1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp tăng cường giám sát hoạt động các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam

74 311 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 273,53 KB

Nội dung

MỤC LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán có hiệu quả, một yếu tố không thể thiếu được là các chủ thể kinh doanh trên thị trường chứng khoán. Mục tiêu của việc hình thành thị trường chứng khoán là thu hút vốn đầu tư dài hạn cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Do vậy, để thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách có trật tự, công bằng và hiệu quả cần phải có sự ra đời của các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Việc thành lập, đi vào hoạt động và ngày càng phát triển của các công ty chứng khoán là một tất yếu khách quan. Hoạt động của các công ty chứng khoán có tác động và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển lành mạnh và ổn định thị trường. Kinh nghiệm các nước cho thấy, việc hoạt động lành mạnh và có hiệu quả của các công ty chứng khoán là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, đồng thời việc giám sát đánh giá hoạt động công ty chứng khoán thuộc về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước. Trong thời gian qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã thực hiện giám sát và đánh giá hoạt động các công ty chứng khoán nhưng công tác này còn mang nặng tính thủ công và việc đánh giá chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu mang tính định lượng. Việc đánh giá này chưa có tính thống nhất và chủ yếu dựa trên cơ sở báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán. Với điều kiện và tình hình phát triển của thị trường chứng khoán như hiện nay, việc áp dụng các phương pháp đánh giá có tính chất định lượng không đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quản lý cũng như chưa đáp ứng được đòi hỏi cấp bách về tính lành mạnh, minh bạch trong báo cáo tài chính của các tổ chức trung gian trên thị trường. 3 Xuất phát từ các lý do trên, em đã nghiên cứu và lựa chọn thực hiện đề tài “Giải pháp tăng cường giám sát hoạt động các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận chung về công ty chứng khoán và giám sát hoạt động của công ty chứng khoán từ phía Nhà nước. Trên cơ sở những nghiên cứu đó, đề tài phân tích thực trạng hoạt động giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với các công ty chứng khoán tại Việt Nam hiện nay nhằm tìm ra những tồn tại và nguyên nhân, qua đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động giám sát các công ty chứng khoán tại Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đề tài lấy hoạt động công ty chứng khoán và việc giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam trong các năm 2009, 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một số vấn đề lý luận, thực tiễn có liên quan trực tiếp đến công ty chứng khoán và việc giám sát của Ủy ban Chứng khoán đối với hoạt động của các công ty chứng khoán. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận, giải quyết thực tiễn như phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế và vận dụng các phương pháp tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, đồng thời đưa ra hệ thống các biện pháp nhằm tăng cường giám sát hoạt động các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4. Kết cấu của luận văn 4 Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cầu gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Công ty chứng khoán và giám sát hoạt động công ty chứng khoán. - Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát đối với các công ty chứng khoán ở Việt Nam trong những năm qua. - Chương 3: Một số giải pháp tăng cường hoạt động giám sát các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1.1. Khái niệm Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Về cơ bản, để được thành lập và hoạt động, công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau: - Điều kiện về trụ sở: Do đặc trưng của hoạt động kinh doanh chứng khoán và đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán phải đáp ứng các quy định về địa điểm kinh doanh cố định và có thiết bị giao dịch đủ tiêu chuẩn. - Điều kiện về vốn: Công ty chứng khoán phải có mức vốn điều lệ tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn pháp định thường được quy định cụ thể cho từng loại hình nghiệp vụ và một công ty chứng khoán tham gia thực hiện càng nhiều nghiệp vụ thì càng yêu cầu có nhiều vốn. - Điều kiện về nhân sự: Những người quản lý hay nhân viên của công ty chứng khoán phải có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm cũng như độ tín nhiệm và tính trung thực. Thông thường, tất cả các nước đều yêu cầu nhân viên của công ty chứng khoán phải có giấp phép hành nghề. 1.1.2. Mô hình tổ chức Hiện nay trên thế giới tồn tại hai mô hình tổ chức của công ty chứng khoán là mô hình công ty chứng khoán đa năng và mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh. 6 * Mô hình công ty chứng khoán đa năng Theo mô hình công ty đa năng, công ty chứng khoán là một bộ phận cấu thành của ngân hàng thương mại. Hay nói cách khác, ngân hàng thương mại kinh doanh trên cả hai lĩnh vực là tiền tệ và chứng khoán, bảo hiểm. Ngân hàng thương mại là những công ty có số vốn khổng lồ và sẵn sàng gia nhập những ngành có lợi nhuận cao. Với lợi thế về kinh nghiệm, vốn và chuyên môn, ngân hàng thương mại sẽ dễ dàng trong kinh doanh, cung ứng những dịch vụ tài chính đa dạng phong phú liên quan đến tài chính tiền tệ, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động khác trong lĩnh vực tài chính. Mô hình công ty chứng khoán đa năng có ưu điểm là có thể giảm bớt được rủi ro hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng các biến động của TTCK là cao. Mặt khác, ngân hàng tận dụng được các thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán, khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình này cũng bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ và thích hoạt động cho vay hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Đồng thời các ngân hàng cũng rất dễ gây lũng đoạn thị trường, và các biến động trên thị trường chứng khoán, nếu có, sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng do không tách bạch giữa hai loại hình kinh doanh này. 7 HÌNH 1.1: MÔ HÌNH CTCK ĐA NĂNG HOÀN TOÀN Tại Việt Nam, do quy mô các ngân hàng thương mại nói chung là rất nhỏ bé, và đặc biệt vốn dài hạn rất thấp, hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu trong lĩnh vực thương mại ngắn hạn, trong khi hoạt động của TTCK thuộc lĩnh vực vốn dài hạn. Khả năng khắc phục những yếu điểm này của ngân hàng Việt Nam còn rất lâu dài. Do đó, để bảo vệ an toàn cho các ngân hàng, Nghị định 144/CP về chứng khoán và TTCK quy định các ngân hàng thương mại muốn kinh doanh chứng khoán phải tách ra một phần vốn tự có của mình thành lập một công ty chứng khoán chuyên doanh trực thuộc, hạch toán độc lập với ngân hàng. * Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty chứng khoán độc lập, chuyên môn hoá trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán. Mô hình này giúp hạn chế rủi ro cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thị trường, tạo điều kiện cho TTCK phát triển do tính chuyên môn hóa cao hơn. 8 HÌNH 1.2: MÔ HÌNH CTCK CHUYÊN DOANH 1.1.3. Các nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK. Hoạt động kinh doanh chứng khoán dựa trên hai nhóm nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc tài chính và nguyên tắc đạo đức. 1.1.3.1. Nguyên tắc tài chính Do tính đặc thù trong hoạt động nên hầu hết các nước đều đặt ra những nguyên tắc, quy định rất chặt chẽ về tài chính đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Thông thường, các tổ chức này phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chí sau: 9 - Mức vốn hoạt động: Vốn của một tổ chức kinh doanh chứng khoán nhiều hay ít phụ thuộc vào loại tài sản cần tài trợ, loại tài sản này lại được quyết định bởi loại hình nghiệp vụ thực hiện. Chẳng hạn, bảo lãnh phát hành chứng khoán là hình thức kinh doanh mà tổ chức kinh doanh cần có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều vốn, nhất là trường hợp tổ chức kinh doanh chứng khoán đứng ra bảo lãnh những đợt phát hành lớn. Vì vậy nghiệp vụ bảo lãnh đòi hỏi vốn phải đủ lớn. Đối với hoạt động tự doanh cũng phải duy trì số lượng lớn các chứng khoán để thực hiện việc mua vào bán ra, trong khi giá các chứng khoán luôn biến động. Còn các hoạt động môi giới, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư chứng khoán,… do đặc điểm của các hoạt động này nên không cần vốn lớn. Do kinh doanh chứng khoán là kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, có ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng đầu tư nên sự tồn tại ổn định, lâu dài của tổ chức kinh doanh chứng khoán và sức mạnh tài chính của các tổ chức này trong một môi trường dễ biến động cần phải được đảm bảo. Chính vì vậy pháp luật nhiều nước vẫn quy định điều kiện về mức vốn đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Vốn pháp định của tổ chức kinh doanh chứng khoán thường được quy định cụ thể cho từng loại hình kinh doanh. Một tổ chức kinh doanh chứng khoán càng tham gia vào nhiều loại hình thì càng