẩm Việt Nam

Bên cạnh các báo cáo của các tổ chức trong nước, các công ty nước ngoài cũng đưa ra các nhận định về tình hình ngành dược phẩm Việt Nam Cụ thể là báo cáo của Ngân hàng nước ngoài Maybank Kim Eng vào tháng 1/2015 Trong báo cáo, Maybank cho rằng ngành dược phẩm có triển vọng dài lạc quan và định giá hấp dẫn Ngoài ra, một số các báo cáo của tổ chức Businesss Monitor Internationl (BMI) cũng là các tài

Trang 24

liệu quan trọng cung cấp số liệu về ngành dược phẩm Việt Nam nói chung và các công

ty dược phẩm nói riêng

2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu về hoạt động quản trị vốn lưu động và HQKD trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh còn chưa được thống nhất Kết quả của nhiều công trình nghiên cứu cho thấy các biến giải thích có thể tác động thuận chiều hoặc ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, hoặc có biến lại không thể hiện ảnh hưởng của nó Bên cạnh đó, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống các chỉ tiêu đánh giá HQKD của DN

Mặc dù trên thế giới và các nước trong khu vực đã có nhiều nghiên cứu nhưng tại Việt Nam, hoặc chỉ có các nghiên cứu về công tác quản trị vốn lưu động, hoặc chỉ nghiên cứu đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Hơn nữa, có rất ít các nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của công tác quản trị vốn lưu động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, và chưa có nghiên cứu nào xem xét mối quan hệ hai chiều giữa hai yếu

tố này Trong quá trình tìm kiếm và phát hiện của tác giả cho thấy, ở Việt Nam hiện nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện, có tính hệ thống và cụ thể về mối quan hệ của hoạt động quản trị vốn lưu động với hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam Do đó, tác giả mong muốn đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt đối với một ngành cụ thể là ngành dược phẩm trong giai đoạn 2010- 2015 Từ đó, đưa ra các giải pháp và khuyến nghị có giá trị nhằm hoàn thiện công tác quản trị VLĐ hướng tới nâng cao HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết nói riêng và các DN dược phẩm nói chung

3 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Những nghiên cứu của Luận án nhằm phân tích mối quan hệ hai chiều giữa quản trị vốn lưu động với HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 Để giải quyết được vấn đề đó, các mục tiêu cụ thể của Luận

án như sau:

- Thứ nhất, dựa trên cơ sở lý luận khoa học về quản trị vốn lưu động và HQKD của các

doanh nghiệp bao gồm các khái niệm, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá,… đồng thời dựa vào kết quả khảo sát về thực trạng quản trị vốn lưu động tại 14 DN dược phẩm niêm yết

và 50 DN không niêm yết giai đoạn 2010- 2015, Luận án sẽ phân tích thực trạng hoạt

Trang 25

động quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh tại các công ty này Từ đó rút ra ưu điểm cũng như nhược điểm của các công ty niêm yết trong ngành

- Thứ hai, xem xét một số nghiên cứu thực nghiệm điển hình trước đó về mối quan hệ

giữa quản trị vốn lưu động và HQKD nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu, xác định các yếu tố trong mô hình nghiên cứu

- Thứ ba, sau khi xác định mô hình nghiên cứu và thu thập các số liệu cần thiết, Luận án

sẽ tiến hành phân tích ảnh hưởng của các yếu tố quản trị vốn lưu động đến HQKD, so sánh kết quả tìm được ở Việt Nam với các kết quả nghiên cứu trước đó tại các nước phát triển và các nước trong khu vực Từ đó làm tiền đề để hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động hướng tới nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới

Luận án cần làm rõ được các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

(1) Cơ sở lý luận về vốn lưu động và quản trị VLĐ trong doanh nghiệp, lý luận về HQKD và các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động với HQKD đã được trình bày như thế nào?

(2) Thực trạng quản trị VLĐ và phân tích HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 như thế nào? Các công ty dược phẩm niêm yết hiện nay sử dụng phương pháp nào để quản trị tiền mặt, quản trị hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu và quản trị khoản phải trả? Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động quản trị VLĐ hiện nay của các DN dược phẩm niêm yết là gì?

(3) Quản trị VLĐ có tác động tới HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 như thế nào? Ngược lại, công ty có HQKD tốt

có ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị VLĐ hay không? Kết quả nghiên cứu có đồng nhất với các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đó hay không?

(4) Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị vốn lưu động để hướng tới nâng cao HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn tới là gì?

