Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam

59 669 0
Hiện trạng kỹ  thuật và hiệu quả  kinh tế  của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (penaeus vannamei) tại quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gởi đến Ban Giám Hiệu, khoa Nuôi trồng Thủy sản - Trường Đại học Nha Trang sự kính trọng, lòng tự hào đã được làm việc, học tập và nghiên cứu tại trường trong những năm qua. Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy hướng dẫn TS. Hoàng Thị Bích Mai đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả quí thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở lớp cao học Nuôi trồng thuỷ sản khoá 2009. Nhân đây tôi xin cảm ơn Đảng Ủy, Ban Giám Đốc và toàn thể đồng nghiệp ở Chi Cục Nuôi Trồng Thủy Sản và Chi Cục Thú Y Quảng Nam đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành đề tài. Xin cảm ơn tất cả bạn bè, gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành đề tài! ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Ngô văn Hữu iii Mục lục MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Hệ thống phân loại 3 1.2. Một số đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) 3 1.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo 3 1.2.2. Các giai đoạn ấu trùng của tôm thẻ chân trắng 5 1.2.2.1. Nauplius 5 1.2.2.2. Zoea 5 1.2.2.3. Mysis 5 1.2.2.4. Poslarvae 6 1.2.3. Tập tính sống 6 1.2.4. Dinh dưỡng và phân bố 8 1.2.5. Sinh trưởng và sinh sản 8 1.2.5.1. Sinh trưởng 8 1.2.5.2. Sinh sản 8 1.3. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng trên thế giới. 10 1.3.1. Một số nghiên cứu về thành thục tôm he tạo đàn bố mẹ gia hóa 10 1.3.1.1. Sức sinh sản tôm he Penaeidae 10 1.3.2. Kỹ thuật thành thục và cho đẻ tôm hiện nay 11 1.3.3. Những vấn đề trong kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 13 1.4. Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam 14 1.4.1. Thuần hóa giống tôm thẻ chân trắng 16 1.4.2. Kỹ thuật sản xuất giống 17 1.4.2.1. Nuôi vỗ tôm bố mẹ trong hệ thống bể xi măng 17 1.4.2.2. Tôm bố mẹ 17 1.4.2.3. Ương nuôi ấu trùng. 20 1.5. Tổng quan về nuôi tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei tại Quảng Nam 22 CHƯƠNG 2 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 23 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 2.1.2. Thời gian nghiên cứu 23 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu 23 2.2. Phương pháp nghiên cứu 23 2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 23 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu. 24 2.2.2.1. Số liệu thứ cấp: 24 2.2.2.2. Số liệu sơ cấp 24 2.2.2.4. Sơ đồ vị trí thu mẫu 25 iv 2.2.3. Xử lý và phân tích số liệu 26 2.2.3.1. Xử lý số liệu. 26 2.2.3.2 Phân tích số liệu. 26 CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ 27 3.1. Điều kiện tự nhiên ở Quảng Nam 27 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 3.1.1.1. Vị trí địa lý 27 3.1.1.2. Đặc điểm địa hình 27 3.1.1.3. Khí hậu 28 3.1.1.3.1. Nhiệt độ 28 3.1.1.3.2. Nắng 28 3.1.1.3.3. Chế độ mưa 29 3.1.1.3.4. Độ ẩm 29 3.1.1.3.5. Lượng bốc hơi 29 3.1.1.3.6. Chế độ gió 29 3.1.1.3.7. Bão, lũ 30 3.1.1.4. Chế độ thuỷ văn, thuỷ triều 30 3.1.1.4.1. Sông suối, hồ chứa và cửa sông 30 3.1.1.4.2. Chế độ thuỷ triều 31 3.1.1.5. Tiềm năng về diện tích NTTS lợ mặn ở Quảng Nam 31 3.1.2. Từ điều kiện tự nhiên của Quảng Nam cho thấy ít nhiều ảnh hưởng đến nghề ương giống tôm thẻ chân trắng 33 3.2. Hiện trạng kỹ thuật nghề ương giống tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei 33 3.2.1. Thông tin tổng quát về các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam 33 3.2.2. Hệ thống công trình và trang thiết bị phục vụ trong các trại ương giống 35 3.2.2.1. Hệ thống bể ương 35 3.2.2.2. Hệ thống bể chứa, bể lắng 36 3.2.2.3. Hệ thống lọc 36 3.2.2.4. Trang thiết bị khác 37 3.2.3. Vệ sinh trại 37 3.2.4. Con giống 37 3.2.5. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng 38 3.2.5.1. Kỹ thuật xử lý nước cấp vào bể 38 3.2.5.2. Kỹ thuật chăm sóc ấu trùng 40 3.2.5.2.1. Kỹ thuật thả giống 40 3.2.5.2.2. Quản lý thức ăn 40 3.2.5.2.3. Quản lý môi trường trong quá trình ương 42 3.2.5.2.4. Phòng bệnh 43 3.2.5.3. Thu hoạch 43 3.3. Hiệu quả của nghề ương tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam 44 3.3.1. Hiệu quả kinh tế 44 3.3.2. Chất lượng con giống 45 v 3.3.3. Những ưu nhược điểm của con giống tại các trại ương so với giống chất lượng của các cơ sở sản xuất giống lớn. 45 3.