cần phải có nhiều vốn. Trên cơ sở các yếu tố khác nhau như quy mô thị trường, giao dịch dự kiến, khả năng tài chính của các tổ chức tham gia thị trường mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về mức vốn pháp định đối với các chủ thể kinh doanh chứng khoán. Ở Việt Nam, các công ty chứng khoán muốn tham gia bốn loại hình kinh doanh: môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán phải có vốn điều lệ tối thiểu là 300 tỷ đồng. - Cơ cấu vốn: Cũng như các tổ chức kinh doanh khác việc huy động vốn của tổ chức kinh doanh chứng khoán được thực hiện thông qua việc nhận vốn góp từ các cổ đông (trường hợp công ty cổ phần) hoặc huy động vốn từ bên ngoài, 10 tùy theo quy mô và tính chất của nó. Tổ chức kinh doanh chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn phải dựa vào vốn của các thành viên, vào các khoản vay của ngân hàng hoặc thỏa thuận cho thuê khác. Việc huy động các nguồn vốn và cơ cấu vốn của các chủ thể kinh doanh chứng khoán có một số đặc điểm sau: + Tổ chức kinh doanh chứng khoán phụ thuộc nhiều vào các khoản vay ngắn hạn. + Chứng khoán có thể mua bán, trao đổi trên thị trường thường chiếm phần lớn trong tổng giá trị tài sản (khoảng 40-60%) và tổng giá trị cổ phiếu (khoảng 90%). + Tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản ròng phải duy trì ở mức độ nhất định. Như ở Hàn Quốc, tổng các khoản nợ không được phép quá 5 lần tổng tài sản ròng, ở Mỹ là không quá 15 lần. - Quản lý vốn và hạn mức kinh doanh: Bên cạnh việc đáp ứng các tiêu chí về mức vốn hoạt động, cơ cấu vốn, tổ chức kinh doanh chứng khoán còn phải tuân thủ các nguyên tắc về việc sử dụng vốn và các hạn mức trong kinh doanh. Các nguyên tắc này khác nhau tùy theo đặc điểm của từng nghiệp vụ mà các tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện. Nhìn chung các nguyên tắc về sử dụng vốn mà pháp luật đặt ra đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán thường bao gồm: cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu), mức vốn khả dụng phải duy trì, trích lập quỹ bù đắp rủi ro, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,… Đối với việc quản lý hạn mức kinh doanh, tùy theo từng nước mà có các quy định khác nhau, thông thường các nước quy định một số hạn mức sau để hạn chế rủi ro đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán cũng như đảm bảo hạn chế các xung đột lợi ích có thể xảy ra: + Hạn chế mức mua sắm tài sản cố định theo một tỷ lệ phần trăm trên vốn điều lệ. [...]... bộ phận hoạt động cấu thành hoạt động giám sát thị trường Hoạt động giám sát công ty chứng khoán dựa trên các hoạt động cụ thể, các số liệu, tài liệu báo cáo để phân tích, đối chiếu với các quy định trong văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, sớm phát hiện các dấu hiệu thiếu sót hoặc vi phạm của công ty chứng khoán Có hai hình thức giám sát công ty chứng khoán, giám sát từ xa và... để các doanh nghiệp chuẩn bị cho quá trình niêm yết chứng khoán trên các Sở giao dịch chứng khoán 1.2 GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.2.1 Khái niệm về giám sát hoạt động CTCK Giám sát thị trường chứng khoán: bao gồm những hoạt động nhằm theo dõi và kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật của các thành viên tham gia thị trường chứng khoán, phát hiện các hành vi vi phạm của các. .. tư Các hoạt động giám sát trên thị trường chứng khoán thường do cơ quan quản lý chứng khoán, các tổ chức như Sở giao dịch chứng khoán, Hiệp hội giao dịch chứng khoán thực hiện nhằm đảm bảo thị trường hoạt động công bằng, công khai và minh bạch Hệ thống giám sát: bao gồm hệ thống nhân sự trong các cơ quan, tổ chức thực hiện giám sát, hệ thống pháp lý và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác giám. .. ty chứng khoán tự tiến hành giao dịch mua bán các chứng khoán cho chính mình Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán có thể được thực hiện trên thị trường giao dịch tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) hoặc trên thị trường OTC, … Trên thị trường giao dịch tập trung lệnh giao dịch của công ty chứng khoán được đưa vào hệ thống và được thực hiện tương tự như lệnh giao dịch của khách hàng Trên thị trường. .. trợ công tác giám sát Tuỳ theo từng mô hình giám sát, hệ thống nhân sự giám sát được sắp xếp theo các cấp giám sát do các đơn vị thực hiện chức năng quản lý và giám sát thị trường khác nhau thực hiện Hệ thống pháp lý bao gồm các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán, các quy định và tiêu chí giám sát, quy định về cưỡng chế thực thi trên thị trường chứng khoán Hệ thống công nghệ thông tin... 1.1.4 Các hoạt động kinh doanh của CTCK Tùy đặc điểm hệ thống tài chính từng nước, các loại hình kinh doanh dịch vụ của các công ty chứng khoán cũng có một số nét khác nhau Các công ty chứng khoán có thể là những công ty chuyên một loại hình nghiệp vụ hoặc là những công ty đa dịch vụ hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh chứng khoán Tuy nhiên, nhìn chung, hoạt động chính của các công ty chứng khoán. .. ích của các nhà đầu tư, đặc biệt để ngăn chặn các hoạt động giao dịch trái pháp luật của các công ty chứng khoán khi họ thực hiện kinh doanh chứng khoán cho chính mình (hoạt động tự doanh chứng khoán) Cấu trúc của thị trường không nên ưu đãi vô lý cho một số người này hơn những người khác trên thị trường cho dù họ là pháp nhân hay thể nhân, dù là công ty chứng khoán hay công ty phát hành chứng khoán. .. công ty + Kiểm tra công ty chứng khoán trong trường hợp báo cáo tài chính có dấu hiệu bất thường, ý kiến kiểm toán ngoại trừ trọng yếu + Các trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý Giữa hoạt động giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ công ty chứng khoán có mối quan hệ mật thiết với nhau Thông qua hoạt động giám sát từ xa công ty chứng khoán các dấu hiệu thiếu sót, vi phạm pháp luật của công ty. .. các quy trình nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh chứng khoán buộc các CTCK phải tuân thủ, đảm bảo các hoạt động kinh doanh chứng khoán của CTCK hiệu quả, minh bạch và chuyên nghiệp Ngoài ra còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình giám sát như ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, mô hình tổ chức giám sát đối với công ty chứng khoán, sự phối hợp giữa cơ quan giám sát với công ty chứng khoán. .. các thành viên tham gia thị trường trong đó có các công ty chứng khoán, bảo vệ tối đa lợi ích của các nhà đầu tư Cụ thể hơn, với tư cách là cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán ở các quốc gia đều có chung một nhiệm vụ là quản lý, giám sát hoạt động công ty chứng khoán Để thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả, cơ quan quản lý thường sử dụng hệ thống các tiêu chí giám sát . 3: Một số giải pháp tăng cường hoạt động giám sát các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 5 CHƯƠNG 1: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CHỨNG KHOÁN 1.1. NHỮNG. 1: Công ty chứng khoán và giám sát hoạt động công ty chứng khoán. - Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát đối với các công ty chứng khoán ở Việt Nam trong những năm qua. - Chương 3: Một số giải. thiện hoạt động giám sát các công ty chứng khoán tại Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đề tài lấy hoạt động công ty chứng khoán và việc giám sát của Ủy ban Chứng khoán

Ngày đăng: 03/11/2014, 03:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH 1.1: MÔ HÌNH CTCK ĐA NĂNG HOÀN TOÀN - giải pháp tăng cường giám sát hoạt động các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
HÌNH 1.1 MÔ HÌNH CTCK ĐA NĂNG HOÀN TOÀN (Trang 7)
HÌNH 1.2: MÔ HÌNH CTCK CHUYÊN DOANH - giải pháp tăng cường giám sát hoạt động các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
HÌNH 1.2 MÔ HÌNH CTCK CHUYÊN DOANH (Trang 8)
BẢNG 2.2: 10 CTCK Cể DT MễI GIỚI LỚN NHẤT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 - giải pháp tăng cường giám sát hoạt động các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
BẢNG 2.2 10 CTCK Cể DT MễI GIỚI LỚN NHẤT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 (Trang 41)
BẢNG 2.3: 10 CTCK Cể DT TỰ DOANH LỚN NHẤT TRONG 2011 - giải pháp tăng cường giám sát hoạt động các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
BẢNG 2.3 10 CTCK Cể DT TỰ DOANH LỚN NHẤT TRONG 2011 (Trang 41)
BẢNG 2.4: 10 CTCK Cể DT TỰ DOANH LỚN NHẤT TRONG 6 THÁNG ĐẦU  NĂM 2012 - giải pháp tăng cường giám sát hoạt động các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
BẢNG 2.4 10 CTCK Cể DT TỰ DOANH LỚN NHẤT TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 (Trang 42)
BẢNG 2.5: TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MỘT SỐ  CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012. - giải pháp tăng cường giám sát hoạt động các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
BẢNG 2.5 TỔNG HỢP KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MỘT SỐ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012 (Trang 44)
HÌNH 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY GIÁM SÁT - giải pháp tăng cường giám sát hoạt động các công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán việt nam
HÌNH 2.1 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY GIÁM SÁT (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w