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là mối quan hệ định

lượng hai chiều giữa quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2015

Phạm vi nghiên cứu:

Trang 26

- Về mặt không gian: Luận án không chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị VLĐ

với hiệu quả kinh doanh tại 14 công ty dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam mà còn kế thừa và so sánh với các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này tại các nước phát triển như Mỹ, Bỉ, Nhật Bản, Singapore và một số nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia…

- Về mặt thời gian: Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của Luận án là trong giai đoạn

2010- 2015

- Về mặt phạm vi nội dung: Tác giả đi sâu phân tích và nghiên cứu các vấn đề như

quản trị tiền mặt, quản trị hàng tồn kho, quản trị khoản phải thu và quản trị khoản phải trả cũng như mối quan hệ giữa các nội dung này với hiệu quả kinh doanh của 14 công

ty dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, phương pháp nghiên cứu được xác định trong Luận án bao gồm:

- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp;

- Phương pháp nghiên cứu định tính;

- Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nội dung các phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày một cách chi tiết trong chương 2 của Luận án

6 NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Luận án có những điểm mới sau đây:

- Xây dựng cơ sở dữ liệu sơ cấp thu thập được từ việc điều tra xã hội học tại các công

ty dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam về thực trạng hoạt động quản trị vốn lưu động Trên cơ sở đó, đánh giá và phân tích thực trạng quản trị vốn lưu động và phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015

- Là Luận án đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu về mối quan hệ định lượng hai chiều giữa quản trị vốn lưu động và HQKD tại các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 để tìm ra được mối quan hệ thuận chiều/ ngược chiều giữa các yếu tố Từ đó, tác giả so sánh kết quả đã tìm được với các kết quả nghiên cứu trên thế giới tại các nước phát triển như Mỹ, Bỉ, Nhật Bản, Singapore và một số nước đang phát triển như Thái Lan, Malaysia

Trang 27

Các kết quả của luận án bao gồm:

Thời gian tồn kho (INV) có ảnh hưởng ngược chiều tới HQKD của các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015 Điều này cho thấy thời gian

tồn kho càng ngắn thì hiệu quả kinh doanh càng cao Thời gian tồn kho giảm sẽ làm giảm các chi phí lưu kho, lưu bãi của DN, đồng thời tránh việc thành phẩm bị hỏng hoặc

hư hại, do đó sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận ròng cũng như hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này

Thời gian thu tiền (AR) có tác động ngược chiều tới HQKD của các doanh nghiệp Do đó, các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015

có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách giảm thời hạn tín dụng cho khách hàng hoặc có các biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ

Thời gian trả tiền (AP) có ảnh hưởng ngược chiều tới HQKD của các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết Như vậy, hiệu quả kinh doanh của DN sẽ gia tăng khi thời

gian DN trả tiền cho nhà cung ứng ngắn lại Kết quả này hoàn toàn thống nhất với kết quả khảo sát đã trình bày ở trên khi nhà quản trị các DN dược phẩm niêm yết đánh giá mục tiêu kéo dài thời gian trả nợ là mục tiêu không thực sự quan trọng

Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt (CCC) đo lường hiệu quả quản trị VLĐ trong doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng ngược chiều tới HQKD CCC càng ngắn thì hiệu quả của các

doanh nghiệp dược phẩm niêm yết càng cao Do đó, các công ty cần chú trọng đến việc giảm thời gian tồn kho cũng như thời gian thu tiền khách hàng

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng khẳng định HQKD của các DN dược phẩm

niêm yết trên TTCK Việt Nam không ảnh hưởng đến chu kỳ chuyển hóa tiền mặt của các

DN này

- Dựa vào kết quả định lượng về mối quan hệ giữa quản trị VLĐ và HQKD, tác giả đề xuất nhóm giải pháp cụ thể đối với hoạt động quản trị vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, Luận án bao gồm 5 chương sau đây:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về quản trị vốn lưu động và hiệu quả kinh doanh trong

doanh nghiệp

CHƯƠNG 2: Phương pháp nghiên cứu

Trang 28

CHƯƠNG 3: Thực trạng quản trị vốn lưu động của các DN dược phẩm niêm yết trên

TTCK Việt Nam giai đoạn 2010- 2015

CHƯƠNG 4: Mối quan hệ giữa quản trị VLĐ và HQKD của các DN dược phẩm niêm

yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 -2015

CHƯƠNG 5: Giải pháp hoản thiện công tác quản trị VLĐ hướng tới nâng cao HQKD

tại các DN dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam

Trang 29

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU

QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1Lý luận chung về quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về vốn lưu động

1.1.1.1 Khái niệm

Ross và các cộng sự (2009) đã đưa ra khái niệm về vốn lưu động đó là: “The term

working capital refers to a firm’s term assets, such as inventory, and its term liabilities, such as money owed to suppliers” Tạm dịch là “Thuật ngữ vốn lưu

short-động đề cập tới các tài sản trong ngắn hạn của doanh nghiệp như hàng tồn kho, và các khoản nợ ngắn hạn như tiền nợ nhà cung cấp” Khái niệm trên tuy không nêu lên công thức xác định vốn lưu động (working capital) nhưng đã hàm ý rằng vốn lưu động bao gồm các tài sản ngắn hạn và nguồn tài trợ ngắn hạn cho các tài sản đó Berk và cộng sự (2012) cũng cùng quan điểm khi đưa ra khái niệm về vốn lưu động và và đưa ra thêm khái niệm về vốn lưu động thuần/ vốn lưu động ròng (net working capital) Do đó, hoạt động quản trị vốn lưu động sẽ liên quan tới các khoản mục tài sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu cũng như các khoản mục nợ ngắn hạn như khoản phải trả

Theo một cách tiếp cận khác, chuyên gia quản trị tài chính và phân tích kinh tế

người Mỹ, James Sagner (2010) đã đưa ra định nghĩa: “Working capital is the arithmetic

difference between two balance-sheet-aggregate accounts: current assets and current liabilities” (Vốn lưu động là sự chênh lệch giữa hai khoản mục trên bảng cân đối kế

toán: tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn)

Tuy nhiên, cũng với khái niệm vốn lưu động (working capital) như trên, nhà

nghiên cứu kinh tế người Ấn Độ, Jain (2004) lại đề cập đến trong nghiên cứu của mình:

“There are two major concepts of working capital - net working capital and gross working capital” Ông cho rằng các nhà phân tích tài chính thường tập trung vào khái

niệm gross working capital - vốn lưu động gộp; trong khi đó, các kế toán viên sẽ sẽ quan tâm đến net working capital – vốn lưu động thuần (chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và

nợ ngắn hạn của doanh nghiệp)

Một số các nghiên cứu ở Việt Nam về vốn lưu động như nghiên cứu của Lưu Thị Hương (2002) cho rằng vốn lưu động là số vốn bằng tiền ứng trước cho các tài sản lưu động hiện có và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp để đảm bảo cho hoạt động của doanh

Trang 30

nghiệp được bình thường, liên tục Theo quan điểm của Nguyễn Đình Kiệm (2008), xét trên khía cạnh thực tế, mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thì ngoài tài sản cố định còn phải có các tài sản lưu động (bao gồm: tài sản lưu động trong sản xuất và tài sản lưu động trong lưu thông) Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định Để hình thành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng

ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động

Theo Nguyễn Thu Thủy (2011), vốn lưu động (working capital) hay vốn lưu động gộp (gross working capital) là toàn bộ tài sản ngắn hạn được sử dụng trong hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cụ thể hơn đây là những tài sản gắn liền với chu

kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, theo Nguyễn Thu Thủy (2011), có mối quan hệ tương quan giữa tài sản ngắn hạn và các nguồn vốn tài trợ ngắn hạn để thúc đẩy chu trình luân chuyển hàng hóa nhằm tìm kiếm tạo ra giá trị gia tăng của doanh nghiệp Mối quan hệ này được phản ánh qua vốn lưu động thuần (net working capital)

Tác giả thống nhất các quan điểm về vốn lưu động như sau:

- Vốn lưu động (working capital) đề cập tới các tài sản trong ngắn hạn của doanh

nghiệp như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu và các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải trả nhà cung cấp

- Vốn lưu động thuần hay vốn lưu động ròng (net working capital) là giá trị

chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn:

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu vốn lưu động ròng (VLĐR) là một chỉ tiêu quan trọng, thể hiện cách thức

mà doanh nghiệp tài trợ cho các tài sản của mình, qua đó cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp Vốn lưu động ròng có thể dương hoặc âm Nếu VLĐR > 0, nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn và còn thừa ra một phần để tài trợ cho tài sản ngắn hạn; lúc này doanh nghiệp có khả năng thanh khoản tốt, tài sản được tài trợ một các ổn định Nếu VLĐR < 0, doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn của mình

để tài trợ cho các tài sản dài hạn, điều này là rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Trang 31

1.1.1.2 Phân loại vốn lưu động

Việc phân loại vốn lưu động giúp cho hoạt động quản trị vốn lưu động được thực hiện hiệu quả hơn Tổng hợp nhiều nghiên cứu cho thấy vốn lưu động có thể phân loại dựa theo các tiêu chí như sau

 Phân loại theo vai trò từng loại vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh

Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật

liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ

Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang,

bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết quả chuyển

Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn

bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý,…); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn,…); các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng)

 Phân loại theo hình thái biểu hiện

Vốn vật tư, hàng hóa: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện

vật cụ thể như nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm;

Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân

hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn

 Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn

Vốn lưu động tạm thời: là vốn ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính

chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản phải trả ngắn hạn khác

Vốn lưu động thường xuyên: là vốn ngắn hạn có tính chất ổn định hình thành nên

tài sản lưu động thường xuyên cần thiết

1.1.2 Khái niệm và vai trò của quản trị vốn lưu động

Từ các khái niệm liên quan đến vốn lưu động, có thể hiểu rằng “Quản trị vốn lưu động là việc xây dựng các chính sách vốn lưu động và thực hiện các chính sách

ấy trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp” (Nguyễn Thu Thủy,

2011, tr.288) Nó bao gồm việc quyết định mức tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho hợp lý và nguồn vốn tài trợ ngắn hạn cho chúng sao cho doanh nghiệp có thể duy trì thường xuyên, liên tục các hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 32

Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận hoạt động quản trị vốn lưu động đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và thương mại Năm vai trò chủ yếu của hoạt động quản trị vốn lưu động đó là:

Thứ nhất, quản trị vốn lưu động nhằm đảm bảo lượng vốn nhàn rỗi được đầu tư

một cách có hiệu quả Hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả và tiền mặt cần phải duy trì ở mức cân đối với đặc thù của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực khác nhau Việc chú trọng hoạt động quản trị vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn vốn của mình, không lãng phí dư thừa, nhưng cũng không thiếu đến mức phải gián đoạn hoạt động Việc phân bổ vốn hợp lý còn có thể giúp doanh nghiệp thu được những khoản lợi nhuận nhất định từ việc tận dụng chi phí cơ hội

Thứ hai, quản trị vốn lưu động đảm bảo khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài

chính ngắn hạn của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp phải duy trì mối quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau như nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan nhà nước, và đôi khi xuất hiện các khoản phải trả đối với các bên này, chẳng hạn thanh toán tiền nguyên vật liệu cho nhà cung cấp hay các khoản bồi thường đối với khách hàng Nếu hoạt động quản trị vốn lưu động không được tách ra để thực hiện một cách chuyên nghiệp thì doanh nghiệp sẽ rất khó đảm bảo việc thanh toán các khoản phải trả này một cách đầy đủ và đúng thời hạn Hậu quả là mối quan hệ với các nhà cung cấp bị ảnh hưởng và doanh nghiệp có nguy cơ gặp phải các trục trặc pháp lý Do đó, ở mỗi doanh nghiệp, phải quản lý và dự báo các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, không để doanh nghiệp phải gián đoạn hoạt động Có rất nhiều các nghiên cứu trước đã khẳng định ảnh hưởng của quản trị vốn lưu động tới tính thanh khoản của doanh nghiệp như Chiou và Cheng (2006), Kim và cộng sự (1998), Moss và Stine (1993) hay Schilling (1996)

Thứ ba, quản trị vốn lưu động duy trì sự cân bằng hiệu quả giữa các tài sản ngắn

hạn và các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp Sự cân bằng giữa các nguồn tài trợ với các khoản mục tài sản của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tồn tại vững chắc của một doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp thường xuyên phải dùng các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, chẳng hạn việc dùng tiền thanh toán nhà cung cấp nguyên vật liệu để mua tài sản cố định, sớm muộn doanh nghiệp cũng sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản Ngược lại, nếu doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ dài hạn để thanh toán các nghĩa

vụ ngắn hạn, chẳng hạn dùng lợi nhuận giữ lại để thanh toán nguyên vật liệu, điều đó khiến doanh nghiệp không tận dụng được chi phí cơ hội từ việc đầu tư tài chính hay gửi

Trang 33

lãi suất, hoặc mua sắm tài sản cố định để mở rộng sản xuất Bởi vậy, nhà quản trị vốn lưu động phải cân bằng được nguồn tài trợ ngắn hạn và các tài sản ngắn hạn trong hoạt động kinh doanh hàng ngày, và để đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động một cách vững chắc nhất

Thứ tư, quản trị vốn lưu động tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của

doanh nghiệp Điều này đã được minh chứng qua các nghiên cứu của Deloof (2003), Eljelly (2004), Padachi (2006), Lazaridis và Tryfonnidis (2006) khi họ cho rằng nhà quản trị doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả kinh doanh bằng cách đẩy nhanh chu kỳ chuyển hóa tiền mặt và giữ các khoản phải thu, khoản phải trả và hàng tồn kho ở mức tối ưu Một số tác giả khác cũng kết luận rằng có thể tăng tỷ suất lợi nhuận thông qua việc giảm thời gian thu hồi các khoản nợ cũng như giảm vòng quay hàng tồn kho để làm sao giảm được chu kỳ chuyển hóa tiền mặt một cách tối ưu nhất (Mansoori và Muhammad, 2012a; Zariyawati và các cộng sự, 2009; Mohamad và Saad, 2010)

Thứ năm, quản trị vốn lưu động hiệu quả tạo nên uy tín cho doanh nghiệp Rõ

ràng, việc doanh nghiệp đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự tin cậy với các nhà cung cấp, khách hàng,

cơ quan nhà nước cũng như các cơ quan truyền thông và công chúng Điều này sẽ khiến cho uy tín cũng như xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp tăng cao Từ đó, doanh nghiệp

sẽ dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn cũng như được đối tác tiếp tục cho hưởng các chính sách bán chịu

1.1.3 Nội dung của quản trị vốn lưu động

1.1.3.1 Quản trị tiền mặt (Cash management)

1.1.3.1.1 Khái niệm tiền mặt và quản trị tiền mặt

Tiền mặt bao gồm các khoản tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn

Để duy trì hoạt động thường xuyên và dự phòng cho những biến động bất thường cũng như tận dụng nhanh chóng các cơ hội đầu tư, doanh nghiệp phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định tại quỹ cũng như tại ngân hàng Tuy nhiên, tiền mặt tại quỹ không có khả năng sinh lợi còn tiền gửi ngân hàng có mức sinh lợi thấp Chính vì vậy, mục đích của quản trị tiền mặt là giảm thiểu lượng tiền mặt nắm giữ mà vẫn đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán, dự phòng những biến động có thể xảy ra và tận dụng

Trang 34

tốt các cơ hội đầu tư Do đó, có thể hiểu quản trị tiền mặt là quyết định mức tồn quỹ

tiền mặt, cụ thể là đi tìm bài toán tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phí đạt tối thiểu mà vẫn đủ để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp (Nguyễn Tấn Bình, 2007)

1.1.3.1.2 Các mô hình quản trị tiền mặt

Mô hình quản trị tiền mặt thực chất là sự cân bằng giữa tiền mặt tồn quỹ và chứng khoán ngắn hạn theo thời gian Mỗi mô hình được lập trên các giả thiết nhất định, được ứng dụng để phân bổ và cân đối giữa lượng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn do công

ty nắm giữ tùy theo tình hình hoạt động Các mô hình sẽ giúp xác định khối lượng và thời gian chuyển đổi qua lại giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn Những mô hình thường được dùng để quản trị tiền mặt là: mô hình Baumol và mô hình Miller - Orr

Đây là mô hình ra đời sớm nhất do William Baumol (1952) phát triển từ mô hình lượng đặt hàng tối ưu (EOQ) nhằm giúp nhà quản lý tối thiểu hóa các chi phí liên quan tới việc chuyển đổi qua lại giữa tiền mặt và chứng khoán trong một thời gian xác định

Mô hình Baumol giả định rằng:

- Doanh nghiệp định kỳ nhận được một lượng tiền mặt nhất định, nhưng đồng thời cũng phải liên tục chi tiền ra, theo một tỷ lệ ổn định

- Nhu cầu tiền mặt trong một giai đoạn cụ thể (tháng, quý, năm) của công ty có thể

dự báo trước một cách chính xác

- Khi số dư tiền mặt ban đầu giảm xuống bằng không, hay ở mức an toàn tối thiểu, thì số dư tiền mặt lập tức sẽ được tăng lên do việc bán chứng khoán nhầm đạt được số

dư tiền mặt ban đầu

Tổng chi phí cho việc tồn quỹ tiền mặt sẽ gồm: chi phí giao dịch (chuyển đổi chứng khoán về tiền mặt) và chi phí cơ hội của tiền mặt tồn quỹ

Tổng chi phí (Z) = Chi phí giao dịch + Chi phí cơ hội

T F

Trong đó:

T: Tổng nhu cầu tiền mặt trong kỳ; F: Chi phí giao dịch cố định cho mỗi lần mua

hoặc bán chứng khoán; r : Chi phí cơ hội vốn do nắm giữ tiền mặt, có thể sử dụng lãi suất của chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao; C: Mức tiền mặt tồn quỹ ban

Trang 35

đầu và tại thời điểm chuyển đổi chứng khoán để bù đắp; C/2: Mức tiền mặt tồn quỹ bình quân; T/C: Số lần giao dịch, chuyển đổi giữa chứng khoán và tiền mặt trong kỳ

Mục tiêu của mô hình chính là tìm mức tiền mặt tồn quỹ (C) tối ưu, sao cho tổng chi phí (Z) nhỏ nhất Tại mức tồn quỹ mà tổng chi phí đạt cực tiểu, ta có:

0 2

dZ

Vậy

2 2

r C

r

FT

C 2

Mô hình Baumol đã có nhưng vai trò nhất định trong việc giúp nhà quản trị quản

lý nguồn tiền mặt của doanh nghiệp:

- Thứ nhất, mô hình Baumol giúp nhà quản trị quyết định khối lượng tiền mặt

trong mối tương quan với chi phí

- Thứ hai, mô hình Baumol rất dễ dàng cập nhật, do đó chỉ cần thay số liệu mới

vào mô hình để có kết quả phì hợp với tình hình thực tế hơn

Tuy nhiên, mô hình Baumol được xây dựng dựa trên những giả định quá đơn giản, đôi khi không thực tế Sự đơn giản hóa của mô hình bắt nguồn từ việc đơn giản hóa các chi phí trong mô hình như:

- Tổng nhu cầu tiền mặt (T) trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác

của việc sự báo nhu cầu tiền mặt

- Chi phí giao dịch (F) cố định cho mỗi lần giao dịch là không phì hợp với hoạt

động của công ty cũng như điều kiện của thị trường tiền tệ Nhiều loại giao dịch có phí giao dịch không căn cứ theo số lần mà theo giá trị của giao dịch

- Giả định công ty định kỳ được nhận một lượng tiền mặt nhất định trong chi tiêu lại phải liên tục cũng là một giả định không phù hợp với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp

Mô hình Miller - Orr

Điểm hạn chế của mô hình Baumol xuất phát ngay từ giả định ban đầu không phù hợp với thực tế (dòng tiền rời rạc với lưu chuyển tiền thuần ổn định, không đổi qua các kỳ) Để khắc phục những nhược điểm này, hai nhà khoa học Merton Miller và Daniel Orr đã phát triển mô hình tồn quỹ với giả định lưu chuyển tiền thuần biến động ngẫu nhiên, chênh lệch so với giá trị bình quân một đại lương là phương sai thu chi ngân quỹ (ký hiệu Vb)

Trước hết, mức tồn quỹ tối ưu M* được xác định theo công thức:

M* = 2 𝑥 𝑀𝑛 𝑥 𝐶𝑏

𝑖

Trang 36

Hình 1.1: Minh họa mô hình Miller – Orr

Nguồn: Phan Hồng Mai, 2012 Hình 1.1 biểu diễn mối quan hệ giữa M*, Mmin và Mmax Chỉ khi số dư ngân quỹ vượt quá khung giới hạn thì doanh nghiệp sẽ cần điều chỉnh mức tồn quỹ của mình Điều này rất quan trọng vì doanh nghiệp trong thực tế không thể luôn có điều kiện để điều chỉnh tồn quỹ về mức tối ưu do độ chênh lệch quá nhỏ, chi phí phát sinh lớn hơn lợi ích kinh tế đạt được, Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn điều chỉnh số dư ngân quỹ vê M* thì có thể sử dụng một số biện pháp như thay đổi chính sách thanh toán, đầu tư chứng khoán thanh khoản, gửi tiết kiệm, cho vay,…hoặc ngược lại bán chứng khoán thanh khoản, rút tiết kiệm, thu hồi các khoản ủy thác đầu tư hoặc đi vay

Giống như mô hình Baumol, mô hình Miller - Orr cũng có những nhược điểm xuất phát từ những giả định khi xây dựng mô hình:

Trang 37

Thứ nhất, giả định dòng ngân lưu của công ty là biến động ngẫu nhiên và hoàn

toàn không thể dự báo trước được chưa sát với thực tế bởi có nhưng khoản thu, chi hoàn toàn có thể biết trước như tiền lương hay nợ ngân hàng

Thứ hai, số dư tiền mặt chỉ được phép dao động trong phạm vi giới hạn trên và

giới hạn dưới, khi mức tiền tồn quỹ vượt khỏi giới hạn này, nhà quản trị chỉ cần đưa ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán Trên thực tế điều này không phải lúc nào cũng đúng, ví dụ như nhà quản trị không nhất thiết phải bán chứng khoán khi mức tiền tồn quỹ giảm xuống mức tín hiệu, khi biết rằng công ty sẽ sớm nhận được một khoản tiền trong tài khoản vãng lai

Trên đây là hai mô hình quản trị tiền mặt kinh điển cũng như được sử dụng một cách rộng rãi Bên cạnh đó còn có mô hình Stone, đây là mô hình cải tiến tính thực tiễn của mô hình Miller- Orr bằng cách cho phép nhà quản trị dựa trên kinh nghiệm của mình

về dòng ngân lưu của công ty để đưa ra một mức tồn quỹ thích hợp Hiện nay, các học giả trên thế giới vẫn đang liên tục tìm tòi và phát triển các mô hình mới để dự đoán về mức tồn quỹ tối ưu cho doanh nghiệp Ví dụ như hệ thống quản trị tiền mặt đa chiều (a multidimensional cash management system) của Baccarin (2009), mô hình Optimal impulse control của Sato và Sawaki (2009) hay mô hình Evolutionary model của Moraes

và Nagano (2012) Tuy nhiên, các mô hình này vẫn còn cần thời gian để kiểm chứng

1.1.3.2 Quản trị hàng tồn kho (Inventory management)

1.1.3.2.1 Khái niệm quản trị hàng tồn kho

Theo Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS (2001), hàng tồn kho là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong

Trong một doanh nghiệp, hàng tồn kho bao giờ cũng là một trong những tài sản có giá trị lớn nhất trên tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó bởi hàng tồn kho là tất cả những nguồn lực dự trữ nhằm đáp ứng cho nhu cầu hiện tại hoặc tương lai của doanh nghiệp Những tài sản này có thời gian luân chuyển ngắn, thường không quá một năm

và có giá trị thấp nên được xếp vào tài sản lưu động Từ đó có thể thấy rằng, quản trị

hàng tồn kho là giám sát số dư hàng tồn kho nhằm đảm bảo cân bằng giữa các chi phí

và lợi ích khi nắm giữ hàng tồn kho (Berk và cộng sự, 2012)

Trang 38

1.1.3.2.2 Các phương pháp quản trị hàng tồn kho

Quản trị tồn kho liên quan đến ba loại chi phí sau:

Chi phí đặt hàng: Là chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao gồm: chi

phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng ) và các chi phí chuẩn bị, thực hiện việc vận chuyển hàng đến kho của doanh nghiệp

Chi phí lưu kho: Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động tồn trữ như

chi phí về kho hàng; chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện; chí phí về nhân lực cho hoạt động giám sát, quản lý; phí tổn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho; thiệt hại của hàng tồn kho do mất mát hư hỏng hoặc không sử dụng được

Chi phí mua hàng: Là chi phí được tính từ khối lượng hàng hóa của đơn hàng và

giá mua một đơn vị Thông thường chi phí mua hàng không ảnh hưởng đến mô hình tồn kho trừ mô hình khấu trừ theo số lượng

Một số mô hình hỗ trợ doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho hiệu quả bằng việc trả lời hai vấn đề quan trọng: Nên đặt mua hàng với số lượng là bao nhiêu và khi nào thì tiến hành đặt hàng?

Mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả (EOQ)

Mô hình EOQ (Economic Ordering Quantity) là một trong những kỹ thuật kiểm

soát tồn kho lâu đời nhất nhưng đến nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng

Mô hình EOQ phải tuân theo các giả định quan trọng: Nhu cầu vật tư trong một năm được biết trước và ổn định không đổi; thời gian chờ hàng kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận hàng không thay đổi và phải được biết trước; sự thiếu hụt dự trữ hoàn toàn không xảy ra nếu đơn hàng được thực hiện đúng; toàn bộ số lượng đặt mua hàng được nhận cùng một lúc; và không có chiết khấu theo số lượng

Mô hình EOQ là một mô hình quản trị hàng tồn kho mang tính định lượng nhằm làm tối thiểu hóa hai chi phí phản ứng ngược chiều nhau: Tổng chi phí đặt hàng và chi phí lưu kho Khi quy mô đơn hàng tăng lên, ít đơn hàng hơn được yêu cầu làm cho chi phí đặt hàng giảm, trong khi mức dự trữ bình quân sẽ tăng lên, dẫn đến tăng chi phí lưu kho Do đó mà trên thực tế số lượng đặt hàng tối ưu là kết quả của một sự dung hòa giữa hai chi phí có liên hệ nghịch nhau này Với những giả thiết trên, sơ đồ biểu diễn mô hình EOQ được thể hiện như Hình 1.2

Trang 39

Hình 1.2: Mô hình chi phí theo EOQ

Nguồn: Trương Đoàn Thể, 2013& ACCA F9 Công thức tổng chi phí như sau:

Tổng chi phí = Chi phí đặt hàng + Chi phí tồn kho

QS + Q

2 H Trong đó: D: Tổng nhu cầu đặt hàng cần nhập trong kỳ; Q: Lượng đặt hàng mỗi lần; S: Chi phí cố định cho một đơn hàng; H: Chi phí tồn kho một đơn vị; D/Q: Số lần đặt hàng (số đơn hàng); Q/2: Mức tồn kho bình quân

Qua hình vẽ trên, có thể thấy tổng chi phí đạt được giá trị nhỏ nhất khi lượng đặt hàng tối ưu (Q*) Tổng chi phí nhỏ nhất tại điểm đường cong chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng cắt nhau Do đó, lượng đặt hàng tối ưu sẽ được xác định như sau:

Như vậy, tổng chi phí tồn kho tối thiểu được xác định bằng cách thay giá trị qui

mô đơn hàng tối ưu (Q*) vào phương trình tổng chi phí:

TCmin = SD

Q∗ +

H Q∗2Hình 1.3 cho thấy, thời gian chờ hàng (L) là thời gian cần thiết từ lúc đặt hàng đến khi nhận được hàng, do đó phải tính toán được thời gian chờ hàng chính xác để tiến hành đặt hàng Thời điểm đặt hàng được xác định tại thời điểm có mức tồn kho đủ cho nhu cầu sử dụng trong thời gian chờ hàng Mức tồn kho đó gọi là điểm đặt hàng lại (ROP):

ROP = Nhu cầu hàng ngày (d) x Thời gian chờ hàng (L)

Trang 40

Trong đó: d = D (Nhu cầu hàng năm)

Số ngày làm việc trong năm

Hình 1.3: Sơ đồ chu kỳ đặt hàng dự trữ theo mô hình EOQ

Nguồn: Trương Đoàn Thể, 2013& ACCA F9

Mô hình Just-in-time (JIT)