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong công tác quản lý giống 46 3.4.1. Thuận lợi 46 3.4.2. Khó khăn 47 3.4.3. Giải pháp 47 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 49 vi DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Zoea 6 Hình 1.2: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng Mysis 6 Hình 1.3: Hậu ấu trùng Postlarvae 7 Hình 1.4: Sơ đồ vòng đời tôm he Penaeidae 7 Hình 1.5: Đồ thị biểu thị số trại sản xuất và năng suất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú Việt Nam 2009 16 Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu ở phụ lục 1 và phụ lục 2 25 Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống công trình cơ bản của các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam 35 Hình 3.2: Hệ thống lọc cát trong các trại ương ở Quảng Nam 36 Hình 3.3: Ấp Artemia trong xô nhựa 42 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. FAO: Tổ chức lương thực thế giới 2. SPF: Giống tôm sạch bệnh (Shrimp pathogen free) 3. SPR: Giống tôm kháng bệnh (Shrimp pathogen ristance) 4. NTTS: Nuôi trồng thủy sản 5. HHGI: Cải thiện nguồn gen sức khỏe cao (High Health Genetically Improved) vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm bố mẹ 18 Bảng 1.2: Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm thẻ chân trắng bố mẹ cho đẻ 19 Bảng 3.1: Thông tin tổng quát về trại ương ở Quảng Nam 34 Bảng 3.2: Các chỉ số về bể ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam 35 Bảng 3.3: Các chỉ số về bể chứa, bể lắng trong ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam 36 Bảng 3.3: Mật độ, phương tiện và thời gian vận chuyển con giống 38 Bảng 3.4: Nồng độ chlorine xử lý nước trong bể chứa 39 Bảng 3.5: Nồng độ EDTA xử lý nước cấp trong bể ương 39 Bảng 3.6: Nồng độ Iodine và thuốc tím 39 Bảng 3.7: Thức ăn công nghiệp sử dụng trong các trại ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam 41 Bảng 3.8: Artemia sử dụng trong các trại ương 42 Bảng 3.9: Chế độ thay nước trong quá trình ương nuôi 43 Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế 4 1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Trong những năm gần đây nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vanamei) phát triển một cách ồ ạt sau khi được du nhập vào Việt Nam. Song song với sự phát triển đó, nhu cầu con giống tôm thẻ chân trắng cũng ngày càng tăng cao. Trước tình hình như vậy, các tỉnh có đủ điều kiện sản xuất giống tôm thẻ chân trắng đã hình thành mạng lưới trại sản xuất giống mà đa số là sử dụng nền của các trại sản xuất giống tôm sú. Cũng không ngoại lệ, Quảng Nam là một tỉnh nằm trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài, với nhiều vùng vịnh, cửa sông thuận lợi để phát triển thủy sản. Với khí hậu thuận lợi, lượng mưa ít, độ mặn nước biển ổn định; Quảng Nam là một trong những nơi thích hợp với nghề sản xuất giống tôm thẻ chân trắng. Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam trong những năm gần đây đạt hiệu quả rất cao. Năng suất bình quân của tôm chân trắng đạt 4 tấn/ha/vụ, cá biệt đạt 7-10 tấn/ha/vụ. Năm 2007 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng toàn tỉnh khoảng 55 ha (chiếm 4,3% diện tích nuôi tôm nước lợ). Trong 2 năm 2008-2009, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển mạnh mẽ, có hiệu quả tại tỉnh Quảng Nam. Nhiều hộ nông dân đã vươn lên làm giàu từ khi chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Đến nay diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm 70% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh (1.350ha/1.700ha), tập trung ở các huyện, thành phố: Thăng Bình, Tam Kỳ, Núi Thành. Nhưng một thực tế đang diễn ra, trong thời gian gần đây dịch bệnh có chiều hướng gia tăng làm cho nhiều hộ dân thua lỗ. Một trong những nguyên nhân chính đó là vấn đề con giống. Con giống tôm thẻ chân trắng được thả trong các trại nuôi thương phẩm ở Quảng Nam thường được mua về từ nhiều vùng trên cả nước, và rất khó có thể kiểm soát chất lượng, vì vậy dịch bệnh rất dễ lây lan. Chủ động con giống tại chỗ là một vấn đề rất quan trọng để phát triển lâu dài. Đây cũng là điều kiện để phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nơi đây. Khác với tôm sú tôm thẻ chân trắng có sức sinh sản thấp hơn nhiều so với tôm sú, bên cạnh đó tôm thẻ chân trắng có hệ thống thelycum hở nên sinh sản nhân tạo đối với tôm thẻ chân trắng cần qui mô lớn, kĩ thuật cao hơn so với tôm sú. Các trại sản xuất giống ở Quảng Nam chỉ với qui mô hộ gia đình nhỏ. Để mua tôm giống bố mẹ về sinh sản nhân tạo tôm thẻ chân trắng là một điều hết sức khó khăn mà hiệu quả kinh tế đem lại là không cao. Vì thế đã có nhiều trại sản xuất đã thử nghiệm mua các giai đoạn ấu trùng 2 về ương như giai đoạn Nauplius, Postlavae Nhưng hiện nay tất cả các trại ương giống tôm thẻ chân trắng ở Quảng Nam đều mua giai đoạn PL3 – PL5 để ương. Mỗi năm các trại này xuất bán được gần 2 tỷ con giống, nguồn giống này chủ yếu cung cấp cho thả nuôi ở địa phương. Nhu cầu giống cho toàn tỉnh khoảng 3 tỷ con giống, năm 2009 các trại ương này cung cấp được 2,45 tỷ con giống, đến năm 2010 do tình hình dịch bệnh xẩy ra liên tiếp số lượng giống cung cấp giảm xuống còn 1,95 tỷ con giống (Chi Cục Nuôi Trồng Thủy Sản Quảng Nam). Trước tình hình đó cùng với sự đồng ý của trường Đại học Nha Trang và giáo viên hướng dẫn tôi thực hiện đề tài: “Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại Quảng Nam.”  Mục tiêu đề tài Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá được hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại Quảng Nam  Ý nghĩa đề tài - Kết quả đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học phục vụ nghề ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển bền vững cho nghề nuôi đối tượng này tại Quảng Nam - Giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương  Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên của tỉnh Quảng Nam - Hiện trạng kỹ thuật nghề ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam. - Hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam. 3 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hệ thống phân loại Tôm thẻ chân trắng thuộc ngành chân khớp (Arthropoda), đây là ngành lớn nhất trong giới động vật. Ngành này có hàng ngàn lòai sống trên cạn và dưới nước. Tuy nhiên chiếm ưu thế là các loài sống dưới nước thuộc lớp giáp xác (Crustacea). Lớp giáp xác rất đa dạng, bao gồm khoảng 42.000 loài [5]. Tôm thẻ chân trắng có vị trí phân loại như sau: Ngành chân khớp Arthropoda Lớp giáp xác Crustacea Bộ mười chân Decapoda Bộ phụ bơi lội Natantia Họ tôm he Penaeidae Rafinesque, 1805 Giống Penaeus Fabricius, 1798 Giống phụ Litopenaeus Loài Penaeus vannamei Tên khoa học: Penaeus vannamei Hoặc Litopenaeus vannamei Boone 1931, thuộc họ tôm he, giống tôm he, là loài tôm nhiệt đới. Tên thường gọi: Tôm bạc Thái Bình Dương Camaron blanco, Whiteleg Shrimp Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng, Tôm he chân trắng. 1.2. Một số đặc điểm sinh học tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) 1.2.1. Đặc điểm hình thái cấu tạo Chủy là phần kéo dài tiếp với bụng thường có 2 - 4 (đôi khi có 5 - 6) răng cưa ở phía bụng, những răng cưa đó dài vừa phải, vượt cuống râu (ở con non) đôi khi dài tới đốt râu thứ 2. Vỏ giáp có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi (Telson), không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỷ khá dài, đôi khi dài tới mép sau cánh của vỏ giáp. Gờ và rãnh chủy ngắn và kéo dài tới gai thượng vị. Không có gờ trán, gờ vỏ giác [...]... nghiên cứu Hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại Quảng Nam Điều kiện tự nhiên Hiện trạng kỹ thuật Hiệu quả kinh tế Thời tiết, khí hậu, địa hình, nguồn nước, … Hệ thống cơ sở hạ tầng, qui trình kỹ thuật Năng suất, sản lượng, lợi nhuận Đánh giá hiện trạng kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề ương tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam Đề xuất... vannamei tại Quảng Nam Quảng Nam là một trong 4 tỉnh có diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất hiện nay Tôm thẻ chân trắng được nuôi ở Quảng Nam năm 2005 nhưng đến 2007 diện tích mới chỉ có 55ha Sự thành công trong nuôi tôm thẻ, đồng thời sự xuống dốc của nghề nuôi tôm sú đã làm cho đa số diện tích nuôi tôm sú dần chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng Năm 2008 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng... con giống phải mua thức ăn cho tôm