Theo Dương Ngọc Dũng (2008), mô hình Just-In-Time (JIT) được hiểu là đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm JIT là mô hình sản xuất trong đó các luồng nguyên vật liệu, hàng hoá và sản phẩm luân chuyển trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quy trình tiếp theo

có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt Từ đó JIT cũng được biết như một phương pháp sản xuất không tồn kho, bởi vì yếu tố quan trọng trong việc áp dụng thành công JIT là giảm tồn kho tới mức tối thiểu tại nhiều công đoạn khác nhau trong dây chuyền sản xuất Điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa những công đoạn sao cho mỗi công đoạn chỉ sản xuất chính xác số lượng cần thiết cho công đoạn sau

Lợi ích của phương pháp JIT: Một trong những lợi ích nổi bật để nhận biết hệ

thống JIT là lượng tồn kho thấp Lợi ích rõ ràng nhất của lượng tồn kho thấp là tiết kiệm được không gian, chi phí do không phải ứ đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trong kho Lợi ích thứ hai thì khó thấy hơn nhưng lại là một khía cạnh then chốt của mô hình JIT, đó là tồn kho luôn là nguồn lực dự trữ để khắc phục những mất cân đối trong quá trình sản xuất, có nhiều tồn kho sẽ làm cho những nhà quản trị ỷ lại, không cố gắng khắc phục những sự cố trong sản xuất và dẫn đến chi phí tăng cao

Một mặt phương pháp JIT làm giảm dần dần lượng tồn kho, từ đó doanh nghiệp càng dễ tìm thấy và giải quyết những khó khăn phát sinh Mặt khác phương pháp JIT nhằm mục đích giảm đi chi phí không cần thiết giữa các công đoạn Qua đó, không có

Ngày đăng: 30/10/2017, 08:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tấn Bình, 2007, Quản trị tài chính ngắn hạn, Nhà Xuất bản thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính ngắn hạn
Nhà XB: Nhà Xuất bản thống kê
2. Nguyễn Tấn Bình, 2010, Phân tích hoạt động DN, tái bản lần thứ 9, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động DN
Nhà XB: NXB Thống kê
3. Phạm Trọng Bình, 2000, Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mã số UB 03.00, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam
4. Phạm Thị Bích Chi, 2005, Hoàn thiện hạch toán kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp Việt nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hạch toán kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp Việt nam
5. Nguyễn Văn Công, 2009, Bàn về hiệu quả kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 144, trang 112- 116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về hiệu quả kinh doanh và hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2002, Nghị Quyết 14- NQ/ TW ngày 18 tháng 3/2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị Quyết 14- NQ/ TW ngày 18 tháng 3/2002
10. Phạm Tiến Đạt, 2011, Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Tài chính, tháng 3/2011, trang 16-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tăng cường khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam
11. Phạm Công Đoàn, 2009, Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí Thương mại, số 6/2009, trang 93-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội
12. Huỳnh Phương Đông, 2010, Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 13, trang 40- 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
13. Lê Thị Thanh Hải, 2006, Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước ở Việt nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Đại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước ở Việt nam
14. Nguyễn Thanh Hải, 2011, Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại bán lẻ hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội
15. Nguyễn Thị Thanh Hải, 2013, Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải
16. Thu Hoài, 2012, Giải quyết hàng tồn kho: Cần giải pháp nào?, Tạp chí Công nghiệp, Kỳ I, tháng 11/2012, trang 16- 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải quyết hàng tồn kho: Cần giải pháp nào
17. Nguyễn Thế Hùng, 2012, Về một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, Tạp chí công nghiệp, Kỳ I, tháng 11/2012, trang 26- 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp
18. Trần Khánh Hưng, Nguyễn Ngọc Quang, 2014, Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất trong nước và một số nước trong khu vực sau khủng hoảng tài chính, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 204 (II) tháng 6/2014, trang 132- 138 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất trong nước và một số nước trong khu vực sau khủng hoảng tài chính
19. Nguyễn Thị Mai Hương, 2008, Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam
21. Josette Peyrard (2005), Phân tích tài chính DN, NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh 22. Nguyễn Đình Kiệm, 2008, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tài chính DN", NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh 22. Nguyễn Đình Kiệm, 2008, "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Josette Peyrard
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh 22. Nguyễn Đình Kiệm
Năm: 2005
24. Phan Hồng Mai, 2012, Ứng dụng mô hình Miller- Orr để quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long, Tạp chí Kinh tế &amp;phát triển, số 186, trang 37- 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng mô hình Miller- Orr để quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp: Nghiên cứu tại công ty cổ phần Sông Đà Thăng Long
26. Dương Thị Nhi, 2011, Huy động vốn cho doanh nghiệp: Từ lý luận đến thực tiễn, Tạp chí Tài chính, tháng 3/2011, trang 8-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huy động vốn cho doanh nghiệp: Từ lý luận đến thực tiễn
85. Nobanee, H. and AlHajjar, M., 2009. A note on working capital management and corporate profitability of Japanese firms. Available at:http://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=1433243 [Accessed 8 June 2015] Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w