do chính doanh nghiệp cung cấp [9] 16 Tổng 3.377 trại NHU CẦU 45 TỶ PL TỔNG SẢN LƯỢNG 23 TỶ PL NĂNG SUẤT TRẠI TRIỆU PL Tôm sú P monodon Tôm thẻ P vannamei Hình 1.5: Đồ thị biểu thị số trại sản xuất và năng suất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú Việt Nam 2009 [29] 1.4.1 Thuần hóa giống tôm thẻ chân trắng Hiện nay, để sản xuất ra khoảng 20 - 25 tỷ con giống, Việt Nam. .. lượng tôm giống nhập từ Hawaii (Mỹ) chỉ chiếm khoảng 20% Do không chủ động nguồn giống, không kiểm soát được đầu vào nên chất lượng con giống đang là thách thức chính cho công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam [9] Tôm thẻ chân trắng được di nhập vào Việt Nam năm 2001 từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau như: Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan Từ đó đến nay, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại. .. Mỹ/ngàn PL vào tháng 9 Post là 3,756,50 dola Mỹ/ngàn PL với tổng P.vannamei trên thị trường báo cáo 3 tỷ PL/tháng.[20] 1.4 Tình hình sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam Những năm gần đây, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam phát triển mạnh, đặc biệt ở miền Trung Tuy nhiên, nguồn tôm bố mẹ sử dụng cho sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam chủ yếu nhập từ Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia... Con cái ở những loài tôm nêu trên cả túi nhận tinh và cơ quan giao phối đều đơn giản hơn những loài tôm khác Loài tôm xanh lớn nhất dài 16 cm, nhỏ là 13,4 cm Loài này lớn hơn tôm he Trung Quốc và tôm thẻ chân trắng Thích nghi với độ mặn và biên độ nhiệt, sức kháng bệnh đốm trắng do virus gây ra cũng khỏe hơn tôm thẻ chân trắng [5] 5 1.2.2 Các giai đoạn ấu trùng của tôm thẻ chân trắng Từ trứng tới giai... giải pháp 24 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1 Số liệu thứ cấp: Số liệu đã được công bố của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng nam, phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện Diện Bàn và Núi Thành và các tài liệu có liên quan * Các chỉ tiêu cần thu thập: - Một số điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến nghề ương giống tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei tại Quảng Nam - Chỉ tiêu về... Việt Nam phát triển mạnh mẽ và chiếm lĩnh một phần không nhỏ thị trường xuất khẩu Theo Vụ Nuôi trồng thủy sản, trước năm 2005, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Việt Nam không đáng kể; đến năm 2010, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã lên đến 21.000 ha, tăng 30% so với năm trước [8] Tôm thẻ chân trắng đã 15 trở thành đối tượng nuôi phổ biến tại các tỉnh miền Trung, trong đó có Khánh Hòa, Quảng Nam, ... thục của tôm thẻ chân trắng bố mẹ Tuy nhiên tôm thẻ chân trắng có thành thục và đẻ trứng ở độ mặn 20 ppt Mặc dù khi ương ấu trùng độ mặn phải nâng cao hơn Trong một thí nghiệm, cho tôm thẻ chân trắng đẻ trong mộ hệ thống bể nhỏ, đã nghiên cứu so sánh Sử dụng nguồn nước biển tự nhiên và nhân tạo ở các độ mặn khác nhau là 20, 25 và 30ppt Kết quả cho thấy rằng không có sự khác biệt đến sự đẻ trứng của tôm. .. cầu của các trại sản xuất giống trong nước và xuất khẩu Sau khi trung tâm gia hóa tôm thẻ chân trắng bố mẹ được xây dựng, sẽ tạo ra các dòng tôm thích hợp với điều kiện nuôi ở các vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam; tôm sẽ tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả nghề nuôi tôm thẻ chân trắng xuất khẩu ở Việt Nam [9] Việc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đang thực hiện . hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại Quảng Nam. ”  Mục tiêu đề tài Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá được hiện trạng kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và. ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam. - Hiệu quả kinh tế của nghề ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam. 3 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hệ thống phân loại Tôm. nghề ương giống tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) tại Quảng Nam  Ý nghĩa đề tài - Kết quả đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học phục vụ nghề ương giống tôm thẻ chân trắng tại Quảng Nam,

Ngày đăng: 15/08/2014, 22:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan